Kết Quả Thu Mua Nguyên Liệu Của Công Ty Cổ Phần Giấy An Hòa

Như vậy, điều khoản không bắt buộc hộ sau khi khai thác phải bán gỗ lại cho công ty đã tạo ra sự lỏng lẻo của cơ chế liên kết trong khâu thu mua.

b. Hiệu quả kinh tế của liên kết

* Đối với Công ty Cổ phần Giấy An Hòa

Hiệu quả kinh tế của liên kết được xem xét qua kết quả thu mua gỗ nguyên liệu hàng năm của công ty. Giai đoạn 2015-2019, kết quả thu mua nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của công ty đã thay đổi đáng kể và có sự tăng lên qua từng năm. Đến năm 2019, tỷ lệ đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất đạt 95,4% (Bảng 4.8).

Bảng 4.8. Kết quả thu mua nguyên liệu của Công ty Cổ phần Giấy An Hòa


Số lượng thu mua

Mức độ đáp ứng

Năm

Gỗ dăm (m3)

Gỗ tròn (m3)

Nhu cầu (m3)

Tỷ lệ đáp ứng

(%)

2015

214.452,2

117.715,9

445.000

74,6

2016

238.888,5

108.540,4

430.000

80,8

2017

383.766,9

88.809,6

550.000

85,9

2018

458.390,4

72.275,8

600.000

88,4

2019

555.002,9

65.003,5

650.000

95,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Nguồn: Công ty Cổ phần giấy An Hòa (2016, 2017, 2018, 2019b)

Tình hình thu mua nguyên liệu của công ty cũng cho thấy, nguyên liệu công ty thu mua chủ yếu là gỗ dăm, chiếm từ 70-80% tổng khối lượng tiêu thụ. Lý do công ty giảm tỷ lệ thu mua gỗ tròn là để giảm thiểu chi phí sơ chế gỗ trước khi đưa vào chế biến.

Như vậy, mặc dù khó có thể kiểm soát được chính xác lượng hộ liên kết bán lại gỗ cho công ty nhưng hiệu quả từ việc liên kết và chính sách công khai giá thu mua với mức hợp lý và tốt hơn so với giá trị trường đã giúp công ty đảm bảo được nhu cầu gỗ nguyên liệu phục vụ cho chế biến. Chính sách này cũng giúp công ty chi phối được thị trường tiêu thụ gỗ tại địa phương ngay cả khi công ty không yêu cầu các hộ liên kết bắt buộc phải bán gỗ cho công ty sau khai thác.

* Đối với các hộ nông dân

Để thấy được hiệu quả kinh tế mà liên kết đem lại cho các hộ dân, chúng tôi tiến hành tính toán, phân tích, so sánh kết quả và hiệu quả sản xuất trồng rừng của 2 nhóm hộ có liên kết và không liên kết trong cùng một vùng với chu kỳ khai thác phổ biến là 6 năm.

Bảng 4.9. Kết quả và hiệu quả sản xuất trồng rừng của các hộ liên kết và không liên kết với Công ty Cổ phần Giấy An Hòa

(tính bình quân trên 1 ha, chu kỳ 6 năm)


Chỉ tiêu

ĐVT

Liên kết

(1)

Không

liên kết (2)

So sánh (1 - 2)

(tăng + /giảm -)

1. Mật độ trồng trung bình

cây/ha

2500

3300

-800

2. Sản lượng GNL khai thác

m3

72,3

68,4

3,9

3. Chi phí trồng rừng (IC)

tr. đồng

33,8

36,1

-2,6

4. Giá trị sản xuất (GO)

tr. đồng

84,2

79,7

4,5

5. Lao động gia đình (LĐ)

công

50

53

-3,0

6. Thu nhập hỗn hợp (MI)

tr. đồng

50,4

43,6

6,8

7. MI/IC

lần

1,5

1,2

0,3

8. MI/LĐ

tr. đồng

1,0

0,8

0,2

9. NPV

tr. đồng

28,5

23,1

5,4

10. IRR

%

25

18

7,0

11. BCR

lần

2,1

1,8

0,3

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2019)

So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất trồng rừng giữa hai nhóm hộ liên kết và không liên kết có thể thấy rằng: mật độ trồng rừng ở hai nhóm hộ có sự khác biệt đáng kể. Các hộ tham gia liên kết với Công ty Cổ phần Giấy An Hòa trồng theo tỷ lệ yêu cầu từ phía công ty; sử dụng cây giống do công ty cung cấp; cùng với đó là quy cách chăm sóc và sử dụng phân bón theo liều lượng khuyến khích. Do vậy, các hộ liên kết cây phát triển tốt, sinh khối lớn và cho sản lượng khai thác cao hơn so với các hộ không tham gia liên kết (Bảng 4.9). Theo đó, thu nhập hỗn hợp của các hộ liên kết cao hơn 6,8 triệu đồng; NPV theo chu kỳ 6 năm cao hơn 5,4 triệu đồng so với các hộ không liên kết.

Như vậy, có thể thấy vai trò của cây giống, mật độ trồng và quy cách chăm sóc trong quá trình trồng rừng có ảnh hưởng tích cực đến năng suất chất lượng rừng, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập từ rừng của hộ.

4.2.1.3. Lợi ích của liên kết

a. Đối với Công ty Cổ phần Giấy An Hòa

Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ GNL giữa công ty chế biến gỗ với các HGĐ là mối quan hệ liên kết có xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ GNL phục vụ cho chế biến của các công ty (Mayers & Vermeulen, 2003; Vidal, 2004). Do đó, để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất, công ty luôn nỗ lực trong việc

chủ động tạo vùng nguyên liệu và liên kết hợp tác với chính những hộ dân trồng rừng tại địa phương.

Liên kết với các hộ dân trong vùng đã giúp Công ty Cổ phần Giấy An Hòa đảm bảo tốt hơn nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất theo nhu cầu chế biến và công suất máy của công ty (sau liên kết đạt 95.4%). Từ đó, tăng khả năng đáp ứng kịp thời các đơn hàng, tăng doanh thu và đạt 100% mục tiêu lợi nhuận sau bán hàng so với kế hoạch. Thu nhập và việc làm của người lao động trong công ty cũng được ổn định (Bảng 4.10).

Bảng 4.10. Lợi ích từ liên kết đối với Công ty Cổ phần Giấy An Hòa

ĐVT: %

Chỉ tiêu

Trước liên kết

(2012-2015)

Sau liên kết

(2016-2019)

Mức độ đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất

47,5

95,4

Mức độ đáp ứng kịp thời các đơn hàng

55,0

95,0

Lợi nhuận sau bán hàng so với kế hoạch

65,5

100,0

Ổn định việc làm và thu nhập cho người lao động

78,5

100,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra công ty (2019)

Hộp 4.2. Thay đổi cơ chế liên kết đã giúp công ty ổn định nguyên liệu, đạt lợi nhuận mục tiêu

Giai đoạn từ 2009 - 2013, Công ty Cổ phần Giấy An Hòa gặp nhiều khó khăn trong sản xuất do thiếu nguyên liệu. Năm 2011, có thời điểm nhà máy phải tạm ngừng hoạt động. Thời gian này công ty liên kết với hộ theo hình thức công ty đầu tư giống, kinh phí trồng rừng; người dân bắt buộc phải bán gỗ lại cho công ty theo tỷ lệ ăn chia thỏa thuận. Tuy nhiên, đến khi thu mua, công ty không công khai rộng rãi giá và có phần thấp hơn so với thị trường; hình thức thu mua thiếu linh hoạt, chậm chễ trả tiền cho người dân sau khi nhập nguyên liệu vào kho. Trong bối cảnh xuất khẩu dăm gỗ tăng mạnh cùng thời điểm đã kéo theo giá gỗ tăng cao dẫn đến người dân không bán gỗ cho công ty. Trước tình hình đó, công ty đã thay đổi cơ chế liên kết và chính sách giá trong việc thu mua GNL. Công ty hỗ trợ cây giống miễn phí nhưng không bắt buộc người dân phải bán gỗ cho công ty sau khai thác nữa; công khai giá và duy trì mức tốt hơn giá thị trường; bổ sung xây dựng thêm 5 trạm thu mua tại các huyện. Sau khi áp dụng, lượng nguyên liệu cung cấp cho sản xuất được ổn định dần. Năm 2016, doanh thu của công ty lần đầu tiên đạt 1.935 tỷ đồng và tăng dần trong các năm tiếp theo, đến năm 2018 đạt

3.058 tỷ đồng/ năm và nộp thuế 119 tỷ đồng. Hàng năm, công ty luôn đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, bình quân 7,5 triệu đồng/người/tháng.

(Phỏng vấn ông Hoàng Minh Sơn, Giám đốc Hành chính nhân sự, Công ty Cổ phần Giấy An Hòa, 2019)

b. Đối với các hộ dân trồng rừng

Kết quả khảo sát các nhóm hộ cho thấy, 100% các hộ tham gia liên kết với Công ty Cổ phần Giấy An Hòa đều cho rằng lợi ích mà các hộ nhận được là chất lượng cây giống được đảm bảo hơn so với các hộ không tham gia liên kết, nâng cao kiến thức, kỹ thuật trồng rừng và công ty cam kết thu mua toàn bộ GNL sau khai thác nên hộ được ổn định trong việc tiêu thụ GNL, từ đó yên tâm gắn bó với nghề rừng (Bảng 4.11).

Qua thảo luận với các hộ, giai đoạn trước năm 2011, người dân trong vùng không thực sự mặn mà với nghề trồng rừng do thu nhập thấp, thời gian hoàn tiền lại lâu. Chu kỳ trồng rừng dài, việc yêu cầu hộ bắt buộc phải bán gỗ lại cho công ty cùng với giá thu mua bấp bênh, không ổn định đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như thu nhập của người trồng rừng. Thời điểm đó, các hộ có xu hưởng chuyển đổi phấn lớn đất lâm nghiệp sang trồng sắn, ngô, chuối...

Hộp 4.3. Cây giống chất lượng tốt, không phải kí kết ràng buộc với công ty


Trước đây gia đình tôi tự tìm mua cây giống trên thị trường và không áp dụng khoa học kỹ thuật trong trồng, chăm sóc rừng nên cây phát triển chậm, sản lượng thấp. Năm 2017, được Công ty Cổ phần Giấy An Hòa cho cây giống và hướng dẫn trồng đúng quy trình kỹ thuật từ làm đất, đào hố, bón phân, sau hơn 1 năm toàn bộ 9 ha rừng của gia đình tôi đang phát triển rất tốt. Tôi tiết kiệm được rất nhiều chi phí sản xuất và không phải kí kết ràng buộc nào với công ty.

Nguồn: Phỏng vấn sâu Anh Đỗ Xuân Nhu, thôn Hòa Bình, xã Cấp Tiến, huyện Sơn Dương, 2019

Lãnh đạo địa phương cũng cho biết thời gian này, ngoài việc giá bán GNL rẻ thì dư âm từ việc thực hiện Chương trình trồng rừng theo dự án 327 của Nhà nước do địa phương triển khai đã để lại cho các hộ sự nghi ngờ về những chương trình liên kết. Theo chương trình, người dân được hỗ trợ cây giống, phân bón chi phí chăm sóc rừng; đến khi khai thác hộ phải bán gỗ lại cho Nhà nước. Tuy nhiên, đến thời điểm khai thác, do chờ văn bản chỉ đạo nên lãnh đạo địa phương lúng túng trong công tác thu mua, định giá, mức độ ăn chia sản phẩm...dẫn đến chậm chễ trong công tác thu mua, tổ chức khai thác. Phần lớn người dân không chờ được, cần tiền chi tiêu sinh hoạt nên đã tự ý chủ động bán và sau đó chính những hộ này đã bị yêu cầu xử lý thu hồi bồi thường tiền Nhà nước hỗ trợ, thậm chí thu hồi đất. Do đó, khi Công ty Cổ phần Giấy An Hòa triển khai hình thức liên kết, ăn chia sản phẩm trong giai đoạn này cũng đã gặp thất bại.

Tuy nhiên, từ khi công ty thay đổi chính sách liên kết, không áp dụng điều khoản bắt buộc về sản lượng, tăng giá thu mua tốt hơn gía thị trường, chi trả tiền cho hộ ngay sau khi có xác nhận của trạm cân, các diện tích đồi rừng đã nhanh chóng được xanh trở lại.

Hộp 4.4. Tiêu thụ gỗ nguyên liệu ổn định, mạnh dạn đầu tư trồng thâm canh


Gia đình tôi hiện có 4,5 ha rừng đã gần đến tuổi khai thác. Khi mới trồng rừng, chúng tôi không mấy chú tâm đến việc đầu tư thâm canh vì thấy nguồn thu nhập từ rừng không ổn định. Nhưng từ khi Nhà máy Bột giấy và Giấy An Hòa vận động tham gia liên kết, việc thu mua nguyên liệu được đẩy mạnh và tiêu thụ dễ dàng, chúng tôi đã yên tâm và mạnh dạn đầu tư thâm canh bằng các biện pháp như sử dụng giống cây chất lượng cao, bón phân đúng, đủ liều lượng.

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Phạm Ngọc Tân, thôn Mắt Rồng, xã Cấp Tiến, Sơn Dương, 2019

Bảng 4.11. Lợi ích của hộ khi tham gia liên kết với Công ty Cổ phần Giấy An Hòa

ĐVT: %

Lợi ích

Có LK

(n=80)

Không LK

(n=60)

Chất lượng cây giống đảm bảo

100,0

70,0

Có kiến thức, hiểu biết về kỹ thuật trồng rừng

81,3

51,7

Dễ dàng tiêu thụ gỗ sau khai thác

90,0

83,3

Thu nhập từ rừng tăng

87,5

75,0

Dễ dàng tiếp cận thông tin thị trường gỗ

77,5

68,3

Dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng

63,8

63,3

Giá gỗ nguyên liệu ổn định

90,0

65,0

Rủi ro trong sản xuất như: cây chết, sâu bệnh

51,3

73,3

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ (2019)

Như vậy, lợi ích nổi bật mà các hộ nhận được khi tham gia liên kết đối với Công ty Cổ phần Giấy An Hòa là được sử dụng nguồn cây giống chất lượng cao, tiêu thụ GNL ổn định, giá bán gỗ ổn định, có kiến thức về trồng rừng từ đó giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh rừng trồng.

4.2.1.4. Tính bền vững và khả năng phát triển của liên kết

Tính bền vững và khả năng phát triển của liên kết giữa Công ty Cổ phần Giấy An Hòa với các hộ dân được đánh giá trên cơ sở xem xét: (i) Tình hình vi phạm của hộ khi tham gia liên kết; (ii) Khả năng phát triển của liên kết.

a. Tình hình vi phạm của hộ khi tham gia liên kết

Kết quả khảo sát việc thực hiện trách nhiệm của hộ khi tham gia liên kết cho thấy 100% các hộ đều duy trì chu kỳ khai thác tối thiểu 4 năm. Tuy nhiên, có đến 41,3% số hộ liên kết không bán lại gỗ cho Công ty An Hòa (Bảng 4.12).

Bảng 4.12. Tình hình vi phạm liên kết của các hộ điều tra giai đoạn 2017-2019 (n=80)


Số hộ vi phạm

Hình thức bị xử lý (%)

Hình thức vi phạm

Số hộ (hộ)

Tỷ lệ (%)

Nhắc nhở

Phạt hành

chính

Hủy hợp

đồng

Vi phạm mật độ trồng

11

13,8

100

0

0

Không duy trì chu kỳ khai thác tối tiểu

0

0

0

0

0

Không bán gỗ lại cho công ty

33

41,3

0

0

0

Không sử dụng cây giống của công ty

6

7,5

100

0

0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ (2019)

Thực tế, trong hợp đồng đối với các hộ dân hiện không có điều khoản nào nói rõ về sự ràng buộc giữa công ty và các hộ dân cũng như hình thức xử lý nếu có vi phạm. Công tác kiểm tra của công ty cũng chỉ dừng lại ở mức độ nắm bắt tình hình và vận động. Do vậy, khi xảy ra trường hợp vi phạm như sai về mật độ trồng hay không sử dụng cây giống của công ty, công ty mới chỉ nhắc nhở và khuyến khích các hộ dân nên tuân thủ đúng quy trình, kỹ thuật để đạt được năng suất và chất lượng rừng trồng cao chứ chưa có biện pháp xử lý nào.

b. Khả năng phát triển của liên kết

Để phân tích khả năng phát triển của liên kết, ta xem xét mức độ hài lòng của hộ đối với các hoạt động liên kết của công ty; sự gia tăng của số lượng hộ tham gia liên kết hàng năm và mức độ sẵn sàng tiếp tục tham gia và duy trì liên kết của hộ.

Khảo sát mức độ hài lòng khi tham gia liên kết của hộ cho thấy, trên 90% các hộ đều rất hài lòng và hài lòng về khả năng tham gia vào liên kết với công ty, thủ tục đơn giản và dễ hiểu và nhanh chóng (Biểu đồ 4.4). Công ty thực hiện phương thức thanh toán đơn giản, chi trả tiền cho các hộ ngay sau khi có xác nhận của trạm cân. Tuy nhiên, vẫn có 15% số hộ chưa hài lòng về thủ tục giao dịch khi thu mua GNL của công ty. Số hộ này là những hộ khi chở GNL đến bán tại công ty vào đúng lúc công ty đang ứ đọng nguyên liệu và kho bãi không còn chỗ chứa. Do đó, các hộ phải chờ hoặc lại quay đầu bán cho các tiểu thương thu mua gỗ băm dăm.


Biểu đồ 4 4 Đánh giá của hộ về các hoạt động liên kết với Công ty Cổ 1


Biểu đồ 4.4. Đánh giá của hộ về các hoạt động liên kết với Công ty Cổ phần Giấy An Hòa

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ (2019)

Có đến 64,5% ý kiến các hộ không hài lòng, phản ánh rằng công ty cũng ít khi cử cán bộ đến hỗ trợ trong quá trình liên kết. Ngoại trừ ban đầu nhận cây giống và công ty kiểm tra lúc thời điểm trồng rừng, còn sau đó không gặp gỡ hay có liên hệ gì từ phía công ty. Do vậy, số các hộ này cũng quên ý thức rằng mình đang có mối liên kết với công ty.

Bảng 4.13. Biến động số hộ và diện tích rừng tham gia liên kết với Công ty Cổ phần Giấy An Hòa


Nội dung

ĐVT


Số lượng



TĐPT (%)



2015

2016

2017

2018

2019

Số hộ tham gia LK

hộ

926

1.083

1.381

1.793

2.354

126,3

Tổng DT rừng LK

ha

16.382,2

16.698,8

18.278,2

21.368,2

28.054

114,4

Nguồn: Công ty Cổ phần giấy An Hòa (2019b)

Về số lượng hộ tham gia liên kết không ngững được tăng lên hàng năm. Kết quả tại Bảng 4.12 ta thấy ở năm 2015, diện tích rừng liên kết là 16.382,2 ha đến năm 2019 diện tích này được tăng lên 28.054 ha, tăng 11.671,8 ha, tốc độ phát triển đạt 14,39% (Bảng 4.13). Điều này cho thấy chính sách liên kết của công ty

đã có tác động rất tích cực đến việc tham gia liên kết của các hộ dân trong vùng, thúc đẩy người dân quay lại với nghề rừng, góp phần duy trì và nâng cao diện tích trồng rừng mới mỗi năm.

Mặc dù có sự gia tăng về số lượng hộ tham gia liên kết hàng năm, song kết quả khảo sát các HGĐ đã tham gia liên kết về nguyện vọng tiếp tục tham gia nữa hay không thì chỉ có 87,5% số hộ trả lời vẫn tiếp tục tham gia nếu nhận được cây giống miễn phí mà lại không có bất kỳ ràng buộc nào. Số còn lại không muốn tiếp tục tham gia liên kết là do chuyển sang liên kết với công ty Woodsland để bán được giá gỗ cao hơn. Tuy nhiên các hộ này vẫn mong muốn tiếp tục được nhận cây giống miễn phí của Công ty Cổ phần Giấy An Hòa do cây giống có chất lượng tốt.

Nhận xét, liên kết giữa Công ty Cổ phần Giấy An Hòa với các hộ dân mặc dù đã đem lại lợi ích cho các bên tham gia, đồng thời tạo sự gia tăng tham gia liên kết của các HGĐ qua mỗi năm nhưng chưa tạo được sự bền vững cao bởi sự lỏng lẻo trong cơ chế liên kết tại khâu thu mua, tiêu thụ GNL.

Điều này cũng khiến cho Công ty Cổ phần Giấy An Hòa khó có thể kiểm soát được tỷ lệ các hộ bán gỗ lại cho công ty, từ đó gây khó khăn trong việc chứng minh nguồn gốc gỗ nếu công ty muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước có yêu cầu cao về nguồn gốc sản phẩm. Đây cũng là một hạn chế của hình thức liên kết đầu tư không thu hồi vốn mà công ty đang áp dụng.

4.2.2. Hình thức liên kết qua trung gian trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu giữa Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang với các hộ trồng rừng

4.2.2.1. Đặc điểm hình thức liên kết và cơ chế liên kết

Liên kết giữa Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang với các hộ dân được hình thành từ năm 2015 dưới sự ủng hộ và tạo điều kiện về chủ trương, cơ chế chính sách của UBND tỉnh Tuyên Quang. Mục tiêu của liên kết là tạo vùng gỗ nguyên liệu tập trung có diện tích đủ lớn, có chứng chỉ FSC (Forest Stewardship Council - Chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn của hội đồng quản lý rừng bền vững cấp) để cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định, lâu dài cho sản xuất của công ty; đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế và giá trị sản xuất cho rừng trồng.

Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang là công ty chuyên sản xuất các sản phẩm đồ gỗ nội thất để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Công ty là một trong các nhà cung cấp chính của tập đoàn đồ gỗ lớn nhất thế giới IKEA tại Việt Nam, các sản phẩm do công ty sản xuất 70% là xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Canada, Châu Âu, Nhật Bản.

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí