Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại điểm đến thành phố Hồ Chí Minh của khách du lịch quốc tế - 2


Bảng 1: Tổng doanh thu ngành du lịch ở Thành Phố Hồ Chí Minh 1

Bảng 2: Tổng hợp các nhân tố nghiên cứu từ các đề tài trong và ngoài nước 34

Bảng 3.1: Bảng mã hóa thang đo 41

Bảng 3.2: Bảng thang đo chính thức 42

Bảng 4.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 50

Bảng 4.2: Thống kê mô tả biến phụ thuộc 58

Bảng 4.3: Thống kê mô tả các biến độc lập 58

Bảng 4.3.1: Hình ảnh điểm đến 59

Bảng 4.3.2: Môi trường tự nhiên và xã hội 60

Bảng 4.3.3: Cơ sở hạ tầng- sự tiếp cận 61

Bảng 4.3.4: Giá cả 61

Bảng 4.3.5: Văn hóa, lịch sử và nghệ thuật 62

Bảng 4.3.6: Các hoạt động nghỉ ngơi và vui chơi giải trí 62

Bảng 4.3.7: Ẩm thực địa phương 63

Bảng 4.3.8: An toàn và an ninh 64

Bảng 4.3.9: Những yếu tố trở ngại 64

Bảng 4.4: Hệ số Cronbach’s Alpha các nhân tố nghiên cứu 66

Bảng 4.5: Bảng kiểm định KMO & Bartlett đối với các biến độc lập 71

Bảng 4.6: Tổng phương sai trích đối với các biến độc lập 71

Bảng 4.7: Bảng ma trận xoay (Rotated Component Matrix) 73

Bảng 4.8: Sự tạo thành các nhóm mới 74

KMO and Bartlett's Test 75

Bảng 4.10: Tổng phương sai trích đối với biến phụ thuộc 75

Bảng 4.11: Ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrix) 76

Bảng 4.12: Đặt tên các biến mới 78

Bảng 4.13: Thống kê mô tả các nhân tố 79

Bảng 4.14: Hệ số tương quan giữa các biến 80

Bảng 4.15: ANOVAa 81

Bảng 4. 16: Hệ số giữa các biến độc lập và ý định quay trở lại của du khách 83

Bảng 5.1: Kết quả kiểm định các giả thuyết 88



1.1 Lý do chọn đề tài‌

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU

Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa, là món ăn tinh thần của từng người dân trong toàn xã hội. Với những đóng góp không nhỏ trong việc phát triển kinh tế, ngành công nghiệp không khói này đang giữ vị trí cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và kích thích các ngành kinh tế khác phát triển. Trong những năm qua, ngành du lịch của TP.HCM phát triển và đạt được nhiều thành công và thành tích đáng kể, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của khu vực với sự gia tang tổng số doanh thu trong toàn ngành năm sao cao hơn năm trước

Bảng 1: Tổng doanh thu ngành du lịch ở Thành Phố Hồ Chí Minh


(đơn vị : Ngìn tỷ đồng)

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Tổng Doanh

Thu

40,014

56,842

71,279

83,191

85,000

94,600

103,000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại điểm đến thành phố Hồ Chí Minh của khách du lịch quốc tế - 2

(Nguồn: Sở Du Lịch TP.HCM)

Đối với thành phố Hồ Chí Minh, là một trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch lớn của Việt Nam. Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất nước, thu hút hàng năm 70% lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Sở dĩ như vậy vì ngoài cơ sở hạ tầng khá tốt, giao thông tương đối thuận tiện, thành phố là một nơi có tài nguyên du lịch phong phú. Nơi đây là một vùng đất gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc kể từ khi thực dân Pháp đặt chân lên Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước (1911). Gắn liền với sự kiện đó, cảng Nhà Rồng và Bảo tàng Hồ Chí Minh là một di tích quan trọng, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

Các di tích cách mạng khác như địa đạo Củ Chi, hệ thống các bảo tàng, nhà hát, nhà văn hoá, các công trình kiến trúc thời Pháp là những điểm du lịch hấp dẫn.


Gần đây thành phố đã đầu tư nhiều khu du lịch như Thanh Đa, Bình Qưới, nhiều khu vui chơi giải trí như Đầm Sen, Kỳ Hoà, công viên Nước, Suối Tiên,... đã thu hút và hấp dẫn du khách. Hiện nay, thành phố đang tiến hành tôn tạo các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc cổ, đầu tư cho hệ thống bảo tàng, khôi phục nền văn hoá truyền thống kết hợp với tổ chức các lễ hội, khôi phục văn hoá miệt vườn, làng hoa để phát triển một cách vững chắc ngành du lịch của thành phố.

Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều công trình kiến trúc cổ như Nhà Rồng, đền Quốc Tổ, dinh Xã Tây, Nhà hát lớn, Bưu điện, hệ thống các ngôi chùa cổ (chùa Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, chùa Tổ Đình Giác Viên...), hệ thống các nhà thờ cổ (Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức...). Nhìn chung, một trong những đặc trưng văn hoá của 300 năm lịch sử đất Sài Gòn - Gia Định, nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá, là "cơ cấu kiến trúc" Việt - Hoa - châu Âu. Một nền văn hoá kết hợp hài hoà giữa truyền thống dân tộc của người Việt với những nét đặc sắc của văn hoá phương Bắc và phương Tây.

(http://www.vietnamtourism.com).

Theo UBND Thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2015, Thành phố đã đón hơn 19,3 triệu lượt khách du lịch trong nước và 4,6 triệu lượt khách du lịch quốc tế, chiếm khoảng 57% lượt khách quốc tế đến Việt Nam.Doanh thu từ du lịch của Thành phố trong năm 2015 đạt 94.600 tỷ đồng, tương đương 4,2 tỷ USD, chiếm 9,88% GDP của Thành phố và 30,2% doanh thu du lịch của cả nước.

(http://www.vietnamtourism.gov.vn). Ông Lê Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Những năm qua, ngành du lịch của Thành phố luôn giữ vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Lượng khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh gia tăng đáng kể trong những năm gần đây, góp phần nâng cao vị thế du lịch của Thành phố trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. Đồng thời ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng

đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương này.


Để phát triển du lịch bền vững, Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng cường mối liên kết với các địa phương trong cả nước về đầu tư phát triển cơ sở vật chất du lịch và sản phẩm du lịch, mối liên kết với các công ty du lịch quốc tế về khai thác thị trường khách du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch. Thành phố cũng đã thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư phát triển cơ sở lưu trú du lịch cao cấp, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các doanh nghiệp du lịch đã từng bước xây dựng thương hiệu vững mạnh, xây dựng chuỗi giá trị ngành.

Trong các năm qua, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã nỗ lực và sáng tạo tổ chức có định kỳ một số sự kiện du lịch mang tầm vóc quốc gia và quốc tế, dần khẳng định thương hiệu riêng, độc đáo của mình. Để tổ chức, triển khai các sự kiện du lịch một cách hiệu quả, ngành du lịch Thành phố luôn đề cao và nâng cao tính chuyên nghiệp bằng cách tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng du lịch trong và ngoài nước, để từ đó xác định được những hoạt động, sự kiện cần được xây dựng và đầu tư chiều sâu, như những sự kiện du lịch lớn của Thành phố: Hội chợ du lịch quốc tế ITE-HCMC, Ngày hội du lịch, Lễ hội trái cây Nam Bộ, Liên hoan món ngon các nước… Với cách làm trên, các sự kiện này đã phần lớn đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và người tiêu dùng du lịch, vì vậy đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho doanh nghiệp khi tham gia, dần tạo dựng được thương hiệu độc đáo của mình và ngày càng được doanh nghiệp quan tâm và hưởng ứng.

Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà tổ chức du lịch hội nghị, không chỉ tạo sự phát triển mang tính riêng biệt mà còn quan tâm đến việc phối hợp liên kết và hỗ trợ các địa phương khác, một mặt hợp tác đôi bên cùng có lợi, hỗ trợ địa phương phát triển, mặt khác cũng chính là củng cố vai trò đầu tàu và trung tâm du lịch của Thành phố. Du lịch hội nghị, du lịch mua sắm, du lịch đường sông đang là những thế mạnh chính cần tập trung khai thác để thúc đẩy đà tăng trưởng cho du lịch Thành phố Hồ Chí Minh.

Được biết, Thành phố Hồ Chí Minh có đủ các điều kiện để trở thành một điểm đến về du lịch sự kiện - MICE. Ngành du lịch Thành phố cũng đã và đang chú trọng vào loại hình du lịch MICE (Meeting: M-hội họp; Incentive: I-Khen thưởng,


Convention: C-Hội nghị, hội thảo và Exhibition: E-Triển lãm) để thu hút du khách, tăng lợi nhuận cho ngành công nghiệp không khói này. (Nguồn: ĐCSVN).

Bên cạnh những tiềm năng nổi bật thì TP.HCM vẫn còn tồn tại hạn chế nhất định trong quá trình phát triển thương mại và dịch vụ du lịch theo hướng bền vững. Để góp phần thực hiện tốt chiến lược phát triển du lịch quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 định hướng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đặc biệt để thực hiện tốt chiến lược phát triển bền vững thành phố trong thời đại toàn cầu hóa, thành phố cần có những hoạt động tích cực để thu hút lượng khách đến với thành phố ngày một tăng, vừa tạo cơ sở động lực cho sự phát triển kinh tế của thành phố, đòi hỏi phải có sự đóng góp chung tay của nhiều ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân, cộng đồng trong và ngoài nước. Việc phát triển du lịch không chỉ dừng lại ở việc tập trung, thu hút du khách, mà cần chú trọng vào việc làm cho Khách có ý định quay trở lại đối với Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng.

Tuy nhiên, tình hình du lịch của Việt Nam nói chung và TP.Hồ Chí Minh nói riêng trong 6 tháng đầu năm 2015 đi xuống và có sự sụt giảm nghiêm trọng. Trong kỳ họp quốc hội ngày 8/6, Đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.HCM) đã đặt câu hỏi, tại sao du khách quốc tế đến Việt Nam không bằng một số nước trong khu vực, thậm chí 6 tháng đầu năm 2015, lượng khách đã giảm 12,2% trong khi đất nước có nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng, ổn định về an ninh chính trị, trật tự xã hội tốt, 9,000 lễ hội/năm, người Việt Nam thân thiện hiếu khách? Số ngày khách nước ngoài lưu lại ít, chi tiêu ít hơn và không có ý định quay trở lại Việt Nam và chính người Việt cũng lựa chọn đi du lịch nước ngoài nhiều hơn so với ở lại trong nước. Theo kết quả nghiên cứu của dự án EU năm 2014, tại các điểm du lịch của Việt Nam chủ yếu là khách du lịch quốc tế mới đến thăm lần đầu, chỉ có 11, 2% khách du lịch quốc tế quay trở lại Việt Nam (trong đó 6% du khách quốc tế quay lại lần 2, tỷ lệ này ở lần 3 là 2%, và từ lần thứ 4 trở đi là 3, 2% (baochinhphu.vn). Trong khi tỷ lệ khách du lịch quốc tế quay trở lại ở các nước láng giềng trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia nằm trong khoảng 45-50% (Tổng cục thống kê, 2014), đặc biệt


con số này ở Singapore lên tới 59% (Tổng cục du lịch Singapore, 2014). Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi: Tại sao Việt Nam nói chung và Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng được đánh giá là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất thế giới, thu hút hàng triệu lượt du khách quốc tế mỗi năm nhưng du khách” một đi không trở lại”?

Do các thực tiễn trên, việc xác định và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại điểm đến Thành Phố Hồ Chí Minh của khách du lịch quốc tế để làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm tăng số lượng du khách quốc tế quay trở lại nhiều hơn tại Việt Nam nói chung và Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng. Do vậy, đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại điểm đến Thành Phố Hồ Chí Minh của khách du lịch quốc tế “Việc nghiên cứu này hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến ý định quay trở lại Thành phố Hồ Chí Minh của khách du lịch quốc tế.

- Xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đối với ý định quay trở lại của khách du lịch quốc tế.

- Dựa vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm của đề tài, để đưa ra những hàm ý chính sách và các gợi ý giúp ngành du lịch của Thành Phố thay đổi và tăng số lượng du khách quốc tế quay trở lại.

Câu hỏi nghiên cứu

(1) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định quay trở lại Thành Phố Hồ Chí Minh của khách du lịch quốc tế?

(2) Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến ý định quay trở lại TP.HCM của khách du lịch quốc tế như thế nào?

(3) Những hàm ý chính sách và gợi ý nào có thể thực hiện để tăng số lượng du khách quốc tế quay trở lại?


1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này tập trung vào giải thích các yếu tố tác động tới ý định quay trở lại TP.HCM của khách du lịch quốc tế.

- Đối tượng khảo sát: Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại điểm đến TP.HCM của khách du lịch quốc tế, đề tài tập trung khảo sát đối tượng là du khách quốc tế nói tiếng anh (không bao gồm việt kiều) tại điểm đến TP.HCM.Những du khách quốc tế này ít nhất đã có hai ngày trải nghiệm tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Đối tượng điều tra là du khách quốc tế (nói tiếng Anh)chỉ tính riêng nhóm khách du lịch nói tiếng Anh trong phạm vi điều tra, đối tượng này chỉ mang tính đại diện và không phản ánh hết tỷ lệ tổng thể của khách du lịch quốc tế quay lại điểm đến TP.HCM .Bởi vì nhóm đối tượng khảo sát này chưa bao hàm các khách du lịch quốc tế không nói tiếng Anh (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Pháp…) và các du khách có quay lại TP.HCM nhưng lại tới thăm các điểm du lịch khác ở Việt nam.

1.4 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện thông qua đánh giá của khách du lịch quốc tế đối với điểm du lịch tại TP.HCM.

- Về thời gian: Ngiên cứu được thực hiện tại TP.HCM thông qua những số liệu thu thập được trong khoảng thời gian từ tháng 10-2015 tới tháng 4-2016, mùa cao điểm du lịch Thành Phố.


1.5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện bằng phương pháp định lượng được thực hiện bằng cách thu thập dữ liệu thực tế thông qua kỹ thuật khảo sát bằng bảng hỏi gởi trực tiếp tới du khách nước ngoài tại TP.HCM. Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS với các kỹ thuật thống kê chính được sử dụng như phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis), đánh giá độ tin cậy của các biến với hệ số Cronbach Alplh, và phân tích hồi qui đa biến (Multiple Regression Analysis).


- Thiết kế nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được thiết kế để trả lời ba câu hỏi chính; 1) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định quay trở lại Thành Phố Hồ Chí Minh của khách du lịch quốc tế? 2) Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến ý định quay trở lại TP.HCM của khách du lịch quốc tế như thế nào? 3) Những công việc và hoạt động nào Thành Phố nên thực hiện để tăng số lượng du khách quốc tế quay trở lại TP.HCM?

Các biến trong mô hình nghiên cứu của đề tài được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm: 1 = Rất không đồng ý, 2 = Không đồng ý, 3 = Trung lập, 4 = Đồng ý, 5 = Rất đồng ý.

- Mẫu và phương pháp lấy mẫu

Thực hiện theo nguyên tắc chọn mẫu thuận tiện, hỏi trực tiếp những khách du lịch quốc tế đã có ít nhất 2 ngày trải nghiệm tại TP.HCM. Địa điểm khảo sát là các điểm du lịch nổi tiếng như chợ Bến Thành, đường phạm Ngũ Lão, Dinh Thống Nhất, Viện bảo tàng chứng tích chiến tranh, nhà thờ Đức Bà, bưu điện TP.HCM.

Theo nghiêu cứu tổng hợp của Costello và Osborne (2005) về việc chọn cỡ mẫu phù hợp cho việc xử lý số liệu sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA), đa số các nhà nghiên cứu đã thống nhất với nhau rằng tỷ lệ giữa đối tượng khảo sát với biến quan sát càng cao càng tốt. Cụ thể là: tỷ lệ 5:1 (5 đối tượng khảo sát/1 biến quan sát) được xem là chấp nhận được, tỷ lệ 10:1 được xem là tốt, tỷ lệ 20:1 được xem là rất tốt. Đề tài này, do hạn chế về nguồn lực và thời gian thực hiện nghiên cứu nên tác giả chọn tỷ lệ 5:1. Như vậy, dự kiến tổng số biến quan sát là 49, đề tài này sẽ cần cỡ mẫu tối thiểu là 245 đối tượng khảo sát (49 biến quan sát x 5 đối tượng khảo sát = 245). Để bảo đảm cỡ mẫu đủ tốt, tác giả quyết định thu thập thông tin từ 355 khách du lịch quốc tế đến thăm TP.HCM.

- Công cụ nghiên cứu

Bảng hỏi được thiết kế dựa vào thang đo của các nghiên cứu trước đây và đã được kiểm định ở các môi trường du lịch khác nhau trong và ngoài nước. Đặc biệt, những thang đo này đã được nhóm nghiên cứu thử nghiệm và kiểm định thông qua các nghiên cứu tại các điểm du lịch quan trọng trong nước như: Di sản thiên nhiên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/09/2023