Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng Sông Hồng trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn - 26


sự đóng góp đầy đủ cho quá trình phát triển kinh tế, chưa khai thác được một cách hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên quý báu này. Một mặt, đất NN bị chuyển đổi mục đích một cách bừa bãi, gây ra nhiều hậu quả kinh tế - xã hội, mặt khác DT đất CN và TMDV chưa được khai thác một cách hiệu quả, chưa thực sự đóng góp đầy đủ cho năng suất sử dụng đất của vùng.

- Luận án đã kết hợp được việc nghiên cứu thực trang CDCCSDĐ của cả vùng và trong từng địa phương để đánh giá được xu hướng cũng như quy luật CDCCSDĐ của các nhóm tỉnh có tính chất tương đồng trong quá trình phát triển kinh tế.

- Luận án cũng đánh giá được thực trạng CDCCSDĐ trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng và đô thị hóa của cả vùng nói chung của từng địa phương nói riêng để đánh giá nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích này trong thời gian tới.

- Luận án đã dự báo phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và dân số cũng như dự báo nhu cầu CDCCSDĐ vùng ĐBSH trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu của quá trình CNH - HĐH NN NT và đề xuất một CCSDĐ cho các địa phương vùng ĐBSH. Dựa trên CCSDĐ đã đề xuất, Luận án đưa ra những giải pháp cơ bản và kiến nghị để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả quá trình CDCCSDĐ vùng ĐBSH.

Việc thực hiện các giải pháp trên có liên quan đến việc hoàn thiện môi trường pháp lý từ cơ quan lập pháp là Quốc hội đến việc ban hành và thực thi chính sách và cơ chế điều hành của Chính phủ, trách nhiệm thực thi của các bộ, ngành trong đó trực tiếp là Bộ Tài nguyên và Môi trường và của chính quyền các địa phương, đòi hỏi việc phối hợp thực hiện ở tất cả các cấp có liên quan để thực hiện có hiệu quả quá trình CDCCSDĐ phục vụ cho nhu cầu CNH – HĐH NN NT.

Qua quá trình nghiên cứu, Luận án rút ra một số kiến nghị như sau:

Nhà nước cần có quy định về nội dung, mục tiêu quản lý nhà nước về đất đai và CDCCSDĐ, quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này.

Tổ chức rà soát lại hệ thống chính sách và pháp luật hiện hành về quản lý đất đai và CDCCSDĐ để loại bỏ những mâu thuẫn, chồng chéo, bổ sung, điều chỉnh những thiếu vắng, khiếm khuyết trong các quy định hiện hành có liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai và CDCCSDĐ.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Hình thành tổ chức đánh giá đất đai về mặt kinh tế, xã hội và môi trường để là cơ sở cho việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng như CDCCSDĐ phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH NN NT.

Xây dựng một hệ thống các quy hoạch đồng bộ, hiệu quả, thống nhất để làm căn cứ thực hiện chiến lược CDCCSDĐ cho phát triển và CNH – HĐH.

Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng Sông Hồng trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn - 26

Hạn chế và tiến tới dừng hẳn việc quy hoạch, phát triển đất phi NN trên đất lúa. Di dời các mô hình sản xuất tập trung có chăn nuôi, sản xuất CN gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư.

Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng trên đất vùng trung du và miền núi để phát triển các KCN, khu thương mại … phục vụ nhu cầu sử dụng đất của CNH – HĐH.

Nâng cao hiệu lực bộ máy quản lý nhà nước về đất đai cũng như nhận thức của cộng đồng về chính sách, pháp luật về đất đai, nhất là chính sách pháp luật về thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng phục vụ cho CNH – HĐH NN NT.

Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong quá trình quản lý nhà nước về đất đai và quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Trên đây là toàn bộ nội dung Luận án “Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng ĐBSH trong quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa NN NT”. Với những nội dung trên, Luận án đã cố gắng đạt được những mục tiêu nghiên cứu đặt ra. Tuy nhiên, nghiên cứu " Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng ĐBSH trong quá trình CNH - HĐH NN NT" mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá tác động của quá trình phát triển kinh tế, phát triển hạ tầng và đô thị hóa lên quá trình CDCCSDĐ. CNH - HĐH NN NT còn nhiều nội dung khác cũng có tác động lên CCSDĐ nhưng Luận án chưa có điều kiện đánh giá, nghiên cứu. CCSDĐ đề xuất của Luận án cũng chỉ mang tính chất dự báo, chưa có điều kiện để thử nghiệm trong thực tế để kiểm tra tính khả thi của cơ cấu. Những giải pháp và kiến nghị mới mang tính chất gợi mở cần có những hoàn thiện, nghiên cứu sâu hơn nữa. Tác giả kính mong nhận được ý kiến đóng góp để tác giả hoàn thiện Luận án và tiếp tục phát triển nghiên cứu của mình lên cấp cao hơn nữa.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

1. Phạm Lan Hương - "Nghiên cứu lịch sử đăng ký đất đai - Lấy ví dụ minh họa qua công tác đăng ký đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội" - Đề tài khoa học cấp cơ sở trường ĐH KTQD năm 2005, Mã số CS 2005-02

2. Phạm Lan Hương - "Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội xã Canh Nậu - Huyện Thạch Thất giai đoạn 2005 - 2010 tầm nhìn đến năm 2020" - Đề tài hợp tác với UBND xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất đã được phê duyệt.

3. Phạm Lan Hương - "Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu đất đai và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng" - Tạp chí Kinh tế phát triển số 167(2) năm 2011

4. Phạm Lan Hương - "Cơ cấu đất đai và chuyển dịch cơ cấu đất đai trong quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn" - Tạp chí Khoa học bản đồ - số 10 tháng 12/2011


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Giao thông vận tải Báo cáo chính của Chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [Trực tuyến],. Địachỉ:http://www.mt.gov.vn/Default.aspx?tabid=27&catid=203&articleid=9876 [Truy cập: 15/11/2011].

2. Ban chấp hành TW Đảng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011 - 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê, Nguyễn Tiến Dỵ (chủ biên) (2011),

Kinh tế - xã hội môi trường Việt Nam (2011-2015), NXB Thống kê, Hà Nội.


4. Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển vùng (2005), Tư liệu vùng Đồng bằng sông Hồng 2004 – 2005, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

5. Bùi Tất Thắng (chủ biên, 2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, NXB: Khoa học xã hội, Hà Nội

6. C.Mác (1960), Tư bản quyển 1, tập 1, NXB Sự Thật, Hà Nội.


7. C.Mác (1961), Tư bản quyển 2, tập 2, NXB Sự Thật, Hà Nội.


8. Chu Hữu Quý (Chủ biên), Nguyễn Kế Tuấn (Đồng chủ biên), Phan Đại Doãn (2001), Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX,X), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Đặng Kim Oanh (2005), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Tia sáng, (01), Tr. 52-56.


12. Đặng Văn Thắng (2003), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công-nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đô thị hóa [Trực tuyến]. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Địa chỉ: http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4_th%E1%BB%8B_h%C3%B3a [Truy cập: 15/12/2011].

14. Đỗ Quốc Sam (2006), “Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, (11), Tr.9-13-51.

15. Lê Văn Nắp (1994), Áp dụng phương pháp mô phỏng để lựa chọn cơ cấu sử dụng đất tối ưu vùng trung du, (Lấy hai tỉnh Vĩnh Phú và Hà Bắc làm ví dụ, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội

16. Lương Xuân Hiến (chủ biên), Trịnh Quốc Tuấn, Nguyễn Duy Việt (2006), Một số vấn đề kinh tế - xã hội trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng Đồng bằng sông Hồng, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.

17. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010 [Trực tuyến]. Hà Nội: Đảng cộng sản Việt Nam. Địa chỉ: http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30149&cn_id=115980[Truy cập: 15/11/2011].

18. Nguyễn Đình Phan (1998), “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (239), Tr.38-47.

19. Nguyễn Đình Phan, Trần Minh Đạo, Nguyễn Văn Phúc (2002), Những biện pháp chủ yếu thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Nguyễn Đình Kháng (2008), Cơ sở lý luận và thực tiễn tiếp tục hoàn thiện chính sách đất đai ở Việt Nam hiện nay : Sách chuyên khảo, NXB : Lao động, Hà Nội


21. Nguyễn Quốc Hùng (2006), Đổi mới chính sách về chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở Việt Nam (Chủ yếu từ thực tiễn Hà Nội), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Nguyễn Tiến Thuận (2000), Đặc điểm và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án TS Kinh tế, Mã số: 5.02.05, Hà Nội

23. Nguyễn Văn Bảy (2001), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đồng bằng Bắc Bộ và tác động của nó đối với tăng cường sức mạnh khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố thuộc khu vực này, Luận án TS Kinh tế, Mã số: 5.02.01

24. Nguyễn Văn Chiến (2005), Đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Đồng bằng sông Hồng những khái niệm cần làm rõ, Tạp chí Tia sáng, (11), Tr. 44-46.

25. Phạm Đức Thành (chủ biên), Lê Doãn Khải (2002), Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ nước ta, NXB Lao động, Hà Nội.

26. Phan Công Nghĩa (chủ biên), 2007, Cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nghiên cứu thống kê cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế - sách chuyên khảo, NXB: Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

27. Phan Thanh Khôi (chủ biên) Trịnh Quốc Tuấn, Nguyễn Duy Việt, Lương Xuân Hiến...(2006), Một số vấn đề kinh tế - xã hội trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá vùng Đồng bằng sông Hồng, NXB : Lý luận Chính trị, Hà Nội

28. Sally P. Marsh, Gordon MacAulay, Phạm Văn Hùng...(2007), Phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam, NXB : Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội

29. Tạ Đình Thi (2007), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Mã số 5.02.19

30. Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên môi trường, Báo cáo kiểm kê đất đai năm 2005


31. Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên môi trường, Báo cáo thống kê đất đai năm 2006

32. Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên môi trường, Báo cáo thống kê đất đai năm 2007

33. Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên môi trường, Báo cáo thống kê đất đai năm 2008

34. Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên môi trường, Báo cáo thống kê đất đai năm 2009

35. Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên môi trường, Báo cáo kiểm kê đất đai năm 2010

36. Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên môi trường, Báo cáo thống kê đất đai năm 2011

37. Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên môi trường, Báo cáo quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu

38. Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên môi trường, Báo cáo quy hoạch sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúcđến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu

39. Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên môi trường, Báo cáo quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thái Bình đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu

40. Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên môi trường, Báo cáo quy hoạch sử dụng đất tỉnh Nam Định đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu

41. Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên môi trường, Báo cáo quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu

42. Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên môi trường, Báo cáo quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hà Nam đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu


43. Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên môi trường, Báo cáo quy hoạch sử dụng đất thành phố Hải Phòng đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu

44. Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên môi trường, Báo cáo quy hoạch sử dụng đất tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ

45. Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên môi trường, Báo cáo quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ

47. Tổng cục thống kê (2005), Niên giám thống kê 2004, NXB Thống kê, Hà Nội.


48. Tổng cục thống kê (2006), Niên giám thống kê 2005, NXB Thống kê, Hà Nội.


49. Tổng cục thống kê (2007), Niên giám thống kê 2006, NXB Thống kê, Hà Nội.


50. Tổng cục thống kê (2008), Niên giám thống kê 2007, NXB Thống kê, Hà Nội.


51. Tổng cục thống kê (2009), Niên giám thống kê 2008, NXB Thống kê, Hà Nội.


52. Tổng cục thống kê (2010), Niên giám thống kê 2009, NXB Thống kê, Hà Nội.


53. Tổng cục thống kê (2011), Niên giám thống kê 2010, NXB Thống kê, Hà Nội.


54. Trang web Tổng cục thống kê, Số liệu thống kê dân số, địa chỉ http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=387&idmid=3&ItemID=11505 truy cập 30/7/2012)

55. Trang web Tổng cục thống kê, Số liệu thống kê dân số, địa chỉ http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=387&idmid=3&ItemID=11492, truy cập 30/7/2012)

56. Võ Tòng Xuân (chủ biên), Trần Thị Phương, Lê Cảnh Tùng... (2008), Phát triển nông thôn bền vững - chính sách đất đai và sinh kế - Suntainable rural development land policies and livelihoods : Một số kết quả nghiên cứu 2004 - 2007, NXB : Nông nghiệp, Hà Nội

57. Vũ Quốc Huy. 2010. Sử dụng đất và thu hút đầu tư vào các Khu công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng [Trực tuyến]. Địa chỉ:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/08/2023