Mô Tả Các Biến Độc Lập Sử Dụng Trong Mô Hình

Bước 2: Tính toán, tập hợp các khoản thu nhập theo từng năm (nếu có) trong suốt chu kỳ kinh doanh.

Bước 3: Cân đối thu nhập - chi phí, xác định thu nhập thuần theo từng năm trong suốt chu kỳ kinh doanh.

Bước 4: Phân tích dòng tiền chiết khấu Bước 5: Phân tích độ nhạy

Các chỉ tiêu phân tích CBA: NPV (Net Present Value), BCR (Benefit Cost Ratio), IRR (Internal Rate of Return).

Do chu kỳ sản xuất kinh doanh GNL diễn ra trong thời gian dài nên để đánh giá hiệu quả kinh tế từ việc trồng rừng theo hình thức liên kết một cách chính xác và tránh sự sai lệch về thông tin, nghiên cứu đã tiến hành phương pháp lấy không gian thay thế thời gian. Thay vì phải theo dõi cả chu kỳ kinh doanh trên một lô rừng trồng để xác định các hạng mục chi phí, thu nhập phát sinh hàng năm thì ta có thể điều tra lấy thông tin tại các lô rừng khác nhau của mỗi tác nhân hoặc nhóm tác nhân trồng rừng trên cùng một khu vực về điều kiện lập địa và theo các độ tuổi khác nhau của rừng để có được thông tin về thu nhập, chi phí thực tế đầu tư trồng rừng tại cùng một thời điểm. Do đó, trong phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh trồng rừng này, giá được chọn là giá của lao động, vật tư và lãi suất tại thời điểm hiện tại. Từ đó sử dụng các chỉ tiêu tính NPV, BCR, IRR để phân tích hiệu quả SXKD trồng rừng cho mỗi hình thức liên kết ở mức tỷ lệ chiết khẩu 7,5%/ năm. Nghiên cứu sử dụng tỷ lệ chiết khấu 7,5% là tỷ lệ lãi suất cho vay bình quân của một số ngân hàng thương mại được niêm yết tại thời điểm khảo sát. Chu kỳ kinh doanh GNL tại mỗi hình thức liên kết được xác định dựa trên số năm bình quân từ khi trồng rừng đến khai thác của các hộ theo từng khu vực.

- Giá trị hiện tại ròng (NPV - Net Present Value):

NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí của các hoạt động sản xuất trong cả chu kỳ kinh doanh sau khi đã tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại. Về lý thuyết, trong cùng một điều kiện các yếu tố đầu vào, phương án nào có NPV càng cao thì phương án đó có lợi nhuận càng nhiều. NPV được xác định như sau:

Trong đó B t là giá trị thu nhập ở năm thứ t C t là giá trị chi phí ở năm 1

Trong đó: Bt là giá trị thu nhập ở năm thứ t; Ct: là giá trị chi phí ở năm thứ t; i là tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ lãi suất (%); n là số năm của chu kỳ đầu tư.

NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hình thức kinh tế đầu tư. Nếu NPV > 0 thi phương án kinh doanh có lãi. Nếu NPV < 0 thì phương án kinh doanh bị thua lỗ. Nếu NPV = 0 thì phương án kinh doanh hòa vốn.

- Tỷ lệ sinh lợi nội bộ (IRR - Internal Rate of Return)

IRR còn được gọi là tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ, nó là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn của phương án kinh doanh. IRR được hiểu là tỷ lệ lãi suất mà nếu dùng nó làm hệ số chiết khấu thì NPV sẽ bằng 0. Hay chỉ tiêu IRR là mức lãi suất mà nếu dùng nó làm hệ số chiết khấu để tính chuyển các khoản thu và chi trong chu kỳ đầu tư về mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi, tức là khi đó: i = IRR

Tỷ suất thu nhập chi phí BCR Benefits to Cost Ratio BCR là hệ số sinh lãi 2

- Tỷ suất thu nhập/chi phí (BCR - Benefits to Cost Ratio)

BCR là hệ số sinh lãi, phản ánh mặt chất lượng đầu tư của mỗi phương án kinh doanh, biểu thị rằng khi bỏ 1 đồng đầu tư thì có thể thu được bao nhiêu đồng. Phương án nào có BCR càng cao càng tốt. Công thức tính:

Nếu BCR 1 thì phương án kinh doanh có hiệu quả kinh tế BCR càng lớn thì 3

Nếu BCR > 1 thì phương án kinh doanh có hiệu quả kinh tế, BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao. Nếu BCR < 1 thì phương án kinh doanh không có hiệu quả kinh tế. Nếu BCR = 1 thì phương án kinh doanh hòa vốn.

3.4.4. Mô hình Logit (Binary Logit Model)

Trong nghiên cứu ứng dụng thực nghiệm, mô hình Logit được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn của một cá nhân giữa hai phương án khác nhau: quyết định tham gia mô hình liên kết là tham gia hay không tham gia (Đinh Phi Hổ, 2011). Vì vậy, để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ GNL của các hộ gia đình, nghiên cứu sử dụng mô hình Logit có dạng như sau:

Pi = E(Y=1/X)= Trong công thức này P i E Y 1 X P Y 1 gọi là xác suất để sự kiện xảy ra 4

Trong công thức này Pi = E(Y=1/X) = P(Y=1) gọi là xác suất để sự kiện xảy ra (Y=1) khi biến độc lập X có giá trị cụ thể là Xi.


Log e β 0 β 1 X 1 là dạng hàm hồi quy Binary Logistic Ta có thể mở rộng mô 5

Loge = β0 + β1X1 là dạng hàm hồi quy Binary Logistic. Ta có thể mở

rộng mô hình Binary Logistic cho 2 hay nhiều biến độc lập Xj (j=1,2,… n) để nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định tham gia hay không tham gia liên kết của các hộ trồng rừng:

Lnβ 0 β 1 X 1 β 2 X 2 β 3 X 3 β 4 X 4 … β n X n U LnOdds β 0 β 1 X 1 β 6= β0 + β1X1 + β2X2+ β3X3 + β4X4+ …+βnXn +U

LnOdds = β0 + β1X1 + β2X2+ β3X3 + β4X4+ …+βnXn +U

Trong đó Y là biến giả, có giá trị bằng 1 (nếu các hộ tham gia liên kết) và bằng 0 (nếu các hộ chưa tham gia liên kết); Xj là các yếu tố ảnh hưởng đến việc có hay không các hộ trồng rừng tham gia vào liên kết (j=1-n); u là phần dư.

Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu có liên quan Trần Chí Thiện (2019), Chu Thị Thu & cs. (2020), Tùng & Nhàn (2018), Giám & Trung (2013), Nguyễn Đình Phúc & cs. (2017), Patrick Collier & cs. (2002), Fayenuwo & cs. (2009). Haiyun Chen & cs. (2012) và khảo sát thực tế tại địa phương, chúng tôi xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất các biến như sau:

Bảng 3.6. Mô tả các biến độc lập sử dụng trong mô hình


Biến độc lập

hiệu

Mô tả biến số

Diện tích rừng trồng

X1

Diện tích trồng rừng sản xuất GNL của hộ

Kinh nghiệm trồng rừng

X2

Kinh nghiệm trồng rừng được tính bằng số năm

trồng rừng của hộ

Lao động

X3

Số lao động của hộ (người)

Dân tộc

X4

Dân tộc (1= Dân tộc thiểu số; 0= dân tộc Kinh)

Tham gia các tổ chức xã hội

X5

Chủ hộ có tham gia các tổ chức xã hội tại địa

phương (1 = Có; 0: Không)

Thu nhập từ lâm nghiệp

X6

Thu nhập của hộ từ rừng trồng (triệu đồng/ha)

Nhận biết của hộ về liên kết

X7

Hộ có biết đến liên kết tại địa phương (1 = Có; 0

= Không)

Được tập huấn

X8

Hộ được tập huấn kỹ thuật trồng rừng (1 = Có; 0

= Không)

Nguồn thông tin về liên kết

X9

Hộ biết đến liên kết thông qua nguồn thông tin

(0= Từ nguồn xã hội; 1= Từ nguồn Nhà nước)

Chính sách hỗ trợ

X10

Hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất lâm nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

3.5. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

3.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu của tỉnh Tuyên Quang

- Diện tích rừng trồng sản xuất, sản lượng gỗ khai thác theo từng năm

- Giá trị sản xuất lâm nghiệp của tỉnh Tuyên Quang

- Nhu cầu tiêu thụ gỗ nguyên liệu của các công ty, nhà máy chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

3.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng phát triển các hình thức liên kết trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

3.5.2.1 Kết quả và hiệu quả các hình thức liên kết

* Kết quả thực hiện liên kết

- Số lượng HGĐ và tổng diện tích rừng được công ty hỗ trợ

- Giá trị và tỷ lệ vật tư bình quân/ ha doanh nghiệp hỗ trợ cho hộ khi liên kết

- Số lớp tập huấn kỹ thuật được tổ chức và tỷ lệ % số hộ tham gia

- Tỷ lệ % số hộ liên kết bán gỗ lại cho công ty và tỷ lệ % bán gỗ ra bên ngoài

* Hiệu quả kinh tế của các hình thức liên kết

- Số lượng GNL công ty thu mua và tỷ lệ % đáp ứng nhu cầu GNL cho sản xuất

- Sản lượng GNL khai thác từ rừng trồng

- Chi phí, giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp từ trồng rừng GNL

- Kết quả phân tích hiệu quả trồng rừng của hộ: giá trị sản xuất (GO); chi phí trung gian (IC); thu nhập hỗn hợp (MI)… của hộ. Các chỉ tiêu phân tích tài chính: NPV, IRR, BCR.

3.5.2.2. Lợi ích của liên kết

- Tỷ lệ % mức độ đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất của công ty trước và sau liên kết

- Tỷ lệ % mức độ đáp ứng các đơn hàng của công ty trước và sau liên kết

- Tỷ lệ % mức độ đạt lợi nhuận sau bán hàng so với kế hoạch đặt ra của công ty trước và sau liên kết

- Tỷ lệ ý kiến đánh giá của hộ về lợi ích thu được khi tham gia liên kết như: lợi ích về chất lượng cây giống đảm bảo hơn, nâng cao thu nhập và kiến thức SXKD rừng trồng, cơ hội tiếp cận thông tin thị trường, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất...

3.5.2.3. Tính bền vững và khả năng phát triển của liên kết

- Tỷ lệ % số HGĐ vi phạm trách nhiệm khi thực hiện liên kết

- Tỷ lệ % mức độ hài lòng của hộ về kết quả liên kết với doanh nghiệp

- Tỷ lệ % số HGĐ mong muốn tiếp tục tham gia liên kết với công ty

- Số lượng hộ và sự gia tăng về diện tích trồng rừng tham gia liên kết

3.5.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu

- Tỷ lệ ảnh hưởng của: diện tích rừng trồng; kinh nghiệm sản xuất; lao động; dân tộc; tham gia các tổ chức xã hội; thu nhập từ lâm nghiệp; nhận biết của hộ về liên kết; tham gia tập huấn; nguồn thông tin về liên kết; các chính sách hỗ trợ tới quyết định tham gia liên kết của hộ.

- Khả năng và giá trị đầu tư cho liên kết của công ty.

- Tỷ lệ hộ được hưởng, tiếp cận với các chính sách hỗ trợ và phát triển rừng

Tóm tắt phần 3

Nghiên cứu đã sử dụng ba phương pháp tiếp cận chính đó là tiếp cận theo hình thức liên kết, tiếp cận theo kinh tế thể chế và tiếp cận theo chuỗi giá trị. Trên cơ sở đó, xây dựng khung phân tích về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu.

Nghiên cứu dựa trên các hình thức liên kết điển hình và vùng nguyên liệu có liên kết tiêu biểu của các công ty để tiến hành chọn các điểm nghiên cứu. Mỗi hình thức, nghiên cứu chọn ngẫu nhiên 02 nhóm hộ trong cùng 1 khu vực: (1) nhóm hộ có tham gia liên kết với công ty và (2) nhóm hộ không tham gia liên kết, để có cơ sở so sánh lợi ích của việc tham gia liên kết. Số lượng HGĐ được chọn để khảo sát bao gồm 390 HGĐ: trong đó số hộ có tham gia liên kết là 220 HGĐ, hộ không tham gia liên kết là 170; 01 công ty lâm nghiệp chuyên kinh doanh, sản xuất GNL; 02 công ty chế biến gỗ lớn. Một số công cụ trong phương pháp PRA được sử dụng để điều tra thu thập số liệu như: thảo luận nhóm, sử dụng hệ thống bảng hỏi phỏng vấn định hướng và bán định hướng.

Phương pháp phân tích định tính và định lượng được sử dụng hài hòa để phân tích các số liệu thứ cấp và số liệu mới để đánh giá thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ GNL ở Tuyên Quang. Để đánh giá hiệu quả kinh tế cho các hình thức liên kết, đề tài đã sử dụng các chỉ tiêu đánh giá như IC, GO, MI, NPV, BCR, IRR, để phân tích kết quả SXKD trồng rừng của hộ theo các hình thức liên kết. Mô hình logit được áp dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ GNL của các hộ nông dân.

Các chỉ tiêu phân tích được sử dụng trong nghiên cứu này được nhóm theo các chỉ tiêu chính bao gồm: Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất và tiêu thụ GNL của tỉnh Tuyên Quang; Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả của các hình thức liên kết; Nhóm chỉ tiêu phản ánh lợi ích của liên kết; Nhóm chỉ tiêu về tính bền vững và khả năng phát triển của liên kết; Nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ GNL.


PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ GỖ NGUYÊN LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

4.1.1. Tình hình sản xuất gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang

Loại cây chủ yếu được trồng làm gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang là cây Keo (chiếm 95%) và các loài khác như Bạch đàn, Mỡ, Thông... (chiếm 5%). Keo là loài có đặc điểm ưu việt về khả năng sinh trưởng, tính chất gỗ phù hợp trong công nghiệp chế biến gỗ, phù hợp với điều kiện và khí hậu của vùng (Sở Nông nghiệp & PTNT Tuyên Quang, 2019).

Với tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 65%, Tuyên Quang có thế mạnh về phát triển sản xuất lâm nghiệp. Giai đoạn 2010-2020, diện tích rừng trồng sản xuất và sản lượng khai thác GNL của tỉnh liên tục tăng đều qua các năm (Bảng 4.1). Năm 2020 sản lượng gỗ khai thác toàn tỉnh đạt 880.000 m3, chiếm 4,2% sản lượng khai thác gỗ cả nước (Tổng cục Thống kê, 2021).

Bảng 4.1. Diễn biến diện tích rừng trồng và sản lượng gỗ khai thác của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010 - 2020


Diện tích rừng trồng

Sản lượng gỗ khai thác


Năm

Diện tích

(ha)

TĐPT

(%)

Hộ gia đình (m3)

CTLN (m3)

Cộng

TĐPT

(%)

2010

119.506

-

145.774

80.536

226.310

-

2011

130.114

108,88

136.785

81.542

218.327

96,47

2012

138.046

106,10

141.927

83.569

225.496

103,28

2013

140.906

102,07

147.235

94.548

241.783

107,22

2014

147.735

104,85

289.397

103.776

393.173

162,61

2015

182.281

123,38

542.151

118.858

661.009

168,12

2016

183.768

100,82

537.464

143.926

681.390

103,08

2017

187.674

102,13

666.753

101.469

768.222

112,74

2018

190.173

101,33

727.567

116.433

844.000

109,86

2019

191.496

100,70

746.086

119.423

865.509

102,55

2020

192.181

100,36

740.000

140.000

880.000

101,67

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang (2011-2021)

Tại Tuyên Quang, hộ gia đình là đối tượng sử dụng và quản lý khoảng 86% tổng diện tích rừng trồng (Biểu đồ 4.1), hàng năm cung cấp lượng gỗ nguyên liệu

đầu vào rất lớn cho công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh. Do đó, hộ có vai trò rất quan trọng trong nguồn cung gỗ nguyên liệu.

Biểu đồ 4 1 Phát triển diện tích rừng trồng theo chủ quản lý tỉnh Tuyên 7

Biểu đồ 4.1. Phát triển diện tích rừng trồng theo chủ quản lý tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010 - 2020

Giai đoạn 2016-2020, tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp của tỉnh Tuyên Quang liên tục tăng, mức tăng bình quân đạt 6,5%/ năm (Bảng 4.2). Trong đó, hoạt động khai thác gỗ và lâm sản luôn đạt tỷ trọng cao nhất trong giá trị sản xuất lâm nghiệp, chiếm từ 73-113% (Biểu đồ 4.2). Điều này cho thấy, sản xuất lâm nghiệp của tỉnh hiện vẫn mang tính khai thác nguồn tài nguyên rừng là chủ yếu.

Bảng 4.2. Giá trị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2020

Đơn vị tính: triệu đồng


Nội dung

2016

2017

2018

2019

2020

TĐPT

(%)

Tổng giá trị sản xuất

911.373

922.121

1.062.000

1.457.300

1.428.900

111,90

Trồng và chăm sóc rừng

119.760

101,086

105.504

116.402

120.215

100,09

Khai thác gỗ và lâm

sản khác

664.667

700.661

832.542

1.205.218

1.165.440

115,07

Thu nhặt sản phẩm từ

rừng không phải gỗ

53.900

44.406

46.504

55.626

61.054

103,16

Dịch vụ lâm nghiệp

73.046

75.968

77.450

80.054

82.191

102,99

Nguồn: Cục Thống kê Tuyên Quang (2015-2019)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2023