4.19). Bên cạnh đó, rừng trồng theo tiêu chuẩn, được chăm sóc và bảo vệ thường xuyên nên sản lượng GNL thu được sau khai thác cũng cao hơn so với các hộ trồng rừng theo phương pháp thông thường.
Với kết quả tính toán của các chỉ tiêu này, ta có cơ sở để nhận định rằng trồng rừng theo hình thức liên kết có chứng chỉ FSC là đạt hiệu quả về kinh tế, đem lại thu nhập từ rừng trồng cao hơn so với các hộ trồng rừng thông thường. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Vinh Quang & cs. (2017) tại nghiên cứu “Liên kết giữa công ty chế biến gỗ và hộ trồng rừng: Nâng cao chuỗi giá trị ngành gỗ” và tác giả Hoàng Liên Sơn (2017) tại nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp phát triển các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trồng rừng” hay tác giả Lukashevich & cs. (2016) tại nghiên cứu về mối quan hệ giữa công ty chế biến và hộ dân trồng rừng tại Nga. Các tác giả đều nhận định hình thức liên kết giữa công ty chế biến gỗ và HGĐ trong việc trồng rừng có chứng chỉ FSC là đạt hiệu quả về kinh tế cao về sản xuất cho nông dân, đồng thời đem lại lợi ích cho môi trường và xã hội.
4.2.2.3. Lợi ích của liên kết
a. Đối với công ty
Liên kết với các hộ dân địa phương đã giúp công ty có nguồn cung cấp GNL có chứng chỉ FSC đáp ứng được 82,4% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất. Mặc dù vẫn phải sử dụng nguyên liệu nhập khẩu nhưng công ty đã giảm được còn 17,6% tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu. Điều này cũng giúp công ty tiết kiệm được khoản ngoại tệ, giảm thiểu chi phí sản xuất, tăng số lượng đơn hàng. Theo đó, nâng lợi nhuận sau bán hàng đạt 100% so với kế hoạch.
Bảng 4.20. Lợi ích của Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang khi liên kết với hộ dân
ĐVT: %
Trước liên kết (2013-2015) | Sau liên kết (2016-2019) | |
Đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất | 46,3 | 82,4 |
Giảm nguyên liệu nhập khẩu | 53,7 | 17,6 |
Tăng số lượng đơn hàng | 21,7 | 52,8 |
Lợi nhuận sau bán hàng | 73,5 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giá Trị Sản Xuất Lâm Nghiệp Phân Theo Ngành Hoạt Động
- Kết Quả Thu Mua Nguyên Liệu Của Công Ty Cổ Phần Giấy An Hòa
- Hình Thức Liên Kết Giữa Công Ty Cổ Phần Woodsland Tuyên Quang Và Các Nhóm Hộ Gia Đình Trồng Rừng Theo Tiêu Chuẩn Fsc
- Cơ Chế Liên Kết Giữa Công Ty Lâm Nghiệp Với Các Hộ Gia Đình
- Tình Hình Vi Phạm Của Các Hộ Nhận Khoán Giai Đoạn 2017-2019
- Tổng Hợp Và Đánh Giá Chung Các Hình Thức Liên Kết Trên Địa Bàn Tỉnh Tuyên Quang
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra công ty (2019)
Hộp 4.5. Liên kết với hộ giúp công ty đảm bảo nguyên liệu đầu vào, ổn định sản xuất và duy trì các đơn hàng
Là doanh nghiệp sản xuất và cung cấp các sản phẩm gỗ để xuất khẩu thì vấn đề ổn định nguyên liệu gỗ đầu vào đảm bảo rõ nguồn gốc, có chất lượng tốt và có chứng chỉ theo tiêu chuẩn quốc tế là vấn đề mà chúng tôi rất quan tâm. Từ khi liên kết với các hộ trồng rừng tại địa phương, chúng tôi đã dần đảm bảo được nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất. Mặc dù chúng tôi phải gia tăng chi phí vào nguyên liệu như chi phí cấp chứng chỉ rừng, chi phí thu mua gỗ với giá cao, chi phí tập huấn, hỗ trợ thành lập nhóm...nhưng bù lại chúng tôi ổn định được các đơn hàng và giảm hẳn lượng nguyên liệu nhập khẩu. Nhìn chung là vẫn được lợi, nên chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục duy trì hình thức liên kết này với người dân.
Nguồn: Phỏng vấn Bà Trần Thị Thu Hàn, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang, 2019
b. Đối với các hộ tham gia liên kết
Một trong những tác động rõ nhất đến các hộ gia đình sau khi tham gia hình thức liên kết trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC với Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang đó là việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, mở mang kiến thức trong việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, làm quen dần với các phương thức canh tác hiện đại, dần hòa nhập với xu thế phát triển ngành lâm nghiệp chung trên thế giới. Các hộ đã thay đổi căn bản thói quen trồng rừng cũ đó là loại bỏ hoàn toàn việc đốt thực bì khi chuẩn bị đất trồng rừng, không vứt bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi... đây là những yếu tố có nguy cơ cao ảnh hưởng đến nguồn nước và môi trường sống xung quanh.
Hộp 4.6. Tiếp cận cách thức canh tác mới, thay đổi phương thức trồng truyền thống
Từ khi trồng và chăm sóc rừng theo tiêu chuẩn FSC giúp chúng tôi tiếp cận với cách thức canh tác mới và tiến bộ, thay đổi phương thức trồng truyền thống như trước đây. Toàn bộ các khâu từ mua cây giống, sử dụng phân bón đến bao tiêu sản phẩm đều có hợp đồng rõ ràng. Bà con trong thôn chúng tôi không ai bảo ai, mọi người tự giác thu gom túi nilong bầu cây sau khi trồng, không để rác thải còn trên rừng, vệ sinh rừng đảm bảo tiêu chuẩn xanh - sạch - an toàn để bảo vệ rừng.
Nguồn: Phỏng vấn ông Nguyễn Văn Chính, thôn Tân Biên 1, xã Tiến Bộ, Yên Sơn, 2019
Hộp 4.7. Tham gia Hợp tác xã được tập huấn trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC
Tôi được tập huấn và hướng dẫn về phương pháp trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC. Nhờ đó tôi thấy được những lợi ích lâu dài mà hình thức này mang lại. Điều đó thúc đẩy tôi tham gia HTX để trồng rừng hiệu quả hơn.
Nguồn: Phỏng vấn ông Hà Văn Tập, thôn Cây Thị, xã Tiến Bộ, huyện Yên Sơn, 2019
Số liệu khảo sát 80 HGĐ tham gia liên kết thì có đến 96,3% số hộ khẳng định rằng sau khi tham gia liên kết thì kiến thức về trồng rừng của họ được nâng cao nhiều hơn so với trước đây (Bảng 4.19). Thông qua các đợt tập huấn, phần lớn các hộ dân đều đã chủ động về mặt kỹ thuật trong sản xuất trồng rừng theo quy chuẩn.
Khi tham gia liên kết, do việc áp dụng đúng quy chuẩn trong quá trình trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng nên cây có điều kiện sinh trưởng tốt, giảm thiểu được rủi ro trong sản xuất như tỷ lệ cây chết đổ, sâu bệnh hại. Bên cạnh đó, do đặc thù của hình thức liên kết này là các hộ riêng rẽ phải được tập hợp thành các nhóm hộ trước khi liên kết với công ty. Các nhóm hộ này thường xuyên tập hợp, trao đổi thông tin, tập huấn kỹ thuật. Do đó, tính thống nhất giữa các hộ là tương đối cao và vai trò chi phối của trưởng nhóm cũng khá rõ nét. Hình thành nên hình thức sản xuất tập thể, tạo thành một khối thống nhất hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất. Theo đó, tính cộng đồng trong dân cư cũng được cải thiện đáng kể.
Bảng 4.21. Lợi ích của hộ khi tham gia liên kết với Công ty Woodsland
ĐVT: %
Có LK (n=80) | Không LK (n=60) | |
Chất lượng cây giống đảm bảo | 88,8 | 68,3 |
Có kiến thức, hiểu biết về kỹ thuật trồng rừng | 100,0 | 66,7 |
Dễ dàng tiêu thụ gỗ sau khai thác | 86,3 | 71,7 |
Thu nhập từ rừng tăng | 93,8 | 63,3 |
Dễ dàng tiếp cận thông tin thị trường gỗ | 87,5 | 66,7 |
Dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng | 78,8 | 70,0 |
Giá gỗ nguyên liệu ổn định | 95,0 | 65,0 |
Rủi ro trong sản xuất như: cây chết, sâu bệnh | 46,3 | 78,3 |
Tăng tính cộng đồng trong dân cư | 85,0 | 65,0 |
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ (2019)
Nhận xét: Liên kết giữa Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang với các hộ dân đã dần hình thành chuỗi liên kết khép kín từ trồng rừng, khai thác đến tiêu
thụ chế biến. Liên kết đã đem lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia. Công ty có nguồn gỗ nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng phục vụ cho sản xuất để xuất khẩu, giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Hộ trồng rừng được nâng cao kiến thức, tăng thu nhập, thay đổi hẳn phương thức trồng rừng truyền thống từ đó giảm thiểu rủi ro trong sản xuất. Liên kết giúp cho cả doanh nghiệp và người nông dân tiến gần đến cánh cửa bước ra thế giới với những sản phẩm gỗ chất lượng.
4.2.2.4. Tính bền vững và khả năng phát triển của liên kết
a. Tình hình vi phạm của hộ khi tham gia liên kết
Các hộ tham gia liên kết đều đảm bảo tuân thủ thực hiện theo đúng các yêu cầu tiêu chuẩn FSC. Phần lớn các hộ đều duy trì chu kỳ khai thác GNL tối thiểu được 7 năm và 100% hộ đều duy trì gỗ đạt chứng chỉ FSC khi khai thác (Bảng 4.22).
Bảng 4.22. Tình hình thực hiện trách nhiệm của hộ khi tham gia liên kết với Công ty Woodsland giai đoạn 2017-2019 (n=80)
Hình thức xử lý các hộ vi phạm (%) | |||||
Nội dung thực hiện | Số hộ (hộ) | Tỷ lệ (%) | Nhắc nhở | Phạt hành chính | Hủy hợp đồng |
Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật trồng rừng | 74 | 92,5 | 100 | 0 | 0 |
Trồng đúng mật độ | 80 | 100 | 0 | 0 | 0 |
Duy trì chu kỳ khai thác tối tiểu (7 năm) | 78 | 97,5 | 100 | 0 | 0 |
Duy trì gỗ đạt chứng chỉ FSC | 80 | 100 | 0 | 0 | 0 |
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ (2019)
Như vậy, các hộ chấp hành tương đối tốt các yêu cầu và trách nhiệm khi tham gia liên kết với công ty. Kết quả này có sự đóng góp lớn của hợp tác xã với vai trò giám sát, nhắc nhở hộ trong quá trình trồng rừng.
Hộp 4.8. Hợp tác xã tích cực trong công tác giám sát, hỗ trợ hộ trong quá trình trồng rừng
Chúng tôi phân công mỗi nhóm đều có một nhóm trưởng phụ trách việc theo dõi và quản lý hộ trong nhóm của mình. Định kỳ mỗi tháng các nhóm trưởng phải đi tuần kiểm tra rừng và báo cáo lại hiện trạng. Để các hộ có thêm nhiều thuận lợi trong quá trình trồng, chăm sóc, quản lý, HTX đã tổ chức hướng dẫn, làm trung gian giới thiệu cho các thành viên, các hộ mua được giống cây có nguồn gốc rõ ràng, bảo đảm cây giống chất lượng cao trước khi trồng.
Nguồn: Phỏng vấn anh Nịnh Văn Lìn, Giám đốc Hợp tác xã Tiến Huy, xã Tiến Bộ, huyện Yên Sơn, 2019
b. Khả năng phát triển của liên kết
Liên kết được cho là thành công và có khả năng phát triển khi mối liên kết đó không những đem lại lợi ích về mặt kinh tế cho các bên mà còn được đông đảo mọi người chấp nhận, hài lòng và yên tâm khi tham gia vào liên kết (Makarabhirom, 1997).
Biểu đồ 4.6. Đánh giá của các hộ về các hoạt động liên kết với Công ty Woodsland
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ (2019)
Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của HGĐ về các hoạt động liên kết của công ty tại Biểu đồ 4.6 cho thấy: đa số các hộ rất hài lòng (42,5%) và hài lòng (55%) về sự thực hiện đúng những gì công ty cam kết với hộ như: thường xuyên cử cán bộ phối hợp với HTX hỗ trợ và đào tạo hộ trong việc tiếp thu kiến thức về trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC, phương thức truyền đạt cầm tay chỉ việc dễ hiểu (47,5% rất hài lòng). Bên cạnh đó, công ty còn thu mua GNL với giá gỗ cao hơn giá thị trường như đã cam kết. Nhờ có vai trò tham gia của HTX vào hình thức nên hộ không gặp phải bất kỳ khó khăn gì về thủ tục tham gia liên kết.
Tuy nhiên, vẫn có 13,8% ý kiến cho rằng thủ tục còn phức tạp. Nhưng những hộ này chủ yếu tập trung vào các hộ còn gặp vấn đề về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như: hộ đang dùng sổ đỏ để cầm cố vay ngân hàng, hộ bị mất và đang trong quá trình xin cấp lại hoặc hộ đang trong quá trình sang nhượng rừng cho người khác, trong khi yêu cầu của việc tham gia liên kết là hộ phải chứng minh đất rừng của mình là 100% có sổ đỏ và không có tranh chấp. Mặt khác, có đến 21,3% ý kiến hộ cũng cho rằng thủ tục để khai thác và bán gỗ có
chứng chỉ FSC là mất nhiều công đoạn và thời gian, thủ tục phức tạp hơn so với việc bán gỗ thông thường. Trước khi khai thác cần phải báo cáo trước 1 năm, thực hiện theo đúng quy trình bảo hộ kỹ thuật, có sự kiểm tra của HTX, đại diện đơn vị thu mua gỗ của xưởng vệ tinh COC của công ty. Trong khi đó, nếu bán gỗ thông thường, hộ có thể bán trắng cả rừng hoặc khai thác chở thẳng đến chỗ bán mà không mất thời gian cho việc làm thủ tục khai thác.
Sự gia tăng về số lượng HGĐ tham gia vào liên kết trong thời gian qua cũng là một minh chứng cho khả năng phát triển của liên kết. Từ năm 2015 đến 2019, số HGĐ trồng rừng tham gia liên kết và được cấp chứng chỉ FSC tăng lên nhanh chóng, tốc độ phát triển đạt 153,5% (Bảng 4.23). Kết quả khảo sát các hộ tham gia liên kết cho thấy, 100% các hộ đều trả lời mong muốn tiếp tục tham gia hình thức liên kết với công ty Woodsland trong thời gian tới.
Bảng 4.23. Biến động về số hộ và diện tích rừng của các hộ tham gia hình thức liên kết trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC
2016 | 2017 | 2018 | 2019 | TĐPT (%) | ||||||||
Chỉ tiêu | Số hộ (hộ) | Diện tích (ha) | Số hộ (hộ) | Diện tích (ha) | Số hộ (hộ) | Diện tích (ha) | Số hộ (hộ) | Diện tích (ha) | Số hộ (hộ) | Diện tích (ha) | Số hộ | Diện tích |
Yên Sơn | 220 | 1.561 | 510 | 2.911 | 578 | 3.557 | 750 | 4.944 | 843 | 6.144 | 139,9 | 140,9 |
Chiêm Hóa | 65 | 142 | 102 | 580 | 135 | 725 | 167 | 966 | 272 | 1.214 | 143,0 | 171,0 |
Sơn Dương | 20 | 632 | 45 | 736 | 67 | 1.214 | 102 | 1.895 | 579 | 2.893 | 232,0 | 146,3 |
Tổng | 305 | 2335 | 657 | 4.227 | 780 | 5.496 | 1.019 | 7.805 | 1694 | 10.251 | 153,5 | 144,8 |
Nguồn: Phòng Nguyên liệu, Công ty Cổ phần Woodsland (2019)
Nhận xét: Với những kết quả phân tích trên, chúng tôi thấy rằng hình thức liên kết này đã thực sự đem lại hiệu quả và thiết thực trong sản xuất lâm nghiệp của người dân, đồng thời có tính bền vững cao và có xu hướng phát triển rộng. Liên kết đã có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao chất lượng chế biến gỗ và giá trị gỗ rừng trồng, đánh dấu một hướng đi mới từ nhận thức đúng đắn của các cấp lãnh đạo và người dân về sự cần thiết và tầm quan trọng của quản lý rừng bền vững, khẳng định quyết tâm tiến tới phương thức quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên rừng về kinh tế, xã hội, môi trường của ngành lâm nghiệp địa phương. Hình thức được cho là có tính ưu việt hơn hẳn so với sản xuất gỗ thông thường do GNL có thể chứng minh nguồn gốc rõ ràng và có giá trị cao hơn gỗ thường.
4.2.3. Hình thức hạt nhân trung tâm trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu giữa Công ty Lâm nghiệp với các hộ trồng rừng
4.2.3.1. Đặc điểm hình thức liên kết và cơ chế liên kết
a. Đặc điểm hình thức liên kết
Liên kết giữa Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên với các hộ dân địa phương được hình thành trên cơ sở công ty có đất lâm nghiệp để trồng rừng nhưng thiếu nhân lực để quản lý, trồng, chăm sóc và bảo vệ. Các hộ dân sống gần khu vực rừng của công ty có lao động, có khả năng trồng và bảo vệ rừng nhưng thiếu đất để sản xuất, muốn có việc làm để tăng thu nhập. Liên kết được hình thành với kì vọng tạo ra lợi ích kép: (1) đất rừng của công ty được bảo vệ, công tác quản lý được nâng cao và (2) các hộ dân tham gia liên kết có thu nhập ổn định.
Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên là một đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam. Công ty là một trong những đơn vị luôn đi đầu về việc thực hiện thành công hình thức liên doanh, liên kết với các hộ dân trong việc trồng rừng theo hình thức giao khoán trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Công tác khoán trong sản xuất lâm nghiệp được công ty hình thành và thực hiện từ những năm 1990, 1991. Công ty đã thực hiện các hình thức khoán khác nhau như: khoán định mức công việc; khoán theo công đoạn; khoán giai đoạn trong trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng đến khoán cả chu kỳ và khoán liên doanh, liên kết. Tuy nhiên hình thức khoán theo gọn chu kỳ được công ty duy trì và áp dụng lâu nhất đến hiện nay do đem lại kết quả và hiệu quả cao. Công ty hiện đang quản lý 3.069 ha đất, chủ yếu là rừng và đất rừng, trong đó có 1.654,7 ha rừng trồng nguyên liệu giấy. Hoạt động chủ yếu của công ty là quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích đất lâm nghiệp, hình thành vùng sản xuất GNL gắn với chế biến lâm sản. Sản phẩm GNL của rừng trồng liên kết được cung cấp và phục vụ cho sản xuất chế biến của Nhà máy giấy Bãi Bằng, thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam.
Để quản lý hiệu quả rừng và đất rừng được chăm sóc với trách nhiệm cao nhất, công ty thực hiện hình thức liên kết dưới hình thức giao khoán theo chu kỳ với các hộ dân ở địa phương. Đất của công ty giao khoán cho người dân trồng rừng, công ty đầu tư từ 50-70% chi phí trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng; còn 30- 50% người nhận khoán bỏ ra. Đến khi khai thác, hộ nhận khoán phải nộp sản lượng GNL lại cho công ty theo định mức khoán đã nêu rõ trong hợp đồng ký kết ban đầu, nếu vượt khoán thì hộ được hưởng.
Đất của công ty
Tổng công ty giấy Việt Nam
Công ty lâm nghiệp
Hộ nhận khoán
Hộ nhận khoán
Chú thích: Hợp đồng giao khoán
Cung cấp GNL theo yêu cầu
Sơ đồ 4.3. Hình thức liên kết hạt nhân trung tâm giữa Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên với các hộ dân
Liên kết được hình thành trên cơ sở pháp lý: Luật dân sự; Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 8-11-2005 về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh; Quy chế khoán của Tổng công ty Giấy Việt Nam; Phương án khoán trồng rừng của CTLN Hàm Yên; Hợp đồng giao nhận khoán trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng; Hồ sơ thiết kế trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng và hồ sơ nghiệm thu, khai thác.
Như vậy, với hình thức liên kết này, hộ tham gia liên kết có đất để trồng rừng, không phải đầu tư toàn bộ nguồn lực vào các diện tích đất nhận khoán mà vẫn được hưởng lợi từ diện tích nhận khoán. Trong khi đó, các công ty lâm nghiệp, thông qua hợp đồng nhận khoán, có thể thực hiện các mục tiêu bảo vệ phát triển rừng theo mục đích của mình mà vẫn đảm bảo khả năng kiểm soát rừng và đất rừng trong phạm vi quản lý.
b. Cơ chế liên kết
Liên kết giữa CTLN Hàm Yên với các hộ dân trong vùng được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng giao khoán trồng rừng. Hợp đồng đươc ký giữa đại diện công ty với từng HGĐ theo hình thức khoán cả chu kỳ trồng rừng trên đất thuộc quyền quản lý của công ty. Cụ thể: