Phân Tích Mô Hình Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Liên Kết Phát Triển Du Lịch Ở Bắc Trung Bộ


Cấp liên kết

Nội dung

Liên kết chính sách cấp vùng

Liên kết doanh nghiệp cấp vùng

Hợp tác nội bộ tại địa

phương

nghiệm du lịch

phẩm mới trong vùng, từ đó tạo nên

thức về yêu cầu tiêu chuẩn du lịch.

Quảng Bình, Huế cùng hợp tác


những giá trị khác biệt cũng như


với nhau và hợp tác với các cơ


thúc đẩy tạo nên những tiêu chuẩn


quan quản lý trong việc quản


chung về du lịch trong vùng (như


lý chất lượng du lịch, thông tin


du lịch cộng đồng).


và đề xuất tư vấn giải quyết


- Chia sẻ kinh nghiệm và mong


các vấn đề phát sinh trong phát


muốn nâng cao chất lượng dựa trên


triển du lịch nhằm nâng cao


áp dụng các tiêu chuẩn ngành.


chất lượng sản phẩm du lịch.


- Chia sẻ thông tin quản lý trong


Tuy vậy hoạt động này tại các


việc phối hợp các bên tham gia


địa phương khác còn mờ nhạt.


trong phát triển du lịch cấp tỉnh


- Các tỉnh tham khảo kinh


(tham khảo các chính sách phát


nghiệm để từng bước xây dựng


triển du lịch các tỉnh khác để xây


các định hướng phát triển và


dựng chính sách cho tỉnh mình).


quản lý du lịch trong tỉnh




nhằm thống nhất trong công




tác quản lý du lịch tại tỉnh




mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

Liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ - 12

Nguồn: Phát triển của tác giả trên cơ sở phỏng vấn

Thứ nhất, hợp tác, liên kết du lịch vùng Bắc Trung Bộ được hình thành ở mức độ ban đầu. Điều này được thể hiện ở cả ba phạm vi hợp tác. Ở phạm vi hợp tác nội bộ địa phương, các cơ chế hợp tác giữa các bên mang tính giao dịch nhiều hơn là quá trình hợp tác. Tương tự với liên kết doanh nghiệp cấp vùng. Ở cấp liên kết chính sách vùng, một số sáng kiến và kết quả hợp tác đã được ghi nhận (như tổ chức một số hoạt động xúc tiến chung, trao đổi thông tin …). Tuy vậy hợp tác chính sách cấp vùng mới dừng lại ở các hoạt động cụ thể mà chưa hình thành nên các chương trình hành động hay ở mức cao hơn là một cách tiếp cận chiến lược cho hợp tác.

Thứ hai, các hoạt động hợp tác liên kết đang chuyển từ tạo lập niềm tin sang giai đoạn xây dựng các chương trình hợp tác. Việc tạo lập niềm tin được xem là giai đoạn đầu tiên của hợp tác, từ có những định hướng hợp tác, phụ thuộc lẫn nhau trong hoạt động động trước khi có những quyết định hành động chung. Quá trình hợp tác, liên kết du lịch trong khu vực Bắc Trung Bộ chuyển dần từ giai đoạn thử nghiệm, thăm dò sang giai đoạn định hướng phối hợp hành động chung. Điều này thấy rõ hơn ở liên kết chính sách cấp vùng và liên kết nội bộ tại các địa phương.

Thứ ba, hợp tác và liên kết du lịch trong vùng không thực sự cân xứng, do phát triển không đồng đều của du lịch các tỉnh trong vùng. Du lịch vùng Bắc Trung Bộ nổi bật trong vùng là du lịch tỉnh Quảng Bình - trung tâm du lịch của cả vùng. Tại Quảng Bình, lực lượng các doanh nghiệp du lịch đã được hình thành khá đông đảo. Không chỉ là các cơ sở lưu trú, cung cấp dịch vụ địa phương, sự hình thành của các doanh nghiệp lữ hành đánh dấu giai đoạn phát triển mới của điểm đến du lịch này - giai đoạn tăng trưởng (development) (Butler 2011, dẫn Butler 1980). Trong khi đó, các tỉnh khác trong vùng mới trong giai đoạn phát triển khai phá (exploration) hoặc tham gia (involvement) (Butler 2011, dẫn Butler 1980) khi ngành du lịch còn rất non trẻ.

Giai đoạn phát triển du lịch khác nhau dẫn tới năng lực phát triển của ngành du lịch khác nhau và mức độ hợp tác tại địa phương cũng như yêu cầu hợp tác trong vùng và ngoài vùng cũng khác nhau. Tại Quảng Bình, trong khi hợp tác nội bộ tại địa phương đang phát triển mạnh trong thời gian 5 năm trở lại đây, dần trở thành yêu cầu quan trọng đối với các doanh nghiệp, chính quyền và các bên tham gia thì hợp tác nội bộ địa phương tại các địa phương khác mới đang ở giai đoạn hình thành ban đầu. Một số doanh nghiệp tại Quảng Bình, nhất là các doanh nghiệp lữ hành đã từng bước mở rộng địa bàn hoạt động sang các tỉnh lân cận, dần tạo nên những mạng lưới hợp tác doanh nghiệp cấp vùng.

Thứ tư, phạm vi hợp tác chủ yếu trong cấp độ ngành du lịch (cấp sở và doanh nghiệp). Các hoạt động hợp tác đã và ngày càng nhận được sự quan tâm của cấp lãnh đạo tỉnh. Tuy vậy những quan tâm này chưa được chuyển nhiều thành những định hướng chính sách và đầu tư ở cấp Tỉnh, làm hạn chế hiệu quả và năng lực hợp tác, liên kết.

Thứ năm, các cơ quan quản lý Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình hợp tác. Các doanh nghiệp du lịch trong vùng Bắc Trung Bộ, trừ tỉnh Quảng Bình, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, mới hình thành, có phạm vi hoạt động bó hẹp

tại địa phương. Các hoạt động hợp tác, liên kết mới ở trạng thái bị động. Trong điều kiện đó, hợp tác liên kết du lịch trong vùng nổi lên vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Các cơ quan này tiên phong trong hợp tác, tạo ra nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động này, từng bước giới thiệu và thúc đẩy các mô hình hợp tác. Tuy các kết quả mới chỉ là bước đầu nhưng vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước ngày càng rõ rệt.

Thứ sáu, vai trò của các đối tác ngoài vùng thúc đẩy quá trình hợp tác, liên kết. Một trong những đối tác quan trọng ngoài vùng là các công ty lữ hành đưa khách tới du lịch trong vùng. Một tua du lịch vùng Bắc Trung Bộ thường đi qua nhiều địa điểm du lịch tại nhiều tỉnh trong vùng. Gắn kết các điểm du lịch, các dịch vụ du lịch này trở thành một tua, một sản phẩm du lịch là công việc của các công ty lữ hành. Quá trình kinh doanh các tua du lịch đem lại yêu cầu hợp tác giữa các doanh nghiệp của địa phương với các doanh nghiệp du lịch ở ngoài vùng. Dần dần, quá trình hợp tác này lan tỏa thành hợp tác giữa các doanh nghiệp và các bên tham gia của địa phương. Một ví dụ điển hình của hợp tác này là những chuyến du lịch làm quen (FAM trip) giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ du lịch địa phương tới các công ty lữ hành để xây dựng sản phẩm.

3.3. Phân tích mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết phát triển du lịch ở Bắc Trung Bộ

3.3.1. Khái quát về mô hình

Từ khung lý thuyết đã đề xuất, mô hình liên kết du lịch tốt cần đưa ra kết quả đối với những yếu tố sau đây: (i) Yếu tố về phẩm cấp và mức độ phổ biến; (ii) Yếu tố về chính sách, kế hoạch phát triển du lịch; (iii) Yếu tố về quản lý; (iv) Yếu tố về tài nguyên du lịch chủ chốt; (v) Yếu tố phụ trợ; (vi) Yếu tố thị trường. Các yếu tố chính này là tập hợp của rất nhiều tiêu chí cụ thể. Yếu tố thứ nhất gồm các điều kiện thực tế như vị trí, sự an toàn, độ nổi tiếng. Yếu tố thứ hai thể hiện môi trường thể chế cho hoạt động du lịch. Yếu tố thứ ba thể hiện khả năng điều chỉnh, thích nghi với các điều kiện thực tế. Yếu tố thứ tư chỉ các lợi thế trực tiếp để thu hút khách du lịch. Yếu tố thứ năm gồm các điều kiện ảnh hưởng tới việc khai thác, đưa các lợi thế trực tiếp ra thị trường, ví dụ như cơ sở hạ tầng. Yếu tố cuối cùng liên quan đến đặc điểm của thị trường nguồn khách. Vì vậy, mô hình đánh giá liên kết phát triển du lịch các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ cần được thiết kế để bao gồm những yếu tố quan trọng này.

Điều kiện thực tế của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đã chỉ rõ tài nguyên du lịch, các vấn đề thuộc về phía thị trường (nhu cầu của du khách), quản lý du lịch cũng như sự tương tác, liên hệ giữa các yếu tố là đặc biệt quan trọng. Ngoài ra, du lịch vùng Bắc Trung Bộ cũng có những đặc trưng riêng khác với du lịch các vùng khác. Ví dụ các yếu tố thuộc tài nguyên du lịch đặc trưng là du lịch biển (các tỉnh Bắc Trung Bộ đều có biển, bãi biển đẹp nổi tiếng), ngoài ra còn có các tài nguyên du lịch khác như du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, khám phá, mạo hiểm...là những tài nguyên cần được phát huy để thu hút du khách. Chính vì vậy, thiết kế mô hình liên kết cho các tỉnh Bắc Trung Bộ cần ưu tiên hơn những đặc điểm này.

Tổng cộng cả 5 nhóm yếu tố có 118 tiêu chí đánh giá, chi tiết từng nhóm yếu tố như sau.

(1) Các tài nguyên

Yếu tố tài nguyên gồm có 3 loại sau.

- Tài nguyên sẵn có: gồm có 2 bộ phận là tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa/di sản. Du lịch biển, đảo gắn rất chặt với tài nguyên sẵn có nên nhiều tiêu chí liên quan đến bãi biển, thắng cảnh tự nhiên biển, đảo được bổ sung thêm vào trong mô hình. Tổng cộng có 9 tiêu chí đánh giá tài nguyên sẵn có.

- Tài nguyên tạo mới: gồm có 5 bộ phận là cơ sở hạ tầng du lịch, hoạt động vui chơi, mua sắm, giải trí và sự kiện/lễ hội đặc biệt. Tổng cộng có 16 tiêu chí đánh giá tài nguyên tạo mới.

- Tài nguyên phụ trợ: gồm có cơ sở hạ tầng tổng thể, chất lượng dịch vụ, đi lại, sự thân thiện/mến khách và quan hệ thị trường. Tổng cộng có 20 tiêu chí đánh giá tài nguyên phụ trợ.

(2) Quản lý liên kết điểm đến du lịch

Yếu tố này gồm có những hoạt động quản lý của chính quyền như: Xây dựng bộ máy quản lý du lịch; Quản lý việc quảng bá; Lập chính sách, kế hoạch và phát triển; Phát triển nguồn nhân lực; Quản lý môi trường. Ngoài quản lý của chính quyền thì còn có quản lý kinh doanh trong các doanh nghiệp nhằm tham gia cung ứng sản phẩm, dịch vụ du lịch.

Do có sự trùng lặp khá lớn giữa các tiêu chí thành phần thuộc từng hoạt động quản nên mô hình dùng cho các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ sẽ lược bớt hoặc gộp chung nhiều tiêu chí tương tự. Tổng cộng có 24 tiêu chí đánh giá quản lý liên kết phát triển du lịch.

(3) Các điều kiện hoàn cảnh

Yếu tố này gồm những điều kiện sau: Môi trường cạnh tranh (vi mô); Vị trí của điểm đến; Môi trường tổng thể (vĩ mô); Cạnh tranh qua giá cả; An toàn/An ninh. Cũng giống như yếu tố liên kết phát triển du lịch, nhiều tiêu chí trùng lắp được lược bớt hoặc gộp lại. Tổng cộng có 26 tiêu chí đánh giá các điều kiện hoàn cảnh.

(4) Thị trường

Có 2 tiêu chí đánh giá cầu là: Du QBách đã có hiểu biết, trải nghiệm về du lịch địa phương; và Du khách có sở thích, ưu tiên lựa chọn địa phương khi đi du lịch. Như đã đề cập trên đây, yếu tố cầu thuộc phần gốc của mô hình sẽ được chi tiết hóa bằng phần mở rộng.

(5) Các chỉ số kết quả hoạt động

Phần này gồm có những chỉ số sau: Thống kê về số du khách; Thống kê về chi tiêu của du khách; Đóng góp của du lịch cho kinh tế địa phương; Đầu tư cho du lịch; Chỉ số cạnh tranh về giá; Hỗ trợ của chính quyền cho du lịch. Giống với một số yếu tố trên đây, nhiều tiêu chí trùng lắp được lược bớt hoặc gộp lại. Tổng cộng có 21 tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động du lịch.

Mặc dù một số chỉ số kết quả hoạt động có thể đưa ra từ phân tích trực tiếp

số liệu và tình hình thực tiễn, phần này của mô hình gốc vẫn được giữ lại nhằm ba mục đích. Thứ nhất, tính chính xác, tin cậy từ các trả lời của chuyên gia có thể kiểm nghiệm dễ dàng khi so sánh với thực tế. Trả lời của chuyên gia sát với thực tế cho những câu hỏi thuộc phần này là cơ sở quan trọng để tin vào trả lời của họ cho những câu hỏi thuộc các phần khác. Thứ hai, do không có đủ điều kiện về số liệu và tình hình thực tiễn của tất cả các địa phương đem so sánh với các tỉnh Bắc Trung Bộ, ý kiến của chuyên gia về các câu hỏi trong phần này sẽ góp phần đánh giá kết quả hoạt động du lịch của tất cả các địa phương có liên quan. Thứ ba, một vài chỉ tiêu kết quả hoạt động du lịch cần dựa trên đánh giá chủ quan.

Việc bổ sung phần mở rộng vào mô hình giúp đánh giá chi tiết, toàn diện hơn yếu tố cầu thị trường vốn quá đơn giản, sơ sài trong mô hình gốc. Điều này còn giúp so sánh, đối chiếu ý kiến của chuyên gia và du khách đối với nhiều tiêu chí quan trọng. Những nhóm yếu tố chính thuộc phần mở rộng được đưa vào phân tích và lấy ý kiến của du khách là: (1) Sản phẩm/điểm thu hút du lịch; (2) An ninh - Trật tự; (3) Vệ sinh - Môi trường; (4) Cơ sở hạ tầng - Tiện ích; (5) Giá cả; (6) Cư dân, nhân viên, cán bộ bản địa; (7) Thương hiệu du lịch vùng Bắc Trung Bộ. Phân tích thực trạng ở mục trên cũng đã chỉ rõ những yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đi du lịch tại các tỉnh Bắc Trung Bộ của du khách. Tổng cộng có 47 tiêu chí đánh giá các yếu tố thuộc phần mở rộng của mô hình đánh giá liên kết phát triển du lịch tại các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.

3.3.2. Xây dựng thang đo và thiết kế bảng hỏi

Để tính toán bằng số giá trị các tiêu chí trong mô hình thực nghiệm, bảng hỏi thường được thiết kế dựa trên hệ thống các tiêu chí trong mô hình. Trong nghiên cứu này, mỗi tiêu chí được cụ thể hóa bằng một câu hỏi (hoặc một nhận định) để lấy ý kiến của đối tượng được khảo sát (chuyên gia, du khách). Mỗi tiêu chí có thể được cho điểm theo một thang đo cho trước. Những nghiên cứu thực nghiệm dựa trên mô hình của Dwyer và Kim (2003) hay dùng thang đo Likert có 5 mức đánh giá. Để thuận tiện cho phân tích và theo thông lệ chung, thang đo Likert cũng được áp dụng cho mô hình đánh giá liên kết phát triển du lịch tại các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ. Theo đó, có 5 mức đánh giá (được số hóa từ 1 tới 5) đối với từng tiêu chí: 1 là Rất kém; 2 là Kém; 3 là Trung bình; 4 là Khá; và 5 là Tốt.

Trên cơ sở khung mô hình đánh giá liên kết phát triển du lịch tại các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ được xây dựng trên đây, hai bảng hỏi sẽ được thiết kế và sử dụng: (1) Bảng hỏi ý kiến chuyên gia tương ứng với phần gốc của mô hình; và (2) Bảng hỏi ý kiến du khách tương ứng với phần mở rộng của mô hình. Ngoài phần chính nhằm đánh giá các tiêu chí, giống như thông lệ, cả hai bảng hỏi đều có phần thu thập thông tin cá nhân của người được phỏng vấn.

Trước khi những bảng hỏi này được sử dụng để phỏng vấn các đối tượng được khảo sát, nhiều học giả, chuyên gia du lịch đã được hỏi ý kiến về sự hợp lý của mô hình đánh giá liên kết phát triển du lịch tại các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ cũng như nội dung các bảng hỏi. Tất cả góp ý của học giả, chuyên gia đều đã

được thể hiện trong mô hình và những bảng hỏi được sử dụng. Chi tiết mẫu từng bảng hỏi được để trong phần Phụ lục.

* Bảng hỏi ý kiến chuyên gia

Bảng hỏi thứ nhất dùng để lấy ý kiến các chuyên gia du lịch, phục vụ việc đánh giá liên kết phát triển du lịch tại các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ thông qua phần mô hình gốc giống như trong Dwyer và Kim (2003). Một bảng hỏi gồm các câu hỏi về thông tin cá nhân người được khảo sát và 118 nhận định, tương ứng với 118 tiêu chí trong mô hình đã được xây dựng. Thang đo Likert được sử dụng để cho điểm các tiêu chí.

Về nguyên tắc, những địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ có đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên, nguồn khách, sản phẩm du lịch biển, đảo được lựa chọn. Do vậy, tác giả đã khảo sát tất cả 05/06 tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ để có được cách nhìn tổng quát nhất.

* Bảng hỏi ý kiến du khách

Bảng hỏi thứ hai dùng để lấy ý kiến của du khách, phục vụ việc đánh giá liên kết phát triển du lịch tại các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ thông qua phần mở rộng của mô hình. Một bảng hỏi gồm các câu hỏi về thông tin cá nhân và chuyến thăm của du khách và 47 nhận định, tương ứng với 47 tiêu chí trong phần mở rộng của mô hình đã được xây dựng. Giống với bảng hỏi thứ nhất, thang đo Likert cũng được sử dụng để cho điểm các tiêu chí. Tuy nhiên, bảng hỏi thứ hai chỉ hỏi ý kiến của du khách đối với các tiêu chí của du lịch vùng Bắc Trung Bộ.

* Điều tra khảo sát

Nhằm có được số liệu đầu vào cho mô hình, hai bảng hỏi trên đây được chuyển đến lấy ý kiến từ các chuyên gia du lịch (nhà nghiên cứu, giảng viên, doanh nhân, nhân viên kinh doanh, cán bộ quản lý, v.v…) và du khách tại các điểm đến du lịch tại các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ. Việc khảo sát lấy ý kiến được tiến hành trong thời gian từ tháng 4-9 năm 2018. Nguyên tắc của việc lấy ý kiến du khách là lựa chọn ngẫu nhiên còn với chuyên gia là chọn một cách có chọn lọc. Sau đó, đối tượng khảo sát đều được đảm bảo hiểu chính xác nội dung từng câu hỏi trong bảng hỏi trước khi đưa ra trả lời.

3.3.3. Kết quả đánh giá dựa trên phần gốc của mô hình

Phần gốc của mô hình được đánh giá dựa vào kết quả điều tra, khảo sát, phỏng vấn lấy ý kiến từ những người được chọn lọc, có kinh nghiệm, kiến thức, hiểu biết về lĩnh vực du lịch. 150 bảng hỏi ý kiến chuyên gia đã được phát hành và đều nhận được phản hồi. Nhìn chung, các chuyên gia đều hiểu rõ và đưa ra trả lời khách quan, trung thực cho những câu hỏi từ quan điểm và góc nhìn của mình.

Một số đặc điểm cá nhân chính của các chuyên gia được hỏi ý kiến được trình bày trong bảng 3.8. Cụ thể, có hơn 60% chuyên gia là nam và gần 40% chuyên gia là nữ. Tuổi bình quân của các chuyên gia là 43 trong đó nhóm tuổi có tỷ trọng lớn nhất từ 41-50 (40%), theo sau bởi nhóm tuổi 31-40 (36%) và nhóm tuổi 51-60 (15,3%). Cơ cấu tuổi tác này phản ánh đúng mục tiêu hướng tới là những người còn đang làm việc, có đủ số năm kinh nghiệm và hiểu biết sâu sát tình hình thực tế.

Về trình độ của người được hỏi ý kiến, đại đa số có trình độ đại học và trên

đại học. Về nghề nghiệp của chuyên gia, những công việc được đưa ra là: quản lý nhà nước, kinh doanh, nghiên cứu - giảng dạy và nghề khác. Có nhiều chuyên gia trả lời đang làm hơn một công việc, nhất là vừa làm quản lý nhà nước, vừa làm nghiên cứu - giảng dạy. Trong những trường hợp này, một nghề nghiệp chính (thường là nghề nghiệp đầu tiên) sẽ được lựa chọn. Kết quả là có đến 60% làm quản lý nhà nước, gần 30% nghiên cứu, giảng dạy và 10% làm kinh doanh. Về địa bàn làm việc, sinh sống của người được hỏi ý kiến, do điều kiện thực tế, phần lớn đối tượng ở khu vực phía Bắc, trong đó tập trung nhiều nhất ở trung ương và các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ. Cụ thể, 30% đang làm việc cho các cơ quan trung ương. Tất cả 5 tỉnh được đánh giá đều có đại diện chuyên gia trả lời ý kiến.

Bảng 3.8. Đặc điểm cá nhân của chuyên gia được hỏi ý kiến

Giới tính

Nam

Nữ

61,3%

38,7%


Tuổi

Bình

quân

21-30

31-40

41-50

51-60

60+

43

6,0%

36,0%

40,0%

15,3%

2,7%


Trình độ

TPTH

Cao đẳng

Cử nhân

Thạc

sỹ

Tiến sỹ

QBác

1,3%

1,3%

24,7%

46,0%

24,7%

2,0%


Nghề nghiệp

Quản lý nhà

nước

Kinh doanh

Nghiên cứu -

Giảng dạy

khác

60,0%

10,0%

29,3%

0,7%


Nơi ở, làm việc chính

Trung ương

Thừa Thiên

– Huế

Thanh Hóa

Quảng Bình

Hà Tĩnh

Quảng Trị

Nghệ An


khác

30,0%

20,7%

5,3%

28%

4,7%

4,7%

4%

2,7%

(Nguồn: Điều tra của tác giả)

Để kiểm tra độ tin cậy của kết quả điều tra phỏng vấn, sự khác biệt về trả lời của các chuyên gia đối với từng tiêu chí cụ thể dựa trên đặc điểm cá nhân của họ sẽ được phân tích. Ví dụ, chuyên gia nam và chuyên gia nữ hay chuyên gia từ các địa phương khác nhau có trả lời khác nhau không đối với mỗi tiêu chí du lịch của từng tỉnh sẽ được kiểm tra... Cụ thể, những kiểm định giả thiết sau sẽ được thực hiện.

H0: µij|ddk = µij|ddl H1: µij|ddk ≠ µij|ddl

Trong đó µij là giá trị trung bình tiêu chí i (i=1...118, tương ứng với 118 câu hỏi trong bảng hỏi) của tỉnh j (j=Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình); dd là một đặc điểm cá nhân của người được phỏng vấn (dd=giới tính, tuổi, trình độ, nghề nghiệp, nơi ở/làm việc chính) và k, l là những mức, nhóm QBác nhau thuộc chung một đặc điểm (ví dụ nam hay nữ trong đặc điểm về giới tính).

Kết quả là trong phần lớn các trường hợp, ta đều không đủ cơ sở để loại bỏ giả thiết H0 tại mức ý nghĩa α=5%. Điều đó có nghĩa là đối với mỗi tiêu chí của

từng tỉnh, các chuyên gia có ý kiến đánh giá tương đối ít khác biệt mặc dù họ có thể khác nhau về nhiều đặc điểm cá nhân. Ngoài ra, độ lệch chuẩn đánh giá của các chuyên gia cũng tương đối nhỏ trong phần lớn các trường hợp.4

Do đó, ta có thể đi đến kết luận rằng ý kiến đánh giá của các chuyên gia là khá tập trung và ít bị ảnh hưởng bởi đặc điểm cá nhân của họ. Như vậy, kết quả điều tra, khảo sát có thể tin cậy và sử dụng được để so sánh, đánh giá liên kết du lịch của các địa phương.

Trong những phân tích kết quả đánh giá dưới đây, ngoài 118 tiêu chí riêng biệt tương ứng với 118 câu hỏi, tác giả còn tính toán và phân tích các tiêu chí tổng hợp bao gồm nhiều tiêu chí riêng biệt. Do chưa có điều kiện đánh giá mức đóng góp cụ thể của từng tiêu chí riêng biệt5, các tiêu chí tổng hợp được tính toán bằng bình quân giản đơn giá trị của từng tiêu chí thành phần.

3.3.3.1. Về các tài nguyên phát triển du lịch của vùng

Các tài nguyên phát triển du lịch của các tỉnh Bắc Trung Bộ được tổng hợp (bằng tính bình quân giản đơn) và thể hiện tại bảng 3.9.

Bảng 3.9. Đánh giá về các tài nguyên phát triển du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ


Số

quan sát

Bình quân

Độ lệch chuẩn

TH

NA

HT

TTH

QB

TH

NA

HT

TTH

QB

Bình quân chung


2,9

3,2

2,8

3,9

4,0

0,8

0,8

0,8

0,7

0,7

Các tài nguyên thừa kế

150

3,1

3,4

3,1

3,8

3,9

0,8

0,7

0,8

0,7

0,7

Các tài nguyên tạo thêm

150

2,6

2,8

2,4

3,9

3,9

0,9

0,9

0,8

0,7

0,7

Các yếu tố phụ trợ

150

3,0

3,4

3,0

4,1

4,1

0,8

0,7

0,8

0,6

0,6

(Nguồn: Điều tra của tác giả) Nghệ An đạt trên mức trung bình (3,2), Thanh Hóa (2,9), Hà Tĩnh (2,8), Thừa

Thiên - Huế (3,9), Quảng Bình (4,0). Trong ba chỉ số tổng hợp tài nguyên thì các tài nguyên thừa kế và yếu tố phụ trợ của Nghệ An đạt mức 3,4 trong khi các tài nguyên tạo thêm chỉ đạt 2,8. Độ lệch chuẩn bình quân các tiêu chí cũng tương đối thấp (chỉ khoảng 15%-30% giá trị bình quân), thể hiện sự tập trung trong kết quả trả lời của các chuyên gia. Chi tiết đánh giá từng loại tài nguyên được trình bày dưới đây.

* Về các tài nguyên thừa kế

Kết quả đánh giá của chuyên gia về các tài nguyên thừa kế được thể hiện tại Bảng 3.10. Nhìn chung, các tài nguyên thừa kế của các tỉnh Bắc Trung Bộ đạt mức giữa so với những địa phương được đánh giá và đạt trên mức bình quân (3,4). Trong tài nguyên thừa kế thì tài nguyên tự nhiên của các tỉnh Bắc Trung Bộ được đánh thấp hơn so với tài nguyên văn hóa, di sản (lần lượt là 3,2 và 3,5).

Cụ thể, trong phần lớn các tiêu chí về tài nguyên tự nhiên, đánh giá cao hơn (một chút) có các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh nhưng thấp hơn (khá nhiều) so với Thừa



4 Kết quả kiểm định các giả thiết và tính toán sẽ được cung cấp nếu có yêu cầu.

5 Tầm quan trọng của các tiêu chí thành phần được thể hiện qua trọng số trong tiêu chí tổng hợp. Trọng số cũng thường được tính toán dựa vào ý kiến của các chuyên gia.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2023