Điều này có nghĩa là hoạt động du lịch chủ yếu tập trung ở một số khu vực ven biển, cụm hang động chính của vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và nội đô Huế.
- Hiện trạng về các sản phẩm du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ được cung ứng ra thị trường:
Nỗ lực trong liên kết phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ thời gian qua tập trung trong khuôn khổ hợp tác phát triển hành lang Đông - Tây với các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan. Vùng đã có nhiều mô hình kinh doanh du lịch như: “Con đường di sản miền Trung”, “Hành trình kinh đô Việt cổ”, “Một ngày ăn cơm ba nước” v.v… Nội dung hợp tác chủ yếu tập trung vào các hoạt động thúc đẩy, tạo thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển của khách du lịch, các hoạt động liên kết trong hợp tác đầu tư phát triển sản phẩm du lịch, quảng bá xúc tiến, tiếp thị, đào tạo nguồn nhân lực v.v...
Bảng 3.3: Tình hình phát triển sản phẩm du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ từ năm 2000 đến nay
Sản phẩm chính | Sản phẩm phụ | |
Thanh Hóa | - Du lịch biển: nghỉ dưỡng biển Sầm Sơn - Du lịch văn hóa: tham quan, tìm hiểu văn hóa - lịch sử khu di tích Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, khu di tích văn hóa Hàm Rồng, Động Từ Thức - Đền Mai An Tiêm, suối cá Cẩm Lương - DLST: tham quan nghiên cứu hệ sinh thái vườn quốc gia Bến En, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. - Du lịch cửa khẩu: tham quan và du lịch quá cảnh cửa khẩu quốc tế Nà Mèo. | -Tham gia lễ hội truyền thống: lễ hội Lam Kinh, lễ hội Bà Triệu, Phủ Na, Đền Sòng, Mai An Tiêm. - Tìm hiểu di tích khảo cổ Đông Sơn. |
Nghệ An | - Du lịch biển: nghỉ dưỡng biển Cửa Lò, Hòn Mê… - DLST: tìm hiểu văn hóa - lịch sử, giáo dục khu di tích Kim Liên - Nam Đàn; - DLST: nghiên cứu hệ sinh thái VQG Pù Mát; - Du lịch cửa khẩu: tham quan và du lịch quá cảnh cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn. | - Tham gia lễ hội Đền Cuông; - Tham quan và du lịch khám phá đảo ven bờ; - Du thuyền sông Lam. |
Hà Tĩnh | - Du lịch biển: nghỉ dưỡng biển Thiên Cầm - Du lịch văn hóa: + Tham quan nghiên cứu khu di tích Nguyễn Du; + Văn hóa - giáo dục tại khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc; + Lễ hội chùa Hương Tích; | - DLST vườn quốc gia Vũ Quang, hồ Kẻ Gỗ; - Tham quan khu lưu niệm Trần Phú, Hà Huy Tập, cụm di tích |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Về Liên Kết, Hợp Tác Trong Phát Triển Ktdl
- Những Lợi Thế Và Hạn Chế Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế, Xã Hội Trong Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Ở Các Tỉnh Bắc Trung Bộ
- Thống Kê Một Số Thị Trường Khách Quốc Tế Đến Các Tỉnh Bắc Trung Bộ (2005 - 2011)
- Quy Mô Việc Làm Trong Kinh Tế Du Lịch Ở Các Tỉnh Bắc Trung Bộ (2000- 2011)
- Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Du Lịch Ở Các Tỉnh Bắc Trung Bộ Phân Theo Trình Độ (2005 - 2010)
- Cam Kết Gia Nhập Wto Của Việt Nam Về Dịch Vụ Du Lịch Và Dịch Vụ Liên Quan
Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.
Sản phẩm chính | Sản phẩm phụ | |
- Du lịch cửa khẩu: tham quan, mua sắm và du lịch quá cảnh cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. | thành phố Hà Tĩnh; - Tham quan làng nghề: làng mộc Thái Yên, làng rèn Trung Lương; - Du lịch leo núi - Núi Hồng | |
Quảng Bình | - DLST: Tham quan, nghiên cứu, thám hiểm hang động khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng; - Du lịch biển: nghỉ dưỡng, tắm biển ở Nhật Lệ, Đá Nhảy; - Du lịch văn hóa: tham quan cảnh quan, di tích lịch sử thành phố Đồng Hới; - Tham quan và du lịch quá cảnh cửa khẩu Cha Lo. | - Tham gia lễ hội truyền thống: lễ hội Bơi trãi, lễ hội Rằm tháng Ba; - Thể thao biển; - Nghỉ dưỡng, chữa bệnh suối nước nóng Bang; - DLST suối Mọoc. |
Quảng Trị | - Du lịch văn hóa: tham quan, nghiên cứu di tích lịch sử - cách mạng, giáo dục tâm linh và tri ân tại hệ thống di tích gắn với Chiến tranh chống Mỹ. - Du lịch biển: tắm biển ở Cửa Tùng, cửa Việt; - Du lịch cửa khẩu: tham quan, mua sắm và du lịch quá cảnh cửa khẩu Lao Bảo; - DLST: nghiên cứu sinh thái đảo Cồn Cỏ. | - Mua sắm - Ẩm thực |
Thừa Thiên - Huế | - Du lịch văn hóa: + Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa (tham quan quần thể di tích Cố đô, tìm hiểu văn hóa lịch sử, Nhã nhạc); + Du lịch tâm linh; + Ẩm thực. - Du lịch biển: nghỉ dưỡng, tắm biển ở Lăng Cô - Cảnh Dương; - Du lịch hội nghị, hội thảo, festival; - DLST Bạch Mã, Tam Giang. | - Du lịch theo dòng sông Hương; - Chữa bệnh, tắm khoáng Mỹ An; - Du lịch làng nghề; - Sinh thái nhà vườn. |
Nguồn: Viện NC & PT Du lịch.
3.2.5. Thực trạng về các mối quan hệ giữa KTDL với các ngành khác
* Thực trạng mối quan hệ giữa KTDL và ngành văn hoá
Mối quan hệ này được thể hiện rõ trong việc tổ chức khai thác các điểm di tích lịch sử - văn hoá phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch. Hiện nay, Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du Lịch được Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý các điểm di tích lịch sử - văn hóa để phục vụ khách đến tham quan. Nhưng tại nhiều điểm có
giá trị về mặt kinh tế và qui mô lớn như Sầm Sơn, Lam Kinh, Cửa Lò, Làng Sen quê Bác, Cố đô Huế… du khách đến không chỉ đơn thuần để tham quan các di tích, mà còn để chiêm ngưỡng các thắng cảnh xung quanh hoặc cần được thoả mãn một số dịch vụ du lịch khác như đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi, mua sắm,... Nhưng do chưa có được sự thống nhất trong công tác tổ chức khai thác các sản phẩm du lịch nên ở nhiều nơi đã xảy ra tình trạng tranh giành khách, thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ di tích, cảnh quan v.v... Điều này đã làm tổn hại không chỉ về mặt kinh tế, mà còn để lại những ấn tượng không tốt trong lòng du khách, làm giảm đáng kể tính hấp dẫn của điểm du lịch.
Thực trạng mối quan hệ giữa KTDL và ngành lâm nghiệp
Thực tế cho thấy, trong việc khai thác các tài nguyên sinh vật, đặc biệt tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên là những minh chứng điển hình thể hiện mối quan hệ giữa KTDL và ngành lâm nghiệp. Điều này được thể hiện rõ trong hoạt động du lịch tại vườn quốc gia Bạch Mã, khu bảo tồn thiên nhiên như Vườn quốc gia Bến En, Phong Nha - Kẻ Bàng... những nơi chưa có được sự thống nhất chung trong việc khai thác các tiềm năng du lịch, chưa có qui hoạch rõ nét những khu vực có thể khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch để phối hợp trong công tác bảo vệ đầu tư, tu bổ và cải tạo.
Thực trạng mối quan hệ giữa KTDL và ngành giao thông vận tải
Việc khai thác những lợi thế bờ biển để phát triển những khu nghỉ dưỡng, bãi tắm biển và phát triển giao thông vận tải biển là sự thể hiện rõ nét mối quan hệ giữa KTDL và ngành giao thông vận tải. Các tỉnh Bắc Trung Bộ là vùng có nhiều điều kiện lý tưởng để phát triển giao thông biển với hệ thống các cảng nước sâu. Bên cạnh đó, khu vực này cũng là vùng tập trung nhiều bãi tắm đẹp lý tưởng. Chẳng hạn, trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thừa Thiên - Huế thời kỳ 1996-2010 được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quyết định số 368QĐ/UBND (ngày 07/3/1996) đã xác định Cảnh Dương là một điểm du lịch cực quan trọng của tam giác tăng trưởng du lịch: Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô. Đồng thời, Cảnh Dương còn là khu vực có bãi biển sạch và đẹp vào loại nhất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên, hiện nay tại đây đang xây dựng phát triển dự án cảng nước sâu. Như vậy, thực tế đã và
đang nảy sinh mâu thuẫn giữa hai ngành trong khai thác tài nguyên ở khu vực này cần được giải quyết một cách thỏa đáng [22, tr.26-27].
Thực trạng mối quan hệ giữa KTDL và ngành thuỷ lợi, thuỷ sản
Mối quan hệ trên được thể hiện trong việc khai thác các hồ chứa nước lớn, các đầm phá ven biển. Với ưu thế về mặt thoáng lớn, có sự điều hoà tiểu khí hậu và cảnh quan đẹp nên hiện nay hệ thống các hồ chứa và đầm phá đang là đối tượng nghiên cứu để khai thác phục vụ các hoạt động du lịch: nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí… ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Điển hình là các điểm du lịch: hồ Phú An, hồ Thanh Bàn, đầm Cầu Hai, phá Tam Giang… có khả năng khai thác đưa vào danh mục các sản phẩm du lịch để phục vụ du khách. Tuy nhiên, trên thực tế ở một số nơi đã có qui hoạch du lịch nhưng do chưa có sự thống nhất trong khai thác nên nhiều điểm khi đưa vào khai thác du lịch đã bị những tác động không có lợi từ các hoạt động thuỷ lợi, nuôi trồng thuỷ sản nên đã bị ảnh hưởng không nhỏ về mặt kinh tế.
Thực trạng mối quan hệ giữa KTDL và công nghiệp trong khai thác tài nguyên khoáng sản, vật liệu xây dựng.
Hiện nay, ở một số nơi trên địa bàn miền núi các tỉnh Bắc Trung Bộ, việc khai thác đá, san hô làm vôi, xi măng đã đang ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường du lịch. Mặc dù, việc phát triển KTDL không đồng nghĩa với việc nghiêm cấm khai thác tài nguyên phục vụ phát triển công nghiệp. Nhưng vấn đề là ở chỗ cần có sự thống nhất trong việc chọn vị trí và phương thức khai thác sao cho có hiệu quả nhất về kinh tế và có lợi nhất trong việc bảo vệ cảnh quan môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững của các ngành KT - XH. Nhưng trên thực tế cho đến nay vấn đề này vẫn đang còn bỏ ngõ.
Tựu chung, những vấn đề nảy sinh trong quá trình khai thác tài nguyên giữa KTDL với một số ngành kinh tế, văn hoá…là tất yếu vì thường trong quy hoạch phát triển ngành dưới phạm vi lãnh thổ tỉnh hoặc vùng, lợi ích của ngành sẽ được đặt lên trên, mặc dù trong một số trường hợp các dự án chưa được nghiên cứu một cách toàn diện với sự tham gia của các ngành có liên quan. Vấn đề này chỉ có thể được giải quyết nếu có sự quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH trên quan điểm khai thác tối ưu tiềm năng tài nguyên, đảm
bảo sự phát triển bền vững gắn với bảo vệ cảnh quan môi trường và những di sản thiên nhiên, lịch sử, văn hoá của Việt Nam nói chung và các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng.
3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH TẾ DU LỊCH Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY
3.3.1. Kết quả đạt được của kinh tế du lịch Bắc Trung Bộ trên các lĩnh vực
- Thu nhập từ khách du lịch tăng đáng kể.
Nhìn chung, thu nhập từ khách du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ tăng lên rõ rệt qua các năm. Năm 2000, tổng thu nhập từ khách du lịch đạt 507,3 tỷ đồng, đến năm 2005 đạt mức 1.318,8 tỷ đồng, năm 2008 đạt 2.937,9 tỷ đồng và đến cuối năm 2011 con số đó đã đạt 5.233,8 tỷ đồng, gấp 10,3 lần so với năm 2000 (bảng 3.4).
Bảng 3.4: Thu nhập từ khách du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (2000 - 2011)
Đơn vị: Tỷ đồng
Thanh Hóa | Nghệ An | Hà Tĩnh | Quảng Bình | Quảng Trị | TT - Huế | Tổng của Vùng | % tăng giảm | |
2000 | 84,1 | 135,3 | 51,4 | 18,5 | 28,0 | 190,0 | 507.3 | |
2001 | 101,5 | 114,0 | 53,1 | 21,7 | 18,1 | 232,0 | 540.4 | 6.5 |
2002 | 126,3 | 131,8 | 63,0 | 26,5 | 22,7 | 302,0 | 672.3 | 24.4 |
2003 | 141,1 | 155,2 | 78,0 | 35,1 | 31,9 | 280,0 | 721.3 | 7.3 |
2004 | 160,0 | 230,2 | 95,7 | 60,0 | 40,8 | 368,0 | 954.7 | 32.4 |
2005 | 245,9 | 346,7 | 54,4 | 67,8 | 60,7 | 543,4 | 1.318,9 | 38.1 |
2006 | 385,0 | 419,5 | 71,6 | 80,2 | 78,0 | 731,3 | 1.765,6 | 33.9 |
2007 | 523,5 | 532,9 | 95,4 | 111,4 | 105,3 | 1.060,3 | 2.428,8 | 37.6 |
2008 | 755,0 | 686.7 | 120,1 | 115, 2 | 120,0 | 1.143,5 | 2.138,6 | -11.9 |
2009 | 910,0 | 720,0 | 155,8 | 137,0 | 660,0 | 1.203,0 | 3.785,8 | 77.0 |
2010 | 1.200,0 | 1.003,0 | 223,0 | 150,0 | 790,0 | 1.381,0 | 4747 | 25.4 |
2011 | 1.530,0 | 1.300,0 | 265,0 | 256,8 | 225,0 | 1.657,0 | 5.233,8 | 10.3 |
Nguồn: - Số liệu: Viện NC & PT Du lịch
- Xử lý: Nghiên cứu sinh
Mặc dù, năm 2003 tuy bị ảnh hưởng của bệnh dịch cúm gà, dịch SAR và khủng hoảng kinh tế nhưng tổng thu nhập từ khách du lịch của toàn vùng
vẫn đạt con số là 721,3 tỷ đồng (tăng 7,3 % so với năm 2002). Và từ năm 2008 đến nay, do ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu nên mức thu nhập từ khách du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ cũng đã giảm đi đáng kể. Nếu năm 2007 mức tăng so với năm 2006 là 37,6% thì đến năm 2008 con số đó chỉ còn là -11.9%.
So sánh với cả nước, tổng thu nhập từ khách du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong thời gian qua vẫn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn (trung bình khoảng 4,02 tổng thu nhập từ khách du lịch cả nước, chỉ cao hơn vùng đồng bằng Sông Cửu Long 3,0% và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ 3,97%). Tuy nhiên, vùng này lại là vùng có tốc độ tăng trưởng thu nhập từ khách du lịch bình quân khá nhanh 23,6%/ năm trong giai đoạn 2000 - 2011 [58, tr.37], chỉ xếp sau vùng trung du miền núi phía Bắc, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên - là những vùng KTDL phát triển bởi có những sản phẩm du lịch đặc thù. Điều đó cho thấy, sức hấp dẫn cũng như triển vọng KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (biểu đồ 3.6).
Biểu đồ 3.6: So sánh tổng thu nhập từ khách du lịch khu vực Bắc Trung Bộ với các khu vực khác (2000 - 2011)
Đơn vị tính: tỷ đồng
Nguồn: Viện NC & PT Du lịch.
- Cơ cấu tổng thu nhập từ khách du lịch đã có sự thay đổi mạnh trong cơ cấu cơ cấu thu nhập chung ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Hiện nay, nguồn thu từ các dịch vụ lữ hành - vận chuyển và vui chơi giải trí tăng mạnh. Số liệu thống kê cho thấy, doanh thu từ dịch vụ lữ hành - vận chuyển đã tăng từ 2,67% vào năm 2009 lên 3,1% vào năm 2011; thu nhập từ dịch vụ vui chơi giải trí tăng từ 3,25% năm 2009 lên 9,85% năm 2011. Tuy nhiên, dịch vụ ăn uống, bán hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn (xấp xỉ 40% trong tổng thu nhập từ khách du lịch) (biểu đồ 3.7).
Biểu đồ 3.7: Cơ cấu tổng thu nhập từ khách du lịch của các tỉnh Bắc Trung Bộ (2009 - 2011)
Đơn vị tính: tỷ đồng
Nguồn: Viện NC & PT Du lịch.
Như vậy, cho đến nay nếu xét trên góc độ tổng thể thì thu nhập của KTDL không thua kém những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: gạo, hàng may mặc, giầy dép. Hơn nữa, KTDL ở Bắc Trung Bộ là một ngành còn rất non trẻ, trong khi nông nghiệp, thủ công nghiệp là những ngành kinh tế truyền thống
có từ lâu đời. Thực tế cho thấy, nếu tổ chức kinh doanh tốt và có môi trường thuận lợi hơn thì có thể còn phát huy nhiều hơn nữa tiềm năng cho phát triển KTDL của các tỉnh trong vùng.
- Cơ cấu tổng thu nhập từ khách du lịch phân theo các thành phần kinh tế cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực.
Từ năm 2006 đến nay, mức độ đóng góp của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng trong khi mức đóng góp của thành phần kinh tế nhà nước trong KTDL gần như là không thay đổi (biểu đồ 3.8). Điều đó, chứng tỏ sự chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế đang chuyển biến theo hướng mở rộng các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, tăng cường xã hội hóa trong KTDL. Đặc biệt, trong xu thế HNKTQT hiện nay khi mà các DNDL vừa và nhỏ luôn đổi mới, năng động, sáng tạo, dễ thích ứng với thị trường thì luôn đạt hiệu quả cao, còn các DNDL thuộc sở hữu nhà nước với bộ máy tổ chức quá kồng kềnh sẽ chậm đổi mới, khó thích ứng với xu thế của thời đại thì hiệu quả kinh tế đem lại không cao. Như vậy, sự chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế trong KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ hiện nay là tích cực, phù hợp với xu thế HNKTQT.
Biểu đồ 3.8: Cơ cấu tổng thu nhập từ khách du lịch của các tỉnh Bắc Trung Bộ phân theo các thành phần kinh tế (2006 - 2011)
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: - Niên giám thống kê của các tỉnh Bắc Trung Bộ
- Xử lý: Nghiên cứu sinh