Tiềm Năng Và Lợi Thế Của Du Lịch Vùng Bắc Trung Bộ

du lịch đóng vai trò tất yếu.Kinh nghiệm các mô hình phát triển du lịch ở Malayxia và Thái Lan đã cho thấy thành công của liên kết vùng du lịch chính là sự tham gia của khu vực tư nhân. Quá trình mở đường của các cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả thực chất, cần nhanh chóng lôi cuốn sự tham gia của các doanh nghiệp. Kinh nghiệm tại các địa phương tại Việt Nam cũng cho thấy, nếu các doanh nghiệp đủ mạnh, họ sẽ chủ động trong hoạt động này. Tại những vùng mà các doanh nghiệp có quy mô không lớn, cần chú trọng việc khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp từng bước tham gia, chủ động đóng góp ý kiến và quyết định các hình thức và nội dung liên kết.

Liên kết vùng du lịch cần có những đầu tư mang tính liên kết địa phương trong vùng. Các dự án đầu tư này trước hết là từ Nhà nước, tập trung vào các vấn đề cơ bản trong phát triển cơ sở hạ tầng như đường giao thông. Cũng cần thiết có những dự án mang tính hỗ trợ phát triển du lịch chung trong vùng, tạo ra những sợi dây liên kết du lịch ban đầu, làm tiền đề để hình thành mối quan hệ liên kết vùng du lịch, từ đó huy động sự tham gia của khu vực tư nhân.

Thứ bảy, cần chú trọng cách tiếp cận bao trùm lợi ích, cam kết và đại diện của các bên trong các hoạt động liên kết du lịch.

Liên kết vùng du lịch đòi hỏi cách tiếp cận bao trùm lợi ích các bên. Việc cam kết và thực hiện các cam kết của các bên cũng đóng vai trò rất quan trọng. Đây là một hạn chế ở nhiều địa phương tại Việt Nam. Tính cam kết của các bên, cơ quan quản lý Nhà nước cho tới các doanh nghiệp cần thiết phải được đẩy mạnh. Cần tạo ra những cơ chế cho việc xây dựng, kiểm tra việc thực hiện các cam kết này. Các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, ban điều phối, với sự tham gia của đại diện các bên là mô hình quan trọng trong việc điều hành hoạt động liên kết vùng du lịch.

Mặt khác, liên kết vùng du lịch cần được tiếp cận ở cả góc độ chính sách, quản lý cũng như hoạt động kinh doanh, bao trùm hoạt động của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp tại các địa phương trong vùng, cách tiếp cận bao trùm, hướng tới hiệu quả phát triển du lịch cần được đặt ra trong quá trình thực hiện liên kết vùng du lịch. Liên kết vùng du lịch không chỉ là liên kết về chính sách mà cả hoạt động đầu tư, không chỉ với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước mà cả khu vực tư nhân, không chỉ là định hướng mà cả những chương trình cụ thể như định vị, xây dựng thương hiệu, mạng lưới sản phẩm.v.v.

Chương 3

THỰC TRẠNG LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CÁC TỈNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ


3.1. Tiềm năng và lợi thế của du lịch vùng Bắc Trung Bộ

3.1.1. Vị trí địa lý

Trong tổ chức lãnh thổ phát triển du lịch Việt Nam, theo định hướng chiến lược mới được phê duyệt, vùng Bắc Trung Bộ là vùng tiếp giáp với các vùng trung du miền núi Bắc Bộ, vùng đồng Bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc và vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Vùng Bắc Trung Bộ có diện tích 51.524,6km2, dân số thống kê năm 2019 là 10.189,6 nghìn người, vùng Bắc Trung Bộ bao gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.

Đây là vùng có vị trí địa lý đặc biệt, có lãnh thổ kéo dài, địa hình phức tạp, nằm gọn trên dải đất hẹp nhất của Việt Nam, là cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam, với nước bạn Lào, Campuchia, có nhiều vũng nước sâu và cửa sông có thể hình thành cảng lớn nhỏ phục vụ việc giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các tỉnh trong vùng, với các vùng trong nước và quốc tế. Đây là vùng mà tất cả các tỉnh đều giáp biển, là lợi thế mà không phải vùng nào cũng có được.

3.1.2. Tài nguyên du lịch

Bắc Trung Bộ là vùng tài nguyên du lịch vô cùng đa dạng, phong phú với dải bờ biển dài khoảng 670 km, thiên nhiên hoang sơ và giàu những nét văn hóa đặc sắc. Bắc Trung Bộ nổi tiếng với các bãi biển đẹp như: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Nhật Lệ (Quảng Bình), Cửa Tùng (Quảng Trị), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên

– Huế)...; các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia: Bến En (Thanh Hóa), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang, Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), Phong Nha – Kẻ Bàng, Sơn Đoòng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế)... Với tiềm năng sinh thái rừng và biển phong phú, đa dạng, các tỉnh Bắc Trung Bộ có điều kiện lý tưởng để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và thể thao mạo hiểm.

Trong tổng số 28 di sản thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận tính đến năm 2020 thì đã có 7 di sản thuộc vùng Bắc Trung Bộ: Quần thể di tích cố đô Huế; Vườn Quốc giá Phong Nha – Kẻ Bàng; Nhã nhạc cung đình Huế; Mộc bản triều Nguyễn; Thành nhà Hồ (Thanh Hóa); Ví dặm Nghệ Tĩnh; Châu bản Triều Nguyễn. Hệ thống các di sản thế giới này tạo nên sự khác biệt nổi trội của Bắc Trung Bộ so với các vùng khác trong cả nước. Nơi đây còn có các lễ hội độc đáo như: Lễ hội Lam Kinh (Thanh Hóa); lễ hội đền Cuông (Nghệ An); lễ hội điện Hòn Chén (Thừa Thiên – Huế); Festival Huế,... Bắc Trung Bộ còn là nơi cư trú của 25 dân tộc khác nhau với kho tàng văn hóa dân gian phong phú, đa dạng, trong đó nổi bật là các điệu hò sông nước đặc trưng như: Hò sông Mã (Thanh Hóa), hò ví dặm (Nghệ Tĩnh), hò khoan (Quảng Bình), hò mái nhì (Quảng Trị) và hò Huế.

Ngoài ra, ở đây còn có rất nhiều di tích gắn với lịch sử chiến tranh: Thành cổ Quảng Trị, nghĩa trang Trường Sơn, địa đạo Vĩnh Mốc, Khe Xanh, cầu Hiền Lương... Khu vực tập trung nhiều di tích nhất và cũng là nơi chứa đựng nhiều lớp nghĩa nhất là cố đô Huế. Trong kho tàng di sản văn hóa của đất nước, trải qua bao biến động thăng trầm của thời gian, có thể thấy Huế là nơi duy nhất còn bảo tồn được tổng thể kiến trúc của một kinh đô nước Việt. Huế hiện nay được coi là một kho tàng sử liệu đồ sộ, một

di sản văn hóa độc đáo với đầy đủ hệ thống thành quách, cung điện, đền miếu, lăng tẩm, chùa chiền...

Bên cạnh đó, Bắc Trung Bộ còn được biết đến là một vùng đất giàu giá trị văn hóa truyền thống với những làn điệu ca mua nhạc vừa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, vừa lại giàu sắc thái riêng như hò sông Mã, hát sẩm xoan (Thanh Hóa); hát ví dặm, hát phường vải (Nghệ An); ca trù Cổ Đam, hò chèo cạn Nhượng Ban (Hà Tĩnh); hò khoan Quảng Bình, hò bài chòi, ca trù (Quảng Bình),.. đặc biệt là nhã nhạc cung đình Huế - đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thế của nhân loại.

Những thế mạnh về tài nguyên du lịch là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch của vùng Bắc Trung Bộ. Mục tiêu phát triển du lịch của Bắc Trung Bộ đến năm 2030 là thu hút 14 triệu lượt khách quốc tế, 17 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch đạt 3,6 tỷ USD; phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong vùng, là trọng điểm phát triển du lịch của cả nước.

3.1.3. Cơ sở hạ tầng

Vùng Bắc Trung Bộ có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường hàng khong tương đối phát triển, kết nối toàn bộ 6 tỉnh thuộc vùng là ba tuyến quan trọng trên trục giao thông Bắc – Nam là đường quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam và đường Hồ Chí Minh. Ngoài ra, vùng cũng có nhiều sân bay, trong đó quan trọng nhất là sân bay Phú Bài (Thừa Thiên – Huế), Vinh và Đồng Hới. Nhìn chung, so với cả nước, các tuyến giao thông đường bộ của vùng Bắc Trung Bộ tương đối thuận lợi, thường xuyên được bảo trì, nâng cấp nên có chất lượng tốt. Tuy nhiên, do tác động của thiên tai, bão lũ nên giao thông còn gặp nhiều khó khăn vào mùa mưa bão.

Bắc Trung Bộ có tuyến hành lang kinh tế Động – Tây (EWEC) đi qua 4 nước Myanmar – Thái Lan – Lào – Việt Nam đang phát triển mạnh, là nhân tố động lwucj để phát triển kinh tế khu vực. Đây là một trong những điều kiện vô cùng thuận lợi để có thể đẩy mạnh hợp tác với các nước bạn trong phát triển du lịch qua các cửa khẩu đường bộ. Toàn vùng cũng đang dần hình thành một tuyến đường du lịch chạy dọc ven biển, tuy nhiên vẫn còn khó khăn ở một số địa phương và khó khăn trong việc khớp nối toàn bộ tuyến đường để tạo thành một trục đường quan trọng chạy song song với quốc lộ 1A. Sự hình thành con đường này sẽ tạo điều kiện thuận lợi đặc biệt trong việc phát triển du lịch toàn vùng.

3.1.4. Vị trí Vùng du lịch Bắc Trung Bộ trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước và quốc tế

Nằm ở dải đất miền trung Việt Nam, nơi giao lưu của hai nền văn minh Đông Sơn và Sa Huỳnh, nơi còn nhiều dấu di tích lịch sử, di tích cách mạng và cũng là nơi có dải ven biển sạch đẹp nổi tiếng từ Nhật Lệ (Quảng Bình), Lăng Cô (Huế) đến đô thị cổ Hội An, hứa hẹn sự phát triển du lịch mạnh mẽ của vùng. Đặc biệt, đây cũng là vùng đất văn hóa quan trọng của Việt Nam, là nơi có 4 di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Thánh địa Mỹ Sơn.

Trong những năm qua, ngành Du lịch dịch vụ đã đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của vùng, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nhiều địa phương thuộc Vùng du lịch Bắc Trung Bộ theo xu hướng tăng tỷ trọng du lịch - dịch vụ. Điều đó thể hiện sự khởi sắc của nền kinh tế dựa vào các lợi thế so sánh. Từ năm 2018 doanh thu của ngành du lịch đạt 34.125 tỷ đồng. Tỷ lệ đóng góp của du lịch

- dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của các địa phương năm 2018 từ 24,4% đến 34,2% (tính cả du lịch và các ngành dịch vụ khác)

Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của nhiều địa phương vùng du lịch Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã xác định rõ vai trò quan trọng có tính quyết định của du lịch – dịch vụ thông qua mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương. Hầu hết các địa phương trong vùng đã xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: Công nghiệp - Du lịch, dịch vụ - Nông nghiệp và đã xác định hướng đưa ngành du lịch, dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn hoặc ngành kinh tế mạnh. Như vậy: Du lịch dịch vụ sẽ đóng vai trò quyết định trong nền kinh tế của các địa phương.

Bảng 3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bắc Trung Bộ thời kỳ 2011 - 2018

(ĐVT: %)

TT

CÁC NGÀNH

Năm

2011

Năm

2014

Năm

2018

1.

Nông lâm, thủy sản

6,82

5,16

4,31

2.

Công nghiệp - Xây dựng

34,80

37,80

38,60

3.

Du lịch - dịch vụ

49,77

48,58

48,47


TỔNG SỐ

100,0

100,0

100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

(Nguồn: Tổng Cục Thống kê và tổng hợp của tác giả) [62]

Biểu đồ 3 1 So sánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bắc Trung Bộ giai đoạn 2011 1

Biểu đồ 3.1. So sánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bắc Trung Bộ giai đoạn 2011 - 2018‌

Đối với khu vực Đông Nam Á và thế giới, các địa phương Vùng du lịch Bắc Trung bộ (VDLBTB) có vai trò quan trọng về “địa – chính trị” và “địa - kinh tế”, cửa ngõ hướng ra biển Đông của khu vực Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương. Chính vì vậy, để thúc đẩy sự phát triển của khu vực này và ngày 9 tháng 7 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1114/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế

- xã hội vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền Trung đến năm 2020. Quy hoạch xây dựng mục tiêu cho từng tiểu vùng: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định); tiểu vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị); và tiểu vùng Nam Trung Bộ (Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận); khu vực miền núi phía Tây của các tỉnh, thành phố trong Vùng. Việc phát triển các Khu kinh tế được gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng địa phương.

Vị trí chiến lược của các địa phương trong VDLBTB càng được khẳng định khi tuyến "hành lang kinh tế Đông Tây" (EWEC) được thành lập và triển khai. Đây là tuyến giao thông dài 1450 km đi qua bốn nước. Bắt đầu từ thành phố cảng Mawlamyine đến cử khẩu Myawaddy (Myanma), đi qua bảy tỉnh của Thái Lan tới Lào và cuối cùng đến Việt Nam (chạy từ cửa khẩu Lao Bảo qua các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế tới cảng Đà Nẵng). Tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây đã được hoàn thành cuối năm 2006 đã đem lại cơ hội cho các quốc gia trên tuyến đường đẩy mạnh hợp tác khu vực và nâng cao mức sống cho nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư và buôn bán qua biên giới, đa dạng hóa hoạt dộng kinh tế và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển du lịch.

Trong lĩnh vực du lịch, việc phát triển du lịch tại Vùng du lịch Bắc Trung Bộ sẽ thúc đẩy hoạt động du lịch liên vùng, liên quốc gia. Kết hợp với du lịch vùng miền Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan tạo thành điểm nhấn du lịch của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam từ tháng 12/2006, khi chính thức thông tuyến EWEC, du lịch đường bộ xuyên các nước đã khởi sắc. Du khách đến Việt Nam từ Lào, Campuchia, Thái Lan vào các tỉnh miền Trung tăng nhanh qua các năm.

Với việc đầu tư tập trung đầu tư các dự án trọng điểm vào các địa phương Bắc Trung Bộ như: trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ; cảng biển nước sâu, sân bay quốc tế, giao thông xuyên Việt, xuyên á. Đặc biệt, với việc hình thành các khu kinh tế mở như: Chu Lai, Dung Quất, Chân Mây … kéo theo sự hình thành các khu đô thị Công nghiệp – Thương mại - Dịch vụ du lịch; Nó đem lại một nguồn sinh lực mới cho khu kinh tế trọng điểm miền Trung và tạo ra các tiền đề quan trọng cho sự phát triển ngày càng hoàn chỉnh của khu vực này.

Để khai thác tối đa lợi thế của miền Trung, Tổng cục du lịch (TCDL) đã xác định các tuyến du lịch trọng điểm gồm: Con đường Di sản thế giới, Con đường xanh Tây Nguyên, Con đường huyền thoại - đường mòn Hồ Chí Minh; Tuyến hành lang Đông - Tây...

Cùng với việc đầu tư phát triển các dự án trọng điểm về du lịch và việc mở rộng các đường bay thẳng từ sân bay Quốc tế Đà Nẵng đến các nước trên thế giới sẽ tạo điều kiện cho việc thu hút du khách đến vùng. Nhiều chuyên gia du lịch và tập đoàn FujiKen (Nhật Bản) nhận định: "Việc phát triển Bắc Trung Bộ sẽ tạo điều kiện nối kết với hai trung tâm du lịch lớn là Hà Nội và TP. HCM, đặc biệt sẽ tạo sự nối kết mạnh với du lịch Lào và Đông Bắc Thái Lan". Điều này sẽ góp phần tạo nên điểm đến hấp dẫn ở khu vực Đông nam Á và Châu Á Thái Bình Dương và nếu “Định hướng đúng và làm tốt có thể tạo nên “ cực du lịch” hấp dẫn ở khu vực và có sức thu hút mạnh đối với du khách trên thế giới”.

Tóm lại: Vùng du lịch Bắc Trung Bộ là một vùng đất không chỉ có cảnh quan đẹp do thiên nhiên ưu đãi mà còn có lịch sử, xã hội, văn hóa biến động phức tạp. Là nơi hội nhập các luồng văn hóa tư tưởng khác nhau với sự pha tạp các dân tộc khác nhau. Chính sự pha trộn đó làm cho các địa phương trung vùng trở thành nét đặc thù về lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam. Với lợi thế so sánh của mình, việc phát triển hoạt động du lịch tại vùng thực sự có vai trò quan trọng nó không chỉ đóng góp vào sự phát triển du lịch của cả nước mà còn thúc đẩy sự phát triển du lịch ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương.

3.1.5. Thực trạng phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ

* Thị trường khách du lịch

Số lượng khác du lịch đến khu vực Bắc Trung Bộ ngày một tăng. Bảng 3.2 dưới đây thể hiện số lượng khách du lịch đến vùng Bắc Trung Bộ trong giai đoạn từ 2011 – 2018.


Bảng 3.2. Lượng khách du lịch đến các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ

(ĐVT: lượt khách)



TT


Địa phương


Năm 2011


Năm 2015


Năm 2018

Nội địa

Quốc tế

Tổng cộng

Nội địa

Quốc tế

Tổng cộng

Nội địa

Quốc tế

Tổng cộng

1

Thanh Hóa

3 322 000

43 000

3 365 000

5 403 000

127 000

5 530 000

8 020 000

230 000

8 250 000

2

Nghệ An

2 642 048

98 285

2 740 333

3 485 542

64 450

3 549 992

5 942 000

128 000

6 070 000

3

Hà Tĩnh

709 531

11 849

721 380

1 500 000

22 950

1 522 950

3 675 000

25 000

3 700 000

4

Quảng Bình

936 440

24 980

961 420

994 060

47 330

1 041 390

3 700 000

200 000

3 900 000

5

Quảng Trị

909 000

157 000

1 066 000

1 453 000

197 000

1 650 000

1 647 000

168 000

1 815 000

6

Thừa Thiên

- Huế

1 247 955

806 415

2 054 370

2 103 480

1 023 015

3 126 495

2 300 000

1 950 000

4 250 000

Cộng cả vùng

9 766 974

1 141 529

10 908 503

14 939 082

1 481 745

16 420 827

25 284 000

2 701 000

27 985 000

(Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển du lịch các năm - Sở VHTT & DL các tỉnh)[62]


58

Năm 2011 cả vùng Bắc Trung Bộ đón được 10.908.503 lượt khách du lịch, năm 2018 lượng khách đến các tỉnh này đã là 27.985.000 lượt khách, tăng 156,54%. Trong đó, lượng khách nội địa năm 2018 tăng so với năm 2011 là 158,87%; lượng khách quốc tế năm 2018 tăng so với năm 2011 là 136,61%. Trong 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, tỉnh Quảng Bình có lượng khách du lịch nội địa và quốc tế tăng nhanh nhất cả về số tuyệt đối và số tương đối.

Biểu đồ 3 2 So sánh lượng khách du lịch nội địa đến các tỉnh vùng Bắc 2

Biểu đồ 3.2. So sánh lượng khách du lịch nội địa đến các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ qua các năm (ĐVT: lượt khách)

Biểu đồ 3 3 So sánh lượng khách du lịch quốc tế đến các tỉnh vùng Bắc 3

Biểu đồ 3.3. So sánh lượng khách du lịch quốc tế đến các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ qua các năm (ĐVT: lượt khách)

Khách du lịch quốc tế đến vùng Bắc Trung Bộ phân bố không đều theo lãnh thổ. Phần lớn khách đến Huế vì nơi đây tập trung các tài nguyên du lich, có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối tốt. Thị trường khách du lịch quốc tế đến vùng du lịch Bắc Trung Bộ cũng đang có sự chuyển dịch. Nếu như trước đây, khách

du lịch chính đến vùng là khách từ các nước Đông Âu và Liên Xô cũ, thì ngày nay chủ yếu là khách du lịch đến từ các nước Tây Âu như Pháp, Đức; các nước Bắc Mỹ; các nước châu Á – Thái Bình Dương như Nhật Bản và các nước ASEAN. Mục đích chuyến đi của khách du lịch quốc tế đến vùng Bắc Trung Bộ cũng rất đa dạng, nhưng chủ yếu là du lịch thuần túy, khách du lịch có mục đích thương mại và các mục đích khác là không đánh kể. Hiện nay, vùng Bắc Trung Bộ mỗi năm đón khoảng hơn 2 triệu lượt khách quốc tế (năm 2018 đón 2.701.000 lượt khách quốc tế).

Khách du lịch nội địa đến vùng Bắc Trung Bộ trong thời gian qua cũng tăng đáng kể. Mục đích của khách nội địa cũng rất đa dạng, nhưng chủ yếu là tham quan di tích lịch sử như các di tích triều Nguyễn ở cố đô Huế, động Phong Nha, quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp,.. Ngoài ra, khách du lịch nội địa còn có mục đích lễ hội – tín ngưỡng, tắm biển, tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch công vụ.

Bảng 3.3. Doanh thu từ du lịch của các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ

(ĐVT: tỷ đông)


Tỉnh

Năm

So sánh

2011

2014

2015

2018

Tổng

cộng

2015/2011

2018/2011

Thanh Hóa

2 245

3 690

5 180

10 605

21 720

230,73

472,38

Nghệ An

1 004

2 093

2 382

7 410

12 889

237,30

738,19

Hà Tĩnh

256

306

400

5 601

6 563

156,25

2187,89

Quảng Bình

403

2 871

3 235

4 485

10 993

803,48

1114,01

Quảng Trị

946

1 270

1 300

1 624

5 140

137,42

171,67

Thừa Thiên - Huế

4 910

4 833

4 750

4 950

19 442

96,73

100,81

Cộng

9 763

15 062

17 246

34 675

76 747

176,64

355,15

(Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển du lịch các năm - Sở VHTT & DL các tỉnh) [62]


Nhìn chung, doanh thu du lịch của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ có tốc độ tăng hết sức nhanh trong hơn một thập kỷ qua. Bảng 3.3 cho thấy con số này đã vươn lên từ mức rất thấp 9.763 tỷ đồng năm 2011 lên tới hơn 34 675 tỷ đồng năm 2018, đạt tốc độ tăng 55,15% của năm 2018 so với năm 2011. Tuy vậy, mức chi tiêu bình quân hàng ngày của mỗi du khách còn khá thấp, mới đạt mức 330 nghìn đồng năm 2012 và 417 nghìn đồng năm 2018.. Nếu tính cả trượt giá thì dường như mức chi tiêu hàng ngày trên đầu du khách hầu như không tăng trong hơn mười năm qua. Thực tế này cho thấy thành tích doanh thu do phát triển du lịch biển, đảo mới thành công ở việc tăng số lượng khách. Các sản phẩm, dịch vụ du lịch chưa thực sự có sự chuyển biến lớn về độ hấp dẫn cũng như độ đa dạng để khuyến khích du khách chi trả thêm.

* Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của vùng nhìn chung còn kém phát triển, chưa thực sự thuận lợi cho khách tiếp cận các khu/điểm du lịch và đảm bảo vệ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2023