Liên Kết Xây Dựng Đồng Bộ Hạ Tầng Du Lịch, Đặc Biệt Là Hạ Tầng Giao Thông


Cán bộ các khu du

lịch & các đơn vị sự nghiệp về du lịch


0,00


2,22


20,00


48,89


28,89


100,00

Các doanh nghiệp/ hộ

kinh doanh du lịch

0,00

0,00

16,42

38,81

44,78

100,00

Các nhà khoa học

0,00

0,00

40,00

55,00

5,00

100,00

Khách du lịch

0,00

0,42

8,47

78,39

12,71

100,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

(Nguồn: Tổng hợp theo kết quả điều tra, khảo sát, 2018)

Kết quả khảo sát cho thấy, với tổng số phiếu khảo sát là 386 phiếu trả lời, bao gồm cán bộ trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, cán bộ ở các khu du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các nhà khoa học và khách du lịch về kết quả của chương trình liên kết đối với sản phẩm du lịch đặc trưng vùng Bắc Trung Bộ được thể hiện ở bảng 3.7. Kết quả cho thấy có đến 87,05% số người được hỏi đồng ý cho rằng các chương trình liên kết du lịch ở vùng Bắc Trung Bộ đã có tác dụng giới thiệu được các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng.

3.2.3. Liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực du lịch và chất lượng nguồn nhân lực du lịch là nhân tố hết sức quan trọng trong phát triển du lịch. Tuy nhiên, qua kết quả thống kê của vùng cho thấy, tỷ lệ lao động có trình độ văn hóa chưa tốt nghiệp phổ thông trung học là khá cao, chiếm khoảng 19,95% trong tổng số lao động phục vụ ngành du lịch. Hầu hết lực lượng lao động trong ngành du lịch của vùng được chuyển công tác từ các bộ phận và chuyên ngành khác nhau đến làm du lịch vì thế kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về du lịch chủ yếu được tiếp thu qua các lớp tập huấn ngắn ngày, qua học tập kinh nghiệm… , nên hiện nay số lao động trong chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, quản lý và kinh doanh hiệu quả chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch sẵn có. Trong thời gian qua, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước được quan tâm đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, tuy nhiên, với nhiều lĩnh vực liên quan thì năng lực của đội ngũ còn có những hạn chế nhất định. Cụ thể: kỹ năng giao tiếp, đàm phán; kiến thức quản lý, lãnh đạo, ngoại ngữ, tin học… và cả về năng lực chuyên sâu: hoạch định chính sách; quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch; thống kê du lịch; quản trị du lịch; nghiên cứu thị trường; marketing, xúc tiến, quảng bá du lịch; quản lý phát triển các loại hình du lịch .v.v., còn có những hạn chế.

* Về quy mô

Bắc Trung Bộ là vùng có quy mô nhân lực lớn, dân số chủ yếu tập trung tại vùng nông thôn. Năm 2018, dân số toàn vùng là 10.513.694 người, trong đó dân số nông thôn chiếm đến 82,9%. Dân cư thưa thớt, mật độ thấp hơn so với các khu vực (121 người/km2). Cơ cấu dân số trẻ, số người thuộc nhóm dưới 15 tuổi là 3.082.271 (26,84%). Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động năm 2018 chiếm có 62,2% dân số (nam 15-60 tuổi, nữ 15-55 tuổi).

Những năm gần đây, quy mô nhân lực vùng Bắc Trung Bộ có xu hướng gia

tăng cả về số lượng và tỷ trọng trong cơ cấu lực lượng lao động cả nước. Năm 2018, 6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Huế có 2.749,1 nghìn lao động, chiếm 5,16% lao động cả nước. Mặc dù tỷ trọng lao động của vùng so với cả nước là nhỏ, song đã có sự gia tăng qua các năm từ 2010 đến nay. Đáng lưu ý là, tỷ trọng này cao hơn mức trung bình cả nước.

Quy mô tuyển sinh của các cơ sở dạy nghề trong vùng đã tăng lên: Tổng tuyển sinh dạy nghề giai đoạn 2013-2018 là 415.884 người (tăng 11% so với giai đoạn 2010-2012) và tỷ lệ việc làm sau đào tạo, đạt 77,6% (thấp hơn bình quân chung cả nước 0,2%, tăng 3,3% so với giai đoạn 2010-2012). Dạy nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2013-2018 được 268.835 người (tăng 30,7% so với giai đoạn 2010 - 2012); trong đó chủ yếu là người dân tộc thiểu số (chiếm 62%), thuộc hộ nghèo và cận nghèo (chiếm 19%), học xong chủ yếu tự tạo việc làm (chiếm 87%), một số ít được doanh nghiệp tuyển dụng hoặc thành lập các tổ, nhóm sản xuất nhỏ (chiếm 13%). Công tác tuyển sinh, đào tạo nghề tại các tỉnh vùng trung du, miền núi Bắc Trung Bộ tập trung chủ yếu đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên (chiếm 89,3%), đào tạo nghề trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm tỷ lệ thấp (cao đẳng chiếm 2,2% và trung cấp chiếm 8,5%).

* Về chất lượng

Chất lượng nhân lực là một sự tổng hoà của nhiều chỉ số thành phần, có thể đại diện bằng các chỉ tiêu như: tỷ lệ mù chữ, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông, trung học cơ sở, đại học, cao đẳng, trường nghề trên quy mô dân số ... Trong những năm gần đây, đối với vùng Bắc Trung Bộ, các chỉ tiêu này có những thay đổi tích cực ban đầu, song, vẫn bộc lộ rõ những khoảng cách lớn so với các vùng khác trong toàn quốc.

Lực lượng lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo của vùng Bắc Trung Bộ thấp hơn so với mức trung bình cả nước và không đồng đều giữa các tỉnh. Ngoài Nghệ An, Quảng Bình có sự gia tăng đáng kể lực lượng lao động đã qua đào tạo, các tỉnh còn lại gồm Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp hơn rõ rệt.

Nguồn nhân lực mỏng và ít được đào tạo. Năm 2018, mỗi tỉnh có khoảng 300- 700 nghìn lao động trên địa bàn. Với diện tích lớn và giàu tiềm năng kinh tế, nguồn nhân lực như vậy chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.

Trình độ lao động chưa cao: năm 2018, tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo của Thanh Hóa là 12%, Huế là 16,2%, Hà Tĩnh là 13,7%, Quảng Trị là 11,8% (cả nước là 17,9%). Quảng Bình có tín hiệu tốt hơn là 17,9% và Nghệ An là 18,9%. Tỷ lệ này thể hiện phần nào chất lượng nhân lực vùng Bắc Trung Bộ, có ảnh hưởng quan trọng đến các chính sách, mục tiêu phát triển du lịch của vùng. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ thấp nhất trong toàn quốc. Nếu như, tỷ lệ dân số biết chữ của cả nước là 94,8%, thì tỷ lệ này ở vùng Bắc Trung Bộ chưa đạt được mức 90%.

Thực tế giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ nhân lực tại các tỉnh thuộc địa bàn

Bắc Trung Bộ gặp rất nhiều khó khăn; trình độ lao động lại có sự chênh lệch giữa các tỉnh và biến động khó kiểm soát.

Ở bậc học phổ thông, nhìn chung, số lượng học sinh theo học của vùng Bắc Trung Bộ có gia tăng qua các năm, song, hầu hết tập trung tại bậc tiểu học, số học sinh theo học trung học cơ sở và trung học phổ thông ít. Học sinh tiểu học chiếm hơn 50% trong số lượng học sinh của vùng. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông của các tỉnh Tây Bắc thuộc nhóm thấp nhất trong cả nước và có xu hướng giảm.

Ở các cấp học cao hơn như đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề, số lượng sinh viên theo học tại vùng Bắc Trung Bộ là rất ít và hầu hết theo học tại các trường công lập. Đây là thực trạng chung của các vùng khó khăn và có sự cách trở về địa lý như Bắc Trung Bộ. Hiện nay, vùng Bắc Trung Bộ đã có hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực nói chung và có cơ sở đào tạo nhân lực du lịch nói riêng. Những cơ sở đào tạo chính trong hệ thống bao gồm: Đại học Vinh, Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, Đại học Quảng Bình, Đại học Huế v.v.. Ngoài ra còn có các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực như các Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên cũng tham gia tổ chức đào tạo, bồi dưỡng. Theo thống kê, ngoài các cơ sở đào tạo nêu trên, hiện nay, toàn vùng có 404 cơ sở dạy nghề, gồm 14 trường cao đẳng nghề, 24 trường trung cấp nghề, 173 trung tâm dạy nghề và 183 cơ sở khác có nhiệm vụ dạy nghề.

Tuy nhiên tình trạng thiếu giáo viên chuyên môn về các lĩnh vực du lịch tại các cơ sở đào tạo; nội dung đào tạo chưa thống nhất ở các bậc trong ngành du lịch; cơ sở thực tập, thực hành còn hạn chế; sự thiếu hiệu quả trong liên kết đào tạo nhân lực du lịch.v.v., đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

3.2.4. Liên kết xây dựng đồng bộ hạ tầng du lịch, đặc biệt là hạ tầng giao thông

Hạ tầng giao thông trong khu vực được chú trọng đầu tư. Về giao thông đường bộ, các dự án lớn (dự án nâng caaos mạng lưới giao thông khu vực miền Trung – ADB5, dự án nâng cấp mở rộng đường Hồ Chí Minh, dự án cầu vượt ngã ba Huế - Đà Nẵng,…), đã được xúc tiến triển khai nhằm đẩy mạnh sự giao lưu giữa các vùng Bắc – Nam Trung Bộ với các cực phát triển của cả nước là đồng bằng sông Hồng (phía Bắc) và Đông Nam bộ (phía Nam) góp phần tạo nền tảng phát triển kinh tế xã hội, qua đó thúc đẩy hoạt động du lịch. Trong vùng, hệ thống vận tải đường bộ giữ vai trò chủ đạo, chiếm 90% thị phần vận tải, các phương thức khác chỉ đảm nhận thị phần nhỏ (hàng không 2,2% hành khách), đường sắt (4,49% hành khách). Hệ thống giao thông đường bộ về cơ bản đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách nội vùng, liên vùng và vận tải quốc tế, nhất là vận tải quá cảnh quốc tế. Hệ thống cầu trên quốc lộ 1A được cải tạo, nâng cấp, xây mới đã nâng cao đáng kể năng lực lưu thông của hệ thống giao thông đường bộ trong vùng.

Về giao thông đường thủy, hệ thống cảng biển của các tỉnh được chú trọng trong các nhăm qua đã góp phần hình thành các điểm đến của các tour du lịch quốc tế. Điển hình là cảng Chân Mây (Thừa Thiên – Huế) với khả năng đón tàu du lịch quốc tế cỡ lớn (3000 khách) cũng là lựa chọn điểm dừng chân cho các du thuyền ở

khu vực Đông Nam Á. Từ năm 2015 đến nay, cảng Chân Mây đã đón hàng triệu lượt khách du lịch từ Hồng Koong, Italia, Tây Ban Nha, Anh, Mỹ,… đã mở ra một hướng đi mới trong việc phát triển du llichj tàu biển.

Về giao thông hàng không, vùng Bắc Trung Bộ có 4 cảng hàng không, chiếm hơn 19% tổng số cảng hàng không của cả nước (có 21 cảng hàng không): Thọ Xuân (Thanh Hóa), Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình), cảng hàng không quốc tế Phú Bài (Huế). Các cảng hàng không này được đầu tư cơ bản hiện đại, đáp ứng được nhu cầu đi lại của khách du lịch. Một số cảng hàng không đã phục vụ khá tốt nhu cầu của khách hàng thể hiện qua công suất sử dụng cao như cảng hàng không Phú Bài (77,3%).

Bên cạnh đó, các cơ sở lưu trú được nâng cấp và mở rộng, nhiều điểm đến đã phục vụ hiệu quả nhu cầu của du khách trong và ngoài nước. Các khu đô thị, khu du lịch lớn như Kinh thành Huế (Thừa Thiên – Huế); Cửa Lò (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình); Sầm Sơn (Thanh Hóa),.. với các thương hiệu nổi tiếng như: Vingroup, Mường Thanh, FLC,..đã tạo lập các cơ sở quan trọng để thiết lập và mở rộng các liên kết du lịch giữa các địa phương trong vùng.

Đồng thời, hạ tầng đô thị được chú trọng đầu tư và đạt được kết quả bước đầu. Các đô thị hạt nhân được cấp vùng như thành phố Vinh, thành phố Huế,.. đã được xây dựng và phát triển nhằm phát huy lợi thế biển, lợi thế về du lịch. Bên cạnh đó, các đô thị vừa (thành phố, thị xã thuộc tỉnh), các đô thị nhỏ (thị trấn) và các đô thị mói cũng góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực về kết cấu hạ tầng đô thị.

3.2.5. Liên kết huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế chính sách đầu tư phát triển du lịch chung của vùng, rà soát quy hoạch phát triển du lịch phù hợp với thế mạnh của từng địa phương

Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển du lịch vùng đến năm 2030 là 165.025 tỷ đồng (tương đương khoảng 8,05 tỷ USD). Mục tiêu này cũng đặt ra không ít thách thức đối với vùng Bắc Trung Bộ, bởi đây là vùng còn nhiều khó khăn về nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nguồn lực phát triển du lịch nói riêng.

Công tác thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch của các địa phương trong vùng nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu thực tiễn, chưa tương xứng với những tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch của vùng. Đặc biệt, còn thiếu các giải pháp chính sách mang tính liên kết vùng để thu hút vốn đầu tư phát triển các loại hình du lịch đặc thù, các hình thức liên kết trong du lịch... trong bối cảnh vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN) cho phát triển du lịch của vùng còn hạn chế.

Để giải quyết được vấn đề vốn cho đầu tư phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ trong bối cảnh toàn cầu hóa du lịch và địa phương hóa du lịch như hiện nay thì một trong những giải pháp quan trọng cần phải đẩy mạnh đó là xã hội hóa huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước.

Thu hút vốn đầu tư là các hoạt động của chủ thể ở các địa phương, vùng lãnh thổ (Chính phủ, chính quyền địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và dân cư địa phương hay vùng lãnh thổ), nhằm xúc tiến, kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi để các

nhà đầu tư bỏ vốn thực hiện các dự án đầu tư (thực hiện hoạt động đầu tư vốn) hình thành vốn sản xuất trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Để có chính sách thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế bền vững, cần phân loại nguồn vốn đầu tư và đánh giá đúng tầm quan trọng của từng nguồn vốn. Ở góc độ chung nhất trong phạm vi một quốc gia, nguồn vốn đầu tư được chia thành 2 nguồn (Vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài).

Nguồn vốn đầu tư trong nước gồm có: Nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn từ khu vực tư nhân. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài hình thành từ tiết kiệm của các chủ thể kinh tế nước ngoài và được huy động thông qua các hình thức: Viện trợ phát triển chính thức và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

* Kênh huy động vốn từ nguồn ngân sách nhà nước

NSNN là nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi vùng. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của DN đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, chi cho các công tác lập và thực hiện các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ.

Đối với chi NSNN cho phát triển du lịch tại các địa phương vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2011-2018 có một số kết quả nổi bật như: Nguồn vốn đầu tư của Nhà nước thời gian qua đã tập trung cho phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch cho các Khu du lịch quốc gia trên địa bàn Vùng (cụ thể như đường giao thông kết nối di tích Thành Nhà Hồ; hệ thống đường giao thông và tu bổ di tích Khu du lịch quốc gia Nam Đàn; hệ thống đường ven biển Đô thị du lịch Cửa Lò; đường kết nối Khu du lịch quốc gia Thiên Cầm; đường vào khu du lịch Lăng Cô…). Tính đến tháng 12/2016 đã có trên 800 nghìn tỷ đồng được đầu từ trong toàn vùng Bắc Trung Bộ, các hạng mục đầu tư tập trung vào đường giao thông kết nối với các khu du lịch quốc gia, đường giao thông ven biển, đường cấp điện cho các khu du lịch… Xét theo địa phương, tỉnh Hà Tĩnh là địa phương có tổng nguồn chi từ NSNN cho phát triển du lịch lớn nhất, với 148,8 tỷ đồng, tiếp theo là Thanh Hóa với 138,4 tỷ đồng. Địa phương có số chi từ NSNN cho phát triển du lịch thấp nhất trong vùng là Quảng Bình, với 117,9 tỷ đồng.

* Kênh huy động vốn từ khu vực tư nhân

Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của các DN dân doanh, các hợp tác xã. Theo đánh giá sơ bộ, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà chưa được huy động triệt để. Đối với nguồn đầu tư tư nhân cho phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2011-2018 cho thấy, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 9,75%/năm với tổng mức vốn đầu tư đạt 15.794 tỷ đồng. Xét theo các địa phương trong vùng cho thấy, tỉnh Nghệ An có tổng mức vốn đầu tư tư nhân cho du lịch cao nhất với 5.527 tỷ đồng, tỉnh Thừa Thiên - Huế đứng thứ 2 trong Vùng, khi đầu tư vào du lịch đạt

5.125 tỷ đồng ; tổng mức vốn đầu tư thấp nhất là tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị với tổng mức vốn đầu tư đạt trên 1 nghìn tỷ đồng.

Bảng 3.6. Huy động vốn từ khu vực tư nhân cho phát triển du lịch trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung Bộ (2011 – 2018)

Tỉnh

Năm

2011

2014

2015

2018

Cộng

Thanh Hóa

193

137

1157

115

1602

Nghệ An

597

841

1257

958

3653

Hà Tĩnh

133

167

150

237

687

Quảng Bình

112

99

162

343

716

Quảng Trị

91

211

233

357

892

Thừa Thiên - Huế

1057

391

612

882

2942

Tổng cộng

2210

2255

2693

3423

10581

(Nguồn: Tổng cục du lịch, 2019)

Số liệu bảng 3.6 cho thấy, nguồn đầu tư tư nhân có vai trò quan trọng đối với phát triển du lịch Vùng, các tỉnh trong vùng Bắc Trung bộ đã có nhiều giải pháp, nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư tư nhân trong nước cho phát triển du lịch. Tuy nhiên, so với nguồn lực rất lớn trong dân cư thì mức thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch trong Vùng hiện nay còn hạn chế. Các địa phương trong khu vực còn thiếu những chính sách thu hút mang tính liên kết vùng nên còn thiếu vắng các đầu tư vào các dự án liên kết, khai thác các khu, điểm du lịch liên vùng.

Biểu đồ 3 6 So sánh huy động vốn từ khu vực tư nhân cho phát triển du lịch 1

Biểu đồ 3.6. So sánh huy động vốn từ khu vực tư nhân cho phát triển du lịch trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung Bộ

* Kênh huy động vốn từ nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài

So với nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài có ưu thế là bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, từ đó thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa; là cầu nối quan trọng giữa kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, thúc đẩy các doanh nghiệp (DN) nâng cao khả năng cạnh tranh, đổi mới phương thức quản trị DN cũng như

phương thức kinh doanh.

Trong gian đoạn 2010-2018, vùng Bắc Trung Bộ có 27 dự án đầu tư cho du lịch, trong đó tỉnh Thừa Thiên Huế có 17 dự án, Hà Tĩnh có 7 dự án, Quảng Bình có 2 dự án và Quảng Trị có 1 dự án, Thanh Hóa và Nghệ An không thu hút được dự án đầu tư nước ngoài. Về tổng mức vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh Thừa Thiên Huế đạt cao nhất là 271,03 triệu USD, chiếm 92% tổng số vốn đầu tư nước ngoài trong Vùng; Hà Tĩnh thu hút một số lượng dự án đầu tư vào khu du lịch biển tại các điểm du lịch Kỳ Anh, Cẩm Xuyên... các dự án này chủ yếu là của các nhà đầu tư từ Đài Loan, Trung Quốc và Hồng Kông, chủ yếu phục vụ cho chuyên gia, công nhân xây dựng Khu gang thép Formosa tại Khu công nghiệp Vũng Áng.

Từ thực tiễn trên cho thấy, Vùng Bắc Trung Bộ thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển du lịch vẫn còn hạn chế cả về số lượng và quy mô đầu tư; tỷ lệ các tỉnh thu hút hút vốn đầu tư còn thấp, không đồng đều, thậm chí nhiều tỉnh chưa thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Quy mô các dự án đầu tư nhỏ, khai thác tiềm năng hạn chế, hầu hết các dự án tập trung vào khai thác tiềm năng di sản tại TP. Huế.

3.2.6. Liên kết hợp tác nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch

Vùng Bắc Trung Bộ bao gồm 06 tỉnh có nhiều điều kiện khá tương đồng về điều kiện phát triển và sản phẩm du lịch, nằm cận kề nhau trong các hành trình khác nhau của khách du lịch. Một cách tự nhiên, mối liên hệ giữa các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng, chính quyền các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ trong các hoạt động phát triển du lịch đã được hình thành. Ở mức độ đơn giản nhất, đó là việc kết nối giao thông giữa các tỉnh, trước hết là do yêu cầu dân sinh, sau đó là cho phát triển du lịch. Việc hình thành các tour du lịch tại vùng Bắc Trung Bộ là chất xúc tác mang tính tự nhiên cho việc hình thành các liên hệ giữa các tỉnh, nhất là giữa các doanh nghiệp, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch.

Tuy vậy, việc liên kết mang tính chủ động, đặc biệt với sự tham gia của các cơ quan quản lý Nhà nước, được hình thành một cách rõ rệt khoảng 10 năm trở lại đây. Các nhà quản lý du lịch các địa phương nhắc tới mốc đầu tiên là năm 2016, khi các sở văn hóa, thể thao và du lịch 6 tỉnh Bắc Trung Bộ họp nhau lại, thể hiện mong muốn trong việc phát triển hợp tác liên kết du lịch vùng Bắc Trung Bộ với những định hướng hợp tác đầu tiên. Các hoạt động hợp tác của chính quyền và các cơ quan quản lý du lịch của các Tỉnh được duy trì và từng bước được mở rộng tới thời điểm này.

Tương tự như vậy, các hoạt động hợp tác, liên kết trong phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ không chỉ giới hạn trong hoạt động của các cơ quan, chính quyền. Thực tế là các hoạt động hợp tác ở cấp độ kinh doanh đã hình thành và từng bước bước triển cho tới thời điểm hiện tại. Tuy vậy, quá trình phát triển hợp tác, liên kết du lịch của vùng Bắc Trung Bộ ghi nhận vai trò thúc đẩy quan trọng của các cơ quan quản lý của các tỉnh. Hiện trạng phát triển hợp tác và liên kết du lịch vùng Bắc Trung Bộ với 3 phạm vi là liên kết chính sách cấp vùng, liên kết doanh nghiệp cấp vùng và hợp tác nội bộ các địa phương được thể hiện tại bảng 3.7.

Phân tích hiện trạng hợp tác và liên kết du lịch vùng Bắc Trung Bộ cho thấy một số nhận định dưới đây.


Bảng 3.7. Hiện trạng hợp tác, liên kết du lịch vùng Bắc Trung Bộ

Cấp liên kết

Nội dung

Liên kết chính sách cấp vùng

Liên kết doanh nghiệp cấp vùng

Hợp tác nội bộ tại địa

phương

Xây dựng chiến lược

- Hầu hết các địa phương đã đề cập tới yêu cầu liên kết vùng trong chiến lược phát triển du lịch của địa phương mình. Tuy vậy định hướng này chưa được cụ thể hóa.

- Thiếu những chiến lược cho phát triển du lịch vùng nói chung và liên kết du lịch vùng nói riêng.

- Các doanh nghiệp trong vùng chủ yếu có quy mô nhỏ, việc xây dựng định hướng chiến lược liên kết trong khu vực chưa được đưa vào chiến lược kinh doanh các doanh nghiệp.

- Bắt đầu xuất hiện xu hướng một số doanh nghiệp lữ hành tại Nghệ An, Quảng Bình, Huế mở rộng hoạt động đưa hoạt động phát triển các quan hệ hợp tác ngoài tỉnh vào chiến lược hoạt động của doanh nghiệp.

- Các hiệp hội du lịch được thành lập từ khoảng 5 năm trở lại đây, đánh dấu những bước đi đầu tiên cho việc phát triển liên kết nội bộ vùng mang tính chiến lược.

- Ngoài hiệp hội du lịch Nghệ An, Quảng Bình, Huế có những hoạt động tham vấn chiến lược rõ ràng, vai trò đóng góp của hiệp hội du lịch

khác còn khá mờ nhạt.

Marketing điểm đến du lịch

- Đã thực hiện một số chương trình hợp tác trong xúc tiến như cùng tham gia hội chợ, quảng bá trên trang web chung.

- Tuy vậy các hoạt động dựa trên sự kiện là cơ bản, chưa có có những chương trình hoạt động dài hạn

- Có những hoạt động trao đổi thông tin, kinh nghiệm mang tính tự phát trong phát triển sản phẩm du lịch

- Một số doanh nghiệp lữ hành tại Nghệ An, Quảng Bình, Huế bắt đầu phát triển các chương trình du lịch sang các địa phương lân cận, kéo theo các hoạt động quảng bá các chương trình trong vùng

- Các Trung tâm xúc tiến du lịch của các tỉnh trong khu vực từng bước mở rộng vai trò marketing du lịch và thu hút sự tham gia của doanh nghiệp

- Hoạt động marketing chưa được xây dựng một cách tổng thể, có chiến lược để lôi cuốn sự tham gia có hệ thống của

doanh nghiệp

Quản lý nâng cao

chất lượng trải

- Đã thực hiện một số hoạt động

chia sẻ thông tin phát triển sản

- Chia sẻ thông tin về các mô hình

làm du lịch, từ đó chuyển giao kiến

- Đã xuất hiện mô hình các

doanh nghiệp tại Nghệ An,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2023