gia ASEAN và quốc tế đến khai thác thị trường dịch vụ hàng không Việt Nam và mở các đường bay từ Việt Nam đến các cảng hàng không quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng hàng không, đặc biệt ưu đãi các hãng LCA thực hiện các chuyến bay thương mại; 2) Chuẩn hóa các bước và các quy tắc điều hành bay, lưu không, các hoạt động mặt đất theo thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng LCA nước ngoài khai thác thương mại tại thị trường Việt Nam; 3) Xây dựng và hoàn thiện luật cạnh tranh hàng không phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, tạo điều kiện cho các hãng LCA quốc tế cạnh tranh bình đẳng trên thị trường LCAS nước ta. Đặc biệt phải có biện pháp ngăn chặn có hiệu quả các hãng hàng không dùng sức mạnh kinh tế, kỹ thuật để chiếm lĩnh phần lớn thị phần LCAS bóp chẹt các hãng LCA yếu hơn, đẩy chúng lâm vào trạng thái thua lỗ, phá sản; và 4) Xây dựng và hoàn thiện các chính sách hấp dẫn thu hút FDI vào phát triển lĩnh vực LCA, tạo điều kiện cho loại hình LCA phát triển ngang tầm khu vực và quốc tế, bảo đảm hội nhập thắng lợi vào thị trường LCAS thế giới.
Thứ ba, thực hiện các giải pháp ưu đãi trong chính sách tài chính cho các hãng LCA. Trong thời kỳ đầu mới ra đời của các hãng LCA Việt Nam, tiềm lực tài chính còn rất mỏng, trừ hãng JPA được hỗ trợ từ phía nhà nước và hợp tác
thành công với hãng Qantas (Úc) nên đã chuyển đội bay từ Boeing 737 sang
Airbus A320 còn các hãng còn lại đều do tư
nhân đầu tư
với vốn khởi đầu
khoảng từ 200 tỷ VNĐ đến 600 tỷ VNĐ. Đây là lượng vốn không lớn đối với một hãng hàng không. Do đó, máy bay, bảo dưỡng máy bay định kỳ và người lái đều phải thuê từ nước ngoài, nên chiếm tỷ trọng chí phí lớn trong giá thành dịch vụ là so với các hãng sở hữu đội bay và sử dụng người lái nội địa do mình đào tạo ra. Ngoài ra, khi mới gia nhập vào thị trường LCAS, ngoài việc luôn phải duy trì giá vé thấp hơn từ 30 40% so với các hãng truyền thống còn phải liên tục
tham gia vào các đợt khuyến mãi và kích cầu du lịch với giá rẻ
gần như
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Tác Động Của Các Cơ Quan Nhà Nước Chuyên Ngành Đến Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Liên Kết Rất Thấp, Đặc Biệt Trong Hình Thành Mô Hình
- Tiềm Năng Du Lịch To Lớn Của Việt Nam Với Sự Hỗ Trợ Tích Cực Từ Phía Các Cơ Quan Chuyên Ngành Của Nhà Nước Là Cơ Sở Thúc Đẩy Liên Kết Du Lịch
- Đẩy Nhanh Tiến Trình Liên Kết Du Lịch – Hàng Không Giá Rẻ Là Tiền Đề Để Hai Ngành Trụ Vững Hoạt Động Có Hiệu Quả Và Phát Triển Nhanh Hơn
- Đối Với Các Doanh Nghiệp Kinh Doanh Du Lịch Tham Gia Liên Kết
- Phối Hợp, Liên Kết Giữa Du Lic Triển Và Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế
- Liên kết du lịch hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam - 22
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
cho
không để tiếp thị và quảng bá thương hiệu, nên hãng luôn hoạt động dưới áp lực thất thu, nếu không hạch toán chi ly và quản lý chặt nguồn thu. Để hỗ trợ và khuyến khích loại hình hãng LCA hoạt động nhằm giảm bớt trạng thái độc
quyền của các hãng hàng không truyền thống, tăng tính linh hoạt, năng động và cạnh tranh lành mạnh trên thị trường dịch vụ hàng không, đem lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về tài chính phù hợp, đặc biệt dưới thời kỳ đầu, đối với các hãng LCA mới ra đời và bắt đầu các chuyến bay thương mại. Thông thường cần các chính sách ưu đãi cụ thể sau: 1) Kéo dài thời gian miễn thuế và giảm thuế đánh vào thu nhập, tạo điều kiện để các hãng LCA có lợi nhuận nhất định để có thể bù được chi phí và đầu tư vào mua sắm trang thiết bị như là mua sắm phương tiện vận tải và đào tạo người lái cho hãng; 2) Cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi, giúp các hãng LCA có được lượng tài chính đủ lớn để có thể mua sắm ngay được các loại máy bay có tính năng kỹ
thuật và kinh tế tối ưu, giảm bớt được chi phí trong giá thành dịch vụ; 3) Có
chính sách ưu đãi thỏa đáng về cung cấp nguyên, nhiên vật liệu và các dịch vụ trên không cũng như mặt đất để hãng có điều kiện giảm được chi phí và duy trì được hoạt động ổn định, phát triển bền vững; và 4) Cần phải có chính sách với các biện pháp cụ thể, có tính khả thi cao để ngăn chặn có hiệu quả các hãng hàng không và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mặt đất sử dụng sức mạnh về kinh tế và kỹ thuật, cung cấp giá vé thấp lâu dài để loại bỏ đối thủ mới tham gia thị
trường, Nhà nước cần có các chế tài thiết thực nhằm ngăn chặn các doanh
nghiệp dùng lợi thế cung ứng dịch vụ mặt đất độc quyền như xe bus, xe chở hành lý, xăng dầu buộc các hãng LCA phải ký các hợp đồng bất lợi, đẩy các hãng này lâm vào thua lỗ, nợ nần dẫn đến đình bay hoặc phá sản
Thứ tư, ngành hàng không cần xây dựng đề án: 1) Cải tạo và xây mới nhà ga, sân đỗ, các đường bằng chuyên dùng cho các hãng LCA, trước mắt có thể cải tạo đường lăn phụ và sân đậu tại Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng thành các sân
đỗ và đường hạ cánh chuyên dùng cho LCA; và 2) Nâng cấp Học viện Hàng
không, trong đó thành lập bộ phận chuyên đào tạo người lại thợ máy phục vụ cho điều khiển, bảo dưỡng sửa chữa các chủng loại máy bay mà các hãng LCA thường sử dụng như Airbus A320, Boeing 737.
3.2.1.2. Phát huy lợi thế, tiềm năng trong nước để phát triển du lịch
Tại phiên bế mạc Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, KhoáXI. Ngày 15 tháng 10 năm 2012. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo: ‘‘... tập trung giải quyết tình trạng nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; khuyến khích đầu tư trong nước và đẩy mạnh thu hút
đầu tư
nước ngoài;
ưu tiên đầu tư
phát triển nông nghiệp và du lịch..”
[Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo của Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị lần thứ 6 KhoáXI (trang 21)]. Đây không chỉ là sự khích lệ to lớn đối với thành quả đạt được của ngành du lịch những năm qua, mà còn khẳng định vai trò và vị trí du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Tuy nhiên, du lịch vẫn còn nhiều khiếm khuyết, hạn chế cần phải khắc phục, muốn cho ngành du lịch thực sự là “con gà đẻ trứng vàng” cần ổn định chính trị, an ninh, an toàn cho du khách, cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt và những con người làm du lịch có chuyên môn, trí tuệ sáng tạo đáp ứng được nhu cầu luôn thay đổi của du khách. Trong khi đó khách du lịch nước ngoài nhận xét, đến du lịch Việt Nam phải chịu 4B: Bẩn ở môi trường, ở vệ sinh an toàn thực phẩm; Bụi ở khắp mọi nơi vì đầu cũng là công trường xây dựng; Bực vì nạn đeo bám để bán hàng, bực vì mua phải đồ không thật; Buồn vì không biết chơi và giải trí ở đâu, 22h phải đi ngủ. Do đó, phải tập trung nguồn lực phát triển, hoạch định quyết liệt các giải pháp khả thi nhằm chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng du
lịch Việt Nam. Trong đó chú trọng tới các giải pháp phối hợp chặt chẽ giữa
ngành du lịch với các địa phương, bộ, ngành liên quan tạo môi trường tự nhiên, xã hội an toàn cho du khách, bổ sung hoàn thiện môi trường pháp lý, kiện toàn bộ máy nhân sự, thanh tra giám sát để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Đặc biệt phát huy vai trò nhạc trưởng của Tổng cục Du lịch phối hợp, liên kết với các doanh nghiệp ở các ngành liên quan tạo ra sản phẩm lữ hành du lịch hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu du khách trong và ngoài nước. Đối với lữ hành du lịch mà sản phẩm của nó tạo ra là kết quả liên kết của nhiều ngành như: Giao thông vận tải (Hàng không), khu nghỉ dưỡng của ngành y tế, khách sạn nhà hàng của ngành
thương mại, khu vui chơi giải trí…thì liên doanh liên kết phải được chú trọng đặc biệt. Để bản thân lữ hành du lịch trở thành ngành chủ đạo trong liên doanh, liên kết thì nó phải phát triển đến một trình độ nhất định. Muốn vậy trước tiên cần phải có môi trường vĩ mô thuận lợi gồm:
Thứ nhất: Tạo môi trường pháp lí thuận lợi cho doanh nghiệp du lịch cạnh tranh, phát triển bền vững: 1) Luật Du Lịch Việt Nam được ban hành năm 2005 đã có nhiều điểm không phù hợp với thực tiễn cũng như với cam kết trong WTO, như các quy định về đầu tư, liên doanh trong lĩnh vực lữ hành, phát triển khu du lịch, điểm du lịch và kinh doanh vận chuyển khách du lịch. Do đó, cần sớm sửa đổi bổ sung nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho công tác quản lý du lịch, phù hợp hơn với thực tiễn hoạt động du lịch ở nước ta và thông lệ, tập quán quốc tế. Xóa bỏ độc quyền kinh doanh trong một số lĩnh vực liên quan mật thiết đến du
lịch như hàng không, điện,... tạo môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch. Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư, cung cấp thông tin định hướng thị trường, giảm chi phí đầu vào đối với hàng hóa dịch vụ, Nhà nước còn quản lý giá cả, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để giảm thiểu chi phí giao dịch cho doanh nghiệp. Có chính sách phát huy vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp như: Hiệp hội Du Lịch Việt Nam, Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, Hiệp hội Khách sạn Việt Nam để trở thành người đại diện thực sự cho các doanh nghiệp, pháthuy vai trò chủ động và tích cực trong bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, phản ánh đầy đủ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển của ngành và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là đầu mối thúc đẩy hợp tác, gắn kết giữa các doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường cạnh
tranh quốc tế. 2) Tăng cường phối hợp giữa các bộ ngành, chính quyền địa
phương nhằm đơn giản hóa các thủ tục để tạo thuận lợi cho lữ hành du lịch phát
triển. Ta biết rằng, du lịch có tính liên ngành, do đó, sự phối hợp hiệu quả giữa các ngành và chính quyền địa phương là hết sức cần thiết để thúc đẩy phát triển du lịch nhanh và bền vững. Do đó, cần phát huy vai trò điều phối hiệu quả cao hơn của Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch.
Các quy định về
thủ
tục xuất nhập cảnh cần được Bộ
Công an và Bộ
Ngoại giao phối hợp nghiên cứu đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung theo hướng tạo thuận lợi nhất cho khách du lịch. Bộ Công an và Bộ Quốc phòng cần tiếp tục cải tiến quy trình làm thủ tục xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu quốc gia và quốc tế theo hướng đơn giản, tiện lợi, hiện đại hóa trang thiết bị kiểm tra hành lý và hành khách, giải quyết nhanh thủ tục, tránh gây phiền hà cho khách.
Ngành Hải quan cần tiếp tục đổi mới quy trình thủ tục hải quan theo
hướng đảm bảo tính minh bạch, độ tin cậy, đồng bộ. Đơn giản hóa nghiệp vụ hải quan bằng các biện pháp như thực hiện nhanh quy trình nghiệp vụ, công khai hóa thông tin về thủ tục đối với hàng hóa và hành lý của khách du lịch.
Tổng cục Du lịch phối hợp với các ngành Công an, Quốc phòng và Hải quan tổ chức các khóa đào tạo cho cán bộ, nhân viên làm thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan làm việc tại các cửa khẩu để nâng cao trình độ và thái độ đón tiếp, thể hiện sự mến khách và tận tình giúp đỡ khách.
Bộ Ngoại giao và Bộ Công an nghiên cứu, trình Chính phủ lộ trình áp dụng chính sách miễn thị thực cho công dân các nước là thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam.
Các bộ ngành liên quan như Công an, Giao thông, và các địa phương cần giảm thiểu hoặc bãi bỏ các giấy phép, thủ tục đối với khách du lịch khi tham quan các loại hình du lịch mới và mạo hiểm ở nước ta như loại hình du lịch ô tô, mô tô, leo núi, lặn biển, kinh khí cầu, đua thuyền buồm,...
Thứ hai: Đổi mới chính sách thuế, tài chính và ngân hàng đối với du lịch:
Đẩy mạnh công cuộc đổi mới và cải cách kinh tế thông qua cải cách hệ thống thuế và hệ thống tài chính, ngân hàng để thúc đẩy du lịch phát triển. Bộ Tài chính cần nghiên cứu trình Chính phủ và Quốc hội cho phép áp dụng một số
biện pháp chính sách sau đây:
Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch từ 10% xuống còn 5 6% nhằm khích lệ các doanh nghiệp du lịch nâng cao chất lượng dịch vụ để tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế.
Miễn thuế nhập khẩu phương tiện vận chuyển khách du lịch nhằm đổi mới, hiện đại hóa hệ thống phương tiện vận chuyển khách du lịch còn lạc hậu của nước ta hiện nay để nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch quốc tế.
Miễn thuế nhập khẩu phương tiện vận chuyển khách du lịch nhằm đổi mới, hiện đại hóa hệ thống phương tiện vận chuyển khách du lịch còn lạc hậu của nước ta hiện nay để nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch.
Hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch nhằm khích lệ khách du lịch mua sắm tại Việt Nam, thúc đẩy du lịch mua sắm phát triển, tăng xuất khẩu tại chỗ để tăng nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế đất nước.
Tăng ngân sách cho hoạt động marketing, quảng bá điểm đến để thực hiện có hiệu quả công tác xúc tiến, mở một số văn phòng đại diện du lịch Việt Nam tại nước ngoài và duy trì hoạt động tại các văn phòng có hiệu quả.
Bộ
Tài chính chủ
trì, phối hợp với Bộ
Văn hóa Thể
thao và Du lịch
(Tổng cục Du lịch) nghiên cứu hình thành Quỹ Xúc tiến Du lịch Quốc gia trên cơ sở huy động từ ba nguồn: ngân sách nhà nước, đóng góp của doanh nghiệp du lịch và đóng góp của các tổ chức, cá nhân quan tâm đến phát triển du lịch của đất nước.
Về chính sách ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách khuyến khích hoạt động mở rộng và hiện đại hóa hệ thống ngân hàng trên toàn quốc, đặc biệt là tại các đô thị, trung tâm du lịch, các điểm du lịch đông khách du lịch.
Thứ ba: Đầu tư và chính sách phát triển du lịch: 1) Nhà nước có chính sách ưu tiên, hỗ trợ đầu tư vào hạ tầng du lịch; có chính sách ưu đãi để thúc đẩy phát triển liên kết, huy động nguồn lực nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ du lịch, hình thành một số trung tâm dịch vụ du lịch tầm cỡ khu vực và quốc tế; 2) Tập trung phát triển điểm du lịch quốc gia, đô thị, khu, tuyến du lịch thuộc các địa
phương có tài nguyên du lịch phong phú nhưng có điều kiện kinh tếxã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa; 3) Chính sách khuyến khích phát triển du lịch bền vững như du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm; 4) Có chính sách khuyến khích xã hội hóa, thu hút nguồn lực trong và ngoài nước phát triển hạ tầng, nhân lực, quảng bá, xúc tiến du lịch.
Thứ tư: Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch: 1) Chuyên nghiệp hóa năng lực quản lý du lịch của các cấp từ Trung ương đến cơ sở đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của ngành. Đặc biệt, tăng cường năng lực phối hợp liên kết giữa các ngành liên quan đến quá trình hình thành sản phẩm lữ hành du lịch; 2) Thực hiện tốt công tác hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch theo hướng khả thi và bảo đảm chất lượng, trong đó tập trung quy hoạch đầu tư phát triển khu, điểm và đô thị du lịch quốc gia, tạo cơ sở cho liên kết giữa các yếu tố cấu thành sản phẩm lữ hành du lịch; 3) Thực hiện tốt việc thống kê, theo dõi, quản lý lượng khách và chi tiêu đối với du lịch trong và ngoài nước theo chuẩn quốc tế để có tư liệu chính xác cho nghiên cứu, phân tích phát triển du lịch; 4) Đẩy mạnh thanh tra, giám sát nhằm duy trì chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và 5) Phân cấp quản lý du lịch theo hướng bảo đảm được vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước chuyên ngành và tạo môi trường để phát huy tính chủ động sáng tạo của địa phương và doanh nghiệp.
Thứ năm: Hợp tác quốc tế về du lịch, trong đó: 1) Triển khai thực hiện có hiệu quả các hiệp định song phương, đa phương đã ký kết về du lịch; với các nước phát triển du lịch để có thể tạo ảnh hưởng trên phạm vi quốc tế, trên cơ sở đó bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp lữ hành du lịch Việt Nam. Cũng với mục đích đó, cần đẩy mạnh sự tham gia của Việt Nam vào các tổ chức quốc tế và khu vực
như ASEAN, APEC, WTO và tham gia của Du lịch Việt Nam trong UNWTO,
PATA, ASEANTA; 2) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch với các nước, các tổ chức quốc tế, đặc biệt chú trọng liên doanh, liên kết về du lịch với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ cấu thành chuỗi giá trị của sản phẩm lữ hành như các
hãng LCA nước ngoài, các khách sạn, nhà hàng…; và 3) Tranh thủ sự hỗ trợ của các doanh nghiệp ở các nước để nâng cao hình ảnh và vị thế của du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Tăng cường hợp tác quốc tế để thúc đẩy thu hút đầu tư vào du lịch của Việt Nam, học tập và tiếp thu kinh nghiệm quản lý và phát triển du lịch của các nước thành công trong phát triển du lịch. Thúc đẩy hợp tác, kêu gọi sự tài trợ của các nước và các tổ chức quốc tế cho các dự án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam, tài trợ cho các dự án bảo vệ môi trường du lịch.
Tăng cường hợp tác du lịch với các nước láng giềng, đặc biệt là với Lào và Campuchia để thúc đẩy phát triển du lịch đường bộ qua biên giới, thúc đẩy hình thành các tour du lịch liên quốc gia hấp dẫn khách du lịch.
3.2.2. Nhóm chính sách, giải pháp vi mô tác động vào các doanh nghiệp tham gia liên kết
Ta biết rằng liên kết, liên doanh là một quá trình phát triển tự nhiên của doanh nghiệp do yêu cầu của phân công chuyên môn hóa sản xuất dưới tác động phát triển của sức sản xuất và sức ép cạnh tranh trên thị trường qui định. Để quá trình liên kết kinh doanh diễn ra thuận lợi, thì sức sản xuất của doanh nghiệp phát triển đến trình độ nhất định đòi hỏi phải liên kết, liên doanh mới mở đường cho sức sản xuất của doanh nghiệp tiếp tục phát triển. Mặt khác, các doanh nghiệp tham gia liên kết phải đạt trình độ phát triển tương đồng nhau thì liên kết kinh doanh mới thành công.
3.2.2.1. Chính sách, giải pháp đối với các hãng hàng không giá rẻ
Thứ nhất, xây dựng đề án thành lập các hãng LCA theo hướng không chỉ tạo điều kiện cho hãng ra đời ở mức vốn pháp định, mà còn bảo đảm hãng tiếp tục tồn tại ổn định và phát triển trong tương lai. Muốn vậy cần phải: 1) Xã hội hóa việc huy động các nguồn vốn, tạo điều kiện để mọi thành phần có thể tham gia góp vốn; 2) Thu hút nguồn đầu tư trực tiếp từ các tổ chức và cá nhân nước ngoài; 3) Cổ phần hóa các hãng LCA có nguồn vốn hạn hẹp để niêm yết trên thị trường chứng khoán nhằm thu hút và mở rộng nguồn vốn đầu tư vào mua sắm