Tiềm Năng Du Lịch To Lớn Của Việt Nam Với Sự Hỗ Trợ Tích Cực Từ Phía Các Cơ Quan Chuyên Ngành Của Nhà Nước Là Cơ Sở Thúc Đẩy Liên Kết Du Lịch


Toàn bộ các xu hướng và động thái trên đã tạo ra điều kiện và tiền đề không chỉ cho sự phát triển nhanh chóng của các hãng LCA trong khu vực châu Á

­ Thái Bình Dương, mà còn tạo ra động lực thúc đẩy sự liên kết giữa Tourism ­ LCA phát triển nhanh và đạt hiệu quả cao.

3.1.1.2. Tiềm năng du lịch to lớn của Việt Nam với sự hỗ trợ tích cực từ phía các cơ quan chuyên ngành của nhà nước là cơ sở thúc đẩy liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ

Việt Nam là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á có nguồn tài

nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn vô cùng to lớn, phong phú, thể hiện:

Thứ nhất: Về tài nguyên du lịch thiên nhiên

Tính rất đa dạng và phong phú của tài nguyên du lịch thiên nhiên củaViệt Nam:1) Tài nguyên biển đảo: Với trên 3.260 km bờ biển, trên 120 bãi biển và gần

3.000 hòn đảo ven bờ, Việt Nam có thế mạnh phát triển nhiều loại hình du lịch biển đảo.Ngoài ra, còn nhiều đảo ẩn chứa hệ sinh thái phong phú, cảnh quan đẹp như Cát Bà, Cô Tô, Quan Lạn, Cù Lao Chàm, Phú Quý, Côn Đảo và Phú Quốc hứa hẹn trở thành các điểm du lịch biển đảo đặc biệt hấp dẫn ; 2) Đồng bằng và hệ thống sông ngòi: Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long sở hữu hệ thống sông các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu… có tổng chiều dài khoảng trên 40.000km. Bên cạnh đó, có nhiều dòng sông có cảnh quan ven bờ rất đẹp, thích hợp cho tổ chức du thuyền trên sông như sông Hương (Huế), sông Hàn (Đà Nẵng), sông Thu Bồn (Quảng Nam),

sông Đáy (Hà Nội), sông Tiền, sông Hậu và hệ thống kênh rạch chằng chịt ở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

vùng đồng bằng sông Cửu Long là nơi thích hợp cho du lịch miệt vườn và sông nước ; 3) Tài nguyên vùng núi và cao nguyên: Địa hình nước ta phần lớn là đồi núi, trong đó núi đá vôi chiếm diện tích trên 50.000km2 nên đã kiến tạo thành nhiều vùng có cảnh quan tự nhiên đẹp nổi tiếng và là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch giải trí ở vùng cao, đặc biệt ở các tỉnh Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên ­ Huế, Đà Nẵng, Lâm


Liên kết du lịch hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam - 17

Đồng, Kon Tum. Nhờ đó, nhiều loại hình du lịch thích hợp đã được phát triển như du lịch sinh thái, mạo hiểm. Ở vùng núi, tài nguyên hang động và khoáng nóng rất lớn. Với khoảng 50.000km2 địa hình karst, nước ta có tiềm năng du lịch hang động, thác nước tự nhiên, trong đó hơn 200 hang động đã được phát hiện, trong đó động Phong Nha đã được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới. Nguồn nước nóng và suối nước nóng rất phong phú. Đến nay, nước ta đã phát hiện được hơn 400 ngàn nguồn nước khoáng tự nhiên có nhiệt độ từ 27oC

­ 105oC với thành phần hóa học đa dạng, độ khoáng tự nhiên có giá trị phát triển du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh. Các khu du lịch hiện nay là Nha Trang, Bình Châu (Vũng Tàu), Mỹ An và Thanh Tân (Thừa Thiên ­ Huế), Kim Bôi (Hòa Bình), Kênh Gà (Ninh Bình),v.v ; và 4) Tài nguyên rừng và thảm động thực vật: Nước ta có hệ sinh thái động­thực vật rừng đa dạng.Đến nay, cả nước có trên 100 khu rừng đặc dụng, trong đó có khoảng 30 vườn quốc gia, 69 khu bảo tồn thiên nhiên, 45 khu bảo vệ cảnh quan và 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đây là nguồn tài nguyên tự nhiên quý, nơi bảo tồn 14.624 loài thực vật, 15.575 loài động vật với nhiều loài đặc hữu và quý hiếm. Đặc biệt, trong 5 loài thú mới được phát hiện trên thế giới gần đây, 4 loài đã được phát hiện ở nước ta, đó là mang lớn, mang nhỏ, bò sừng xoắn Tây Nguyên và sao la. Các vườn quốc gia nổi tiếng thu hút khách du lịch thời gian gần đây là Cúc Phương, Tam Đảo, Ba Bể, Ba Vì, Cát Bà, Yên Tử, Bến En, Pù Mã, Phong Nha, Bạch Mã, Măng Đen, Yok Đôn, U Minh, Cát Tiên.

Thứ hai, về tài nguyên du lịch nhân văn:

Trên lãnh thổ

Việt Nam đã quần tụ

54 dân tộc anh em với bản sắc đa

dạng, chính thống về lịch sử, truyền thống, lối sống, phong tục tập quán và văn hóa dân gian đặc sắc. Thêm vào đó, nước ta có khoảng 40.000 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có hơn 3.250 di tích được xếp hạng cấp quốc gia có giá trị di sản quan trọng gắn liền với các triều đại lịch sử lâu đời (Đền Hùng, thành Cổ Loa, cố đô Hoa Lư, Hoàng thành Thăng Long…), di tích tôn giáo, di tích chiến tranh, chiến trường xưa (Nhà tù Sơn La, khu di tích Điện Biên Phủ, di tích Hỏa Lò, Địa đạo Vĩnh Mốc, thành cổ Quảng Trị, Địa đạo Củ Chi, Nhà tù Côn Đảo, Ngục Kon


Tum,…). Thủ đô Hà Nội tròn 1.000 năm tuổi là quần thể di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nổi tiếng. Di tích cố đô Huế, đô thị cổ Hội An, Phố Hiến (Hưng Yên) và di tích Mỹ Sơn đều là những Di sản Văn hóa Quốc gia và Thế giới đã được UNESCO công nhận.

Cùng với các di tích lịch sử, trên khắp nước ta có nhiều làng cổ với nét kiến trúc đặc sắc và lưu giữ nhiều nét sinh hoạt văn hóa truyền thống độc đáo của người Việt như Làng cổ Đường Lâm, Phố cổ Đồng Văn (Hà Giang), Làng

cổ Phát Tích (Huế)... Đồng thời, nước ta có 2.790 làng nghề với 53 nhóm

nghề, trong đó có nhiều nghề thủ công truyền lại từ lâu đời, tập trung nhiều nhất ở đồng bằng Bắc Bộ, sản xuất ra hàng ngàn loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ nổi tiếng như chạm khắc, đúc đồng, gốm, sứ, dệt lụa, sơn mài, mây tre đan, đúc, đá, làm nón,... Làng nghề là một trong những tiềm năng quan trọng cho quá trình xây dựng điểm đến du lịch.

Kho tàng di sản văn hóa phi vật thể độc đáo của nước ta cũng là tài nguyên văn hóa vô giá cho phát triển du lịch. Các loại hình văn hóa nghệ thuật đặc sắc

như dân ca ba miền, múa rối nước, ca dao, tuồng, chèo, ca trù, hát ru, hò, cải

lương, đời ca tài tử, hát bội, sử thi Tây Nguyên, biểu diễn nhạc cụ dân tộc và múa hát của đồng bào dân tộc thiểu số là những kho tàng văn hóa quý giá của dân tộc. Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, Quan họ và Ca Trù đã được UNESCO công nhận là kiệt tác văn hóa truyền khẩu phi vật thể của nhân loại. Cùng với nó là nhiều phong tục tập quán, đa dạng về lối sống, nhiều lễ hội dân gian đặc sắc với nét tinh tế của nghệ thuật ẩm thực độc đáo được hòa quyện, đan xen trên nền kiến trúc phong cảnh có giá trị triết học phương Đông là thế mạnh phát triển du lịch Việt Nam.

Như vậy, với tài nguyên du lịch của Việt Nam to lớn, phong phú, đa dạng tạo nên lợi thế so sánh trong việc thu hút khách du lịch đến Việt Nam, trở thành nền tảng tiềm tàng cho tiến trình liên kết Tourism ­ LCA. Bởi lẽ, khi du lịch phát triển kéo theo nhiều ngành kinh tế liên quan đến phát triển, đặc biệt là LCA. Đây là xu hướng phát triển khách quan xuất phát từ chính bản thân vận động của các


yếu tố nội tạo trong nền kinh tế quy định. Nếu Nhà nước, trước hết là các Bộ chuyên ngành Văn hoá Thể thao và Du lịch và Giao thông Vận tải không có kế hoạch và giải pháp thiết thực và kịp thời thúc đẩy quá trình liên kết phát triển của LCA và du lịch sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội và lãng phí tiềm năng quốc gia cho phát triển kinh tế.

Thứ ba, sự định hướng hỗ trợ từ các cơ quan chức năng chuyên ngành nhà nước thúc đẩy tiến trình liên kết Tourism ­ LCA

Để biến tiềm năng Liên kết Tourism ­ LCA thành hiện thực thì vai trò của Nhà nước trở thành nhân tố quyết định đến quy mô, tốc độ và sự bền chặt, ổn định và phát triển của các quan hệ liên kết.

Để thực hiện được mục tiêu chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và chiến lược phát triển giao thông vận tải giai đoạn 2011 ­ 2020 và tầm nhìn 2030, chúng ta cần phải:

Thứ nhất, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành cao, đặc biệt có sự liên kết chặt chẽ với ngành giao thông vận tải. Trong đó, trên 80% du khách quốc tế đến du lịch tại Việt Nam đều đi bằng đường hàng không, do đó liên kết Tourism ­ LCA, chủ yếu là lữ hành du lịch trở thành nền tảng để phát triển hai ngành mũi nhọn của nền kinh tế.

Thứ hai, mục đích của chương trình phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước đối với: 1) Phát triển cơ sở hạ tầng của giao thông vận tải và du lịch biến hai ngành trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước; 2) Thúc

đẩy sự

liên kết và liên doanh giữa hàng không ­ du lịch, trong đó

ưu tiên liên

doanh liên kết giữa Tourism ­ LCA; 3) Tìm ra mô hình liên kết tối ưu để bảo đảm duy trì ổn định, bền vững của các mối liên kết trên cơ sở bảo đảm lợi ích và cùng phát triển của hai ngành; 4) Tăng cường hội nhập và năng lực cạnh tranh quốc tế của cả du lịch và giao thông vận tại theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, an toàn, hiệu quả, văn minh, lịch sự và khẳng định được thương hiệu của hai ngành trên thị trường khu vực và quốc tế; 5) Nâng cao hiệu quả của các quan hệ liên kết, trên cơ sở khắc phục những khó khăn vướng mắc gây cản trở đến liên


kết và nâng cao chất lượng dịch vụ để thỏa mãn cao nhất nhu cầu và chất lượng hưởng thụ của du khách, tạo điều kiện và nền tảng để hai ngành phát triển bền vững; và 6) Đẩy mạnh và hoàn thiện các quan hệ liên kết thông qua con đường xã hội hóa đầu tư và phát triển cả hàng không và du lịch để phát huy tối đa nguồn lực và tiềm năng của đất nước đóng góp cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc gia.

Thứ ba, Đẩy mạnh liên kết Tourism ­ LCA ở các nội dung cơ bản sau: 1) Tăng cường mở các đường bay nối các địa bàn du lịch trong điểm quốc gia với các thị trường du lịch khu vực và quốc tế; 2) Tăng tần suất hoạt động của các sân bay vào các thời kỳ cao điểm du lịch trong năm; 3) Nâng cao chất lượng vận tải hàng không, tạo điều kiện ưu tiên vận chuyển khách du lịch bằng các hình thức liên kết Tourism ­ LCA như cho thuê nguyên chuyến, khuyến khích dịch vụ bay thuê cho du lịch bằng trực thăng và kinh khí cầu; và 4) Phối hợp chặt chẽ giữa các hãng hàng không, trong đó có hãng LCA với các doanh nghiệp du lịch trong công tác quảng bá, xúc tiến thị trường.

Thứ tư, hình thành một cơ chế phối hợp để điều hành, kiểm tra và thực thi các quan hệ liên kết giữa hai bộ thông qua Tổng cục Du lịch và Vụ Vận tải, tạo đầu mối trong đó: 1) Liên kết Tourism ­ LCA thông qua Cục Hàng không và Vụ Lữ hành của Tổng cục Du lịch để hình thành các quan hệ liên kết được tổ chức theo một cơ chế hoạt động có hiệu lực nhằm bảo đảm cho các kế hoạch liên kết

đạt kết quả; và 2) Thiết lập đường dây nóng để thường xuyên thông tin về

chương trình dài hạn, ngắn hạn, kế hoạch, nội dung hoạt động quản lý, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung liên kết phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau giữa hai bên.

Với những định hướng cụ thể, rõ ràng và được tổ chức theo các chương trình kế hoạch sát thực, khả thi quá trình liên kết Tourism ­ LCA sẽ phát triển ổn định và bền vững.

3.1.2. Những quan điểm cơ bản trong chỉ đạo liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế


Xuất hiện sự liên kết giữa các hãng Tourism ­ LCA trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ những năm cuối thập niên thứ nhất thế kỷ XXI đến nay diễn ra trong điều kiện bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ và toàn cầu hoá hội nhập kinh tế của các quốc gia trong khu vực vào ASEAN ngày một sâu rộng. Tức là sự phân công lao động giữa các quốc gia ASEAN, trong đó có Việt Nam, đang gắn liền với nhau thành một hệ thống phân công lao động thống nhất của khu vực và quốc tế. Với điều kiện và tiền đề đó, quá trình liên kết Tourism – LCA phải tuân theo các quan điểm cơ bản sau:

3.1.2.1. Để thúc đẩy liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ phải chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế

Theo quan điểm này thì, liên kết giữa Tourism ­ LCA diễn ra trong nền kinh tế Việt Nam cần phải tính đến các yếu tố cơ bản sau:

1) Sự xuất hiện của hầu hết các hãng, các tập đoàn LCA của các nước trong và ngoài khối ASEAN có tiềm lực kinh tế kỹ thuật rất mạnh như: Lion Air (Indonesia) với đội bay 67 máy bay Boeing 737 ­ 200 có mạng hoạt động tới 35 điểm trong nước và thế giới với phong cách phục vụ chuyên nghiệp và hiện đại với giá vé rẻ hấp dẫn; Tiger Airways (Singapore) với 40 máy bay Airbus A320 với mạng bay rộng khắp khu vực châu Á ­ Thái Bình Dương và đã tham gia khai thác thị trường LCAS Việt Nam từ năm 2005 trước khi xuất hiện các hãng LCA của Việt Nam với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, hiện đại và có hiệu quả đã từng thu hút một lượng lớn khách du lịch Việt Nam; Tập đoàn LCA Air Asia với đội bay hiện tại là 93 chiếc Airbus A320, 8000 nhân viên và mạng bay mở rộng ra ngoài khu vực châu Á ­ Thái Bình Dương với phương châm giá rẻ ai cũng có thể bay và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, hiện đại, độc đáo với thủ tục hành chính gọn nhẹ, thuận tiện cho du khách; Tập đoàn LCA Jetstar (Úc) có hệ thống liên kết ở nhiều nước trong đó có Jetstar Pacific Việt Nam với sức mạnh vượt trội, không chỉ ở cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự mà còn ở sự liên kết hình thành một tập đoàn LCA kinh doanh theo mô hình một công ty xuyên quốc gia (TNC) hàng không giá rẻ với phong cách phục vụ và khả năng cạnh tranh to lớn.


Trong điều kiện này, các hãng LCA Việt Nam phải đối mặt trước sức cạnh tranh vô cùng mạnh mẽ từ các hãng kinh doanh cung cấp cùng loại LCAS. Nhiều hãng không đủ tiềm lực về kinh tế, kỹ thuật, phong cách phục vụ và đặc biệt là kinh

nghiệm tổ

chức quản lý sẽ

bị loại bỏ

khỏi thị

trường như

Indochina Airlines

hoặc buộc phải tạm đình chỉ để sốc lại tiềm lực và cơ cấu lại đội bay như Air Mekong hiện nay.

2) Tuy nhiên, trong hoàn cảnh và điều kiện đó vẫn còn những khả năng và cơ hội để né tránh áp lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển: Chủ động hội nhập, từng bước mở cửa bầu trời, thị trường với sự hỗ trợ từ phía nhà nước, trước hết là các ngành kinh doanh liên quan bằng thúc đẩy nhanh hơn quá trình liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Từ đó các doanh nghiệp này hỗ trợ các hãng LCA bằng cách cung cấp miễn phí lượng hành khách cho các hãng LCA, tức là tạo ra sức cầu ổn định cho các LCAS để các hãng này có thể tính toán chi phí và doanh thu bảo đảm có lãi hợp lý, đem lại lợi ích thỏa đáng cho cả các bên tham gia liên kết.

3) Ngoài ra cần tận dụng nguồn lực của các đối thủ cạnh tranh bằng xâm nhập vào chính các hãng LCA có tiềm lực của khu vực thông qua liên doanh, liên kết phù hợp, theo hướng vừa bảo đảm được tính tự chủ trong kinh doanh, vừa tận dụng được nguồn vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm và phong cách tổ chức quản lý, phục vụ chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả của các hãng LCA và các tập đoàn lớn. Jetstar Pacific Airlines là một bài học thực tiễn cho các hãng LCA đang và sẽ hoạt động khai thác thị trường dịch vụ hàng không ở nước ta hiện nay.

3.1.2.2. Liên kết Du lịch – Hàng không giá rẻ trên cơ sở huy động nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế và có sự quản lý của Nhà nước

Cơ sở lý luận và thực tiễn của quan điểm này xuất phát từ những luận điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, về lý luận, để cho cơ chế thị trường vận hành trôi chảy, kể cả trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì điều kiện cần và đủ là phân công lao động xã hội phát triển và tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác


nhau. Hiện nay nước ta đang sử dụng nền kinh tế thị trường định hướng lên chủ nghĩa xã hội thì việc tồn tại nhiều thành phần kinh tế không chỉ phù hợp với đòi hòi khách quan do các điều kiện của nền kinh tế qui định, mà còn phù hợp với đường lối và chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đây thực sự là môi trường và điều kiện đầy đủ của nền kinh tế cho cả các doanh nghiệp du lịch và các hãng LCA cũng như sự liên kết giữa chúng tồn tại và phát triển.

Thứ hai, về thực tiễn, gần như tất cả các hãng LCA đều khởi đầu từ sở hữu tư nhân, trừ trường hợp Jetstar Pacific là từ liên doanh giữa nhà nước với hãng LCA tư nhân Qantas của Úc, thực chất cũng là một chi nhánh của tập đoàn LCA Jetstar, một hình thức chiếm lĩnh và khai thác thị trường thông thường của TNC trong lĩnh vực LCA ở khu vực châu Á ­ Thái Bình Dương.

Thứ ba, nhất quán duy trì nhiều thành phần kinh tế trong lĩnh vực LCA và

lữ hành du lịch, thực chất là xã hội hóa đầu tư phát triển và liên kết của hai

ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. Đây là tiền đề để: 1) Thu hút các nguồn nhân tài vật lực vào phát triển kinh tế quốc gia, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ định hướng lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam;

2) Tạo điều kiện để liên doanh liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tư nhân và các hãng LCA tư nhân nước ngoài; và 3) Tạo ra một hình thức công cụ có hiệu quả để hội nhập ngành du lịch và LCA của Việt Nam vào các ngành kinh tế tương đồng ở các quốc gia trong khối ASEAN và khu vực châu Á ­ Thái Bình Dương.

Thứ tư, ta biết rằng kinh tế tư nhân cho dù hoạt động ở bất cứ ngành nào, kể cả LCA và lữ hành du lịch đều chạy theo lợi nhuận và đều chịu điều tiết tự phát của các qui luật thị trường, do đó dễ dàng đổ vỡ, phá sản khi các điều kiện kinh doanh gặp khó khăn. Đặc biệt trong các cơn “sốc giá” của các yếu tố đầu vào dưới tác động của các cuộc khủng hoảng nguyên liệu hay các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, các doanh nghiệp này thường bị phá sản hoặc phải tạm thời đình chỉ bay thương mại. Bài học của các hãng LCA Indochina Airlines, Trãi

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 01/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí