Thực Trạng Liên Kết Du Lịch – Jestar Pacific Airlines (Jpa) Trong Kích Cầu Du Lịch


nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch. Sở dĩ như vậy là vì các khâu khác ngoài vận chuyển hàng không không thể giảm giá tương ứng và thời hạn đặt vé và giờ bay cũng không thuận lợi khiến hiệu quả kích cầu không đạt trọn vẹn mục tiêu đặt ra.

2.2.3.2. Thực trạng liên kết Du lịch – Jestar Pacific Airlines (JPA) trong kích cầu du lịch

Jestar Pacific Airlines Việt Nam là một hãng LCA thuộc tập đoàn Jetstar và là một hãng liên doanh. Tuy phía Việt Nam nắm cổ phần chi phối 66,93%, song hãng hoạt động luôn tuân thủ theo nguyên tắc của tập đoàn là kiên trì giữ mức giá rẻ hơn các hãng LCA khác nên lượng hành khách của hãng luôn đông đảo. Sau 1 năm đi vào hoạt động, hãng xây dựng chương trình khuyến mại kích cầu giá thấp vào 9h thứ 6 đến 12h thứ bảy hàng tuần theo mạng bay truyền thống của hãng đến Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Vinh…Trong đó, đường bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Phú Quốc, Côn Đảo, Đà Lạt, Pleiku, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột đồng hạng 450.000 VND/lượt; Hà Nội ­ Đà Lạt, Hà Nội ­ Phú Quốc đồng hạng 985.000 VND/lượt và cứ 3 người trở lên đi cùng hành trình cùng đăng ký mua loại vé giá thấp được tự động giảm từ 50.000 ­ 100.000 VND/khách.

Sau 4 năm hoạt động với tư cách LCA, Jetstar Pacific Airlines đã cung cấp LCAS cho 7,5 triệu lượt hành khách với 250 chuyến bay nội địa mỗi tuần. Khi tham gia kích cầu du lịch, JPA không đợi Tổng cục Du lịch phát động mà luôn thực hiện theo phương thức riêng của hãng. Theo đó, hãng phân phối vé trực tiếp đến tay khách hàng thông qua phương thức bán vé rẻ mỗi ngày và chương trình

vé rẻ đặc biệt thường được thực hiện vào thứ sáu hàng tuần. Chỉ trong tháng

5/2012, có trên 23.000 khách đăng ký được giá vé chỉ từ 350.000 VND.

2.2.3.3. Thực trạng liên kết Du lịch – VietJet Air trong kích cầu du lịch và hội nhập kinh tế quốc tế

VietJet Air gặp nhiều khó khăn trong quá trình hình thành hãng LCA, song kể từ khi thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên đến nay, hãng đạt được nhiều thành tựu và trở thành một trong 5 hãng mới mở đường bay thành công của


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

thế giới. Nguyên nhân căn bản và quan trọng khiến cho hãng nổi tiếng trên thị trường LCAS của thế giới là tích cực liên kết với du lịch, đặc biệt chủ động tạo ra những đợt kích cầu du lịch độc đáo. Hưởng ứng những đượt kích cầu “hợp sức cho du lịch Việt Nam” phát động 5/7/2012, VietJet Air đã ký kết hợp tác với Hiệp hội lữ hành Việt Nam (VISTA) và các công ty lữ hành du lịch có uy tín để mở rộng chương trình kích cầu du lịch tại các địa phương có điểm đến du lịch nổi tiếng phía Bắc Việt Nam. Trước đó, VietJet Air đã ký kết với HTA và các công ty lữ hành du lịch ở phía Nam nhằm kích cầu du lịch vùng với mức giảm giá tới 49% so với bình thường.

Tính sáng tạo và độc đáo trong tham gia liên kết và kích cầu du lịch của hãng LCA VietJet Air thể hiện ở:

Liên kết du lịch hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam - 15

Thứ nhất, VietJet Air không chỉ tham gia vào các đượt kích cầu du lịch do Tổng cục Du lịch phát động mà dành 80 vé (2 chuyến) hàng ngày trên đường bay Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh cho 29 hãng lữ hành du lịch của HTA khởi hành lúc 7h về sau 21h kéo dài từ tháng 7 đến hết tháng 12.2012. Theo đó, vé khứ hồi (2 chiều) Thành phố Hồ Chí Minh ­ Hà Nội chỉ còn 3.278.000 VND đến tháng 9 tiếp tục giảm còn 3.058.000 VND.

Thứ hai, thường xuyên khởi động những đợt kích cầu du lịch với giá vé siêu rẻ. VietJet Air có đợt khuyến mãi lớn với 100.000 vé, giá chỉ 10.000 đồng kéo dài trong 3 tháng áp dụng cho cả 9 đường bay nội địa khắp Việt Nam và thời gian khởi hành từ nay đến hết năm 2013. Đợt khuyến mãi tháng 10/2012 đã có hơn

33.000 khách hàng sở hữu vé siêu rẻ và 67.000 vé rẻ cho tháng 11 và 12/2012.Các

đường bay thông thường của VietJet Air cũng luôn có vé rẻ truyền thống. Có thể thấy qua Hộp 2.4 dưới đây:

hơn các hãng bay

Hộp 2.4: Các đường bay giá rẻ của VietJet Air


VietJet Air bay khắp Việt Nam:

TP. Hồ Chí Minh ­ Nha Trang, Nha Trang – TP. Hồ Chí Minh: Từ 390.000 VND.

TP. Hồ Chí Minh ­ Đà Nẵng, Đà Nẵng – TP Hồ Chí Minh: Từ 480.000 VND. TP Hồ Chí Minh ­ Huế, Huế ­ TP Hồ Chí Minh: Từ 480.000 VND.

TP Hồ Chí Minh ­ Hải Phòng, Hải Phòng – TP Hồ Chí Minh: Từ 1.020.000


VND.

TP Hồ Chí Minh ­ Vinh, Vinh – TP Hồ Chí Minh: Từ 1.020.000 VND.

TP Hồ Chí Minh ­ Phú Quốc, Phú Quốc – TP Hồ Chí Minh: Từ 390.000 VND. Hà Nội ­ Đà Lạt, Đà Lạt ­ Hà Nội: Từ 1.020.000 VND.

Hà Nội ­ Đà Nẵng, Đà Nẵng ­ Hà Nội: Từ 480.000 VND.

Hà Nội ­ TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh ­ Hà Nội: Từ 1.020.000 VND.

Nguồn VietJet Air

Ngoài ra, năm 2013, Tổng cục du lịch phát động quảng bá du lịch Đồng bằng sông Hồng, VietJet Air đã ký kết hợp tác với công ty Saigon Tourism một chương trình kích cầu “Năm du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng ­ Hải Phòng 2013” hấp dẫn. Theo đó VietJet Air và Saigon Tourism cùng xây dựng các tour kích cầu, tour khuyến mại theo các chương trình kích cầu của tổng cục du lịch và Hiệp hội du lịch Việt Nam.

Thứ ba, VietJet Air và Hiệp hội du lịch Việt nam ký kết hợp tác toàn diện triển khai các dịch vụ du lịch trọn gói bảo đảm tiết kiệm và chất lượng cho du khách để hình thành mối liên kết ba chủ thể tối ưu, đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia. Đặc biệt là thực hiện các tour du lịch mở rộng ra thị trường du lịch quốc tế, trước hết là sang Thái Lan vào quí I năm 2013 với giá tour giảm tới 30% so với bình thường. Trong đó, VietJet Air thực hiện chương trình “Chào Thái Lan chỉ với 12.000 đồng” với 3.018 vé, kết thúc bán vé ngày 12/12/2012. Đợt hai có giá vé là

99.000 VND cho khách Việt Nam và 99 bath cho khách Thái Lan, bán vé ngày 20/12/1012. Khởi hành bay các chuyến từ 10/2/2013 đến hết 31/12/2013.

Thứ tư, VietJet Air đi đầu trong chương trình quảng bá cho du lịch Việt Nam

bằng cách tự

nguyện sơn hình

ảnh hoa sen đang hé nở

với Slogan “Vietnam

Timeless charm” biểu tượng cho ngành du lịch Việt Nam lên thân máy bay của hãng. Ngoài ra, nhân dịp mở đường bay mới Hà Nội ­ Đà Lạt, VietJet Air cũng thực hiện chương trình “Bay đến Đà Lạt mộng mơ chỉ với 599.000 đồng” bắt đầu bán từ 13/12 đến 19/12/2012, khởi hành từ khi bán vé đến 10/3/2013.

Thứ năm, với đội bay mới và hiện đại, an toàn, phong cách phục vụ thân thiện vui vẻ bởi dàn tiếp viên trẻ trung, bộ đồng phục thiếu sinh quân rất phong cách, VietJet Air đã tạo ra một mô hình LCA hiện đại và vẫn mang đậm truyền


thống, gây ấn tượng mạnh mẽ và cảm tình đặc biệt của cả du khách quốc tế và nội địa.

2.3. Những hạn chế và nguyên nhân của liên kết Du lịch – Haǹ g không giárẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế

Nghiên cứu cho thấy liên kết ngoài ngành du lịch như hải quan, giao thông, hàng không…chưa nhiều. Liên kết giữa các điểm đến với hàng không còn yếu. Liên kết giữa doanh nghiệp lữ hành với hàng không và nhà nước còn lỏng lẻo,

thiếu một nhạc trưởng đứng ra tổ chức và điều hành các mối liên kết để đạt

được hiệu quả tích cực cho các đối tác tham gia. Đó là chưa kể cần phải mở rộng liên kết vươn ra ngoài quốc gia để hình thành các tour du lịch xuyên quốc gia giống như chương trình Ba quốc gia một điểm đến…

Tuy nhận định này chưa phản ánh đầy đủ thực trạng hình thành và phát triển các quan hệ liên kết Tourism ­ LCA trong hội nhập kinh tế ở Việt Nam, song đã đề cập được những hạn chế cơ bản cần phải khắc phục của sự liên kết này. Để hiểu sâu bản chất và nguyên nhân của những hạn chế, có thể xét 5 vấn đề cơ bản sau:

2.3.1. Những hạn chế xuất phát từ lợi ích của các đối tác tham gia liên

kết

Trong nền kinh tế thị trường, cả nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa, mục đích tối cao của các doanh nghiệp tham gia hoạt động là hiệu quả kinh tế ­ xã hội, trước hết là lợi nhuận. Nếu không thu được lợi nhuận chưa nói tới lỗ vốn, không có bất cứ doanh nghiệp kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào trong nền kinh tế có thể tồn tại được. Ngay cả hãng LCA cung cấp LCAS trên cơ sở giảm đến mức tối thiểu các chi phí, tức là giảm tới mức cần và đủ để các hãng thực hiện chuyến bay an toàn cho hành khách, nhằm mục đích mở rộng nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của mình từ tầng lớp có thu nhập cao xuống những hành khách có thu nhập khá, trung bình để thu được khối lượng lợi nhuận cao hơn nhờ lợi thế qui mô. Do đó, hãng không thể duy trì liên tục và lâu dài mức giá

10.000 VND/lượt từ Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh hoặc 12.000 VND/lượt hay 99.000 VND/99 bath từ Việt Nam đến Thái Lan như hãng VietJet Air cung


cấp ngày 20/12/2012 vừa qua. Đó chỉ là hình thức quảng bá hoặc marketing giai

đoạn đầu, từ đó hình thành một lượng khách hàng “ruột” hay khách hàng

“ngưỡng mộ” cho hãng. Để tồn tại và phát triển, hãng chỉ có thể cung cấp LCAS ổn định lâu dài ở mức hãng có thể bù đắp được chi phí và thu được lợi nhuận ngày càng nhiều hơn nhờ lợi thế qui mô kết hợp với giảm chi phí về mức tối thiểu. Hơn nữa, việc liên kết với các hãng lữ hành du lịch hay các hãng resort cũng nhằm mục đích duy trì được mức cầu về LCAS ổn định và ngày càng cao hơn, giúp hãng LCA tăng cường được các chuyến bay và mở thêm các đường bay mới tới các sân bay phụ, nơi có các điểm du lịch nổi tiếng như Phú Quốc, Côn Đảo, Đà Lạt…hoặc bay vào các giờ trống, khai thông các thị trường ngách để thu được lợi nhuận ngày một nhiều hơn. Khi thị trường lâm vào trạng thái khó khăn, giá cả tăng cao và không ổn định, đặc biệt là chi phí cho xăng dầu, các dịch vụ ăn ở, đi lại mặt đất đều tăng khiến cho chi phí ở tất cả các doanh nghiệp kinh doanh trong các khâu hình thành một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh đều tăng. Trong điều

kiện đó, lợi nhuận ở các doanh nghiệp đều giảm, thậm chí có những doanh

nghiệp bị thua lỗ dẫn đến nguy cơ phá sản, buộc họ phải tính toán lại chi phí bằng nhiều phương pháp, kể cả giảm hoặc cắt hẳn việc cung cấp các dịch vụ

giá rẻ. Điều đó

ảnh hưởng đến kế

hoạch của các doanh nghiệp lữ

hành du

lịch, các cơ sở nghỉ dưỡng, tạo ra những phản

ứng, gây phá vỡ

các quan hệ

liên kết. Bởi vậy tình hình việc liên kết lâu nay “vẫn còn rất chậm”, nay các đối tác lại còn “căn ke” lợi ích của mình mà chưa thấy toàn cục. Và thay vì chê trách nhau, hãy làm gì đó để phối hợp cùng nhau làm cho tốt. Lữ hành và hàng

không kinh doanh cộng sinh, do đó phải chia sẻ triển.

khó khăn của nhau để

phát

Thực chất vấn đề ở đây là sự cân bằng lợi ích giữa các chủ thể tham gia vào chuỗi tăng giá trị trong thực hiện một sản phẩm du lịch trên thị trường. Đặc biệt là khi có sự cạnh tranh mạnh của các hãng LCA của khu vực và thế giới tham gia vào khai thác thị trường du lịch và cung ứng LCAS trên thị trường Việt Nam, nếu LCA và Du lịch không hình thành được mối liên kết bền vững, cùng chia sẻ khó khăn, cùng thụ hưởng lợi ích một cách công bằng dựa trên sự đóng


góp chi phí và hình thành giá trị của sản phẩm du lịch thì họ sẽ bị bẻ gẫy và bị loại bỏ ngay trên sân nhà. Lợi ích là giới hạn, hạn chế khó khăn nhất mà nhiều doanh nghiệp tham gia liên kết Tourism ­ LCA không dễ dàng vượt qua để duy trì các quan hệ liên kết cho phát triển chung.

2.3.2. Năng lực cơ sở hạ tầng hàng không của các hãng hàng không giá rẻ không đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu của các doanh nghiệp du lịch

Dịch vụ hàng không giá rẻ (LCAS) là vô cùng hấp dẫn đối với các công ty lữ hành du lịch, bởi lẽ nó trực tiếp giảm chi phí tour, nhờ đó các doanh nghiệp lữ hành có thể thu hút được nhiều khách và dễ dàng lập được các tour theo đoàn có khối lượng lớn, tăng được lợi nhuận nhờ lợi thế qui mô. Tuy nhiên, tham gia vào cung cấp LCAS chính thức cho đến nay chỉ còn 2 hãng là JPA, VietJet Air với số lượng máy bay rất hạn chế, sức chứa của các loại máy bay này lại rất khiêm tốn, cao nhất là 180 hành khách (Airbus 320), không có cơ sở hạ tầng riêng như: Cảng hàng không, hệ thống cung cấp dịch vụ mặt đất như vận chuyển khách, cung cấp xăng dầu, dẫn đường, lưu không, chỉ huy bay…tất cả đều đi thuê, kể cả máy bay…Do đó không thể cung cấp LCAS với khối lượng lớn và ổn định. Mặt khác, cầu về du lịch lại có tính thời vụ cao, chỉ phát sinh khối lượng lớn vào dịp nghỉ hè, lễ, tết…và bị nhiều doanh nghiệp dữ hành du lịch tham gia phân chia một lượng LCAS rất ít so với nhu cầu vào những thời điểm nhất định trong năm [Nguyễn Văn Tuấn, 2012. Báo cáo tổng kết công tác năm 2011, phương hướng

nhiệm vụ

năm 2012 của ngành du lịch, 20/12/2012.] và cả

chục ngàn doanh

nghiệp lữ

hành nội địa chia nhau một số

lượng rất nhỏ

LCAS. Nhiều doanh

nghiệp lữ hành du lịch vừa và nhỏ đăng ký được một lượng vé máy bay giá rẻ đã tranh thủ hạ giá tour du lịch để hút khách, thu lợi nhuận và sau đó bỏ mặc du khách với dịch vụ mặt đất đắt đỏ như ăn, ở, đi lại, tham quan nghỉ dưỡng với

chất lượng rất thấp, làm mất uy tín của cả các hãng LCA. Trong khi đó các

doanh nghiệp lữ hành lớn có uy tín thì không hội đủ vé hàng không giá rẻ để tổ chức các tour du lịch hội nghị lên đến 200 ­ 400 khách. Thêm vào đó, thiếu hẳn những cơ sở hạ tầng hàng không gần các điểm đến du lịch nổi tiếng như đường


xá thuận lợi từ các sân bay phụ đến các khu nghỉ dưỡng tham quan giải trí. Một số điểm đến du lịch ở các vùng núi cao Tây Bắc không có cả sân bay phụ đủ điều kiện tối thiểu để máy bay của hãng LCA có thể hạ cánh. Ví dụ Sapa là khu nghỉ dưỡng nổi tiếng ở nước ta, song không có sân bay phụ liền kề. Sân bay gần nhất ở Yên Bái, lại là sân bay quân sự, nếu có chuyển đổi một phần để máy bay dân dụng khai thác thì cũng mất từ 50 ­ 60km đường rừng mới có thể đến Sapa của Lào Cai được. Sự trắc trở và khó khăn trong giao thông vận tải ở mặt đất đã nảy sinh các chi phí phụ làm giảm đáng kể lợi nhuận của các hãng lữ hành nên họ không mặn mà với các điểm đến du lịch xa xôi cho dù nơi đó hấp dẫn khách quốc tế và khách du lịch nội địa. Ngay cả các cảng hàng không quốc gia như Nội Bài và Tân Sơn Nhất cũng đang ở trạng thái quá tải, với đà tăng trưởng nội địa là 20% mỗi năm như hiện nay, nếu không đầu tư, 5 năm tới hạ tầng sân bay sẽ bị ách tắc. Toàn bộ thực trạng trên cho thấy, việc liên kết giữa LCA với du lịch mới ở trình độ khởi đầu, ngẫu nhiên là cơ bản, chưa đủ các điều kiện vật chất để duy trì mối liên kết này thường xuyên, ổn định và vững chắc, tạo được năng lực khai thác tối đa khả năng du lịch của đất nước.

2.3.3. Liên kết giữa các hãng hàng không giá rẻ

và các cơ

sở nghỉ

dưỡng (resort) mang tính tự phát thiếu hẳn sự trung gian tổ chức của các

doanh nghiệp lữ hành du lịch trong hình thành một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh

Bản chất của tất cả các quá trình sản xuất kinh doanh, kể cả kinh doanh các sản phẩm du lịch đều xuất phát từ yêu cầu mở rộng phân công lao động, chuyên môn hóa sâu nhằm tăng năng suất lao động, đạt hiệu quả kinh tế ­ xã hội cao và đem lại lợi ích thiết thực cho các chủ thể tham gia. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch ngoài tính đặc thù của một loại hình dịch vụ thì nó còn mang đặc điểm của sự liên kết giữa các sản phẩm hoàn chỉnh được tạo ra ở các ngành kinh tế khác nhau trong tổng thể của nền kinh tế quốc dân, từ đó hình thành một chuỗi giá trị gia tăng tối ưu nhờ liên kết. Tức là liên kết các ngành kinh tế trong đó các

sản phẩm hoàn chỉnh của một ngành vừa có thể đứng tách ra thành một sản


phẩm kinh doanh riêng biệt, hoàn toàn có thể

thực hiện được giá trị

của sản

phẩm trên thị trường. Ví dụ, vận tải chuyên chở cho các hành khách không nhằm

mục tiêu du lịch như đi công tác, đi lao động, thăm thân…hoặc các nhà hàng,

khách sạn sử

dụng cho cư

ngụ

tạm thời của những người lữ hành hoàn toàn

không có mục đích du lịch. Mặt khác, cũng chính những sản phẩm dịch vụ này khi được liên kết lại trong một chuỗi giá trị gia tăng để tạo thành một sản phẩm dịch vụ lữ hành du lịch hoàn chỉnh thì vai trò, vị trí của nó lại mang thêm một ý nghĩa kinh tế lớn hơn, tức là nhờ liên kết với các sản phẩm khác, nó có thể giảm bớt chi phí tạo thành nhờ lợi thế liên hoàn và tăng qui mô. Ví dụ một chuyến vận tải bình thường có thể có nhiều chỗ trống tạo nên các chuyến bay không tải gây lãng phí hoặc các khách sạn, nhà hàng độ lấp đầy của các phòng hiếm khi đạt được 100%, song liên kết với các doanh nghiệp lữ hành, được tổ chức theo một kế hoạch định trước thì trạng thái không tải và phòng trống sẽ được giảm thiểu, nhờ đó mà tính hiệu quả kinh tế tăng cao. Điều này đồng nghĩa với việc tăng giá trị của sản phẩm nhờ sử dụng hết công suất trong thiết bị ở các khâu liên kết. Như đã biết, thực trạng liên kết giữa các hãng LCA với du lịch trong thời gian

vừa qua diễn ra tự phát, được thực hiện “nhảy cóc” không tuân theo một quá

trình liên kết tuần tự, hoàn chỉnh. Ví dụ nhiều hãng LCA liên kết trực tiếp với

các khách sạn, nhà hàng, các du thuyền, bỏ

qua khâu tổ

chức của các doanh

nghiệp lữ hành, du lịch, từ đó đã loại bỏ rất nhiều ưu thế của phân công chuyên môn hóa trong khâu tổ chức sản xuất tour. Trong điều kiện này, khách du lịch có thể được hưởng lợi trong khâu vận tải đường không và nhà nghỉ. Song việc vui chơi, giải trí, chữa bệnh, tham quan….bị mục đích tối cao của du lịch họ phải tự tìm lấy. Thường họ bị các “cò du lịch” bắt chẹt, tăng giá cao ở các công đoạn khác và đặc biệt là thiếu tính chủ động, thuận tiện trong thực hiện trọn vẹn tour du lịch làm cho giá rẻ của LCA và khách sạn không còn nhiều ý nghĩa. Đối với các doanh nghiệp lữ hành du lịch trong điều kiện đó rất khó lập tour du lịch hoàn chỉnh và có đủ qui mô nên hiệu quả kinh tế ở các khâu không cao, thậm chí họ phải bù tiền cho khách khi hãng LCA không đủ chỗ cho tất cả các thành viên

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 01/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí