Bối Cảnh Lịch Sử Và Đường Lối Kinh Tế

[6] Kinh tế miền Nam vùng chính quyền Sài Gòn kiểm soát (1965-1975).

[7] Kinh tế miền Nam vùng giải phóng kiểm soát (1960-1975).


Nội dung thảo luận


[1] Kinh tế miền Bắc trong thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ I (1961-1965).

[2] Ưu điểm và hạn chế của nền kinh tế miền Nam vùng chính quyền Sài Gòn kiểm soát (1955-1975).


Chương 6

KINH TẾ THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI (1976 ‐ 1985)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.


6.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ ĐƯỜNG LỐI KINH TẾ

Lịch sử kinh tế Việt Nam Phần 2 - 15

6.1.1. Bối cảnh lịch sử

6.1.1.1. Tình hình thế giới

Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cách mạng Việt Nam bước sang thời kỳ mới - thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước trong bối cảnh thế giới có nhiều khó khăn, thử thách. Sự bao vây, cấm vận, phong tỏa kinh tế của Mỹ và các nước đồng minh của họ đã gây ra không ít khó khăn cho kinh tế miền Nam nói riêng và kinh tế cả nước nói chung. Trước giải phóng, nguồn hàng công nghiệp phong phú của miền Nam dựa nhiều vào nhập khẩu thông qua hệ thống viện trợ của Mỹ (khoảng trên dưới 1 tỷ USD). Các mặt hàng này rất phong phú về chủng loại: từ nguyên nhiên liệu, máy móc cho công nghiệp, nông nghiệp đến hàng tiêu dùng... Sau cấm vận, sự phong phú về hàng hóa ở miền Nam đã sớm chuyển thành sự thiếu hụt nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và tiêu dùng.

Ngay sau ngày giải phóng, Việt Nam vẫn nhận được sự viện trợ lớn từ các nước xã hội chủ nghĩa, nhưng không lâu sau, nguồn viện trợ này bị giảm dần. Trước hết là khoản viện trợ của Trung Quốc, trước đây thường vào khoảng 300-400 triệu USD/năm. Sau do nhiều diễn biến phức tạp trong quan hệ quốc tế và giữa hai nước, nguồn viện trợ này giảm dần và chấm dứt hoàn toàn vào năm 1977. Nguồn viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa khác, chủ yếu là Liên Xô, mặc dù tính bằng tiền thì tăng nhưng quy ra hiện vật lại giảm. Vì từ khi gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) vào năm 1978, Việt Nam phải chấp nhận mọi thiết chế kinh tế của khối đó, trong đó có quy định về giá. Việc mua bán, nhập khẩu giữa các nước trong khối SEV áp dụng theo "giá trượt" (được tính trên cơ sở giá

bình quân trên thị trường thế giới trong 5 năm trước đó để hình thành giá cho năm sau). Mức giá này cao hơn 2,5-3 lần so với mức giá viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa dành cho Việt Nam. Do vậy, nếu tính bằng tiền rúp thì viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa cho Việt Nam tăng từ 1,1 tỷ lên 1,5 tỷ, nhưng vì áp dụng "giá trượt" nên khoản 1,5 tỷ đó chỉ mua được một khối lượng hàng hóa bằng một nửa trước đây, tức là khoảng 600-700 triệu rúp. Với một nền kinh tế vốn hàng chục năm sống chủ yếu dựa vào nhập khẩu, thì sự cắt giảm nguồn viện trợ này là một thách thức lớn.

Sự trì trệ và mất ổn định trong kinh tế - xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu giữa thập niên 70 của thế kỷ XX đã làm bộc lộ những hạn chế của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Thực tế đó gây nên tình trạng lúng túng trong tư duy kinh tế của các nhà lãnh đạo Việt Nam.

Bên cạnh khó khăn, sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam nhìn chung cũng có những thuận lợi cơ bản. Sau năm 1975, không chỉ các nước xã hội chủ nghĩa mà một số nước trong khu vực và trên thế giới đã quan tâm, giúp đỡ Việt Nam khắc phục khó khăn, hàn gắn vết thương chiến tranh, hội nhập với môi trường quốc tế. Thuận lợi này sẽ giúp Việt Nam kiềm chế được những diễn biến xấu hơn với một vài mối quan hệ chưa tốt. Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - kỹ thuật trên thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta trong xây dựng, phát triển đất nước.

6.1.1.2. Tình hình trong nước

Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ nền kinh tế phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, với rất nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất - kỹ thuật lạc hậu: tuyệt đại bộ phận là lao động thủ công, năng suất thấp, phân công lao động chưa phát triển, cơ cấu kinh tế mất cân đối, quản lý còn non yếu... Đây là những khó khăn lớn, rất căn bản nhưng không dễ giải quyết.

Hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh khiến nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất bị tàn phá nghiêm trọng. Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, chính quyền Pol Pot đã cho quân tiến đánh nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam. Đến năm 1977-1978, toàn bộ tuyến biên giới Tây Nam bị

quân Pol Pot đánh phá. Lính Khơme đỏ đã tấn công vào hầu khắp các xã biên giới, nã đạn pháo hàng ngày vào lãnh thổ Việt Nam, tàn sát hàng ngàn đồng bào, phá hủy nhiều cơ sở kinh tế của ta. Cuối năm 1978, Việt Nam đưa quân sang Campuchia để giúp nhân dân nước bạn thoát khỏi ách thống trị của chính quyền Pol Pot. Việc duy trì một số lượng quân khá lớn ở trong nước và ở Campuchia là một gánh nặng kinh tế đè lên ngân sách quốc gia bấy giờ. Tiếp sau chiến tranh biên giới Tây Nam, cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc (tháng 2 năm 1979) gây thêm cho Việt Nam nhiều tổn thất nặng nề về người và của. Tuy vậy, những khó khăn trên không ngăn được quyết tâm phát triển kinh tế, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta. Niềm vui khi đất nước được hòa bình, thống nhất, non sông thu về một mối là điều kiện hết sức thuận lợi để Việt Nam phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế. Nước ta còn có những tiềm năng lớn, thuận lợi cho phát triển kinh tế như: tài nguyên phong phú, đất đai màu mỡ, nguồn lao động dồi dào...

Trước những khó khăn, thuận lợi đó, cả nước bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế với khí thế và quyết tâm đạt kết quả cao nhất.

6.1.2. Đường lối kinh tế

Mô hình kinh tế xuyên suốt thời kỳ 1976-1985 được Đảng ta xác định là mô hình kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Mô hình này được cụ thể hóa qua hai kỳ đại hội của Đảng là Đại hội IV (tháng 12 năm 1976) và Đại hội V (tháng 3 năm 1982). Tại Đại hội IV, chủ trương chung phát triển kinh tế được xác định là: "Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu công - nông nghiệp, vừa xây dựng kinh tế trung ương, vừa phát triển kinh tế địa phương trong cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất; kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và

hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; kết hợp kinh tế với quốc phòng" [Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 37, 2004, 653].

Đường lối kinh tế của Đại hội Đảng lần thứ IV thực chất vẫn là sự tiếp tục đường lối kinh tế của Đại hội III (năm 1960) với 3 nội dung cơ bản: 1) Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật thông qua công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ; 2) Hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, tiếp tục củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa theo hướng mở rộng kinh tế quốc doanh và hợp tác xã; 3) Tiếp tục xây dựng cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp.

Đảng ta cũng xác định thời gian để hoàn thành về cơ bản quá trình đưa nền kinh tế từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa trong khoảng hai mươi năm và sẽ được thực hiện lần lượt thông qua các kế hoạch 5 năm, bắt đầu từ kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980). Tuy nhiên, trong quá trình triển khai kế hoạch 5 năm lần thứ hai với đường lối phát triển nêu trên, kinh tế nước ta không những tăng trưởng rất chậm mà đã xuất hiện "tình trạng khủng hoảng và ách tắc bao trùm toàn bộ nền kinh tế" [Đặng Phong, 2008, 32]. Sản xuất đình trệ, lưu thông ách tắc, giá cả "leo thang", đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.

Trước tình hình đó trên cơ sở đánh giá những thành tựu, hạn chế và khó khăn của nền kinh tế, Đại hội V của Đảng đã phản ánh một bước tiến khiêm tốn, dè dặt trong việc tìm kiếm biện pháp để khắc phục tình trạng bế tắc của mô hình kinh tế tập trung, bao cấp. Đại hội đã chỉ ra nguyên nhân của những khó khăn đó một phần bắt nguồn từ việc "chưa thấy hết những khó khăn, phức tạp của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ là phổ biến... chúng ta đã chủ quan, nóng vội đề ra một số chỉ tiêu quá lớn về quy mô và quá cao về tốc độ xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất..." [Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 43, 2006, 49]. Từ đó, Đại hội đề ra đường lối phát triển kinh tế trong chặng đường trước mắt (bao gồm giai đoạn 5 năm 1981-1985 và kéo dài đến 1990): "Trong 5 năm 1981-1985 và những năm 80, cần tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp

một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng trong cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý" [Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 43, 2006, 71].

Điểm mới trong chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của Đảng giai đoạn 1981-1985 so với giai đoạn trước là: thứ nhất, điều chỉnh mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ trong nội dung công nghiệp hóa; thứ hai, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa đã chú ý tiến hành bằng các hình thức thích hợp; thứ ba, trong quản lý kinh tế đã có một số cải tiến theo hướng mở rộng quyền tự chủ cho các xí nghiệp quốc doanh và cho các hợp tác xã. Tuy vậy, Đảng vẫn chưa thấy được sự cần thiết phải duy trì nền kinh tế nhiều thành phần và xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp; vẫn chưa tìm được lối thoát cho nền kinh tế đang trong thời kỳ khủng hoảng. Về cơ bản, đường lối kinh tế nước ta trong giai đoạn này chưa có sự thay đổi về chất.

6.2. CHÍNH SÁCH KINH TẾ VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Với mục tiêu phấn đấu đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa về cả quy mô và quan hệ sản xuất, Đảng và Nhà nước đã có những điều chỉnh kịp thời về mặt chính sách trên từng lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, trải qua hai kế hoạch 5 năm, tình hình kinh tế

- xã hội chưa được cải thiện nhiều. Những dấu hiệu của khủng hoảng kinh tế đã xuất hiện (1976-1980) và sau đó là cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội toàn diện, trầm trọng, dẫn tới những tìm tòi, thử nghiệm đổi mới trong nền kinh tế (1981-1985).

6.2.1. Giai đoạn 1976-1980

Đây là giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai trên cơ sở hiện thực hóa đường lối kinh tế được đề ra tại Đại hội Đảng lần thứ IV, hướng vào việc giải quyết hậu quả chiến tranh, thống nhất kinh tế trên phạm vi cả nước, từng bước thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa theo mô hình kế hoạch hóa, tập trung, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Kế hoạch 5 năm này vẫn được xây dựng trên nền tảng của cơ chế cũ là kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp, đề cao vai trò của

kinh tế quốc doanh và tập thể hóa nông nghiệp, xây dựng cơ cấu công - nông nghiệp hoàn chỉnh, trong đó công nghiệp nặng được ưu tiên phát triển.

Để thực hiện mục tiêu xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, trước hết phải cải tạo các thành phần phi xã hội chủ nghĩa, quy tụ vào hai thành phần kinh tế cơ bản là quốc doanh và tập thể. Chính sách kinh tế được đề ra trong giai đoạn này là: "hoàn thành về cơ bản cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất ở miền Bắc; cải tiến mạnh mẽ công tác thương nghiệp, giá cả, tài chính, ngân hàng" [Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 37, 2004, 528] để đi đến sự thống nhất về kinh tế trên phạm vi cả nước. Đảng và Nhà nước đã luôn bám sát nhiệm vụ trên để ban hành các chỉ thị, nghị quyết, chính sách, giải quyết kịp thời những vấn đề do thực tiễn đặt ra ở từng miền và trong từng lĩnh vực cụ thể:

6.2.1.1. Trong lĩnh vực nông nghiệp

Đối với miền Bắc, những năm trước đây, nông nghiệp phổ biến là các hợp tác xã bậc cao với quy mô thôn. Thực hiện mục tiêu đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, các hợp tác xã tiếp tục được mở rộng về quy mô, thống nhất quản lý tất cả các khâu từ sản xuất đến phân phối, tổ chức lao động theo hướng tập trung, chuyên môn hóa, cơ giới hóa giống như các xí nghiệp công nghiệp. Vì vậy, từ năm 1976-1980, khắp các vùng từ đồng bằng đến miền núi đều dấy lên cao trào mở rộng quy mô hợp tác xã từ thôn lên xã hoặc liên xã. Năm 1979, toàn miền Bắc có 4.154 hợp tác xã quy mô toàn xã. Một số nơi đã hợp nhất 2-3 hợp tác xã thành một với quy mô trên 1.000 ha. Có thể nói, đây là thời kỳ mà mô hình hợp tác hóa - tập thể hóa phát triển tới trình độ cao nhất cả trong lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, quy mô hợp tác xã càng mở rộng thì sản xuất càng kém hiệu quả. Đầu tư cho nông nghiệp tăng nhưng sản lượng lương thực ngày càng giảm: từ 6,407 triệu tấn với bình quân đầu người 247 kg năm 1976 giảm xuống còn 5,997 triệu tấn, bình quân đầu người là 214 kg vào năm 1980. Tình trạng thất thoát, mất mát, hư hao tài sản cố định và tiền vốn trong các hợp tác xã ngày càng gia tăng; diện tích gieo trồng bị bỏ hoang ngày càng lớn, người lao động thờ ơ với công việc của

hợp tác xã, mức thu nhập của xã viên giảm. Có thể nói đến cuối thập niên 1970, mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở miền Bắc lâm vào tình trạng khủng hoảng nặng nề.

Ở miền Nam, sau giải phóng, đại bộ phận ruộng đất đã về tay nông dân, quan hệ sản xuất phong kiến không còn là trở lực trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ chủ yếu ở miền Nam lúc này là xóa bỏ những tàn dư thực dân phong kiến về ruộng đất và giải quyết vấn đề tranh chấp ruộng đất trong nhân dân mà không cần thực hiện cuộc cải cách ruộng đất như ở miền Bắc. Do vậy, sau khi đã xóa bỏ về cơ bản tàn dư thực dân phong kiến, miền Nam bắt tay vào xây dựng mô hình tập thể hóa nông nghiệp dưới hai hình thức: tập đoàn sản xuất và hợp tác xã. So với miền Bắc, công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Nam có một số điểm khác biệt: Thứ nhất, hình thức hợp tác xã chỉ làm thí điểm ở một số tỉnh còn phần lớn các hộ nông dân vào các tập đoàn sản xuất có quy mô, hệ thống tổ chức đơn giản hơn, đảm bảo cho nông dân có một phần kinh tế phụ lớn hơn miền Bắc. Về bản chất thì vẫn là tập hợp ruộng đất để tổ chức canh tác tập thể, sản phẩm được phân chia căn cứ theo mức đóng góp, việc điều hành do một ban quản lý của tập đoàn đảm nhận. Thứ hai, vì trước đây nông nghiệp ở miền Nam đã bước đầu được cơ giới hóa, nông dân đã sử dụng máy móc trong sản xuất nên công cuộc hợp tác hóa ở miền Nam "đi đôi với thủy lợi hóa, cơ giới hóa". Theo đó, những chủ có máy được trưng mua và đưa máy vào tập đoàn, thành lập các tập đoàn riêng gọi là tập đoàn máy kéo để phục vụ hợp tác xã nông nghiệp.

Kết quả, đến cuối thập niên 1970, đầu thập niên 1980, công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp ở các tỉnh Nam Trung Bộ đã cơ bản hoàn thành. Gần 1.200 hợp tác xã và 775 tập đoàn sản xuất đã được thành lập, thu hút 91,6% số hộ nông dân tham gia. Ở các tỉnh Tây Nguyên đã đưa 90,3% số hộ nông dân vào con đường làm ăn tập thể chủ yếu dưới hình thức tập đoàn sản xuất. Còn các tỉnh Nam Bộ, đến cuối năm 1979, công cuộc hợp tác hóa mới bắt đầu bước sang thời kỳ mới, chủ yếu là hình thành các tập đoàn sản xuất nông nghiệp. Có 13.246 tập đoàn sản xuất đã được xây dựng. Nhưng vì làm ồ ạt và không chuẩn bị tốt, nhất là việc điều chỉnh ruộng đất chưa được giải quyết hợp lý và xảy ra thiên tai nên có trên

Xem tất cả 205 trang.

Ngày đăng: 16/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí