trợ kinh tế lớn là AID (do Bộ Nông nghiệp Mỹ phụ trách) và MACV (Bộ chỉ huy quân sự tại Việt Nam phụ trách). Trong đó, quy định của Chương trình AID là chính quyền Sài Gòn phải dùng số đô la được viện trợ để mua hàng xuất khẩu của Mỹ. Còn khoản viện trợ MACV được dùng để trả lương cho nhân viên Việt Nam (140.000 người) làm việc trong lĩnh vực xây dựng và dịch vụ của miền Nam.
Như vậy, trong 20 năm, Mỹ đã viện trợ một khoản "khổng lồ" cho miền Nam thông qua hai hình thức chủ yếu là viện trợ kinh tế và viện trợ quân sự. Mục tiêu cuối cùng trong việc Mỹ viện trợ không phải để phát triển kinh tế, "phát triển kinh tế chỉ là mục tiêu thứ yếu, là một bước đệm nhằm hỗ trợ cho chiến tranh và những mối quan tâm về chính trị" [Phạm Thị Hồng Hà, 2017, 68].
b. Chính sách kinh tế của chính quyền Sài Gòn
Trong 20 năm (1955-1975), Mỹ và Chính quyền Sài Gòn đã triển khai nhiều chính sách kinh tế quan trọng nhằm xây dựng, phát triển một nền kinh tế thị trường, có quan hệ rộng rãi với bên ngoài hướng theo những mục tiêu chính trị, quân sự trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Cụ thể:
- Đối với nông nghiệp, nông thôn
Để ổn định tình hình, lôi kéo dân nông thôn đi theo mình, đồng thời thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển, chính quyền Sài Gòn đã triển khai các chương trình: Cải cách điền địa, "người cày có ruộng"; tổ chức lại nông thôn thông qua việc xây dựng khu "dinh điền", "trù mật" và "ấp chiến lược".
+ Cải cách điền địa và Chương trình "người cày có ruộng"
Để "Cải cách điền địa", chính quyền Diệm đã ban hành ba Dụ: Dụ số 2, số 7 và số 57. Trong đó, Dụ số 2 (ra ngày 8 tháng 1 năm 1955) quy định tất cả tá điền phải ký khế ước thuê ruộng (cả với ruộng đất của họ đang canh tác) với mức địa tô từ 15-25%, tính theo vụ chính trong năm. Dụ số 7 (ngày 5 tháng 2 năm 1955) quy định ruộng đất bỏ hoang cách mạng đã giao cho nông dân sử dụng thì trong vòng 1 tháng, chủ đất có
thể quay về làm thủ tục khai báo, sau đó cho thuê. Nếu chủ đất không quay về làm thủ tục, ruộng đất đó được giao cho Hội đồng Hương chính quản lý, đem cấp phát cho tá điền (ưu tiên những người di cư từ miền Bắc vào). Ruộng đất này được miễn thuế trong năm đầu, từ năm thứ 2 phải nộp một nửa, năm thứ ba nộp 3/4 mức địa tô trung bình của địa phương.
Dụ 57 (ngày 22 tháng 10 năm 1956) quy định diện tích tối đa một chủ đất sở hữu không quá 100 ha (không kể 15 ha ruộng hương hỏa; một số ruộng đất trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và đất chăn nuôi gia súc). Nếu quá giới hạn chính phủ sẽ mua số ruộng đất đó và bán lại cho nông dân. Ruộng đất quá giới hạn được gọi là ruộng đất "truất hữu". Chính phủ mua theo giá thị trường, trong đó 10% trả bằng tiền, còn lại trả bằng trái phiếu hữu danh, được bảo đảm với lãi suất 5%/năm trong vòng 5 năm. Chính phủ bán số ruộng đất này cho nông dân theo giá tương đương với giá chính phủ mua của người bị "truất hữu" ruộng đất; nông dân sẽ trả dần trong 6 năm, không tính lãi.
Có thể bạn quan tâm!
- Kế Hoạch 5 Năm Lần Thứ Nhất (1961-1965)
- Lịch sử kinh tế Việt Nam Phần 2 - 10
- Lịch sử kinh tế Việt Nam Phần 2 - 11
- Lịch sử kinh tế Việt Nam Phần 2 - 13
- Lịch sử kinh tế Việt Nam Phần 2 - 14
- Bối Cảnh Lịch Sử Và Đường Lối Kinh Tế
Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.
Việc ban hành và thực thi Dụ số 2 và Dụ số 7 về thực chất là để xóa bỏ ảnh hưởng của cách mạng đối với nông dân miền Nam1. Nếu so với Dụ số 2 và Dụ số 57, với chính sách ruộng đất cách mạng thực hiện trong thời kháng chiến chống Pháp thì thấy mức địa tô (Dụ số 2) đã tăng lên; đồng thời Dụ số 57 đã loại số địa chủ có dưới 100 ha khỏi diện "truất hữu". Như thế, cải cách điền địa đã phục hồi và duy trì sự tồn tại của đại bộ phận địa chủ. Lực lượng này chiếm 2/3 diện tích ruộng đất và thực hiện bóc lột địa tô đối với nông dân miền Nam [Lâm Quang Huyên, 1997, 39]. Cải cách điền địa như vậy chưa thật sự tiến bộ, còn có những bất hợp lý; vì thế đến thời Thiệu, chính quyền Sài Gòn phải làm lại cải cách điền địa (với tên gọi mới: Chương trình "người cày có ruộng").
Ngày 26 tháng 3 năm 1970, Nguyễn Văn Thiệu ký Pháp lệnh số 003/70, ban hành Luật "Người cày có ruộng". Nội dung bao gồm 5 điểm:
1 Từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1954, Chính quyền cách mạng đã cấp hơn
564.000 ha ruộng đất của địa chủ cho hơn 52.000 nông dân miền Nam sử dụng; đồng thời địa tô giảm xuống mức 25% trên phần lớn ruộng đất phát canh (nhiều trường hợp được giảm tới mức 10-15%).
1) Hạ mức sở hữu của điền chủ xuống 15 ha ở Nam Bộ và 5 ha ở Trung Bộ; 2) Cấp đất cho nông dân không thu tiền; 3) Xóa bỏ chế độ lĩnh canh và cấm "phát canh thu tô". Điền chủ phải tự canh tác hoặc thuê người làm; 4) Gắn Chương trình "Người cày có ruộng" với việc đổi mới canh tác, cải tiến kỹ thuật; đưa các yếu tố sản xuất hiện đại vào nông nghiệp (máy móc, phân bón, giống mới; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp - giao thông, hệ thống tiêu thụ sản phẩm); 5) Bảo lưu các đồn điền trồng cây công nghiệp, không đụng đến đất đai của các tôn giáo.
Tính đến ngày 31 tháng 3 năm 1973, chính quyền Sài Gòn đã cấp khoảng 1 triệu ha ruộng đất cho nông dân; năm 1974, tiến hành cấp tiếp khoảng 150.000 ha. Tổng số có tất cả 750.000 gia đình nông dân, với khoảng 5 triệu người nông dân đã được cấp ruộng đất [Đặng Phong, 2004, 262]. Chủ trương "Người cày có ruộng" đã được cách mạng thực hiện trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Tuy vậy, khi so sánh với Chương trình "người cày có ruộng" do chính quyền Sài Gòn triển khai giai đoạn này thì đây là sự tiến bộ. Bởi quan hệ sản xuất địa chủ phong kiến đã bị xóa bỏ căn bản, ở nông thôn hình thành một tầng lớp tiểu nông đông đảo, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển trong nông thôn [Nguyễn Trí Dĩnh & cộng sự, 2013, 593].
+ Tổ chức lại nông thôn
Chính quyền Sài Gòn sử dụng các hình thức "dinh điền", "khu trù mật", "ấp chiến lược" đề tổ chức lại nông thôn miền Nam phục vụ cho mục đích chính trị, quân sự và kinh tế. Trong đó, "dinh điền" là chương trình di chuyển dân vùng đồng bằng lên vùng Tây Nguyên được thực hiện từ năm 1957. Trong lịch sử Việt Nam trước đây và ở miền Bắc cùng thời kỳ, di dân đã được làm. Song, có điểm khác, chương trình dinh điền ở miền Nam thời kỳ này triển khai theo lối cưỡng bức, gắn với vấn đề chính trị, tôn giáo. Đối tượng di dân chủ yếu là những người di từ miền Bắc vào miền Nam mà không đi theo Công giáo.
Từ năm 1959, miền Nam vùng Mỹ - Ngụy kiểm soát triển khai thực hiện chương trình xây dựng "Khu trù mật". Chính quyền Sài Gòn cho phá bỏ nơi cư trú cũ, sắp xếp lại nông thôn, đưa dân đến những khu định cư mới quy hoạch giống như đô thị, có điện nước, trường học, bệnh viện,
trạm xá... Mục đích việc làm này là để thay đổi cuộc sống cổ truyền của người dân và quan trọng hơn nhằm giành dân với cách mạng. Song trên thực tế, người dân sống ở các khu trù mật gặp nhiều khó khăn. Theo kế hoạch chương trình này thực hiện trong 2 năm (1959-1960), nhưng chỉ thực hiện đến năm 1960 thì bị phá sản.
Chương trình "Ấp chiến lược" được triển khai từ giữa năm 1961, khi chương trình Khu trù mật thất bại. Chương trình này cũng thực hiện theo lối cưỡng bức. Nhà cửa, làng mạc cũ bị san ủi, dân được gom vào các khu tập trung có hào, rào dây kẽm gai xung quanh; có đồn bốt và lực lượng vũ trang canh gác, kiểm soát chặt chẽ. Theo kế hoạch, đến năm 1962, chính quyền Sài Gòn phải tập trung được khoảng 10 triệu dân vào 16.000-17.000 ấp chiến lược. Nhưng đến đầu năm 1963, chính quyền Sài Gòn mới chỉ thực hiện được hơn 4.000 ấp chiến lược. Chương trình này gặp khó khăn và cuối cùng phá sản do dân phản đối và do phong trào Đồng khởi, phá ấp chiến lược những năm đầu thập niên 1960.
- Đối với công nghiệp
Chính quyền Sài Gòn chủ trương xây dựng, phát triển một nền công nghiệp phù hợp với điều kiện tình hình cụ thể của miền Nam. Cụ thể, chỉ lựa chọn một số ngành phù hợp với điều kiện thực tế: công nghiệp chế biến nông sản, sơ chế nguyên liệu, cơ khí, sửa chữa, gia công lắp ráp... Đây là sự tư vấn hợp lý của phái đoàn chuyên gia Mỹ đối với kinh tế miền Nam. Các chính phủ đã căn bản tiếp thu và duy trì quan điểm kinh tế này trong suốt 20 năm xây dựng, phát triển kinh tế miền Nam vùng chính quyền Sài Gòn kiểm soát.
Với chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường, mở cửa rộng rãi, nên trong những năm 1957-1963, Ngô Đình Diệm đã ký nhiều hiệp định và công bố sắc lệnh quy định chế độ đầu tư. Ngày 5 tháng 3 năm 1957, chính quyền Sài Gòn công bố Chính sách đầu tư (12 điểm), trong đó có những ưu đãi đối với tư bản nước ngoài. Đến thời Nguyễn Văn Thiệu: Chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường, mở cửa, dựa vào viện trợ tài chính của Mỹ được nhấn mạnh hơn. Theo đó, ngày 1 tháng 12 năm 1970, "Luật tìm kiếm và khai thác dầu mỏ" được ban hành; tháng 4 năm 1972, ban hành Luật đầu tư nước ngoài với nội dung hấp dẫn hơn thời Diệm để
thu hút đầu tư (tư bản nước ngoài được miễn thuế trong 5 năm, được chuyển toàn bộ số lãi về nước, được đảm bảo không quốc hữu hóa).
Nguồn viện trợ dồi dào của Mỹ, cùng những chính sách được chính quyền Sài Gòn triển khai thực hiện đã tác động, ảnh hưởng to lớn và mang tính quyết định đối với tình hình, đặc điểm, tính chất của nền kinh tế vùng chính quyền Sài Gòn kiểm soát trong thời kỳ 20 năm này.
5.2.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế
a. Nông, lâm, ngư nghiệp
Miền Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nông - lâm - ngư phát triển, đó là khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều và quanh năm có nắng. Riêng về đất sản xuất nông nghiệp, miền Nam có 6 triệu ha đất; trong đó, ở Nam bộ có 2,5 triệu ha đất trồng lúa, riêng đồng bằng sông Cửu Long chiếm khoảng 1,7 triệu ha. Rừng có khoảng 10 triệu ha; 3/4 diện tích rừng có trữ lượng gỗ rất lớn. Còn về biển, miền Nam có bờ biển dài
2.000 km, có lượng hải sản rất dồi dào.
Miền Nam gieo trồng nhiều loại cây: lúa, ngô, khoai, sắn, đậu xanh, đậu tương, lạc, mía, thuốc lá, cao su, v.v... Trong đó, lúa, cao su, thuốc lá, khoai lang, sắn được gieo trồng nhiều hơn các loại khác. Trong các cây trồng thì lúa luôn là cây trồng chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá trị sản lượng nông nghiệp (79,7%). Tỷ trọng nông nghiệp thường chiếm khoảng 30% trong GDP. Sản lượng lúa ở miền Nam thời này không ổn định. Trong giai đoạn 1955-1964, có xu hướng tăng, từ 2,74 triệu tấn lên 5,1 triệu tấn. Nhưng trong các năm 1965-1968 lại giảm xuống dưới 5 triệu tấn; năm 1966 xuống mức thấp nhất là 4,33 triệu tấn. Nguyên nhân là do tác động của chiến tranh, chính sách ruộng đất không động viên được nông dân và do các cuộc "bình định" đã gây xáo trộn, bất ổn đối với nông thôn. Từ năm 1969, sản lượng lúa phục hồi, đạt hơn 5,1 triệu tấn, sau tăng dần và đạt mức cao nhất vào năm 1973 (hơn 7,32 triệu tấn). Trong những năm 1969-1975, sản lượng lúa tăng lên, bình quân đạt khoảng 2 triệu tấn hàng năm.
Nông nghiệp miền Nam nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên có sự phát triển. Phân bón
sử dụng trong 6 năm (1965-1970) tăng lên 3 lần, từ 177 ngàn tấn lên 460 ngàn tấn. Diện tích gieo trồng các loại lúa mới tăng nhanh, từ 204 ngàn ha (1969) lên 1.900 ngàn ha (1975), chiếm khoảng 31% diện tích trồng lúa. Các loại máy phục vụ trong nông nghiệp rất nhiều, bao gồm: máy cày, máy gặt đập lúa, máy xay sát, thuyền máy, máy bơm nước, bơm thuốc trừ sâu, v.v... Các nguồn vốn cho nông nghiệp dồi dào và được cung cấp bởi hệ thống tổ chức tín dụng rộng khắp ở nông thôn. Trong 10 năm đầu (1955-1964), miền Nam có gạo xuất khẩu. Nhưng từ năm 1965 trở đi thì không có gạo xuất khẩu, hàng năm còn phải nhập lương thực. Số gạo nhập năm sau cao hơn năm trước, năm nhập cao nhất là 1967 (750 ngàn tấn).
Ngoài lúa Miền Nam còn trồng nhiều loại cây công nghiệp và cây ăn quả. Cao su đứng thứ hai sau lúa, nhưng sản lượng có xu hướng giảm sút. Còn sản lượng cà phê tăng tương đối đều đặn. Chăn nuôi gia cầm phát triển nhất, từ 26,6 triệu con (1960) tăng lên 46,1 triệu con (1973). Lợn:
2.095 ngàn con (1955) lên 4.358 ngàn con (1974). Bò nuôi tăng trong những năm 1955-1960; sau đó chững lại và giảm sút. Ngư nghiệp mặc dù có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhưng không phát triển vì chính quyền Sài Gòn do lo ngại về an ninh đã thực hiện kiểm soát chặt chẽ đối với các hoạt động trên biển. Sản lượng đánh bắt cá có tăng, nhưng tăng chậm và đến năm 1974 mới đạt mức 728 ngàn tấn.
b. Sản xuất công nghiệp
Công nghiệp miền Nam không có điều kiện thuận lợi để phát triển như ở miền Bắc do không có khoáng sản. Có tiềm năng thủy điện, nhưng do vốn đầu tư rất lớn nên chưa được chú trọng phát triển. Giá trị tổng sản lượng của công nghiệp tăng 2,5-3 lần; song so với vị trí của nó trong GDP thì hầu như không tăng, thậm chí có năm giảm nghiêm trọng và thường chỉ chiếm khoảng 10%, có những năm chỉ chiếm 6%. Trong những năm 1954-1956, công nghiệp nghèo nàn, nhỏ yếu, chỉ có những nhà máy, xí nghiệp xây dựng từ thời Pháp. Trong giai đoạn 1957-1967, một số lĩnh vực có tiến bộ về vốn đầu tư, thiết bị kỹ thuật, công nhân và sản lượng hàng hóa như dệt may, giấy, đường, đồ nhựa, sành sứ thủy tinh, thực phẩm, cơ khí nhỏ, điện lực... Từ năm 1965, công nghiệp có sự
phân hóa mạnh. Nhiều ngành bị hàng ngoại cạnh tranh không thể phát triển, bị suy thoái nghiêm trọng (đường và dệt). Một số ngành phát triển nhanh: sữa, bánh kẹo, chế biến nông sản, hải sản, chế biến gỗ, vật liệu xây dựng. Luyện kim có bước phát triển mạnh; từ năm 1966, mọc lên hàng loạt xí nghiệp chế biến kim loại (nấu gang, nấu và cán sắt, cán nhôm; nấu cán thép). Năm 1967, vốn đầu tư vào cơ khí và kim khí tăng 4 lần so với 1957 (từ 486 triệu lên 1834 triệu đồng). Năm 1973, luyện kim có 110 cơ sở sản xuất, vốn đầu tư 3.542 triệu, giá trị sản lượng là
6.112 triệu đồng, lớn hơn cả giá trị sản lượng của ngành chế biến gỗ (5.396 triệu đồng).
Từ năm 1972, khi quân đội Mỹ và Đồng minh rút khỏi miền Nam thì thị trường tiêu thụ các loại hàng dân dụng cũng bị thu hẹp. Công nghiệp bắt đầu tiêu điều: Tổng sản lượng năm 1972 giảm 5% so với trước; năm 1973 giảm 22%, năm 1974, giảm 21%. Tuy vậy, có một số lĩnh vực (dây thép, pin, ắc quy, điện) sản lượng không giảm mà còn tăng do khu công nghiệp Biên Hòa, nhà máy điện Đa Nhim hoàn thành, đưa vào sản xuất... Ngành có số xí nghiệp nhiều nhất là dệt, da, nhuộm và thực phẩm. Đây cũng là những ngành sử dụng nhiều lao động nhất. Ngành điện chiếm phần lớn nhất vốn cố định của công nghiệp (khoảng 40%); ngành thực phẩm chiếm gần một nửa giá trị sản lượng công nghiệp (49%), ngành này tạo ra giá trị sản lượng cao trong công nghiệp.
Nhìn chung, công nghiệp miền Nam vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, cơ cấu không hợp lý và chưa có những mũi nhọn đột phá để tạo ra đà tăng trưởng ổn định. Ngành công nghiệp miền Nam chịu ảnh hưởng lớn của chiến tranh và có nguồn viện trợ rất dồi dào. Đây là hai nhân tố quy định tính chất, cơ cấu, sự phân bố các nguồn lực và thị trường của công nghiệp miền Nam. Từ đó tạo nên các đặc điểm của công nghiệp miền Nam thời kỳ này:
- Sự tập trung cao độ: Hầu hết các cơ sở công nghiệp tập trung ở Sài Gòn, Gia Định, Biên Hòa. Những nơi này chiếm khoảng 85% tổng số xí nghiệp và 90% tổng sản lượng công nghiệp chế biến của miền Nam. Sự phân bố như vậy ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, do xa nơi cung cấp nguồn nguyên liệu.
- Nguyên liệu chủ yếu dựa vào nhập khẩu: Phần lớn nguyên liệu và nửa chế phẩm cho công nghiệp chế biến là nhờ vào nhập khẩu. Năm 1973: nhập 100% bông kéo sợi, đường: 97,4%, thuốc lá: 89%, bột
giấy: 82%, v.v...
- Công nghiệp hướng nội: Sản xuất phục vụ thị trường trong nước, không hướng về xuất khẩu. Để tồn tại chủ yếu phải dựa vào nguồn viện trợ và nhập khẩu nguyên liệu.
- Năng lượng phân tán, lệ thuộc vào nhập khẩu: Do không có mạng lưới điện quốc gia, nên các đô thị đều xây dựng nhà máy nhiệt điện để đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống. Hàng năm phải chi 100 triệu USD để nhập khoảng 1 triệu tấn dầu duy trì các nhà máy nhiệt điện.
- Một nền công nghiệp "khó tính": Do máy móc được nhập khẩu từ Mỹ, Tây Đức, Nhật... đòi hỏi điều kiện kỹ thuật rất khắt khe (phụ tùng thay thế đúng hãng, nguyên liệu sử dụng phải đúng quy cách).
Có thể nói 5 đặc điểm nêu trên là những hạn chế của công nghiệp miền Nam. Trong đó, đặc điểm hướng nội và hệ thống năng lượng phân tán, không có mạng lưới điện lực quốc gia cùng với việc phụ thuộc vào nhập khẩu được coi là những gót chân Asin của công nghiệp miền Nam thời kỳ này.
c. Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông
- Giao thông vận tải
+ Đường bộ: Cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960 được cải thiện đáng kể. Hệ thống đường thời Pháp để lại được nâng cấp; hệ thống cầu đường cũng được nâng cấp, hoàn thiện (2.704 km). Các tuyến quan trọng nhất là quốc lộ 1A (đường xuyên Việt), đoạn xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa (một trong những xa lộ tối tân nhất ở Đông Nam Á thời đó). Các quốc lộ: 4, 8, 9, 13, 14, 19, 20, 21, 22... đều được trải bê tông hoặc trải nhựa, đủ cho 2-3 làn xe lưu thông. Đến 1974, hệ thống đường bộ (bê tông, nhựa) có tổng chiều dài là 21.840 km, gần gấp đôi so với năm 1954 (12.105 km). Hệ thống đường bộ miền Nam được xây dựng với chất lượng tốt hơn nhiều so với miền Bắc cùng thời kỳ. Nhưng đây là hệ thống