Đặc Điểm Kinh Tế Xã Hội Nhật Bản Cuối Thời Kỳ Phong Kiến Nhật Bản

- Thực hiện đổi mới tổ chức và quản lý trong công nghiệp: vào đầu những năm 1980, nhiều công ty Mỹ đã tăng cường đầu tư vốn để đổi mới trang thiết bị, kỹ thuật và công nghệ, mục đích tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và sản phẩm trên thị trường thế giới, song thực tế không đạt được như ý muốn. Để khôi phục sức mạnh vốn có của công nghiệp Mỹ, vấn đề cấp bách nhất là phải tạo cho các nhà quản lý kinh tế Mỹ có tư duy quản lý mới và trình độ tổ chức cao phù hợp với trang thiết bị và công nghệ tự động hoá. Đồng thời chú trong hơn việc nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động, tạo điều kiện cho người lao động tham gia quản lý sản xuất, tạo điều kiện cho các nhà khoa học nghiên cứu, ứng dụng thành tựu vào thực tế quản lý sản xuất.

- Tăng cường hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài: trong số các nước tư bản phát triển, Mỹ vừa là nước đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn nhất nhưng cũng vừa là nước thu hút đầu tư trực tiếp từ nươc ngoài lớn nhất. Năm 1989 tổng số đầu tư của Mỹ ra nước ngoài là 1.380 tỷ USD và thu hút đầu tư từ nước ngoài là 2.288 tỷ USD. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ tập trung chủ yếu vào các nước phát triển. Năm 1950 đầu tư của Mỹ vào các nước phát triển chiếm 48,3%; năm 1980 đã tăng lên chiếm 73,5% và năm 1990 chiếm 74,1% tổng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Mỹ cũng là nước thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài lớn nhất từ giữa những năm 1980 trở đi. Năm 1990 trong tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Mỹ có tới 90% là từ các nước tư bản phát triển, trong đó 63,5% là từ các nước Tây Âu và Nhật Bản. Số vốn đầu tư trực tiếp của Tây Âu vào Mỹ đến năm 1970 là 9,55 tỷ USD; đến năm 1980 là 43,47 tỷ USD và năm 1990 lên tới 256,5 tỷ USD. Đầu tư của Nhật Bản vào Mỹ cũng tăng nhanh, tính đến năm 1990 tổng số đầu tư của Nhật Bản vào Mỹ là 83,5 tỷ USD.

Thực tế, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Mỹ được thực hiện bởi các công ty xuyên quốc gia. Đó là các công ty chủ yếu phát triển lên từ những công ty độc quyền lớn ở trong nước. trong xu hướng quốc tế hoá sản xuất, thông qua đầu tư trực tiếp, thông qua “chế độ tham dự”, và hợp đồng kinh tế quốc tế, các công ty xuyên quốc gia có hệ thống chi nhánh các công ty ở khắp thế giới, hình thành “đế quốc” kinh doanh khổng lồ, do tư bản Mỹ độc quyền chi phối và quản lý.

Giai đoạn Các chính sách và điều chỉnh kinh tế của Mỹ đã mang lại những tác dụng tích cực. Nền kinh tế Mỹ đã vượt qua được các cuộc khủng hoảng (1973- 1975), (1980- 1982) và bước vào một giai đoạn phát triển tương đối ổn định cho đến đầu những năm 1989 với nhịp độ khá cao

Trong phát triển kinh tế, ưu thế về công nghiệp của Mỹ đã vượt xa Tây Âu và Nhật Bản. Năm 1990, các công ty Mỹ kiểm soát 75% thị trường máy vi xử lý của toàn thế giới, các công ty Mỹ cung ứng khoảng 80% giá trị kim ngạch buôn bán phần mền của thế giới. Nhờ công nghệ thông tin phát triển mạnh, hàm lượng kỹ thuật va tri thức

đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Mỹ đã ngày càng tăng. Trong giai đoạn 1990- 2000, năng xuất lao động ở Mỹ tăng với tốc độ 2,5% bình quân hàng năm, gấp 2 lần so với tỷ lệ tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn 1970- 1990.

Cơ cấu kinh tế Mỹ cũng có những thay đổi căn bản. Từ những năm 1970, nền kinh tế Mỹ đã chuyển biến dần từ sản xuất hàng hoá sang cung cấp dịch vụ, chủ yếu là các nhóm ngành thương mại, giao thông, các dịch vụ tiện ích, tài chính, du lịch và công nghệ thông tin. Ngành dịch vụ đã chiếm vị trí chủ đạo trong toàn nền kinh tế.

Tỷ lệ lạm phát từ 2 con số cũng giảm xuống còn khoảng 3%. Tình trạng thâm hụt ngân sách đã từng bước được khắc phục.

Nhờ tăng trưởng kinh tế tương đối cao liên tục trong nhiều năm, nước Mỹ có điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ vẫn cao hơn của Nhật Bản, nhưng thất nghiệp của Mỹ chủ yếu là thất nghiệp cơ cấu.

Tuy vậy, nền kinh tế Mỹ vẫn gặp không ít khó khăn. Thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ rất lớn. Năm 1989 thâm hụt 169,9 tỷ USD; năm 1995 tương ứng là 196,2 tỷ USD; năm 1998 là 210 tỷ USD; năm 1999 với kỷ lục thâm hụt là 270 tỷ USD. Nợ của chính phủ liên bang so với GDP còn cao, theo số liệu của nợ chính phủ liên bang Mỹ năm 1993 so với GDP là 67,2%, năm 1999 là 62,6%.

(% )

Nhìn chung, vào nhưng năm 1990, nền kinh tế Mỹ có những biểu hiện phát triển kinh tế tốt hơn so với Nhật Bản và Tây Âu. Thực tế cho thấy, trong cuộc chạy đua về kinh tế giữa Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu những năm 1990, Mỹ thực hiện chính sách điều chỉnh linh hoạt với nền kinh tế để thích ứng với xu thế toàn cầu hoá và đi đầu trong chuyển đổi từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế thông tin. Mỹ đã xác định được vai trò chủ chốt trong tiến trình tự do hoá về thương mại và đầu tư quốc tế với tính cách là nội dung chủ yếu của xu hướng toàn cầu hoá.


10


7 , 5 7 , 5

6 , 9

6 , 1

5 , 6 5 , 6 5 , 4 5 , 2 5 , 9

5 , 2

4 , 5 4 , 7

4 , 3 4 4 , 2

3 , 5 3 , 7 4

2 , 7 2 , 6 2 , 5 2 , 9 4 , 4 4 , 2

3 , 9


1 , 6

1 , 3 2 , 7 2 , 5 2 , 6

2 , 3 2 , 3 2 2 , 4 2 , 4 2 , 2

1 , 3

0 , 8 3 1 , 1

- 0 , 3


-1

- 1 , 6

- 2 , 2

- 2 , 6

- 3 , 1

- 3 , 8

- 4 , 1 - 4 , 1


8

6

4

2

0

-2

-4

-6


G D P L ¹m p h ¸t Th Êt n g h iÖp Th ©m h ô t N S (% G D P )


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Lịch sử kinh tế quốc dân - 6

2002

2001

2000

1999

1998

1997

1996

1995

1994

1993

1992

1991

1990

Biểu đồ2.1. Tình hình kinh tế Mỹ (1990 – 2002)

* Thời kỳ từ năm 2000 đến nay

Bước sang thế kỷ XXI, nước Mỹ gặp nhiều khó khăn mới. Đây cũng là thời kỳ nền kinh tế thế giới có nhiều biến động như nguy cơ khủng hoảng năng lượng toàn cầu, nguy cơ khủng hoảng lương thực hay lạm phát ngày càng tăng tại nhiều quốc gia và một số nước trong khu vực. Đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng

phát từ Mỹ vào năm 2007 và lan rộng ra toàn thế giới vào năm 2008 đã để lại tác động tiêu cực với nền kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới.

Ở nước Mỹ, sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của lĩnh vực tài chính- chứng khoán, ngân hàng đã thu hút một nguồn vốn lớn trong khi ấy, nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội không được đầu tư thích đáng, hậu quả là thị trường chứng khoán, bất động sản và tín dụng ngân hàng tăng trưởng nóng, ví dụ giá bất động sản tại Mỹ từ năm 2001 đến năm 2005 tăng 54%, thị trường chứng khoán Mỹ tăng từ 30- 40% giai đoạn 2005- 2007 đã dẫn đến mất cân đối cơ cấu tài chính, khủng hoảng cơ cấu sản xuất. Nhìn vào biến động của kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới trong thời gian qua cho thấy, khủng hoảng thể chế quản lý tài chính – ngân hàng gắn liền với khủng hoảng cơ cấu sản xuất và khủng hoảng hàng hoá. Ba yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ, tác động sâu sắc lẫn nhau làm cho tình hình kinh tế của Mỹ cũng như thế giới diễn biến hết sức phức tạp và khó lường.

Đứng trước sóng gió của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, chính phủ Mỹ đã có một số hành động ứng phó sau:

- Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã thực hiện bơm tiền vào hệ thống ngân hàng thương mại đang thiếu tiền mặt nhằm giúp cho việc tạo tín dụng trở lại bình thường. Đồng thời thực hiện cắt giảm lãi xuất cơ bản nhằm kích thích nền kinh tế.

- Kế hoạch kính thích kinh tế nhằm hỗ trợ hoạt động của nền kinh tế, từ ngày 13- 2- 2008, Chính phủ Mỹ thực hiện kế hoạch kích thích kinh tế cả gói trong đó có khoản hoàn trả thuế giành cho các công ty, giúp cho các công ty này cố điều kiện mở rộng sản xuất. Thông qua biện pháp cả gói trị giá 149 tỷ USD cho các mục tiêu hỗ trợ thất nghiệp và giảm thuế…

Để huy động tiền cho các gói kích thích kinh tế, chính phủ Mỹ đã phải vay nợ dưới nhiều hình thức và điều này đã dẫn tới tình trạng thâm hụt ngân sách lớn. Nguy cơ nợ quốc gia và khủng hoảng nợ công đang là một trong những hiểm hoạ hàng đầu với nền kinh tế Mỹ hiện nay.

Cho đến nay, nền kinh tế Mỹ vẫn chưa thể khôi phục lại từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Niềm tin của người tiêu dùng trong nước giảm thấp trong suốt khoảng thời gian đó. Đáng chú ý là tiêu dùng chiếm tới 70% GNP của Mỹ trong giai đoạn 2005- 2008 nhưng tỷ lệ tiết kiệm của các hộ gia đình Mỹ đã rơi xuống mức dưới 0%. Đồng thời Mỹ đã phải đối mặt với tình trạng giảm phát đầu tiên kể từ chiến tranh thế giới thứ hai, - 0,3% trong năm 2009 và 1,6 % năm 2010. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ vẫn ở mức cao, năm 2010 là 9,6%. Đặc biệt là tình trạng nợ công quá lớn. Số nợ của Mỹ hiện chiếm khoảng 101% GDP.

Bảng 2.2. Một số chỉ số kinh tế Mỹ

(đơn vị: %)



Bình quân 1993-

2000


2005


2006


2007


2008


2009


2010

Tăng trưởng

GDP (%)


3,4


3,1


2,7


1,9


0,0


-2,6


2,8

Chỉ số giá tiêu dùng

(%)


2,5


3,4


3,2


2,9


3,8


-0,3


1,6

Tỷ lệ thất nghiệp

(%)


5,2


5,1


4,6


4,6


5,8


9,3


9,6

Tăng trưởng việc làm

(%)


1,4


1,8


1,9


1,1


-0,5


-3,8


-0,6

Tăng trưởng GDP bình

quân (%)


2,2


2,1


1,7


0,9


-0,9


-3,5


2,0

Tăng trưởng xuất khẩu

(%)


4,9


6,7


9,0


9,3


6,0


-9,5


11,8

Tăng trưởng nhập khẩu

(%)


8,6


6,1


6,1


2,7


-2,6


-13,8


12,7

Cán cân thương

mại (%)


0,6


-2,6


-0,4


0,3


-5,1


6,1


-1,7

Tổng nợ quốc gia

(% GDP)


-


61,7


61,3


62,2


71,2


84,6


91,6

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng hiện nay Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn và quan trọng nhất trên thế giới. Năm 2010, nền kinh tế Mỹ chiếm 20.218% tổng GDP của thế giới với 14.597,7 tỷ USD, trong đó ngành dịch vụ đóng góp khoảng 79.2% GDP của Mỹ. GDP trên đầu người của Mỹ đứng thứ bảy trên thế giới với 47,131.95 USD.

Mỹ là một trong những nền kinh tế có công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, dẫn đầu chỉ số sáng tạo toàn cầu và đứng vị trí thứ 9 trong chỉ số chi thức kinh tế của WB. Các doanh nghiệp Mỹ gần như đi tiên phong trong tiến bộ công nghệ, đặc biệt là các lĩnh vực máy móc và thiết bị y tế, hàng không vũ trụ và quân sự. Mỹ cũng là quốc gia thương mại lớn nhất thế giới, đứng đầu thế giới về nhập khẩu và là một trong ba nước xuất khẩu nhiều nhất thế giới. Là thị trường xuất khẩu hàng đầu của gần 60 quốc gia nên trong thực tế Mỹ luôn có vị thế chắc chắn trong việc gây ảnh hưởng về kinh tế và chính trị khắp thế giới. Mỹ cũng giữ vai trò chính trong việc hình thành các tổ chức thương mại toàn cầu như GATT trước đây và nay là WTO. Mỹ cũng sở hữu những thị trường tài chính lớn nhất và có thế lực lớn nhất trên thế giới .

Câu hỏi ôn tập


1. Tại sao kinh tế Mỹ phát triển nhanh sau năm 1865?

2. Trình bày đặc điểm cơ bản của kinh tế nước Mỹ trong giai đoạn 1914 - 1945.

3. Trình bày nội dung kế hoạch Marshall và những điều chỉnh kinh tế của nước Mỹ sau chiến tranh thế giới lần thứ II.

4. Nêu các nguyên nhân làm giảm sút tương đối địa vị kinh tế của Mỹ trong giai đoạn 1945 - 1973.

5. Trình bày các chính sách kinh tế của chính phủ Mỹ giai đoạn 1951 – 1973

6. Tại sao từ năm 1983 đến nay kinh tế Mỹ phải thực hiện nhiều điều chỉnh kinh tế?

7. Trình bày những chính sách kinh tế chủ yếu của nước Mỹ trong giai đoạn 1972 – 1982.

8. Trình bày những chính sách kinh tế chủ yếu của nước Mỹ trong giai đoạn 1982 – 2000.

9. Trình bày những chính sách kinh tế chủ yếu của nước Mỹ từ năm 2000 đến nay?

10. Những điều chỉnh kinh tế chủ yếu của nước Mỹ sau cuộc khủng hoảng năm 2008 là gì?

CHƯƠNG 3. KINH TẾ NHẬT BẢN


3.1. Kinh tế Nhật Bản thời kỳ phong kiến

3.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội Nhật Bản cuối thời kỳ phong kiến Nhật Bản

Từ thế kỷ XVIII, nhiều nước phương Tây đã bắt đầu tiến nhanh trên con đường phát triển tư bản chủ nghĩa. Trong khi đó Nhật Bản, cũng như nhiều nước khác ở châu Á, nền kinh tế phong kiến vẫn chiếm vị trí thống trị hoàn toàn cô lập với thế giới bên ngoài.

Ở Nhật Bản, từ đầu thế kỷ XVII, dòng họ Tokugawa đã chinh phục xong các đối thủ khác và thiết lập nên chế độ nhiếp chính cha truyền con nối. Chế độ phong kiến Nhật thời kỳ Tokugawa (1615-1868) khác với phong kiến châu Âu về nhiều mặt. Thiên hoàng chỉ còn tồn tại trên hình thức. Đất nước được chia ra gần 300 lãnh địa, mỗi lãnh địa do một lãnh chúa cai trị. Các lãnh chúa này phải thần phục chính quyền trung ương và có quyền lực tối cao trong phạm vi lãnh địa của mình. Từ lâu, xã hội phong kiến Nhật Bản được chia thành bốn tầng lớp xã hội chủ yếu: Vò sĩ đạo hay Samurai, nông dân, thợ thủ công và thương nhân:

- Tầng lớp Samurai chiếm khoảng 10% dân cư, gồm các quý tộc, kẻ sĩ, là những người có địa vị cao nhất trong xã hội. Chức năng của họ là cai trị quốc gia, được hưởng mọi quyền lợi về giáo dục, huấn luyện quân sự…

- Tầng lớp thứ hai là nông dân, có số lượng đông đảo nhất, về mặt xã hội, họ tạo ra sự giàu có của đất nước và cung cấp các phương tiện nuôi các Samurai. Tuy nhiên, phần lớn nông dân Nhật không có ruộng đất, phải nhận ruộng cày rẽ cho bọn chủ đất và phải nộp tới 50 - 70% số thu nhập hàng năm của mình, tô hiện vật là hình thức bóc lột chính.

- Tầng lớp thứ ba và thứ tư trong xã hội là thợ thủ công và thương nhân, được coi là tầng lớp thấp hèn nhất. Như tầng lớp thợ thủ công họ bị cho rằng chỉ làm cái việc phân phối hàng hóa những người khác sản xuất ra.

Xã hội phong kiến Nhật dựa trên cơ sở tư tưởng Khổng giáo. Theo đó, lòng nhân từ, chính trực, trí tuệ và sự phục tùng có tác động mạnh mẽ đến các mối quan hệ phụ tử, chủ tớ, anh em và bạn bè. Trong đó, tôn ti, trật tự, tính phục tùng được đề cao, học vấn được đặt ngang hàng với tinh thông vò nghệ. Xã hội được tổ chức chặt chẽ và phân định theo đẳng cấp.

Nông nghiệp là cơ sở kinh tế của chế độ phong kiến Nhật. Nông dân bị bóc lột đến cùng cực, tô thuế nặng nề. Từ năm 1771 đến 1789 có gần một triệu người bị chết đói. Phần lớn ruộng đất tập trung vào tay bọn phong kiến, quý tộc. Một bộ phận trong tầng lớp trên bị phân hóa.

Sự chuyển biến về mặt xã hội và khủng hoảng của nến kinh tế nông nghiệp từ thế kỷ XVIII đã làm cho nền kinh tế phong kiến Nhật ngày càng bị lung lay tận gốc.

Từ cuối thế kỷ XVII, nội thương bắt đầu được mở rộng và đã đóng vai trò quan trọng làm tan rã dần chế độ phong kiến Nhật. Trước thế kỷ XVIII, hàng hóa thường được trao đổi trực tiếp, hiện vật là chủ yếu, nhưng dần dần quan hệ hàng tiền ngày càng phát triển nhất là ở vùng Tây Nam. Cuối thế kỷ XVII có khoảng 14,51% dân số sống về nội thương. Hoạt động của bọn đầu cơ ở vùng nông thôn đã thu hút phần lớn hoạt động thủ công nghiệp gia đình của nông dân và đẩy nhanh sự phá sản của nông dân. Bọn đầu cơ và tầng lớp thương nhàn ngày càng có thế lực kinh tế mạnh mẽ. Ngay cả một bộ phận lớn các lãnh chúa, vò sĩ đạo do bị nghèo đói cũng phải lệ thuộc vào tầng lớp này.

Trên cơ sở sự phát triển của lực lượng sản xuất bắt đầu có sự tách rời giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp, giữa thành thị và nông thôn. Cuối thế kỷ XVII, ở Nhật có đến 130 loại nghề thủ công. “Thủ công nghiệp gia đình” của nông dân phát triển và sự xuất hiện một tầng lớp thương nhân giàu có là tiền đề cho sự ra đời của công trường thủ công phân tán.

Nhiều nhà buôn và chủ cho vay nặng lãi đã tích lũy được một số vốn lớn. Trong xã hội diễn ra sự phân hóa sâu sắc. Một bộ phận nông dân do bị bóc lột nặng nề đã rời bỏ nông thôn và trở thành những người làm thuê.

3.1.2. Sự ra đời của Chủ nghĩa tư bản Nhật Bản

Từ thế kỷ XVII, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện, nhưng không có những điều kiện phát triển thuận lợi như ở châu Âu. Chế độ phong kiến chuyên chế ở Nhật không đóng vai trò quan trọng trong sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. Nhà nước phong kiến Nhật thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”, cô lập với thế giới bên ngoài. Đầu thế kỷ XVII, thuyền buôn của một số nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan đã đến buôn bán nhưng đều bị chính quyền phong kiến Nhật khước từ. Chế độ cát cứ, quy chế phường hội đã hạn chế sự phát triển thương nghiệp và công trường thủ công, phần lớn của cải cướp đoạt của nông dân tập trung vào tay bọn phong kiến quan lại ăn chơi xa xỉ. Các đạo luật cấm mua bán ruộng đất, cấm chia nhỏ ruộng đất đã làm giảm tốc độ phân hóa trong nông thôn. Do đó, “thủ công nghiệp gia đình” với tính tự cấp tự túc của nó có điều kiện tồn tại lâu dài.

Tuy nhiên, lực lượng sản xuất phát triển đã tiếp tục thúc đẩy sự ra đời các công trường thủ công. Thế kỷ XVII, cả nước có 33 công trường thủ công các loại. Thế kỷ XVIII, nhiều công trường thủ công mới ra đời: dệt, kéo sợi, nhuộm, đồ gốm. Vào nửa đầu thế kỷ XIX, công trường thủ công phát triển mạnh mẽ, có nơi đã bắt đầu sử dụng máy móc. Năm 1864, ở vùng Kuni có tới 267 xí nghiệp dệt lụa, sử dụng từ 5.000 đến

6.000 bàn dệt. Năm 1852, lò cao đầu tiên được xây dựng. Nhiều xưởng đóng tàu lớn

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí