Kinh Tế Mỹ Thời Kỳ Thống Trị Của Thực Dân Anh.

ra tuyên ngôn độc lập bản tuyên ngôn thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Đến ngày 3 tháng 9 năm 1783 Anh chính thức công nhân nền độc lập của Mỹ.

2.1.2. Kinh tế Mỹ thời kỳ thống trị của thực dân Anh.

Trong quá trình thống trị, Anh luôn kỳm hãm Mỹ trong vòng ảnh hưởng và lệ thuộc cả về kinh tế, chính trị.

Về kinh tế, với công nghiệp Chính phủ Anh ban hành những đạo luật như cấm đưa vào Mỹ các loại máy móc, mẫu hàng sáng chế và thợ cả… Trong sản xuất, Anh quy định những sản phẩm công nghiệp của Mỹ chỉ dừng lại ở bán thành phẩm, chứ không được sản xuất hàng thành phẩm. Mỹ chỉ được sản xuất gang chứ không được sản xuất thép, chỉ được sản xuất đường thô chứ không được sản xuất đường tinh…

Với lĩnh vực thương mại, từ năm 1551 - 1761, Chính phỉ Anh đã ban hành 125 đạo luật quy định hàng hóa của các nước châu Âu nhập vào Mỹ bị đánh thuế nặng, hàng hóa trao đổi giữa Mỹ và nước ngoài phải chuyên chở bằng tàu của Anh. Anh muốn nắm độc quyền thương mại ở Mỹ.

Về chính trị, Anh chia Mỹ thành 13 vùng tách biệt. Chính sách chia để trị của thực dân Anh đã ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển kinh tế nói chung ở Mỹ. Sau khi chia Mỹ thành 13 vùng thì Anh quy định giữa các vùng không được trao đổi buôn bán với nhau, mỗi vùng chỉ được trao đổi buôn bán trực tiếp với Anh.

Nhà nước Anh còn có những chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi của quý tộc và địa chủ. Như việc khôi phục và củng cố mối quan hệ sở hữu ruộng đất kiểu như phong kiến của Anh ở Mỹ là cực kỳ phản động và trái với xu thế của lịch sử.

Nhìn chung sự thống trị của Anh ở Mỹ đã làm kỳm hãm xu hướng tiến bộ của lực lượng sản xuất tình trạng này kéo dài càng làm tăng thêm mâu thuẫn giữa Anh và Mỹ.

2.2. Kinh tế Mỹ thời kỳ trước độc quyền (1776 - 1865)

2.2.1. Công cuộc di thực bành trướng đất đai mở rộng thị trường

Sau khi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ra đời, nó tăng cường bành trướng lãnh thổ. Chính sự cách biệt địa lý giữa châu Âu và châu Mỹ đã giúp Mỹ dễ dàng trở thành chủ nhân trên dải lục địa rộng lớn. Nước Mỹ khi ấy bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, trải qua các cuộc chiến tranh và buôn bán, những vùng đất của Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp... đã rơi vào tay Mỹ. Như vậy, lãnh thổ Mỹ đã trải rộng từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Mỹ đã trở thành một đế quốc thực dân hùng mạnh. Khi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thành lập thì diện tích của nó là 892.000 dặm vuông, nhưng sau thời kỳ bành trướng tới năm 1853 diện tích nước Mỹ lên tới 3.062.798 dặm vuông. Việc mở rộng đất đai đóng một vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển kinh tế của Mỹ.

2.2.2. Cách mạng công nghiệp và bành trướng lãnh thổ

Dựa vào những tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội thuận lợi, cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra ở Mỹ vào những năm cuối của thế kỷ XVIII. Năm 1790, một người

Anh di cư đã xây dựng nhà máy dệt đầu tiên. Trong một thời gian, vài thập kỷ nhà máy đã có vốn khá lên với 690.000 USD.

Nhìn chung, trong 10 năm cuối của thế kỷ XVIII, có nhiều nhà máy dệt đã được xây dựng với tốc độ khá nhanh chóng, trong thời gian 25 năm (1815 - 1840) số lượng sợi bông sử dụng tăng lên 5 lần. Đồng thời vào đầu thế kỷ XIX, công nghiệp len dạ cũng được xúc tiến xây dựng: năm 1810 có 24 nhà máy. Từ năm 1830 người ta đã xây dựng những nhà máy quy mô lớn.

Sự phát triển của công nghiệp nhẹ đã thúc đẩy sự ra đời phát triển của những ngành công nghiệp nặng. Năm 1810 có 153 lò cao, sản lượng thép đạt 33.908 tấn. Tới năm 1869 sản lượng thép lên tới 600.000 tấn. Vấn đề năng lượng cũng được nhanh chóng giải quyết. Các mỏ than đã được tập trung khai thác, năm 1860 sản lượng đạt 14,3 triệu tấn.

Chính sự phát triển và mở mang công nghiệp đặt ra những vấn đề bức bách trong lĩnh vực giao thông vận tải. Nhìn chung tốc độ xây dựng đường sá, cầu cống cũng diễn ra khá nhanh chóng. Riêng đường sắt được xây dựng từ năm 1825, những tới năm 1850 đã có độ dài 14.518 km. Các kênh đào cũng được mở rộng, năm 1850 chiều dài của các kênh đào là 5950 km.

Nhìn vào cách mạng công nghiệp Mỹ, tốc độ phát triển khá nhanh chóng. Năm 1850 giá trị sản lượng công nghiệp đã tăng lên 5 lần so với năm 1810. Trên đất nước Mỹ, nhiều trung tâm công nghiệp đã hình thành. Sản xuất công nghiệp của Mỹ đã vươn lên đứng hàng thứ 4 thế giới. Cách mạng công nghiệp Mỹ được tiến hành trong điều kiện rất phong phú, có vị trí địa lý thuận lợi, dễ dàng mở mang hệ thống giao thông vận tải và có nguồn vốn, sức lao động, kỹ thuật từ châu Âu chuyển sang. Đó là những lợi thế rất lớn của cách mạng công nghiệp Mỹ.

Sự phát triển của cách mạng công nghiệp Mỹ đi từ công nghiệp nhẹ nhưng đã nhanh chóng chuyển sang công nghiệp nặng. Cuộc cách mạng công nghiệp Mỹ diễn ra và cơ bản hoàn thành trong thời gian ngắn hơn nhiều so với cách mạng công nghiệp Anh, Pháp.

Công nghiệp sớm tác động vào nông nghiệp. Do vậy, ngành chế tạo máy nông nghiệp ở Mỹ rất phát triển. Công nghiệp sớm gắn bó với nông nghiệp là do nhu cầu khai khẩn vùng đất phía Tây rộng lớn và mầu mỡ. Chính sự phát triển của công nghiệp góp phần đẩy nhanh xuất khẩu ở Mỹ, từ năm 1800 tới năm 1850, giá trị xuất khẩu tăng từ 79 triệu đô la lên 144 triệu đô la. Nhưng thời gian tiếp theo từ năm 1850 tới năm 1860 giá trị xuất khẩu tăng từ 144 triệu đô la lên 333 triệu đô la.

Trong sản xuất nông nghiệp, sản lượng tăng với tốc độ khá nhanh chóng. Đó chính là kết quả của công cuộc khẩn thực trên quy môn rộng lớn. Năm 1860, sản lượng bông tiêu dùng trong nước chỉ hết khoảng 1/5, còn 4/5 để xuất cảng. Mỹ đã trở thành

nước cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp dệt của Anh, Pháp, Đức và nhiều quốc gia khác. Với thuốc lá từ năm 1850 tới năm 1860, sản lượng đã tăng lên gấp 2 lần, một nửa số sản phẩm đã được xuất sang Anh, Đức. Riêng các bang ở miền Nam của Mỹ từ năm 1820 – 1850, sản lượng lúa gạo tăng lên 3 lần.

Sự phát triển của nông nghiệp nước Mỹ đã hình thành hai hệ thống đối lập nhau, đó là sự biểu hiện khác nhau giữa hai khuynh hướng phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp, ở miền Bắc nông nghiệp phát triển rất mạng mẽ còn ở miền Nam, chế độ nô lệ đồn điền vẫn ngự trị trong nông nghiệp.

Ở miền Bắc trong sản xuất rất chú trọng ứng dụng kỹ thuật và sử dụng phổ biến các loại máy móc nông nghiệp và sức lao động làm thuê.

Ở miền Nam chế độ nô lệ dồn điền là sự bóc lột man rợ với người lao động, cũng như vơ vét kiệt quệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ở các đồn điền nô lệ, bạo lực là yếu tố trực tiếp của sản xuất, cũng như mọi hình thức bóc lột. Trong sản xuất, các đồn điền phía Nam ít được sử dụng máy móc, kỹ thuật thay vào đó là khai thác và sử dụng tới kiệt quệ sức lao động của nô lệ da đen. Do vậy năng suất lao động thấp.

2.2.3. Nội chiến ở Mỹ (1861 - 1865)

Nguyên nhân dẫn đến nội chiến ở Mỹ (1861 - 1865):

- Mâu thuẫn phát sinh từ sự tồn tại của hai hệ thống nông nghiệp đối lập nhau cả về kinh tế và chính trị xã hội của Bắc Mỹ và Nam Mỹ;

- Cả hai miền Bắc Mỹ và Nam Mỹ đều có xu hướng bành trướng ra phía Tây.

- Các bang phía nam liên minh với nhau và ra tuyên bố ly khai khỏi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

- Nội chiến bùng nổ tháng 4 năm1861 và kết thúc tháng 4 năm1865 với sự chiến thắng thuộc về phe liên bang.

2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ độc quyền (1865 đến nay)

2.3.1. Thời kỳ bùng nổ kinh tế Mỹ (1865 - 1913)

Sau cuộc nội chiến (1861 - 1865), từ một nước phụ thuộc vào châu Âu, nước Mỹ nhanh chóng trở thành quốc gia công nghiệp cũng như kinh tế đứng đầu thế giới.

- Công nghiệp: giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng 4,98 lần (từ 1.907 triệu USD (năm 1860) lên 9.498 triệu USD (năm 1894).

Năm 1913 sản lượng thép của Mỹ vượt Đức 2 lần, vượt Anh 4 lần đạt 31,3 triệu tấn thép.

Ngành khai thác than sản lượng gấp hơn 2 lần Anh và Pháp cộng lại.

Năm 1882 mới xuất hiện nhà máy điện đầu tiên, đến năm 1913 sản lượng điện đạt 57 triệu Kwh.

Các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như: may mặc, giầy da, chế biến thực phẩm ... cũng phát triển mạnh.

Với nông nghiệp, nhà nước có chính sách khuyến khích kinh tế trang trại như không đánh thuế vào hàng nông sản.

- Nông nghiệp nước Mỹ đạt được những thành tựu lớn: Giá trị sản lượng nông nghiệp năm 1913 tăng 4 lần so với năm 1870, từ 2,5 tỷ USD lên 10 tỷ USD.

Từ năm1870 đến năm1913 diện tích gieo trồng lúa mỳ tăng lên 4 lần.

Nông nghiệp phát triển theo hướng chuyên canh, thâm canh, sử dụng máy móc và kỹ thuật để tăng năng suất.

Nước Mỹ cung cấp 9/10 bông; 1/4 lúa mạch trên thị trường thế giới vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

- Giao thông vận tải được mở rộng phát triển: đường bộ, đường thuỷ, đặc biệt là đường sắt.

Giai đoạn 1865 - 1875, riêng ngành đường sắt Mỹ đã thu hút 2 tỷ USD đầu tư của nước ngoài.

Đã xây dựng các tuyến đường sắt nối liền Đông - Tây, Nam Bắc. Năm 1870 chiều dài đường sắt của Mỹ là 85.000 km.

Năm 1913 chiều dài đường sắt của Mỹ đạt 411.000 km.

Mỹ trở thành nước có ngoại thương phát triển và xuất khẩu tư bản.

Năm 1899 xuất khẩu tư bản của Mỹ đạt 500 triệu USD, năm 1913 đạt 2.625 triệu USD. Năm 1870 kim ngạch xuất khẩu đạt 377 triệu USD, năm 1914 đạt 5,5 tỷ USD.

Thị trường đầu tư và buôn bán chủ yếu của Mỹ là Canađa, các nước vùng biển Caribbean, Trung Mỹ, các nước châu Á đặc biệt là Nhật Bản và Ấn Độ.

2.3.2. Kinh tế Mỹ từ chiến tranh thế giới thứ nhất đến chiến tranh thế giới hai (1914 - 1945)

Nước Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới I từ tháng 4 năm 1917 khi mới tham gia nền kinh tế bị xáo trộn.Tuy nhiên, chiến tranh lại kích thích nền kinh tế Mỹ phát triển sản phẩm công nghiệp tăng 1,7 lần, nông nghiệp tăng 1,5 lần. Bán vũ khí và thiết bị cho các nước tham chiến thu được 35 tỷ USD lợi nhuận.

Sau chiến tranh Mỹ trở thành trung tâm kinh tế tài chính của thế giới tư bản chủ nghĩa, đồng thời là chủ nợ lớn nhất, riêng các nước Tây Âu vay nợ của Mỹ là 7 tỷ USD.

Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1920 - 1921 cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ nhưng nền kinh tế đã nhanh chóng được khôi phục và bước vào giai đoạn phát triển ổn định năm 1924 -1928.

Tháng 10 năm 1929 xuất hiện khủng hoảng kinh tế. Đầu tiên là sự sụp đổ của công nghiệp sản xuất thép, lan sang các ngành xây dựng, vận tải, thương nghiệp, nông nghiệp.

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933, kinh tế Mỹ thụt lùi lại 20 năm: Sản xuất công nghiệp giảm 36%: 92 lò luyện thép với công suất 4 triệu tấn/năm bị phá huỷ; 6,4 triệu con lợn bị giết; 13 vạn công ty bị phá sản; hơn 10.000 ngân hàng bị đóng cửa;

100.000 lýt sữa bò đổ xuống cống; Năm 1932 có hơn 12 triệu người bị thất nghiệp (25% lực lượng lao động toàn nước Mỹ lúc bấy giờ).

Để cứu vãn nền kinh tế bị suy sụt trầm trọng, tổng thống Mỹ Rooselelt đã đề ra “đường lối kinh tế mới” gồm một số điểm cơ bản:

- Giúp đỡ hệ thống tài chính, ngân hàng phát triển, cho vay để khuyến kích tư bản tư nhân đầu tư, giảm giá đồng đô la Mỹ.

- Trong công nghiệp, bắt buộc các xí nghiệp giảm sản xuất, thống nhất giá bán, quy định mức sản xuất từng xí nghiệp, quy định thị trường tiêu thụ và mức tiền lương cho công nhân.

- Trong nông nghiệp, thực hiện chính sách nâng giá nông sản phẩm, giảm diện tích canh tác và trợ cấp cho các chủ trại.

- Áp dụng các biện pháp giảm thất nghiệp bằng cách tạo ra việc làm mới nhờ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Tháng 12 năm 1941 Mỹ tham gia chiến tranh thế giới II. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ thiệt hại không đáng kể và Mỹ tiếp tục giàu lên vì chiến tranh nhờ bán vũ khí cho các nước Đồng Minh, Mỹ thu được 117,2 tỷ USD lợi nhuận.

Giai đoạn năm 1940 - 1945 sản xuất công nghiệp tăng gấp đôi; GDP tăng hơn 2 lần từ 99,7 tỷ USD lên 211,9 tỷ USD.

Sau chiến tranh nước Mỹ chiếm hơn 50% sản xuất công nghiệp, ¾ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, gần ¾ dự trữ vàng của hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ thực hiện kế hoạch Marshall các nội dung cơ bản sau:

- Kế hoạch Marshall viện trợ cho Tây Âu (12,5 tỷ USD (tính đến tháng 12 năm 1951), trong đó 16% là tư liệu sản xuất, còn lại là hàng tiêu dùng; viện trợ cho Nhật Bản 2,3 tỷ USD;

- Xâm nhập thị trường các nước châu Á, Phi, Mỹ Latinh thông qua các chương trình viện trợ.

- Điều chỉnh nền kinh tế từ nền kinh tế phục vụ chiến tranh sang thời bình.

2.3.3. Kinh tế Mỹ từ sau chiến tranh thế giới hai (1945 – 1973)

Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, Mỹ đã thực hiện nhiều biện pháp điều chỉnh nền kinh tế:

- Từ 1945, Chính phủ Mỹ đã áp dụng các biện pháp giảm sản xuất quân sự và phục hồi sản xuất dân dụng.

- Chính phủ Mỹ tạo việc làm và cấp học phí cho hàng triệu quân nhân phục viên học nghề. Chính phủ chuyển nhượng cho tư nhân các cơ sở công nghiệp quân sự, khuyến khích đầu tư tư nhân. Tổng đầu tư tư nhân đạt 156,9 tỷ USD (1945 - 1949), trong đó đầu tư vào thiết bị mới bình quân mỗi năm là 14,4 tỷ USD.

- Thực hiện xóa bỏ chế độ phân phối hàng tiêu dùng thời chiến, nới lỏng và kích thích tiêu dùng.

- Thực hiện mở rộng bảo hiểm xã hội và nâng mức lương tối thiểu, phát triển xây dựng nhà ở công cộng giá rẻ...

Giai đoạn năm 1951 – 1973, các chính sách kinh tế của chính phủ Mỹ thể hiện sự vận dụng học thuyết kinh tế của J. Keynes:

- Tỷ lệ tích lũy tư bản trong GDP của Mỹ 15,3% giai đoạn (1964-1973), đầu tư tư nhân của Mỹ từ 1953-1973 tăng từ 53 tỷ USD lên 209 tỷ USD.

- Nước Mỹ tăng chi tiêu cho quân sự và đầu tư cho nghiên cứu khoa học (chi của chính phủ cho nghiên cứu khoa học chiếm 50%, chú trọng các hạng mục điện tử, vi điện tử, máy tính điện tử, năng lượng nguyên tử, nghiên cứu vũ trụ...

- Phát triển khoa học giáo dục: Năm 1950, kinh phí giáo dục của Mỹ chiếm 3,38% tổng sản phẩm quốc dân, đến năm 1970 lên trên 7%.

- Chính sách tiền lương và phúc lợi xã hội cao: Thời kỳ năm 1950 - 1972, tốc độ tăng lương danh nghĩa bình quân 4,7% (tốc độ tăng giá bình quân 2,5%); Tăng chi ngân sách cho phúc lợi xã hội (bảo hiểm xã hội cho người già, tàn tật, tai nạn lao động, thất nghiệp...).

- Mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại: Tốc độ tăng GDP bình quân của Mỹ những năm 1953 -1973 là 3,5% (Nhật 9,8%, Pháp 5,2%, Tây Đức 5,9%...).

Ở giai đoạn này Mỹ vẫn là cường quốc kinh tế có ưu thế về kinh tế, tài chính, tiền tệ, và khoa học - kỹ thuật nhưng địa vị tương đối của Mỹ trong nền kinh tế thế giới tư bản giảm sút liên tục. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút tương đối địa vị kinh tế của Mỹ là do:

- Chính sách chạy đua vũ trang nên ngân sách quân sự tăng nhanh.

- Lún sâu vào các cuộc chiến tranh (chiến tranh Việt Nam khoảng 352 tỷ USD).

- Tốc độ tăng năng suất lao động giảm sút, lợi thế so sánh giảm xuống do tiền lương của người lao động cao.

- Đầu tư trong nước tăng tương đối chậm, đầu tư ra nước ngoài tăng nhanh.

- Đồng đôla Mỹ bị mất giá, hai lần phá giá đồng đôla (18-12-1971, USD giảm giá 7,89%; 13-2-1973, USD giảm 10%).

- Phương pháp quản lý trong công nghiệp không còn phát huy tác dụng từ những năm 1970.

2.3.4. Kinh tế Mỹ từ năm 1974 đến nay

* Thời kỳ 1974 – 2000

Trong những năm 1974 – 1982, kinh tế Mỹ phát triển chậm và không ổn định.Khủng hoảng kinh tế đi liền với khủng hoảng cơ cấu, khủng hoảng nănglượng, khủng hoảng tài chính, tiền tệ. Tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 2,3% trong khi của Nhật Bản đạt 4,7%. Cùng với sự giảm sút về kinh tế, tình trạng lạm phát, thất nghiệp cũng gia tăng. Thực trạng này bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

- Đầu tư vốn cho kinh tế tăng chậm, trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế 1974- 1975 đầu tư tư bản cố định giảm 16,6%, tình trạng giảm sút đầu tư là do điều kiện tái sản xuất tư bản không thuận lợi (lạm phát, thất nghiệp tăng, tỷ xuất lợi nhuận bình quân giảm sút).

- Các cuộc khủng hoảng nguyên liệu và năng lượng 1974-1975, 1979-1982 với sự gia tăng của giá dầu đẫ tác động đến nền kinh té Mỹ, bởi lượng nhập khẩu dầu lửa của Mỹ chiếm tới 53% tỏng nhu cầu dầu trong nước năm 1975.

- Thị trường trong nước thu hẹp do thu nhập thực tế của người lao động giảm mạnh (lạm phát tăng, giá cả tăng nhanh).

Nhìn chung, sự đình trệ kéo dài của nền kinh tế Mỹ trước hết bắt nguồn từ mâu thuẫn nội tại của nền kinh tế. đó là mâu thuẫn giữa sức sản xuất đã phát triển với quy mô vô cùng lớn, vượt ra khỏi phạm vi quốc gia với cơ chế điều tiết nền kinh tế hướng vào trọng cầu. Sự phát triển không ổn định của nền kinh tế Mỹ trên trường quốc tế đã đặt nền kinh tế Mỹ trước những thách thức về vấn đề cơ cấu lại nền kinh tế, khắc phục thâm hụt cán cân thương mại và cán cân thanh toán, xác lập lại nguồn dự trữ ngoại tệ và điều chỉnh lại vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước.

Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng trì trệ kéo dài từ giữa những năm 1970 trở đi, đặc biệt là sau khủng hoảng kinh tế 1973-1975 và 1979-1982, ở Mỹ đã diễn ra quá trình điều chỉnh kinh tế với các chính sách và giải pháp:

- Ủng hộ mạnh mẽ các nguyên tắc thị trường tự do nhưng chính phủ vẫn đóng một vai trò chính trong việc điều hành nền kinh tế Mỹ. Nước Mỹ vẫn phải dựa vào chính phủ để giải quyết các vấn đề như giáo dục, bảo vệ môi trường… ngoài ra, chính phủ còn thực hiện chức năng nuôi dưỡng các ngành công nghiệp mới và bảo vệ các doanh nghiệp Mỹ khỏi sự cạnh tranh với nước ngoài.

- Chính phủ Mỹ tiếp tục tăng chi tiêu ngân sách cho hoạt dộng nghiên cứu và triển khai. Trong những năm 1980, chi tiêu ngân sách của chính phủ cho nghiên cứu và triển khai gấp 3 lần những năm 1970 (từ 60 tỉ USD tăng lên 195 tỉ USD). Đồng thời, Mỹ cũng tăng cường nhập khẩu các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao. Các ngành công nghệ kỹ thuật cao được Mỹ chú trọng là ngành công nghiệp otô, sản xuất máy tính (đặc biệt là phần mềm máy tính), thiết bị thông tin, chế tạo máy, công nghệ

sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ vũ trụ, công nghệ năng lượng…. sự phát triển của các ngành này đã góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế - xã hội, khắc phục khủng hoảng nguyên liệu, năng lượng, khủng hoảng cơ cấu, góp phần nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thé giới.

- Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo cũng tăng nhanh. Năm học 1989- 1990, nhà nước đầu tư cho giáo dục 153 tỷ USD tăng hơn so với năm học trước 23 tỷ USD. Nhà nước còn thực hiện trợ cấp đào tạo lại nghề nghiệp cho công nhân trong trường hợp công ty làm ăn thua lỗ phải chuyển hướng sang ngành mới theo hướng của nhà nước.

- Để tạo điều kiện ổn định kinh tế, giảm bớt sự căng thẳng về chính trị - xã hội, chính phủ Mỹ đã thực hiện nhiều biện pháp để ổn định xã hội thông qua các chương trình xã hội: hệ thống bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp hưu trí, tuổi già, tàn tật do lao động… hệ thống này được nhà nước đứng ra tổ chức trên cơ sở đóng góp của người lao động, doanh nghiệp sử dụng người lao động và từ ngân sách nhà nước.

Bảng 2. 1 Tỷ lệ đóng góp cho quỹ trợ cấp xã hội của một số nước tư bản chủ yếu

Đơn vị: %



Bên đóng góp

Xí nghiệp

Người lao động

Trích từ ngân

sách

Các loại thuế

Mỹ

49,5

15,2

34,8

0,5

Nhật Bản

26,1

25,0

48,9

0,0

Anh

31,9

14,7

51,7

1,7

Pháp

52,9

24,7

21,0

1,4

CHLB Đức

37,6

30,5

28,0

3,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Lịch sử kinh tế quốc dân - 5


- Nhà nước còn có chính sách khuyến khích phát triển loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm góp phần giải quyết việc làm. Loại hình doanh nghiệp này được ưu đãi về tài chính tín dụng. Ở Mỹ có 10 ngân hàng với số vốn 16 tỷ USD, chuyên cấp vốn tín dụng cho khu vực sản xuất vừa và nhỏ. Nhà nước còn chú ý dành hợp đồng cho khu vực sản xuất vừa và nhỏ. Năm 1987 trong 147 tỷ USD nhà nước đặt hàng cho tư nhân, trong đó có 25,4 tỷ USD dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhờ giải pháp này mà phần lớn các lao động bị công ty lớn xa thải đã tìm được việc làm. Theo số liệu thống kê, ở Mỹ trong vòng 10 năm (1980- 1989) 500 công ty lớn chỉ tạo ra 3,5 triệu việc làm trong khi đó khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ đã giải quyết được 20 triệu việc làm. Số người làm việc trong khu vực sản xuất vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động có việc làm (78,5 %).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022