Tốc Độ Tăng Trưởng Gdp Của Các Nước Tư Bản Phát Triển

Đức, Anh, Pháp, Italia) tại Pháp tháng 11-1975. Năm 1976 đã diễn ra cuộc họp thượng đỉnh lần thứ II gồm 7 nước (có thêm Canada) và từ đó gọi là nhóm G7. Hằng năm hội nghi thượng đỉnh G7 được tổ chức để bàn về các vấn đề kinh tế, chính trị trên thế giới và đưa ra các chính sách của họ. Những chính sách đó không những chỉ có tác động đến kinh tế mỗi nước mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến tinh hình kinh tế thế giới.

Trong quan hệ thương mại quốc tế, tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã ra đời thay thế cho GATT nhằm khắc phục tình trạng bảo hộ mậu dịch mới xuất hiện trong giai đoạn trước. Ngoài ra, nhiều tổ chức, diễn đàn kinh tế khu vực cũng đã ra đời nhằm xây dựng các khu vực mậu dịch tự do, liên minh kinh tế nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh với các khu vực khác như diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), liên minh châu Âu (EU)…

Tăng cường các hoạt động đầu tư ra nước ngoài, diều chỉnh dòng chảy và phương thức đầu tư quốc tế là một nét mới trong điều chỉnh kinh tế các nước tư bản. Trong hai thập niên cuối Thế kỷ XX, FDI của toàn thế giới đã gia tăng nhanh chóng, từ 511,9 tỷ USD năm 1980 đã tăng lên 1.700 tỷ USD năm 1990 và 4.000 tỷ USD năm 1998 nhưng dòng chảy FDI thế giới đã có sự thay đổi lớn. Trong những năm 1950- 1960, dòng chảy của FDI thường tập trung vào các nước đang phát triển (chiếm khoảng 70% tổng số), 30% còn lại là đầu tư vào các nước tư bản phát triển, thì từ đầu thập kỷ 1990 dòng chảy của vốn đã đổi theo chiều ngược lại, vốn đầu tư vào các nước đang phát triển giảm xuống chỉ còn chiếm 16,8%. Năm 1989, FDI của Nhật Bản tập chung chủ yếu ở Bắc Mỹ (chiếm 50,2%) và Châu Âu (21,9%). Mỹ là nước nhận được vốn đầu tư nước ngoài nhất với 193 tỷ USD, chiếm gần 1/3 tổng số vốn FDI của thế giới, đồng thời cũng là nươc đầu tư ra nước ngoài lớn nhất đạt tới 133 tỷ USD. Đáng chú ý là những lĩnh vực công nghệ hiện đại có thể đem lại lợi nhuận cao nhưng cần nhiều vốn là những lĩnh vực được chú ý đầu tư.

Sự thay đổi dòng vận động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo xu hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào các nước phát triển có nhiều nguyên nhân. Thực tế cho thấy, một nước thường không có lợi thế sản xuất tất cả các mặt hàng để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của xã hội, các doanh nghiệp trong nó không phải lúc nào cũng đủ khả năng về vốn, công nghệ, nhân lực để đầu tư vào những lĩnh vực công nghệ cao, đòi hỏi đầu tư lớn. Mặt khác, trong điều kiện kinh tế mở, sự xâm nhập và phụ thuộc lẫn nhau sẽ làm tăng thêm sự an toàn, sự chia sẻ rủi ro khi có các sự cố bất lợi khó lường xảy ra cho một nước. Đồng thời, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lại chính là biên pháp tốt nhất để một nước né tránh các hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước khác. Trong khi đó, các nước đang phát triển thường không có đủ kết cấu hạ tầng, trình độ của người lao động thấp không đáp ứng được nhu cầu phát triển các ngành với

công nghệ hiện đại, thị trường tiêu thụ có hạn vì thu nhập thấp, sức mua thấp đã bị giảm dần lợi thế cạnh tranh trong việc hấp dẫn các nguồn FDI.

Về thương mại quốc tế, chính phủ có chính sách hỗ trợ tài chính cho xuất khẩu, cụ thể là cấp tín dụng ưu đãi cho các nhà xuất khẩu dưới hai hình thức: thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu; cung cấp tín dụng ưu đãi cho các nhà xuất khẩu (khoản chênh lệch giữa lãi suất ưu đãi và lãi xuất thị trường được nhà nước chi trả từ vốn ngân sách). Trong nhiều trường hợp, nước nhập khẩu còn được vay tín dụng ưu đãi của các nước xuất khẩu để nhập khẩu theo các hợp đồng đã ký kết. Nhà nước còn bảo hiểm cho những thiệt hại rủi ro trong hoạt động xuất khẩu do sự không ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế. Việc tài trợ của nhà nước cho xuất khẩu còn được thực hiện dưới hình thức bồi hoàn thuế, tức nhà nước sẽ trả một phần thuế cho những nhà xuất khẩu nhập nguyên liệu và bán thành phẩm để sản xuất phục vụ xuất khẩu.

Nhìn chung, các chính sách điều chỉnh đã có tác dụng đáng kể đưa nền kinh tế các nước tư bản thoát khỏi tình trạng suy thoái và đình trệ (1974 - 1982).

Từ năm 1983 đén 1990 kinh tế các nước tư bản phục hồi với nhịp độ tăng trưởng bình quân đạt 3,2%/năm, cao hơn mức 2,4% của giai đoạn 1973 - 1982. Trong những năm 1990 khủng hoảng tuy vẫn xảy ra ở một số nước nhưng mức độ suy thoái không trầm trọng như trước và không trùng pha giữa các nước với nhau. Giai đoạn 1993 - 2000, tốc độ tăng trưởng GDP của các nước phát triển đạt 3,1%.

Bảng 1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế các nước tư bản

(Đơn vị tính: %)


Năm

Mỹ

Nhật Bản

EU

1990

1,3

5,6

2,5

1991

-1,0

4,5

1,5

1992

2,7

1,1

0,9

1993

2,3

0,1

0,5

1994

3,5

0,5

2,8

1995

2,0

0,9

2,5

1996

2,4

2,7

1,6

1997

3,7

1,1

2,5

1998

4,4

-2,5

2,9

1999

4,2

0,6

2,1

2000

5,2

1,4

3,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Lịch sử kinh tế quốc dân - 4


Nền kinh tế Mỹ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 3,0%/ năm trong những năm 1980-1990. Sau đó bị suy thoái nhẹ vào năm 1991 (GDP giản 1%), nhưng tính chung trong 10 năm (1990-1999) vẫn đạt tốc độ tăng bình quân 3,4%/năm. Năm 2000 tăng

trưởng kinh tế Mỹ đạt tới đỉnh cao nhất là 5,2%. Nền kinh tế Nhật Bản đã sớm ra khỏi tình trạng trì trệ và giữ tốc độ tăng trưởng với mức bình quân 4%/năm trong giai đoạn 1980-1990. Tuy nhiên, trong thập niên 1990, Nhật Bản lại rơi vào tình trạng suy thoái, tốc độ tăng trưởng bình quân chỉ đạt 1,4%/năm. Kinh tế các nước Tây Âu phục hồi chậm chạp hơn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong các giai đoạn tương ứng của Pháp là 2,3% và 1,7%, Đức là 2,2% và 1,5%, Italia là 2,4% và 1,2%, Anh là 3,2% và 2,2%.

Bên cạnh đó, sự chuyển dịch cơ câu kinh tế theo hướng giảm các ngành sản xuất vật chất đồng thời tăng các ngành dịch vụ cũng thể hiện rất rò trong nền kinh tế các nước tư bản phát triển. Thực tế, khu vực I đã có xu hướng giảm xuống ngay từ trong quá trình công nghiệp hóa diễn ra ở các nước trước chiến tranh thế giới thư hai nhưng có xu hướng giảm tỷ trọng khu vực II chỉ diễn ra trong khoảng 20 năm cuối thế kỷ XX. Đồng thời với quá trình đó là sự gia tăng tỷ trọng của khu vực III. Những ngành được đẩy mạnh phát triển trong các nước tư bản từ những năm cuối thê kỷ XX là các ngành công nghệ cao như kỹ thuật điện tử, năng lượng mới, thông tin quang học, vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ vũ trụ khai thác khoảng không…

Bảng 1.2. Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế

Đơn vị : %



Năm 1970

Năm 1990

KV I

KV II

KV III

KV I

KV II

KV III

Mỹ

2,9

31,7

64,7

2

26,4

71,6

Nhật Bản

8,6

43,0

48,4

3

41,0

56

CHLB Đức

3,4

51,6

45

2

37

62

Anh

2,8

42,7

54,5

2

37

62

Pháp

6,9

54,4

38,7

3

29

67


Cơ cấu kinh tê của các nước tư bản còn thay đổi theo hướng phát triển mạnh mẽ các ngành khoa học công nghệ mới, đồng thời thúc đẩy quá trình quốc tế hóa nền kinh tế. Tỷ trọng các ngành công nghệ cao đã chiếm trên 50% tổng số sản phẩm xã hội ở Mỹ, chiếm trên 30% ở Nhật Bản, Anh, Đức, Pháp… Khoa học công nghệ đã góp tới 50 - 60% vào sự tăng trưởng kinh tế, trong đó 3/5 là do tăng năng suất lao động.

Ở các nước tư bản phát triển,cơ cấu,trình độ nghiệp vụ và các yếu tố cấu thành giá tri hàng hóa sức lao động cũng biến đổi. Tỷ trọng lao động trong các ngành có hảm lượng khoa học công nghệ cao tăng lên. Tỷ lệ “công nhân cổ xanh” trong các ngành công nghiệp Mỹ giảm từ 30% năm 1960 xuống 20% năm 1980, hiện nay còn thấp hơn

rất nhiều. Trong thời đại kinh tế tri thức, chính phủ và các công ty tư nhân đã chú trọng đầu tư nâng cao trình độ của đội ngũ người lao động. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, thu nhập, và chi tiêu cho việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động cũng được nâng lên. Các nước tư bản phát triển hiện nắm phần lớn tổng sản lượng sản xuất và cũng là những nước có mức thu nhập bình quân đầu người vào loại cao nhất thế giới.

Thực tế cho thấy, quá trình điều chỉnh kinh tế ở các nước tư bản phát triển chính là thực hiện cải cách một bước triệt để nền kinh tế cả về cơ cấu và cơ chế diều tiết trước xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Nó đã có tác dụng đáng kể đối với sự phát triển kinh tế, song các nước tư bản vẫn chưa giải quyết được nhiều căn bệnh cố hữu của nó. Do vậy, chính sách điều chỉnh kinh tế đã phá vỡ các tương quan truyền thống và tạo dựng thế quan hệ cạnh tranh mới. Điều đó cũng làm cho cạnh tranh giữa các nước công nghiệp chủ yếu trở nên đa dạng và quyết liệt hơn. Đây là một trong những vấn đề mà nền kinh tế các nước công nghiệp chủ yếu sẽ phải đối mặt trong những năm đầu thế kỷ XXI.

Thực tế, thập kỷ đầu tiên thế kỷ XXI đánh dấu nhũng biến động lớn của nền kinh tế các nước tư bản. Năm 2001, tốc độ tăng trưởng của các nước tư bản phát triển đều giảm sút, Mỹ chỉ còn 1,1%; EU là 1,7% và Nhật Bản thậm chí còn tăng trưởng âm 0,9%. Những năm sau đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các nước đã được cải thiện tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tế thế giới đã bùng phát từ Mỹ năm 2007, lan tỏa nhanh chóng ra toàn thế giới và tạo ra cơn địa chấn với nền kinh tế thế giới.

Xét về bản chất, cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ chính sách tín dụng thế chấp rủi ro cao với thị trường bất động sản và chính sách tiền tệ nới lỏng được duy trì trong thời gian dài khi thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ của chính phủ đã dẫn tới sự hình thành siêu bong bóng tài chính và bất động sản. Tình trạng khó khăn , đổ vỡ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã lan nhanh sang các ngành sản xuất kinh doanh khác như ngành công nghiệp ô tô, xây dựng … Cuộc khủng hoảng bùng nổ từ Mỹ đã lan sang các nền kinh tế Tây Âu. Thực tế cho thấy, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh doanh như tài chính ngân hàng, công nghiệp ô tô, điện tử, bất động sản vốn được coi là siêu lợi nhuận đã rơi vào tình trạng suy sụp.

Năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các nước tư bản phát triển đều sụt giảm mạnh. Năm 2009, hầu hết các nền kinh tế tư bản phát triển nhất đều rơi vào tình trạng suy thoái. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Mỹ là -2.6%; CHLB Đức là -4.7%; Nhật Bản là -6.3%; Anh -4.9%; Pháp -2.5%. Tính chung, tăng trưởng kinh tế các nước phát triển là -3.4%.

Bảng 1.3. Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước tư bản phát triển

(Đơn vị:%)


Quốc gia

Bình quân 1993-2002

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Mỹ

3,4

3,1

2,7

1,9

0,0

-2,6

2,8

CHLB Đức

1,5

0,9

3,6

2,8

0,7

-4,7

3,5

Pháp

2,0

2,0

2,4

2,3

0,1

-2,5

1,5

Anh

3,1

2,2

2,8

2,7

-0,1

-4,9

1,3

Tây Ban Nha

3,2

3,6

4,0

3,6

0,9

-3,7

-0,1

Nhật Bản

0,8

1,9

2,0

2,4

-1,2

-6,3

3,9

Trong bối cảnh ấy , để ngăn chặn ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nước tư bản phát triển đã có những kế hoạch khẩn cấp với những biện pháp kinh tế và một khối lượng tiền lớn để khắc phục khủng hoảng, kích thích nền kinh tế. Các biện pháp tập trung vào việc hỗ trợ các lĩnh vực , khu vực dễ bị tổn thương nhằm ngăn chặn suy thoái kinh tế. Các nước tư bản Mỹ , Nhật Bản , Pháp … đặt trọng tâm vào việc giải cứu các tập đoàn tài chính lớn khỏi nguy cơ sụp đổ , ổn định hoạt động của hệ thống tín dụng – ngân hàng và thị trường chứng khoán. Chính phủ một số nước còn giành khoản tiền lớn để cứu trợ cho các ngành công nghiệp quan trọng là xương sống của nền kinh tế khỏi bị sụp đổ như các ngành công nghiệp ô tô, điện tử, xây dựng

…, đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông, các hoạt động nghiên cứu phát triển năng lượng thay thế vào những ngành có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Cụ thể như sau :

- Cắt giảm lãi suất : Lãi suất ở Mỹ còn 0-0.25%; ở Nhật Bản 0.1%, ở Anh 1.5%... và bơm tiền vào hệ thống ngân hàng nhằm đảm bảo tính thanh khoản, thúc đẩy lưu thông tiền tệ nhằm tạo điều kiện gia tăng đầu tư sản xuất, nhất là đối với các ngành kinh tế then chốt của nền kinh tế.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhất là với loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ như bảo lãnh các khoản nợ: CHLB Đức 540 tỷ USD, Pháp 40 tỷ Euro, chính phủ mua lại cổ phần hoặc cấp vốn trực tiếp cho các ngành sản xuất then chốt: Mỹ đã cấp 17,4 tỷ USD cho 2 tập đoàn General Motor và Chrysler, EU hỗ trợ 30 tỷ Euro cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhật Bản lập quỹ bảo đảm tín dụng ngắn hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với 275 tỷ USD.

- Kích cầu đầu tư vào tiêu dùng nội địa: EU giảm thuế cho các ngành dịch vụ sử dụng nhiều lao động, Nhật Bản mở rộng các khoản cho vay , miễn thuế để mua nhà , Mỹ cắt giảm thuế cho các doanh nghiệp và cá nhân .

- Đảm bảo an sinh xã hội: EU giảm thuế với người có thu nhập thấp, chi 14,4 tỷ Euro cho việc đẩy mạnh nghiên cứu và đào tạo nghề; CHLB Đức, Nhật Bản thực hiện giảm phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội …

Nhìn chung, các giải pháp được chính phủ các nước tư bản phát triển đưa ra nhằm khắc phục hậu quả của khủng hoảng và ngăn chặn suy thoái kinh tế đã mang lại những tác động tích cực. Nhiều tập đoàn lớn đã tránh được sự đổ vỡ. Các ngành sản xuất cơ bản khôi phục, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ đã được khôi phục đạt 2,8% và CHLB Đức 3,5%, Nhật Bản 3,9%... Tính chung tăng trưởng kinh tế của các nước tư bản phát triển năm này đạt 3,0%. Mặc dù đã đạt được một số kết quả trong khôi phục kinh tế nhưng hầu hết các nước tư bản phát triển lại rơi vào một cuộc khủng hoảng mới đó là khủng hoảng nợ. Vấn đề này đã trở nên đặc biệt nghiêm trọng với một số quốc gia thuộc EU như Hy Lạp, Italia, Tây Ban Nha. Theo báo cáo của OECA (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) năm 2011, nếu tính tỷ lệ nợ so với GDP thì Nhật Bản là nước có số nợ cao nhất bằng 213% GDP. Số nợ của Mỹ chiếm khoảng 101% GDP. Một số nước có số nợ cao hơn 100% GDP như Hi Lạp, Italia , và Ailen, Bỉ. Số nợ của Anh và Pháp tương ứng là 89% và 97% GDP.

Bảng 1.4. Tỷ lệ nợ so với GDP của một số nước tư bản phát triển

(Đơn vị:%)


Quốc gia

Tỷ lệ nợ/GDP

Quốc gia

Tỷ lệ nợ/GDP

Nhật Bản

213

Bồ Đào Nha

111

Hi Lạp

157

Mỹ

101

Italia

129

Bỉ

101

Aixơlen

121

Pháp

97

CH Ailen

120

Anh

89

Nhìn chung, trong hiện tại và trong tương lai gần, các nước tư bản phát triển vẫn còn nhiều việc phải làm nhằm khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua cùng những khó khăn, thách thức mới nảy sinh.

Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày nguồn gốc ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

2. Trình bày vai trò của tích lũy nguyên thủy tư bản.

3. Phân tích tiền đề, tiến trình, đặc điểm của cách mạng công nghiệp tại Anh trong thế kỷ XVIII. Bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu vấn đề này là gì?

4. Phân tích đặc điểm cách mạng công nghiệp ở Anh.

5. So sánh cách mạng công nghiệp ở Anh so với cách mạng công nghiệp ở Đức và Pháp trong thế kỷ 18.

6. Kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn 1914 - 1945 có đặc điểm như thế nào?

7. Nêu những đặc điểm cơ bản của kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa giai đoạn 1951 - 1973.

8. Tại sao kinh tế các nước tư bản phát triển nhanh trong giai đoạn 1951 – 1973.

9. Trình bày những điều chỉnh kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa từ năm 1985 cho đến nay.

10. Tại sao các nước tư bản trong giai đoạn hiện nay phải thực hiện nhiều điều chỉnh về kinh tế?

CHƯƠNG 2. KINH TẾ NƯỚC MỸ

2.1. Kinh tế Mỹ trước khi giành độc lập (trước 1776)

2.1.1. Công cuộc khẩn thực của người Châu Âu

Nước Mỹ, cũng như châu Mỹ được tìm ra sau những phát kiến địa lý vĩ đại vào cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI.

Sau những phát kiến địa lý vĩ đại, người châu Âu lần lượt đặt chân lên châu Mỹ mà lịch sử gọi đó là công cuộc “khẩn thực”. Trên giải lục địa châu Mỹ đã bắt đầu hình thành những vùng thuộc địa của bọn thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp...

Đặc điểm kinh tế vùng thuộc địa Bắc Mỹ ở nước Anh bấy giờ có tình trạng hàng loạt nông dân bị mất ruộng đất, họ muốn sang Bắc Mỹ sinh sống và nuôi hi vọng sẽ trở thành những chủ ruộng đất ở đó. Việc một số lượng đông đảo nông dân Anh tham gia vào hoạt động khẩn thực đã góp phần đáng kể xây dựng chỗ đứng cho người Anh ở Bắc Mỹ. Do nhu cầu mở rộng khai thác và bóc lột, thực dân Anh có du nhập vào Bắc Mỹ một số ngành công nghiệp như dệt, khai mỏ, luyện kim… Về hoạt động thương nghiệp việc buôn bán giữa các vùng thuộc địa Bắc với châu Phi, Châu Âu được tiến hành từ khá sớm. Những mặt hàng buôn bán trao đổi là đường mật, rượu, nô lệ, lông thú…

Các vùng thuộc địa miền Trung là nơi sinh sống của những người nông dân tự do và chủ các ấp trại. Ở đây điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi. Việc sử dụng ruộng đất trong canh tác được thực hiện trên cơ sở hợp đồng tự do hoặc chính phủ cấp cho dân cư sử dụng với mức thuế vừa phải.

Các vùng thuộc địa phía Nam đất đai màu mỡ, khí hậu ở đây nóng ẩm rất thuận lợi cho hoạt động trồng trọt. Cơ sở kinh tế ở đây là đồn điều quảng canh. Lực lượng lao động chủ yếu là những nô lệ da đen. Năm 1800, số nô lệ da đen làm việc trong các đồn điền lên tới 90 vạn người. Các vùng thuộc địa ở phía Nam, công thương nghiệp phát triển yếu ớt. Do vậy lực lượng thống trị ở đây là các chủ đồn điền nô lệ.

Trong quá trình thống trị, Anh luôn kỳm hãm Bắc Mỹ trong vòng ảnh hưởng và lệ thuộc cả về kinh tế, chính trị. Ngoài ra với thuộc địa Bắc Mỹ, nhà nước Anh còn có những chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi của quý tộc và địa chủ. Nhìn chung sự thống trị của Anh ở Bắc Mỹ đã làm kỳm hãm xu hướng tiến bộ của lực lượng sản xuất tình trạng này kéo dài càng làm tăng thêm mâu thuẫn giữa Anh và thuộc địa Bắc Mỹ. Về phương diện xã hội, những cư dân từ nhiều nước châu Âu tới sinh cơ lập nghiệp ở Bắc Mỹ đều có nguyện vọng muốn thoát khỏi sự thống trị của Anh để hình thành quốc gia dân tộc độc lập.

Như một tất yếu của lịch sử vào tháng 4 năm 1775 cuộc chiến trang giành độc lập đã bùng nổ ở Bắc Mỹ. Ngày 04 tháng 07 năm 1776, đại hội lục địa Bắc Mỹ đã họp và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022