Theo Proudon tiền tệ là mặt xấu của sản xuất hàng hóa, nó là nguyên nhân của mọi tội lỗi của CNTB. Vì vậy ông chủ trương tổ chức kinh tế hàng hóa không cần tiền tệ. Ông đề ra việc thành lập các ngân hàng trao đổi, hay ngân hàng nhân dân. Các ngân hàng này tiếp nhận hàng hóa từ người sản xuất hàng hóa và trao lại cho họ các giấy chứng nhận ghi rò số lượng lao động đã chi phí để sản xuất ra hàng hóa. Những giấy chứng nhận lao động này ông gọi là phiếu lao động hay tiền lao động.
Proudon không hiểu được bản chất của lợi nhuận công nghiệp, ông coi nó là hình thức đặc biệt của tiền công.
Proudon coi lợi tức là hình thức duy nhất của giá trị thặng dư, là cơ sở của sự bóc lột. Vì vậy phải xoá bỏ lợi tức và tổ chức tín dụng không phải trả lãi suất. Cùng với việc xoá bỏ tiền tệ và lợi tức sẽ xoá bỏ được tư bản, xoá bỏ được thu nhập không lao động, xoá bỏ bóc lột đảm bảo bình đẳng.
Những quan điểm của Proudon đã thể hiện ông là đại biểu cho tư tưởng chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản. Mặt khác, nó còn bộc lộ lập trường phản động đối với phong trào công nhân khi ông coi thường vai trò của lao động nữ trong xã hội, ca ngợi sự đàn áp công nhân và cho rằng công đoàn không có quyền bãi công. Học thuyết của Proudon đã bị K. Marx phê pháp đến tận gốc, nhưng có vẫn còn được giai cấp tư sản lợi dụng để lừa bịp giai cấp công nhân.
TỔNG KẾT CHƯƠNG
Các đại biểu Kinh tế chính trị tiểu tư sản phê phán sản xuất lớn TBCN , đã chèn ép, đã chèn ép làm phá sản sản xuất nhỏ, phê phán các tệ nạn của CNTB như bần cùng, thất nghiệp, coi đó là sai lầm của chính phủ và những người lãnh đạo nhà nước gây ra. Họ đứng trên quan điểm của phẩm hạnh và đạo đức để phê phán nền sản xuất lớn TBCN, nhưng không phê phán sở hữu tư nhân, chủ trương đưa xã hội quay về sản xuất nhỏ.
Các đại biểu tiêu biểu cho kinh tế chính trị học tiểu tư sản là Sismondi và Proudon. Tuy vây, Sismondi vẫn được Mác đánh giá là người kết thúc trường phái Kinh tế chính trị cổ điển Pháp vì đã có những đóng góp trong việc phê phán chủ nghĩa tư bản. Còn Proudon thì bị Mác phê phán tận gốc vì lập trường phản động đối với phong trào công nhân và công đoàn. Mác coi Proudon là người mở đầu cho chủ nghĩa cải lương tiểu tư sản.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Có thể bạn quan tâm!
- Năng Suất Lao Động Sản Xuất Vải Và Lúa Mỳ Của Anh Và Mỹ
- Năng Suất Lao Động Sản Xuất Vải Và Lúa Mỳ Của Anh Và Mỹ
- Tiền Đề Kinh Tế Xã Hội Và Đặc Điểm Htkt Tiểu Tư Sản.
- Dự Án Về “Tiền Lao Động”, Về Sự Trao Đổi Công Bằng Và Kế Hoạch Lao Động
- Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Kinh Tế Chính Trị Học Macxit
- Giai Đoạn Hoàn Thiện Kinh Tế Chính Trị Marx (1867 - 1895)
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
sản.
1. Trình bày hoàn cảnh ra đời và đặc điểm cơ bản của kinh tế chính trị tiểu tư
2. Tại sao nói Sismondi là đại biểu cho lợi ích của giai cấp tiểu tư sản nhưng
đồng thời cũng là người kết thúc các quan điểm KTCT tư sản cổ điển ở Pháp.
3. Trình bày quan điểm Sismondi về nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế.
4. Hãy chỉ ra những yếu tố bảo thủ, tiêu cực trong các quan điểm kinh tế của Proudon.
5. Trình bày quan điểm Sismondi về nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế.
6. Trình bày lý luận về sở hữu của Proudon.
7. Trình bày lý luận về giá trị cấu thành của Proudon.
8. Trình bày lý luận về lợi nhuận, lợi tức, tiền tệ của Proudon.
CHƯƠNG 5: HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHÔNG TƯỞNG TÂY ÂU THẾ KỶ 19
5.1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm
5.1.1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời của CNXH không tưởng châu Âu thế kỷ XIX
CNXH không tưởng Pháp và Anh ra đời trong điều kiện có sự kết hợp thuận lợi những điều kiện kinh tế, lịch sử và xã hội.
Sau cách mạng tư sản Pháp, công nghiệp phát triển mạnh, một mặt làm cho nền sản xuất phát triển, mặt khác, đã đưa đến sự biến đổi lớn về cơ cấu giai cấp xã hội, giai cấp tư sản công nghiệp hình thành nhờ có kỹ thuật mới, tăng cường bóc lột nhân dân, giai cấp vô sản hiện đại hình thành và phát triển.
Từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX , ở nước Pháp liên tiếp diễn ra những biến động chính trị, diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa các thế lực phong kiến, tư sản tự do và dân chủ cách mạng. Đây là thời kỳ CNTB bắt đầu lộ rò tính chất phản động của nó; các lưc lượng tiền thân của giai cấp vô sản hiện đại bắt đầu thức tình và đấu tranh. Tuy nhiên, trong thời kỳ này phong trào công nhân chưa phát triển mạnh mẽ và rộng khắp. Trong những điều kiện đó, sự chống đối lại CNTB phải thể hiện dưới hình thức XHCN không tưởng. Các nhà XHCN không tưởng đã đưa ra những tư tưởng mới, họ mường tượng, hình dung ra một xã hội công bằng, tốt đẹp hơn CNTB. Nhưng những điều kiện khách quan cho phép sự hình dung một xã hội như vậy chưa có, nên mơ ước về xã hội tương lai của họ là không tưởng.
5.1.2. Đặc điểm cơ bản của CNXH không tưởng châu Âu thế kỷ XIX
- Các nhà không tưởng phê phán chủ nghĩa tư bản theo quan điểm lợi ích kinh tế chứ không phải theo quan điểm đạo đức, luân lý, họ vạch ra rằng CNTB chỉ là một giai đoạn phát triển của lịch sử, nó không phải là chế độ xã hội tốt đẹp nhất, , CNTB kìm hãm sự phát triển của LLSX, cần phải được thay thế bằng xã hội mới.
- Các nhà CNXH không tưởng có nhiều phỏng đoán về CNXH, nhưng họ chưa thấy được quy luật vận động phát triển của CNTB, không vạch ra được con đường cách mạng đi tới CNXH và không thấy được vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Vì vậy, họ chủ trương xây dựng xã hội mới bằng con đường tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, nêu gương.
- CNXH không tưởng ở Pháp có các đại biểu: Saint Simon (1761-1825), Charles Fourier (1772-1837) và ở Anh với đại biểu là Robert Owen (1771-1858).
5.2. Học thuyết kinh tế của Saint Simon
5.2.1. Quan điểm lịch sử của Saint Simon
- Saint Simon là đại biểu nổi tiếng của CNXH không tưởng, ông thuộc dòng dòi quý tộc Pháp, là người có nhiều tài năng, có học vấn sâu rộng và đã từng là sỹ quan trong quân đội.
- Cuộc đời nghiên cứu lý luận của ông thể hiện qua nhiều tác phẩm: “Khái niệm khoa học về con người” (1813), “Quan điểm về sở hữu và pháp chế” (1818), “Bàn về hệ thống công nghiệp” (1821), “Sách cẩm nang của các nhà công nghiệp” (1823), “Đạo Cơ đốc mới” (1825)…
- Ở Saint Simon, sự phê phán CNTB gắn liền với quan điểm lịch sử của ông. Theo ông, muốn hiểu thực tế phải biết lịch sử đời sống của loài người có quy luật của nó. Ông coi lịch sử là một quá trình phát triển liên tục, thống nhất, trong mọi xã hội đều có những tàn dư của xã hội cũ và những mầm mống của xã hội tương lai, ông coi sự thay thế của các giai đoạn lịch sử đó là sự tiến bộ của xã hội và sự thay thế đó phụ thuộc vào sự hiểu biết của con người.
- Theo Saint Simon, động lực, cơ sở của sự phát triển của xã hội là sự tiến bộ của lý trí, là sự giáo dục kiến thức và tình cảm đạo đức của con người. Tuy nhiên, khác với các đại biểu của thế kỷ “ánh sáng” (thế kỷ 18). Ông chú ý nhiều đến nhân tố kinh tế như hoạt động của con người trong nền sản xuất, chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất…
- Thành tựu của quan điểm lịch sử của Saint Simon là ở chỗ thừa nhận sự thay thế tất yếu có tính quy luật các xã hội ít hoàn thiện bằng xã hội mới, hoàn thiện hơn. Ông cho rằng “thế kỷ vàng” không phải là thế kỷ đã qua, mà là tương lai. Đó là bước tiến mới so với kinh tế chính trị tư sản cổ điển (cho CNTB tồn tại vĩnh viễn). Trong suốt đời mình, Saint Simon đã bảo vệ ý liến cho rằng cần phải tạo ra xã hội như thế nào để có thể đảm bảo cho mọi người phát triển năng lực của mình và cải thiện số phận của giai cấp cùng khổ nhất.
- Marx cho rằng với “Đạo cơ đốc mới” - tác phẩm cuối cùng của Saint Simon, ông đã biểu hiện ra như là người phát ngôn của giai cấp cần lao và ông tuyên bố rằng, giải phóng giai cấp cần lao là mục đích cuối cùng của những nỗ lực của ông.
5.2.2. Sự phê phán chủ nghĩa tư bản của Saint Simon
- Ông coi xã hội tư bản là sự thống trị của cá nhân ích kỷ. Chính phủ tư sản không chăm lo một chút nào tới việc cải thiện đời sống của giai cấp nghèo khổ nhất, các nhà tư bản công nghiệp không nghĩ đến lợi ích xã hội, ra sức bóc lột người khác bằng bạo lực, lừa đảo.
- Ông kịch liệt phê phán hình thức sở hữu tư sản, vì nó kìm hãm sự phát triển của loài người, nhưng ông không đòi hỏi xoá bỏ sở hữu tư bản chủ nghĩa, ông chỉ kêu gọi thủ tiêu sở hữu của những kẻ ăn bám, để mọi người làm việc như công nhân.
- Ông chỉ ra rằng trong xã hội tư sản do tự phát tự do cạnh tranh vô chính phủ nên đã dẫn đến tình trạng khủng hoảng, gây ra sự tàn phá mọi cơ sở xã hội, làm cho các dân tộc phải chịu nhiều tai hoạ.
5.2.3. Dự đoán về xã hội tương lai
- Theo ông, xã hội tương lai là chế độ công nghiệp mới, là hệ thống công nghiệp khoa học, xã hội mới phải đảm bảo những điều kiện vật chất tốt nhất cho mọi người.
- Trong xã hội mới, mỗi người đều làm việc theo năng lực và hưởng theo lao động, trong xã hội đó vẫn còn chế độ tư hữu, nhưng chế độ đó phải được tổ chức như thế nào để có lợi nhất cho toàn xã hội về tự do và của cải.
- Xã hội tương lai là xã hội liên minh của những người lao động, địa vị của mỗi người là do năng lực lao động của họ quyết định.
- Con đường để tạo ra phúc lợi cho con người của xã hội tương lai là sự phát triển khoa học, nghệ thuật, công nghiệp, việc quản lý xã hội sẽ do các nhà khoa học, công nghiệp và nghệ thuật quản lý để đạt tới sự phồn vinh, theo mục tiêu chung của khối liên hiệp.
Học thuyết của ông chưa thật chín muồi, chứa đựng nhiều mâu thuẫn giữa ước mơ và con đường thực hiện, mang màu sắc tôn giáo, nhưng Saint Simon đã thể hiện là người có tư tưởng bình đẳng xã hội, với tầm mắt thiên tài với nhiều dự kiến độc đáo, đặc biệt là tấm lòng chân thành mưu lợi ích cho nhân loại cần lao.
5.3. Học thuyết kinh tế của Chalrles Fourier
5.3.1. Lý thuyết về lịch sử phát triển của xã hội
Charles Fourier (1772-1837) xuất thân từ một gia đình thương gia ở thành phố Bơlăngxông, một trung tâm công nghiệp lớn ở miền đông nước Pháp. Ông nghiên cứu cả về vật lý, toán học, logíc học và giải phẫu, nhưng bố mẹ ông lại cố gắng đào tạo ông thành thương nhân, ông đi buôn qua nhiều nước và làm nhiều nghề như thủ quỹ, kế toán, theo dòi thị trường chứng khoán… đây là cơ hội để ông học tập về kinh tế.
Charles Fourier là tác giả của nhiều tác phẩm lớn như: “Lý thuyết về bốn giai đoạn và những số phận chung” (1808), “Luận văn về hiệp hội gia đình và công nghiệp” (1822) “Thế giới kinh tế mới hay phương thức hành động xã hội chủ nghĩa hợp với tự nhiên” (1829).
Theo Ăngghen, sự vĩ đại của Fourier biểu hiện rò nhất trong quan điểm của ông về lịch sử xã hội. ông chia xã hội thành 4 giai đoạn: mông muội, dã man, gia
trưởng và văn minh. Ông quan niệm mỗi giai đoạn đều có những nhân tố của quá khứ và mầm mống của tương lai, đều trải qua các thời kỳ: thơ ấu, niên thiếu, trưởng thành và già cỗi.
Ông cho rằng, CNTB là giai đoạn cuối cùng của chế độ văn minh, tiếp sau đó là nền sản xuất xã hội chủ nghĩa công bằng, hấp dẫn.
Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng cái đáng quý ở Charles Fourier là đã xem xét sự phát triển của xã hội theo quan điểm lịch sử, gắn liền với tính quy luật và sự phát triển của sản xuất.
Theo Engels, sự vĩ đại của Charles Fourier biểu hiện rò rệt nhất trong quan niệm của ông về lịch sử xã hội:
- Charles Fourier đã chia lịch sử xã hội thành bốn giai đoạn: Trạng thái mông muội, thời dã man, chế độ gia trưởng, thời văn minh và 32 thời kỳ. Ông quan niệm mỗi giai đoạn là một nấc thang trong quá trình phát triển lịch sử nhân loại và mỗi giai đoạn đều trải qua các thời kỳ: thơ ấu, niên thiếu, trưởng thành và già cỗi; hơn nữa mọi giai đoạn bao gồm những nhân tố của quá khứ và mầm mống của tương lai.
- Charles Fourier cho rằng CNTB là giai đoạn cuối cùng của của chế độ văn minh, sau đó là nền sản xuất XHCN, công bằng, hấp dẫn.
- Mặc dù có những hạn chế, song cái đáng quý ở Charles Fourier là thấy tính quy luật của sự phát triển xã hội, đã gắn liền các giai đoạn phát triển xã hội với sự phát triển của xã hội.
5.3.2. Sự phê phán chủ nghĩa tư bản
- Ông cho rằng trong xã hội tư bản có rất nhiều kẻ ăn bám, đội quân phi lao động và không sản xuất ngày càng lớn.
- Ông công kích xã hội đương thời về sự sản xuất vô chính phủ, chạy theo lợi ích cá nhân, ông cho rằng đó là nguyên nhân của khủng hoảng, của sự bần cùng hóa người lao động và các tệ nạn khác.
- Ông cho rằng, xí nghiệp TBCN chỉ là nhà tù giảm nhẹ, của cải càng tăng thì giai cấp tư sản càng sống xa hoa, theo ông “sự nghèo khổ được sinh ra từ chính sự giàu có thừa thãi”.
- Ông phê phán thương nghiệp TBCN, cho rằng cần xoá bỏ tất cả các hình thức ăn cướp bằng thương mại.
- Trong khi phê phán CNTB, ông đã chú ý tới tích tụ và tập trung tư bản, đã nhận thấy ưu việt của tập trung sản xuất lớn, sản xuất lớn chèn ép sản xuất nhỏ, tự do cạnh tranh dẫn đến việc hình thành các công ty cổ phần. Mác đã đánh giá cao cống hiến này của Fourier.
Sự hạn chế của Fourier trong việc phê phán CNTB là ở chỗ ông đã chĩa mũi nhọn vào việc phê phán thương nghiệp TBCN, sở dĩ như vậy là vì ông sống trong giới thương nghiệp và thời kỳ đó thương nghiệp ở Pháp phát triển hơn ở Anh.
Tuy vậy, từ sự phê phán CNTB ông đã đi đến 1 tư tưởng lớn là xoá bỏ CNTB chứ không phải là cải tạo nó.
5.3.3. Lý luận về xã hội tương lai
Qua các tác phẩm của mình, Fourier mong muốn xây dựng một xã hội “hoàn hảo” dựa trên sản xuất tập thể của những hiệp hội sản xuất. ông gọi chế độ đó là, “nền sản xuất công bằng và hấp dẫn”, trong đó những khuynh hướng, năng lực và những hang say của nhân loại đều được phát triển đầy đủ và toàn diện.
Fourier hình dung bước chuyển lên xã hội mới dưới hình thức ba giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất “chủ nghĩa bảo đảm, nửa hiệp hội”, rồi đến “chủ nghĩa xã hội, hiệp hội giản đơn” và cuối cùng là “sự hòa hợp, hiệp hội phức tạp”.
Fourier dự kiến trong xã hội tương lai vẫn duy trì chế độ tư hữu, các giai cấp, con người giàu, nghèo, nhưng là người nghèo đã thóat khỏi túng thiếu. Phân phối như vậy sẽ dẫn tới “hòa hợp” lợi ích giai cấp, xóa bỏ sự ngăn cách giữa kẻ giàu và người nghèo.
Theo Fourier, xã hội tương lai dựa trên nền đại sản xuất , nhờ đó tiết kiệm được lao động, sử dụng máy móc, kho tàng…sẽ tốt hơn. Trong nền đại sản xuất, nông nghiệp trở thành nền nông nghiệp lớn, cso tổ chức sẽ là cơ sở của sản xuất xã hội. Tuy không phủ nhận ý nghĩa của công nghiệp, nhưng ông lại coi công nghiệp như là cái bổ sung cho nông nghiệp.
Theo Fourier, vì sự hấp dẫn của lao động, do tính chất lao động thay đổi theo loại, lao động trở thành nhu cầu tự nhiên, lao động tự nguyện và hấp dẫn sẽ thu hút mọi người lao động, người ta sẽ tổ chức thi đua với nhau trong lao động, điều đó lại làm tăng sản sẩm cho xã hội.
Fourier cũng dự đoán về việc thủ tiêu sự khác nhau giữa thành thị và nông thôn, cũng như sự khác nhau giữa lao động chân tay và lao động trí óc. Fourier là người đầu tiên nêu ra trong một xã hội nhất định trình độ giải phóng phụ nữ là mực thước tự nhiên để đo trình độ giải phóng xã hội nói chung.
Theo Fourier, mục đích căn bản xã hội tương lai là đảm bảo cho mọi người sớm giàu có và có thể hưởng thụ mọi thú vui của cuộc đời.
5.4. Học thuyết kinh tế của Robert Owen
5.4.1. Hoạt động thực tiễn của Robert Owen
Robert Owen (1771-1858) sinh ra trong một gia đình thợ thủ công ở thành phố Niutơn, năm 20 tuổi ông đã tỏ ra là một người có tài tổ chức, lãnh đạo, năm 1800 ông bắt đầu làm việc với tư cách giám đốc của 4 xưởng sợi với 2000 công nhân. ở đây đã
.....