Tiền Đề Kinh Tế Xã Hội Và Đặc Điểm Htkt Tiểu Tư Sản.

TỔNG KẾT CHƯƠNG


Qua việc nghiên cứu các quan điểm kinh tế của trường phái kinh tế học tư sản cô điểm, có thể đánh giá về chủ nghĩa trọng nông và KTCT tư sản cổ điển Anh như sau

Chủ nghĩa trọng nông đã có một số đặc trưng cơ bản: Phái trọng nông đã chuyển sự nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất. Họ tìm nguồn gốc của của cải và của thu nhập trong lĩnh vực sản xuất. Họ đưa ra quan niệm thu nhập thuần túy (sản phẩm thuần túy), tức là số dư ra của giá trị thu được với giá trị đã sử dụng, chỉ được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Chủ nghĩa trọng nông cho rằng lưu thông không tạo ra giá trị, hàng hóa có giá trị trước khi đem ra trao đổi, giá trị không sinh ra trong trao đổi, trao đổi chỉ làm thay đổi hình thái giá trị. Đây là bước nhẩy vọt trong lịch sử tư tưởng kinh tế nhân loại, vượt xa chủ nghĩa trọng thương, đạt nền móng cho nghiên cứu phạm trù giá trị thặng dư sau này.

Tuy nhiên, CNTN có một số hạn chế cơ bản đó là:

- Quan niệm về sản xuất còn hẹp hòi cứng nhắc: chỉ có nông nghiệp là ngành sinh lời duy nhất.

- Không thấy được vai trò của lưu thông trong thể thống nhất với sản xuất mà chỉ nhấn mạnh một chiều sản xuất.

- Phủ nhận mọi cơ sở phát sinh và do đó phủ nhận sự tồn tại của lợi nhuận thương nghiệp, coi đó là trái với quy luật trao đổi; đồng thời không hiểu được vai trò của ngoại thương và vai trò của nó đối với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.

- Cố gắng nghiên cứu mối quan hệ bản chất bên trong của nền sản xuất tư bản trong khi chưa phân tích được những khái niệm cơ sở (hàng hóa, tiền tệ, giá trị, lợi nhuận…). Như K. Mark đã nhận xét “tức là mưu toan xây dựng lâu đài khoa học của mình từ nóc”.

Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh có những đặc trưng cơ bản sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

- Xem quyền tư hữu là nền tảng của đời sống kinh tế - xã hội. Coi lợi ích cá nhân là động lực thúc đẩy mọi hoạt động của con người trong các sinh hoạt kinh tế. Coi tính ích kỷ là yếu tố kích thích hữu hiệu nhất giúp cho các chủ thể kinh tế có những quyết định hợp lý và thích nghi về sản xuất, về tiêu thụ, về kinh doanh, trao đổi... theo nguyên tắc: “hy sinh tối thiểu – hưởng lợi tối đa”.

- Xem cơ chế tự do kinh tế hoàn toàn là một môi trường hợp lý cần thiết để đưa tới sự hòa hợp tự nhiên giữa các lợi ích cá nhân, đảm bảo tính uyển chuyển của nền kinh tế và đề đạt được một trạng thái quân bình tự động, mà luật cung cầu chính là động cơ kỳ diệu cho sự quân bình ấy. Với sự hòa hợp và quân bình đó, lợi ích công cộng của xã hội sẽ đảm bảo ở mức tối đa.

Lịch sử các học thuyết kinh tế - 8

Do vậy, Chính quyền Nhà nước không nên can thiệp vào guồng máy kinh tế. Tự do cạnh tranh, tự do kinh doanh, tự do mậu dịch... là điều kiện cốt yếu trong một nền kinh tế ổn định, lành mạnh và sung túc. Nhờ có sự tự do đó mà sự phân công được hình thành giữa các cá nhân trong nước, cũng như giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới. Nếu guồng máy kinh tế đang ở thế quân bình mà Nhà nước can thiệp vào trạng thái đó thì trạng thái quân bình sẽ bị phá vỡ. Và nếu guồng máy kinh tế đang ở thế mất quân bình mà Nhà nước, bằng cách này hay cách khác, lại xen vào thì sự quân bình lại không thể tái lập được.

KTCTSCĐ Anh coi tiền tệ chỉ là phương tiện trung gian trao đổi. Một nền kinh tế sung túc của một quốc gia biểu hiện ở khối lượng của cải của kinh tế của ngày càng dồi dào, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng nhộn nhịp chứ không phải khối lượng vàng bạc nhiều hay ít. Sự gia tăng số lượng tiền quí kim trong một quốc gia la do nhu cầu gia tăng của sức sản xuất và của số dịch vụ trao đổi giữa các chủ thể kinh tế đưa tới. Tiền tệ chẳng qua chỉ như chất dầu mỡ làm trơn các bộ phận của guồng máy kinh tế mà thôi. Lao động của con người mới thực sự là nguồn gốc của sự giầu có của các quốc gia, vì nó là nguồn gốc tạo ra mọi của cải kinh tế.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Hãy chứng minh rằng sự phát triển trong quan điểm kinh tế của W.Petty là quá trình chuyển dần từ CNTT sang KTCTTSCĐ.

2. Trình bày điều kiện kiện lịch sử ra đời và đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa trọng nông Pháp.

3. Trình bày lý thuyết về trật tự tự nhiên của chủ nghĩa trọng nông.

4. Phân tích học thuyết về sản phẩm thuần túy của chủ nghĩa trọng nông.

5. Trình bày và nhận xét về biểu kinh tế của Quesnay

6. Trình bày hoàn cảnh ra đời và đặc điểm cơ bản của trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh.

7. Trình bày lý thuyết “Bàn tay vô hình” của Adam Smith. Ý nghĩa của việc nghiên cứu lý thuyết này là gì?

8. Phân tích lý luận về tiền tệ của Adam Smith.

9. Trình bày những hạn chế cơ bản của trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh

10. Phân tích lý luận giá trị - lao động của Adam Smith.

11. Phân tích lý luận giá trị - lao động của William Petty.

12. Phân tích lý luận giá trị - lao động của David Ricardo.

13. Phân tích lý luận về thu nhập của Adam Smith.

14. Phân tích lý luận về tiền lương, địa tô, lợi tức và giá cả ruộng đất của William Petty.

15. Phân tích lý luận về thu nhập của David Ricardo.

16. So sánh quan điểm về lý luận giá trị lao động của W. Petty, A. Smith, D. Ricardo.

CHƯƠNG 4

KINH TẾ CHÍNH TRỊ TIỂU TƯ SẢN


4.1. Tiền đề kinh tế xã hội và đặc điểm HTKT tiểu tư sản.

4.1.1. Tiền đề kinh tế - xã hội

Vào cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi đáng kể tình hình kinh tế, xã hội ở Châu Âu. Nền sản xuất máy móc ra đời ngày càng tạo ra sự phụ thuộc sâu sắc của giai cấp công nhân vào tư bản. Sự bần cùng hóa giai cấp vô sản, thất nghiệp, phân hóa giai cấp ngày càng tăng. Ở những nước vốn có nền sản xuất nhỏ chiếm ưu thế khi CNTB cùng với cuộc cách mạng công nghệ phát triển nhanh đã làm phá sản hàng loạt những người sản xuất nhỏ, mâu thuẫn xã hội diễn ra càng gay gắt hơn. Từ đó tư tưởng phê phán CNTB theo quan điểm tiểu sư tản đã xuất hiện, kinh tế chính trị tiểu tư sản (KTCTTTS) ra đời, đại biểu của trường phái này là Sismonde de Sismondi, Pierr Joseph Proudon.

4.1.2. Đặc điểm học thuyết kinh tế tiểu tư sản

Các đại biểu của KTCT tiểu tư sản đã phê phán sự chèn ép, làm phá sản các nhà sản xuất nhỏ của CNTB đồng thời lên án những tệ nạn của CNTB như bần cùng, thất nghiệp, coi đó là sai lầm của chính phủ và những người lãnh đạo Nhà nước gây ra. Họ phê phán nền sản xuất lớn TBCN nhưng không phê phán sở hữu tư nhân và tự do cạnh tranh. Để khắc phục những tệ nạn của CNTB họ chủ trương hoặc đẩy mạnh sản xuất hàng hóa nhỏ, hoặc chuyển thành CNTB nhỏ.

4.2. Những quan điểm kinh tế chủ yếu của Sismondi

4.2.1. Sismondi phê phán chủ nghĩa tư bản theo lập trường tiểu tư sản

Jean Charles Leonard Sismonde de Sismondi (1773 - 1842) sinh ra ở Thuỵ Sĩ, gần Giơnevơ Cha của ông là một giáo sĩ theo đạo Canvanh . Xuất thân từ gia đình quý tộc, được học trường dòng, đại học tổng hợp sau đó ông có một thời gian ngắn làm việc ở ngân hàng Lyon (Pháp)

Từ năm 1800 ông bắt đầu nghiên cứu khoa học. Ông là một trong số những nhà sử học lớn nhất nước Pháp. Ông viết cuốn “Lịch sử người Pháp” gồm 31 tập trong thời gian gần 30 năm. Ông còn tham gia viết “Lịch sử nước cộng hoà Ý” gồm 16 tập.

Trong lĩnh vực KTCT học ông viết nhiều tác phẩm như “Bức tranh nông nghiệp ở Tôxlan” (1801) “Bàn về tài sản thương nghiệp” ( 1803) đặc biệt cuốn “Những nguyên lý mới của kinh tế chính trị” (1819) đã làm ông nổi tiếng.

Sismondi là một trong những nhà kinh tế học cổ điển Pháp, nhưng ông lại là đại biểu xuất sắc cho lợi ích của giai cấp tiểu tư sản, cho nên phương pháp nghiên cứu của ông mang tính chất hai mặt và chiết trung. Quá trình phát triển tư tưởng kinh tế của ông có thể chia thành hai giai đoạn. Trong giai đoạn đầu ông ủng hộ quan điểm KTCT tư sản cổ đển, ủng hộ tư do kinh tế không có sự can thiệp của Nhà nước. Giai đoạn sau, do sự phát triển của cách công nghiệp làm cho những tệ nạn của CNTB càng trầm tọng thì ông phê phán CNTB và các quan điểm kinh tế của phái cổ điển.

Trong nghiên cứu KTCT ông áp dụng phương pháp duy tâm và đưa ra những giả thuyết phi lịch sử. The ông đối tượng của KTCT học là phúc lợi vật chất của con người do Nhà nước quyết định. Coi KTCT học là khoa học của đạo đức, phẩm hạnh, liên quan đến phẩm giá con người chứ không liên quan đến quan hệ kinh tế, Ông coi cơ sở của các quá trình lịch sử là các tình cảm tốt đẹp, bình đẳng chứ không phải là quan hệ sản xuất. Ông đưa ra nguyên tắc phê phán CNTB theo quan điểm tiểu tư sản nên được gọi là chủ nghĩa lãng mạn kinh tế . Đặc trưng của sự phê phán này là ông lý tưởng hóa nền sản xuất nhỏ, ông đứng trên quan điểm của những người sản xuất nhỏ bị phá sản chống lại những tư tưỏng kinh doanh lớn, chống lại sản xuất máy móc ,bảo đảm lợi ích của giai cấp tiểu tư sản.

4.2.2. Lý luận về giá trị, lợi nhuận, tiền công và địa tô

- Lý luận giá trị - lao động:

Sismondi đứng trên lập trường giá trị - lao động, lấy lao động để quy định giá trị hàng hóa hơn nữa khi xác định lượng giá trị ông đã dựa vào thời gian lao động xã hội. Chính vì vậy K. Marx đã coi ông là người kết thúc các quan điểm KTCT tư sản cổ điển ở Pháp.

Tuy vậy, ông cũng không đi xa hơn quan điểm của Ricardo, đôi khi còn có bước thụt lùi, coi giá trị tương đối của hàng hóa phụ thuộc vào cạnh tranh, lượng cầu, tỷ lệ giữa thu nhập và lượng cùng về hàng hóa.

- Lý luận về tiền tệ:

+ Sismondi kế tục quan điểm của A. Smith, theo ông tiền tệ cũng như hàng hóa khác là sản phẩm lao động.

+ Tiền là thước đo chung của giá trị, nhưng ông không nếu được nguồn gốc, bản chất, chức năng của tiền.

- Lý luận về tiền lương, lợi nhuận, địa tô:

+ Về tiền lương: Sismondi đi theo quan điểm của A. Smith. Ông cho rằng công nhân là người tạo ra của cải vật chất. Sản phẩm lao động của người công nhân được

chia làm hai phần: một phần là thu nhập lao động của công nhân hay là tiền lương, phần khác là của tư bản và địa chủ dưới dạng lợi nhuận của tư bản, địa tô của địa chủ - là thu nhập không lao động.

Ông công khai nói về tình trạng bần cùng và thất nghiệp của công nhân do sự phát triển của sản xuất cơ khí. Nhưng ông lại lặp lại quan điểm tầm thường về sự tác động qua lại trực tiếp giữa tiền lương và sự tăng dân số theo thuyết “nhân khẩu” của Malthus.

+ Về lợi nhuận: Sismondi cho rằng lợi nhuận là khoản khấu trừ sản phẩm của lao động, là kết của của sự cướp bóc công nhân, là tai họa kinh tế của giai cấp vô sản.

+ Về địa tô: Ông cũng cho là kết quả bóc lột công nhân. Ông hiểu sâu sắc về vai trò độc quyền sở hữu ruộng đất và cho rằng ruộng đất xấu cũng phải nộp tô. Điều đó chứng tỏ Sismondi có tư tưởng về địa tô tuyệt đối.

4.2.3. Lý luận về sự thực hiện và khủng hoảng kinh tế

Theo Sismondi khủng hoảng kinh tế không phải là hiện tượng ngẫu nhiên, cục bộ mà là sự tất yếu của nền sản xuất TBCN do mâu thẫu giữa sản xuất và tiêu dùng. Ông dùng lý luận “tiêu dùng không đủ” để giải thích khủng hoảng kinh tế, tác là sự lạc hậu của tiêu dùng so với sản xuất tăng lên do quan hệ phân phối không đúng và sự không bình đẳng quá lớn về tài sản trong CNTB.

Theo ông “tiêu dùng không đủ” do những nguyên nhân sau: Sự phát triển của CNTB làm phá sản những người sản xuất nhỏ, do đó làm cho tiêu dùng giảm, giai cấp công nhân bị bần cùng hóa, thất nghiệp, tiền lương thấp làm giảm nhu cầu tiêu dùng, trong giai cấp tư sản cùng có khuynh hương hạn chế tiêu dùng, giảm tích lũy. Ông đi đến kết luận: chủ nghĩa tư bản càng phát triển sản xuất càng mở rộng những tiêu dùng ngày càng giảm bớt, có một bộ phận sản xuất thừa ra nên dẫn đến khủng hoảng kinh tế.

Để khắc phục khủng hoảng kinh tế, theo ông cần phải có ngoại thương. Ông cho rằng ngoại thương là “lỗ thông hơi” của CNTB. Nhưng nước nào cũng đẩy mạnh hoạt động ngoại thương nên việc thực hiện hàng hóa vẫn khó khăn, do đó lối thóat cơ bản là phát triển sản xuất nhỏ .

Như vậy, Sismondi đã không hiểu nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng kinh tế- đó là mẫu thuẫn cơ bản của CNTB, ông đã đi tìm nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa là do giai cấp tiểu tư sản bị phá sản, con đường giải quyết khủng hoảng sản xuất thừa là phát triển sản xuất nhỏ. Sismondi là đại biểu cho lợi ích của

giai cấp tiểu tư sản. Tuy nhiên công lao chủ yếu của ông là vạch ra mâu thuẫn của CNTB đấu tranh bảo vệ quần chúng lao động.

4.3. Những quan điểm kinh tế chủ yếu Proudon

4.3.1. Tiểu sử, những tác phẩm chủ yếu của Proudon

Pierr Josepl Proudon (1809 - 1865) sinh ra trong một gia đình nghèo đông con, làm nghề nông và thợ thủ công. Do cuộc sống gia đình khó khăn thiếu thốn nên ông đã phải vừa làm việc vừa tự nâng cao học vấn của mình. Ông đã từng làm việc ở xưởng in, trong xí nghiệp vận tải ở Lyon, sau đó làm trong một công ty đường sắt, đến Pari để hoạt động khoa học và văn học.

Ông viết nhiều tác phẩm như “Sở hữu là gì” (1840) “triết học của sự khốn cùng” (1846) . Trong các tác phẩm của mình ông thể hiện là một nhà tư tưởng bảo vệ sản xuất nhỏ. Nếu như Sismondi phản ánh tư tưởng tiểu tư sản giai đoạn đầu của CNTB , thì Proudon lại phản ánh tư tưởng tiểu tư sản ở giai đoạn cao hơn. Vào cuối thế kỷ XIX CNTB đã phát triển trên cơ sở của nó, kết cấu giai cấp đã được xác lập. Trong khi bối cảnh đó không thể thực hiện tư tưởng lãng mạn kinh tế của Sismondi là chuyển CNTB về sản xuất nhỏ được nữa, nhưng Proudon vẫn cố gắng bảo vệ quan điểm của Sismondi. Vì vậy, học thuyết của Proudon mang tính chất bảo thủ, phản động hơn.

Mặt khác nếu như Sismondi là người kết thúc KTCT học TSCĐ ở Pháp thì Proudon là người sáng lập ra những quan điểm của chủ nghĩa cải lương, vô chính phủ, là đại biểu cho lý thuyết CNXH tiểu tư sản.

4.3.2. Đặc trưng phương pháp luận của Proudon

Về phương pháp luận, Proudon có ý định trình bày một cách biện chứng các phạm trù kinh tế học. Nhưng cơ sở phương pháp luận của ông là duy tâm, chủ quan, ông coi phạm trù kinh tế là những tư tưởng phái sinh chủ quan của con người, không có mối liên hệ với quan hệ sản xuất. Các phạm trù là sự liên kết cơ học giữa các đặc tính “tốt” và “xấu”. Ví dụ, ông cho rằng phân công lao động có mặt tốt là tạo ra khả năng tăng của cải, mặt xấu là tăng nghèo nàn, bần cùng, thất nghiệp … Từ đó ông cho rằng phép biện chứng nghiên cứu khoa học là phải phân biệt được cái tốt và cái xấu để gạt bỏ cái xấu, bảo vệ cái tốt .

4.3.3. Những quan điểm kinh tế chủ yếu của Proudon

a. Quan niệm về sở hữu

Proudon muốn bảo tồn nền sản xuất hàng hóa nhỏ mà cơ sở của nó là quyền tư hữu về tư liệu sản xuất. Ông chống lại sự lạm dụng tư hữu, kiểu tư hữu lớn CNTB , nên ông kết luận: “Sở hữu là ăn cắp”

Theo ông sở hữu có hai mặt: mặt tích cực là đảm bảo cho người ta khỏi sự phụ thuộc, được độc lập tự do, còn mặt tiêu cực là phá hoại sự bình đẳng. Như vậy ông đã giải thích một cách khoa học thế nào là sở hữu.

Ông đề nghị xoá bỏ sở hữu (sở hữu TNCB) và giữ lại tài sản cá nhân (tức sở hữu nhỏ). Như vậy ông đã không hiểu mối liên hệ giữa sản xuất hàng hóa giản đơn và sản xuất hàng hóa TBCN cũng như không hiểu về quy luật giá trị.

Để bảo vệ khả năng cạnh tranh có lợi cho người sản xuất nhỏ và thủ tiêu bóc lột, ông chủ trương cải tạo lưu thông (sự trao đổi hàng hóa và tín dụng). Như vậy, ông đã sai lầm khi cho rằng cải tạo lưu thông sẽ cải tạo được CNTB

b. Lý luận giá trị cấu thành

Theo Proudon giá trị là một phạm trù trừu tượng vĩnh viễn. Nó bao gồm hai tư tưởng là tư tưởng giá trị sử dụng và tư tưởng giá trị trao đổi. Hai tư tưởng này đối lập với nhau thể hiện hai xu hướng và sự dư thừa và sự khan hiếm, giá trị sử dụng thể hiện sự dưa thừa, giá trị trao dồi thể hiện sự khan hiếm.

Mâu thuẫn đó có thể được xoá bỏ bằng trao đổi ngang giá thông qua việc xác lập “giá trị cấu thành”. “Giá trị cấu thành” sinh ra trong trao đổi được thị trường chấp nhận.

Để có “Giá trị cấu thành” ông cho rằng chỉ nên sản xuất những hàng hóa nào đó mà nó được yêu cầu, phải tạo điều kiện để hàng hóa thực hiện được giá trị, tức là phải làm thế nào xác lập trước được giá trị để cho hàng hóa thực hiện được giá trị để cho hàng hóa chắc chắn được thực hiện khi đi vào lĩnh vực tiêu dùng.

Những hàng hóa dư thừa không coi là bộ phận của cải, không được gọi là “Giá trị cấu thành”.

Như vậy, trong “Giá trị cấu thành” Proudon muốn giải quyết mâu thuẫn của nền kinh tế hàng hóa là mẫu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Quan đểm này phản ánh đặc trưng trong phương pháp luận của ông là ông coi sản xuất là mặt tốt, song mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị là mặt xấu cần xoá bỏ. Về cơ bản trong thuyết “Giá trị cấu thành” ông muốn kết hợp quan điểm trao đổi với quan điểm giá trị- lao động, từ đó ông coi cả lao động và trao đổi đều là nguồn gốc của giá trị.

c. Lý luận về tiền tệ, lợi nhuận, lợi tức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022