Chủ Nghĩa Siêu Thực (Surrealism) Và Chủ Nghĩa Trừu Tượng (Abstractionism)

vật trong tác phẩm của họ thường là những biến hình dị dạng, mắc kẹt trong cảnh “khốn cùng của người hiện đại”, đứng trước nguy cơ đánh mất chính mình. Những tác phẩm tiêu biểu như Biến dạng, Trong trại khổ sai và Thành quách. Những thủ pháp nghệ thuật với sự kết hợp giữa những tình tiết hoang đường với những tình tiết chân thực của Kafka về sau còn ảnh hưởng sâu sắc đến kịch phi lí.

Từ giữa những năm 20 trở đi, kinh tế xã hội châu Âu có chiều hướng khôi phục, đó cũng là lúc chủ nghĩa biểu hiện dần suy thoái. Chủ nghĩa biểu hiện được ghi nhận là đã phản ánh được những mâu thuẫn của xã hội tư bản, tuy không tìm ra lối thoát những tránh được những ảo tưởng về xã hội đương thời.

5.2.3. Chủ nghĩa vị lai (Futurisme)

Đây cũng là một khuynh hướng hiện đại chủ nghĩa trong văn học và hội họa, xuất hiện đầu tiên ở Italia vào trước đại chiến thế giới thứ nhất với tên tuổi tiêu biểu Marinesti. Chủ nghĩa vị lai ra sức công kích mọi di sản văn hóa tốt đẹp trong quá khứ, đề xướng việc phản ánh và ca ngợi sức mạnh của kĩ thuật, máy móc, cuộc sống đô thị, ca ngợi chiến tranh và chủ nghĩa phát xít, ...

Vứt bỏ chủ nghĩa nhân đạo, phủ nhận chức năng nhận thức và giáo dục, các nghệ sĩ vị lai chủ trương chống lại chủ nghĩa hiện thực. Họ nhấn mạnh trực giác, bài xích lí trí và logic, biểu hiện những “cảm ứng”, những “tưởng tượng hỗn loạn”, những trạng thái mông lung như mộng mị, đêm tối, cái chết, … Họ theo đuổi chủ nghĩa hình thức duy mĩ. Việc bất chấp ngữ pháp, xuyên tạc ngữ nghĩa, nhấn mạnh vai trò của ngữ âm, làm biến dạng từ, co giãn tổ chức câu, vận dụng những quy luật của toán học và âm nhạc vào thơ văn, … tạo nên một thứ ngôn ngữ quái dị.

Đến Nga, chủ nghĩa vị lai trở nên thịnh hành, nhất là vào năm 1912. Các nhà văn vị lai tuyên bố hãy từ trên “con thuyền của cuộc sống thực tại vứt bỏ Puskin, Dostoievsky, L. Tolstoy”, “Hãy đem những hình thức cũ xé nát, đập vụn, tiêu diệt sạch sành sanh trên cõi đời này”1. Nhiều thi phẩm của họ đều tước bỏ những hư tự và bán hư tự, xóa sạch các dấu chấm phẩy, nhằm biểu hiện cái gọi là phong cách điện báo. Họ đặt những nhan đề có tính chất giật gân, sử dụng những hình ảnh khó hiểu và rùng rợn.

Tuy nhiên, nếu như Marinesti trượt dài, thơ của ông trở thành công cụ cho chủ nghĩa phát xít thì thơ của Apoline lại biểu hiện những tình cảm chán ghét của trí thức với xã hội trong giai đoạn hỗn loạn và ca ngợi những thành tựu khoa học kĩ thuật trong thời đại văn minh, bằng những hình tượng trong sáng, âm điệu lưu loát và mạnh mẽ. Ở


1 Tiến trình văn học, tr. 303

Nga, các nhà văn vị lai vì chống xã hội cũ nên ngả theo cách mạng tháng Mười, sáng tạo nên những thi phẩm độc đáo với ngôn ngữ tân kì, hình thức khoa trương nhưng sinh động, mang tinh thần của thơ ca cách mạng chân chính, tiêu biểu như Maiacovsky.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

5.2.4. Chủ nghĩa đa đa (Dadaism)

Đa đa có nhiều nghĩa khác nhau. Trong từ điển Laruse, đa đa có nghĩa là con ngựa theo lối nói của trẻ em Pháp. Theo ngôn ngữ của bộ lạc Kru, đa đa có nghĩa là đuôi con bò cái linh thiêng. Trong một số vùng nước Italia, người ta gọi đây là một người mẹ và đấy cũng là từ ngữ dùng để chỉ con ngựa gỗ của trẻ chơi, một vú nuôi. Còn trong chữ Nga và Rumani thì có nghĩa là vâng, được lặp lại hai lần. Và đấy cũng là một sự bắt chước tiếng bập bẹ không mạch lạc của trẻ thơ. Nhưng hiểu theo cách nào đi nữa thì việc dùng khái niệm này làm tên gọi của trào lưu văn học này cũng đều mang tính chất tùy tiện vì nó không dính dáng gì đến nội dung của trào lưu cả vì theo họ, đa đa là tự do, là sự giải phóng mọi công thức, là sự độc lập của nghệ sĩ. Tính chất tùy tiện này cũng thể hiện trong nội dung của chủ nghĩa đa đa.

Lí luận văn học 3 Tiến trình văn học - Đại học Tây Đô - 10

Chủ nghĩa đa đa là một khuynh hướng văn nghệ hiện đại chủ nghĩa, gần gũi và tiếp nối với chủ nghĩa vị lai, do Tristan Dara khởi xướng ở Thụy Sĩ vào năm 1916 và đến năm 1919 lan đến Pháp và thịnh hành ở đó với những tên tuổi như: A. Breton, L. Aragon, P. Eluya, ... Đến năm 1922, trào lưu này gần như tàn lụi vì nhiều cây bút cốt cán đã chuyển sang chủ nghĩa siêu thực.

Chủ nghĩa đa đa phản ánh tâm trạng bất mãn và thất vọng của thanh niên trí thức trước sự khủng hoảng của chế độ tư bản và sự tàn khốc của chiến tranh. Tuy nhiên, do không tìm ra lối thoát đúng đắn, họ trở lại đập phá mọi truyền thống và di sản tốt đẹp với thái độ hoàn toàn hư vô chủ nghĩa. Họ nguyền rủa cuộc sống và lao đi tìm kiếm những cái tân kì, thậm chí quái dị. Phủ nhận lí trí con người, đề cao tính tự nhiên và tính thơ dại của ngôn ngữ. Họ cũng đề cao tính trần trụi của sự vật, phản đối những loại thơ ca quá đẹp, cho rằng “sự hoàn mĩ chính là sự lười biếng”. Để biểu hiện triệt để tinh thần hư vô, các nhà thơ đa đa đã sáng tác những bài thơ hầu như vô nghĩa, tắc tị. Họ thích thú với những cái trần trụi, phi lí, hỗn tạp, ngẫu hứng.

Chủ nghĩa đa đa không chỉ quái dị trong sáng tác, mà còn rất kì quặc ở những hành động ngông cuồng, rồ dại, ích kỉ, phi lí, đến nỗi có lúc khiến dân chúng tức điên lên phản đối. Không ít người xem chủ nghĩa đa đa là một hiện tượng xã hội mang tính đập phá hơn là một khuynh hướng nghệ thuật theo nghĩa thông thường.

5.2.5. Chủ nghĩa siêu thực (Surrealism) và chủ nghĩa trừu tượng (Abstractionism)

Chủ nghĩa siêu thực được manh nha từ trong chiến tranh thế giới thứ nhất và chính thức ra đời ở Pháp vào đầu những năm 20 của thế kỉ XIX. Thuật ngữ siêu thực là từ dùng của Apoline, người đã nêu lên những báo hiệu đầu tiên của chủ nghĩa này và được các nhà siêu thực sau này tôn là bậc tiền bối. Nhưng đến khi Breton chuyển từ chủ nghĩa đa đa sang, bản tuyên ngôn chính thức của chủ nghĩa siêu thực mới được ông công bố vào năm 1924.

Ba đầu, chủ nghĩa siêu thực phần nào là tiếng nói bất mãn của số đông thanh niên trí thức tiểu tư sản đối với xã hội tư sản. Trong số họ, một số nhà văn sau khi trải qua những đấu tranh dai dẳng, đã chuyển sang văn học cách mạng, như trường hợp của Elua và Aragon, ... Tuy nhiên, chủ nghĩa siêu thực chống đối trật tự tư sản không phải để tiến đến một xã hội công bằng, chân chính bằng con đường cách mạng thật sự, mà để tìm một hiện thực cao hơn (siêu thực) với tinh thần nổi loạn vô chính phủ, không quan tâm đến đạo đức cũng như pháp luật.

Về mặt triết học và mĩ học, chủ nghĩa siêu thực khơi nguồn ở lí thuyết về sự xung động vô thức trong phân tâm học Freud và chủ nghĩa trực giác phi lí tính của Bergson và Crose. Những nhà siêu thực cho rằng chỉ có hai thế giới, một là thế giới hiện thực, là thế giới có thể nhìn thấy được, sờ mó được, còn hai là thế giới siêu thực chỉ có thể cảm thấy được trong giấc mơ, trong tiềm thức, lúc đãng trí, thần kinh suy nhược, tinh thần rối loạn ... Thế giới thứ hai mới là mảnh đất chủ yếu của người nghệ sĩ, qua đó họ mới có thể khám phá ra được những điều sâu kín mà thiêng liêng, bí ẩn mà chính xác trong cuộc sống con người. Mặt khác, chủ nghĩa siêu thực còn khẳng định rằng, thế giới hiện thực là một mớ hỗn loạn những cái ngẫu nhiên, không thể nhận thức bằng lí tính, càng không thể tác động có hiệu quả vào tiến trình của nó.

Chủ nghĩa siêu thực thẳng tay gạt bỏ mọi quy tắc trong ngữ pháp và thi pháp, mọi nguyên tắc trong tư duy, giành lấy tự do tuyệt đối cho cảm hứng tuôn trào. Do đó, sáng tác của họ thường thể hiện những dòng liên tưởng tiềm thức, rời rạc, gián cách, không chú trọng khắc họa được những bức tranh thực tại toàn vẹn.

Vào đầu những năm 30, một số nhà thơ như Aragon, Elua đã chuyển sang lập trường cách mạng, thì cũng là lúc chủ nghĩa siêu thực bắt đầu tàn lụi. Trên tiến trình văn học, người ta chứng kiến sự xuất hiện của chủ nghĩa trừu tượng, một bước phát triển mới của chủ nghĩa hình thức.

Những nghệ sĩ trừu tượng chủ nghĩa chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa duy tâm vật lí, chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán của E. Mach. Họ quan niệm rằng vật chất đã biến mất trong thời đại nguyên tử, năng lượng, màu sắc, không gian, thời gian, ... chẳng qua là cảm giác của con người. Từ đó, chủ nghĩa trừu tượng hoàn toàn coi thường thực tại khách quan, sùng bái tính chất không có đối tượng. Họ vứt bỏ mọi yếu tố tạo hình, phủ nhận bất kì sự giống nhau nào giữa cái được mô tả với nguyên mẫu của nó. Trong Tiểu thuyết mới của phương Tây, con người sinh động được thay thế bằng một phức hợp tâm lí trừu tượng. Những tác giả Tiểu thuyết mới hoàn toàn từ bỏ tiểu thuyết kiểu Balzac và Stendhal với đặc trưng chính là xây dựng những nhân vật điển hình. Họ cho nhân vật là ngục tù cần phải được phá vỡ, là những búp bê bằng sáp, những xác ướp. Saraute cho rằng trung tâm hứng thú của tiểu thuyết không còn là chuyện liệt kê ra những tính cách và cảnh ngộ nữa, không còn là chuyện miêu tả phong tục, mà chỉ là nêu lên những chất liệu tâm lí. Bà chủ trương tách tâm lí ra khỏi nhân vật, như tách màu sắc ra khỏi vật thể. Misen Derepa chủ trương thay thế nhân vật bằng dòng ý thức không có mở đầu và kết thúc, những động hướng thoáng qua nơi sâu thẳm tâm hồn, thoắt hiện, thoắt biến, khó nắm bắt nhưng lại là động lực đích thực của cuộc sống và có vai trò quyết định số phận con người. Vì vậy, các nhân vật nói nhiều, nói suốt chiều dài tiểu thuyết. Không gian và thời gian bị thủ tiêu.

5.2.6. Chủ nghĩa hiện sinh (Existentialism)

Chủ nghĩa hiện sinh là một khuyng hướng triết học - mĩ học thịnh hành từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, được phản ánh sâu rộng trong sáng tác văn học ở Tây Âu, Mĩ và Nhật Bản. Nguồn gốc tư tưởng và triết lí của chủ nghĩa hiện sinh có thể tìm thấy ở Pascan, nhà văn và nhà tư tưởng Pháp thế kỉ XVII, ở Kireevski, nhà tư tưởng và Dostoievski, nhà văn Nga thế kỉ XIX. Nhưng cội nguồn rõ nhất của nó là lí thuyết hết sức bi đát về tội lỗi của con người trong thời đại mất Chúa của Kierkegaard, triết gia Đan Mạch nửa đầu thế kỉ XIX. Phản đối Hegel, ông chống lại mọi thứ duy lí, logic, và hệ thống, đem hệ thống đối lập với hiện sinh. Theo ông, nhiệm vụ của triết học, chỉ là mô tả cuộc sống con người như nó đang tồn tại (hiện sinh). Nhưng đây là những con người duy nhất, cắt đứt với mọi quan hệ xã hội, bởi vì mỗi con người là hiện sinh độc đáo. Hơn nữa, đó là những con người huyền bí, vì mỗi con người là một vũ trụ khép kín không dễ chia sẻ cái nội tâm phức tạp của mình với ai. Do đó, mỗi người tự mình và chỉ có mình phải chịu trách nhiệm trước thân phận của mình, từ đó phải luôn luôn lựa chọn để được tự do. Tuy nhiên, do sống cô độc như vậy nên con người luôn luôn

lo âu, ... Tất cả những quan niệm và khái niệm đó đều được chủ nghĩa hiện sinh hiện đại vận dụng.

Bước sang thế kỉ XX, hiện tượng học của Huserg và bản thể luận của Heideger bổ sung thêm những nội dung mới cho chủ nghĩa hiện sinh. Huserg phủ nhận bản chất, nên cho rằng triết học chỉ việc miêu tả những hiện tượng, không nên đặt vấn đề lí giải, khái quát gì cả. Heideger cũng cho rằng thế giới là huyền bí, chỉ có ý thức của cá nhân mới tồn tại đích thực, nhưng cái tôi đích thực bị tập thể nhân quần, xã hội bao vây, lấp chiếm cuối cùng đã biến thành cái người ta. Cho nên, con người chỉ là một tập hồ sơ, một bóng ma hư vô trong cuộc sống với cái chết treo lơ lửng trên đầu.

Thật ra, thứ triết lí cực đoan, hư vô, bi đát nói trên, xét từng yếu tố, có rời rạc trong nhiều khuynh hướng văn học, chẳng hạn chủ nghĩa tượng trưng, trường phái dòng ý thức, ... nhưng được tập trung cô kết trong trào lưu văn học hiện sinh chủ nghĩa mà tiêu biểu là J. Sartre và nhất là của Anbe Camus. Sartre kêu gọi con người quay về chủ thể để “dựa vào cái mình có để mãi mãi nâng mình lên”, bằng hành động của mình, con người có thể tự do sáng tạo ra chính mình, mang đến cho sự sinh tồn của mình một ý nghĩa, để mình trở thành một cái khác trước. Còn Camus thì cho rằng con người đã bị bỏ rơi trước trước một vũ trụ hung bạo. Cuộc đời chỉ là một sự vô nghĩa, sự vô nghĩa sinh ra do đáp lại lời kêu gọi của con người là sự im lặng của cuộc đời. Theo Camus, cuộc sống và con người đều phi lí, mà chỉ có lòng căm thù mới liên kết con người lại với nhau. Từ đó, nghệ thuật vừa là sự khước từ vừa là sự chấp nhận. Khước từ bởi vì cuộc đời là phi lí, nhưng để chống lại nó phải bằng sự phi lí của chính mình, nghĩa là một sự chấp nhận từ bên trong.Vấn đề này thể hiện rõ trong tiểu thuyết Người xa lạ của ông.

Tất nhiên, bên cạnh những tác phẩm đậm đặc mùi vị hiện sinh chủ nghĩa, Sartre và Camus còn viết một số tác phẩm mang yếu tố phê phán tích cực đối với xã hội tư sản và xây dựng nên được những nhân vật chính diện, như Dịch hạch của Camus và Những con đường tự do của Sartre. Bản thân Camus cũng là một người yêu nước và đã tham gia kháng chiến chống phát xít Đức. Sartre tham gia phong trào hòa bình, lên án chủ nghĩa chủng tộc phản động Mĩ, tố cáo chiến tranh xâm lược.

Nhưng Sartre cũng công kích chủ nghĩa Marx và những con người cộng sản, còn Camus sau khi li khai Đảng Cộng Sản, cũng trở thành một phần tử chống cộng. Cho nên, xét từ gốc gác chính trị, khi phủ nhận cả hai bên, chủ nghĩa hiện sinh là con đẻ về mặt văn học nghệ thuật của một lập trường trung gian, của con đường thứ ba,

con đường tổng hợp, không những muốn xóa nhòa mâu thuẫn giữa chủ nghĩa duy tâm với chủ nghĩa duy vật, và nhằm vượt lên trên sự đối lập giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội.

Trước đây, chủ nghĩa hiện đại thường bị đánh giá thấp, thậm chí phủ nhận. Sự phủ nhận đó có nguyên nhân trong chính bản thân các trào lưu này, do có nhiều tác phẩm mang tính phản nghệ thuật, phi văn học. Tuy nhiên, về sau, các nhà Marxist phương Tây như Garaudi, Fischer đã nhận thấy những nhân tố tích cực của các trào lưu này. Ngày nay, các nhà nghiên cứu đã thừa nhận những tinh hoa của chủ nghĩa hiện đại cùng những đóng góp của nó cho tiến trình văn học thế giới, ở việc phản ánh thực trạng xã hội ở một mức độ nhất định, ở việc phát hiện ra thế giới tiềm thức, vô thức của con người, đặc biệt là những khám phá nghệ thuật độc đáo, giúp văn học đổi mới, phong phú hơn.

Ở Việt Nam, chủ nghĩa tự nhiện để lại dấu ấn rõ nét trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, các trào lưu thuộc chủ nghĩa hiện đại có tác động mạnh mẽ đến nhiều nhà thơ mới như Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử, Nguyễn Xuân Sanh,

… Tuy nhiên, việc tiếp thu đồng thời các trào lưu văn học, các phương pháp sáng tác trên, đã nảy sinh tình trạng cùng một tác phẩm nhưng có thể mang dấu ấn của nhiều trào lưu khác nhau. Chửng hạn, trong thơ Hàn Mạc Tử, ta có thể bắt gặp cả Chủ nghĩa biểu hiện, chủ nghĩa tượng trưng và chủ nghĩa siêu thực.

5.3. Một số tác phẩm tiêu biểu

- Chủ nghĩa tự nhiên: Con vật người, Gia đình Rougon Macquart (E. Zola)

- Chủ nghĩa tượng trưng: thơ Những bản tình ca không lời (Verlen), Cái chết của thiên nga (Malarme), …

- Chủ nghĩa biểu hiện: tiểu thuyết Biến dạng, Trong trại khổ sai, Thành quách

(Kafka), …

- Chủ nghĩa siêu thực và chủ nghĩa trừu tượng: thơ Aragon, Eluya, …

- Chủ nghĩa hiện sinh: tiểu thuyết Người xa lạ, Dịch hạch (Camus), …


CÂU HỎI ÔN TẬP

1) Hãy chọn một tác phẩm tiêu biểu và làm rõ phương pháp sáng tác được vận dụng trong tác phẩm đó.

2) So sánh điểm giống và khác nhau giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự nhiên.

3) Chỉ ra ảnh hưởng của những trào lưu, phương pháp sáng tác trên đối với văn học Việt Nam.

Chương 6

CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA


6.1. Khái niệm

Xuất phát từ thực tiễn sáng tác, các nhà lí luận Soviet nhận thấy trào lưu văn học thế kỉ XX cơ bản vẫn dựa trên văn học hiện thực thế kỉ XIX nhưng đã có thế giới quan khác trước, tạo nên một nền văn học có chất lượng khác với văn học hiện thực. Họ đã tìm kiếm cho nền văn học này một cái tên, vừa để chỉ một trào lưu văn học, vừa để chỉ phương pháp sáng tác. Nhiều cái tên đã được đề xuất như chủ nghĩa hiện thực cộng sản, chủ nghĩa hiện thực vô sản, chủ nghĩa hiện thực có tính khuynh hướng, chủ nghĩa hiện thực hùng vĩ, … Trong một lần dự họp tại nhà riêng của Gorki, Stalin đã gọi hiện tượng văn học này là chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Sau đó, thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trên báo chí, và đến năm 1934 được chính thức ghi vào điều lệ Hội nhà văn với định nghĩa như sau: Phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa yêu cầu mô tả cuộc sống một cách chân thực, lịch sử - cụ thể và trong quá trình phát triển cách mạng của nó, và trên cơ sở sự mô tả đó có nhiệm vụ giáo dục chủ nghĩa

cộng sản cho người lao động (Điều lệ Hội nhà văn Liên Xô)1.

Điều lệ hội nhà văn Liên Xô thông qua tại đại hội I xác định Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là phương pháp sáng tác chủ đạo của văn học Soviet. Sau khi được chính thức hóa, thuật ngữ “Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa” (Social realism) trở nên thông dụng ở Liên Xô, và từ 1945 dần dần trở nên thông dụng ở tất cả các nước thuộc cộng đồng Xã hội chủ nghĩa thế giới (1945 - 1991). Nó được vận dụng trong các hoạt động sáng tác văn học, nghệ thuật, được luận chứng về mặt lý thuyết, được sử dụng như một loại thước đo, một loại tiêu chuẩn mang tính pháp quy để điều chỉnh sự phát triển của văn học nghệ thuật.

6.2. Cơ sở hình thành

6.2.1. Cơ sở xã hội

Vào thế kỷ XX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh gắn liền với nền đại công nghiệp, lực lượng công nhân giữ vai trò chủ chốt của giai cấp vô sản. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã gây ra cho tầng lớp vô sản những nỗi đau khổ ghê gớm và giai cấp công nhân đã dũng cảm đứng lên để tự giải phóng. Từ chỗ một giai cấp tự phát, giai cấp công nhân đã trở thành một giai cấp tự giác, đấu tranh không

1 Phương Lựu (1997), Lí luận văn học, tr.247

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 06/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí