Lí luận văn học 3 Tiến trình văn học - Đại học Tây Đô - 12

Tất nhiên, con người mới có thể có những thiếu sót nhất định, nhưng không vi phạm vào lập trường chính trị và đạo đức xã hội chủ nghĩa cơ bản. Thậm chí, họ cũng có những phút giây dao động, yếu lòng, nhưng họ thường nghiêm khắc đấu tranh với bản thân, tự phê bình và khắc phục khuyết điểm, sai lầm để bảo vệ và tiếp tục khẳng định phần tốt đẹp trong con người mình. Con đường phát triển tâm lí, tính cách của họ tuy không phải không có những nét quanh co, nhưng nhìn chung, nó vận động theo chiều hướng đi lên. Văn học cách mạng đã cung cấp những hình tượng sinh động về con người anh hùng, tự đấu tranh với bản thân một cách thắng lợi và giàu sức thuyết phục. Chính vì vậy, nhân vật trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa có một tính cách rất đa dạng, phong phú như con người thật ở ngoài đời, trái với một số quan niệm phiến diện cho rằng nhân vật hiện thực xã hội chủ nghĩa là người khổng lồ không tim, không quê hương, không gia đình. Ngày còn trẻ, Pavel Corsagin từng hay nói tục, nóng tính, vô kỉ luật và có quan niệm cứng nhắc trong tình yêu, muốn học theo thần tượng của mình là Ruồi trâu, nên đã không dám tỏ tình với Rita. Quá trình chiến đấu và lao động đã tôi luyện nên ở anh một con người có phẩm chất tốt đẹp, một nhân cách toàn diện và hài hòa. Hoàn cảnh khó khăn chính là ngọn lửa nóng để tôi luyện nên chất thép tuyệt vời nơi anh. Edigej trong Một ngày dài hơn thế kỉ một lòng yêu vợ nhưng đứng trước tình cảnh bất hạnh, cô đơn của Jaripa, anh đã có những tháng ngày lạc lòng, …Sau khi Jaripa bỏ đi, anh đã trở về với chính mình và tiếp tục minh oan cho Abutalip, chồng của Jaripa.

Ở đây, chất lãng mạn cách mạng chính là niềm tin tưởng vào đạo đức cách mạng của người chiến sĩ, tin vào vai trò giáo dục, rèn luyện và tạo điều kiện thuận lợi cho con người trau dồi phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị của Đảng, của lí tưởng chủ nghĩa xã hội.

Trong mối quan hệ với hoàn cảnh, tính cách trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa không còn là sản phẩm thu động mà có tính năng động trước hoàn cảnh. Những nhân vật giờ đây không chỉ là con đẻ của hoàn cảnh mà còn là kẻ sáng tạo nên hoàn cảnh. Tinh thần lạc quan cách mạng đã được thể hiện cao độ ở niềm tin tưởng vào vai trò chủ đạo của con người. Trước kia, văn học hiện thực phê phán có phản ánh sự phản ứng của con người trước hoàn cảnh, nhưng đó thường là sự vùng vẫy, giẫy giụa trong tuyệt vọng, là một cuộc chiến không cân sức, mà kết quả là nhân vật thường thất bại, bị đồng hóa hay chiến thắng một cách ảo tưởng. Giờ đây, văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa đã nhìn con người ở một tầm vóc mới, có đủ khả năng trong làm chủ bản thân và

làm chủ xã hội. Con người hiện lên trong một tư thế mới, đó là “con người chiến thắng”, chiến thắng trong cả lúc tự do lẫn tù đày, trong chiến đấu lẫn lao động sản xuất. Khi thím của Altynai (Người thầy đầu tiên) quyết định bắt cô gả cho một tên người miền núi để làm vợ lẽ, Altynai chống cự quyết liệt và Dusen cũng ra sức bảo vệ cô nhưng kết quả đã thất bại. Altynai bị bắt đi còn Dusen thì bị thương rất nặng. Không bỏ cuộc, vài ngày sau, thầy Dusen đã tìm đến cùng hai người công an có súng để giải thoát cho Altynai. Cuối cùng, thầy cũng thực hiện được mong muốn đưa Altynai lên huyện học. Không phụ lòng thầy, Altynai đã học hành chăm chỉ và đạt được thành công, trở thành viện sĩ. Dù cuộc đời có gặp bất hạnh đến đâu, dù số phận không ngừng thử thách, dù chưa biết ngày mai sẽ ra sao, nhưng Andrey Sokolov (Số phận con người) vẫn là còn đó một trái tim ấm áp, đã giang cánh tay ra che chở cho cậu bé Vania.

Như vậy, tồn tại trong mối quan hệ biện chứng, cả hoàn cảnh và tính cách đều có quá trình phát triển cách mạng, bổ sung và góp phần hoàn thiện lẫn nhau. Hoàn cảnh chính là môi trường rèn luyện cho những tính cách trưởng thành, ngược lại, tính cách tác động tích cực lên hoàn cảnh, tạo nên những hoàn cảnh ngày càng thân thiện, hữu ích hơn đối với con người. Đây là tinh thần lạc quan cách mạng đáng quý của văn học hiện thực chủ nghĩa.

6.3.3. Tính tổng hợp trong thi pháp

Ra đời tương đối muộn, phương pháp hiện thực XHCN có được thuận lợi là khắc phục được những điểm yếu như phát huy những điểm mạnh của các phương pháp trước đó. Lenin đã chỉ ra rằng: “Không phải bịa đặt ra một nền văn hóa vô sản mới, mà phát triển những kiểu mẫu tốt lành, những truyền thống, những kết quả của nền văn hóa hiện tại trên lập trường của thế giới quan Marxist và căn cứ vào những điều kiện sinh hoạt và đấu tranh của giai cấp vô sản trong thời đại chuyên chính của nó” (Bàn về văn hóa văn học). Sáng tạo văn học phải xuất phát từ cuộc sống và từ truyền thống văn học của dân tộc cũng như của nhân loại. Văn học nghệ thuật vốn có giá trị không phải nhất thời mà là lâu dài; các truyền thống văn học tích cực không phải ngẫu nhiên mà chinh phục được trái tim và khối óc của mọi người và có một sức sống bền vững. Biết khai thác truyền thống ấy, nhà văn có thể rút ra được những kinh nghiệm quý báu cả về tư tưởng lẫn nghệ thuật. Phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa sở dĩ từng được đánh giá là “phương pháp tốt nhất” cũng là nhờ nó đã thu hút và kết tinh được những tinh hoa từ các phương pháp sáng tác khác. Nó sử dụng một cách không

hạn chế mọi loại đề tài, mọi hình thức và thủ pháp, mọi kết cấu và thể loại, tạo nên một sự đa dạng về mặt phong cách. Chúng ta nhận thấy ở chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa dấu ấn của chủ nghĩa cổ điển khi xây dựng con người sống cho lí trí, lí tưởng và nhiệm vụ chung cao cả; dấu ấn của chủ nghĩa lãng mạn ở tinh thần lạc quan, vượt thoát lên thực tại; đặc biệt, dấu ấn của chủ nghĩa hiện thực phê phán ở tính chân thực, lịch sử - cụ thể và tính điển hình hóa, ...

Bên cạnh hình thức khái quát nghệ thuật theo dạng thái bản thân cuộc sống, người ta còn tìm thấy những hình thức khái quát nghệ thuật đến từ các phương pháp khác như yếu tố tượng tưng, ước lệ, kì ảo, …Tuy nhiên, những yếu tố học tập được từ các phương pháp khác khi được sử dụng thường được nhào nặn lại, đóng vai trò như một thủ pháp nghệ thuật, góp phần biểu hiện một cách độc đáo chân lí cuộc sống và lí tưởng thẩm mĩ mới, mang một nội dung mới. Do đó, tuy văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa có yếu tố lãng mạn nhưng không phải là chủ nghĩa lãng mạn, có yếu tố tượng trưng nhưng không phải là chủ nghĩa tượng trưng, có yếu tố tự nhiên nhưng không phải là chủ nghĩa tự nhiên, có yếu tố ước lệ nhưng không phải là chủ nghĩa công thức, trừu tượng.

Trong Một ngày dài hơn thế kỉ, chúng ta nhận thấy tác phẩm đã nhấn mạnh ý thức công dân của các nhân vật đối với tổ quốc, cả trong thời chiến tranh lẫn giai đoạn xây dựng đất nước, giống như chủ nghĩa cổ điển. Đối với chủ nghĩa lãng mạn, tác phẩm đã kế thừa nguyên tắc đề cao tình cảm khi thể hiện tình cảm gắn bó, yêu thương, giúp đỡ nhau của những người dân ở Boranly - Bão tuyết, trong hoàn cảnh thiếu thốn và khắc nghiệt nơi hoang vu miền Sarozek, khi nói đến tình yêu ngoài hôn nhân của Edigej đối với Jarripa. Đối với chủ nghĩa hiện thực phê phán, tác phẩm đã kế thừa nguyên tắc lịch sử - cụ thể, khi phản ánh xã hội Nga trong những năm chiến đấu ác liệt của thế chiến cũng như những năm tháng khó khăn thời kì hậu chiến, đồng thời tác giả cũng tiếp thu nguyên tắc điển hình hoá trong cách tác giả xây dựng những nhân vật điển hình như Kazangav, Edegej. Ngoài ra, tác phẩm còn mở rộng biên độ nghệ thuật bằng việc xây dựng thời gian nghệ thuật bằng việc kết hợp thời gian hồi tưởng (“Edegej nhớ lại…”, cùng nhau hồi tưởng lại…”, “lại nhớ đến…”), thời gian huyền thoại (“thời đó các thương gia thường qua lại…”, “ngày xưa có những người sống ở rất xa…”, “vào những thế kỉ xa xưa…”… , đó là những câu chuyện huyền thoại về vùng đất, thiên nhiên ở vùng thảo nguyên Sarozek rộng lớn, với sự tích về nghĩa địa Lòng mẹ, về tình yêu vượt lên tuổi tác của người ca sĩ già và cô gái trẻ) và gợi nhớ về

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

và thời gian sóng đôi (“đúng giờ phút ấy..”, “cũng vào giờ này…”, thời gian chỉ có một ngày trong ngày đám tang của Kazangap nhưng chứa đựng nhiều sự kiện, sự việc trong suốt một thế kỉ, đó là thời gian với những hồi tưởng, hiện thực và cả tương lai đang xen với nhau, thời gian của hiện tại trên trái đất với thời gian trên trạm vũ trụ và hành tinh Ngực Rừng).

Ngoài ra, còn có thể thấy những yếu tố kì ảo như việc những người loạn họp trong vở bài thơ cùng tên, ngồi dự họp với nửa thân người, hay đó là việc chế tạo cỗ máy thời gian, với người phụ nữ lân tinh, đưa mọi người bay đến thế giới tương lai của năm 2030, thời con người sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa trong vở kịch Nhà tắm của Maiacovski, …

Lí luận văn học 3 Tiến trình văn học - Đại học Tây Đô - 12

Nhờ không cố định hóa hình thức nghệ thuật mà luôn chú ý tiếp thu ở các phương pháp sáng tác trước nó và ngoài nó để phát triển nên văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa đã được tiến sĩ Andreev gọi là “phương pháp sáng tác sinh động phát triển”, viện sĩ thông tấn Novisenco gọi là “một phương pháp sáng tác mãi mãi phát triển”, thậm chí viện sĩ Marcov cho là một “hệ thống mở”. Tuy nhiên, mở rộng đến vô hạn khả năng phát triển của phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa dẫn đến khẳng định sự “trường thọ” của phương pháp này chính là đã đi ngược lại tính lịch sử của các phương pháp sáng tác. Vì vậy, nhìn nhận tính tổng hợp trong thi pháp thiết tưởng là một nhận định hợp lí.

Sau giai đoạn phát triển rực rỡ, với những tác phẩm xuất sắc và những nhà văn kiệt xuất, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, như những phương pháp sáng tác trước đó, cũng bộc lộ những hạn chế nhất định, làm nảy sinh nhu cầu đánh giá lại nền văn học này. Ở Nga, có thể thấy tinh thần xét lại qua những cuộc trao đổi ý kiến. Trong khi Vonkov chủ trương chưa vội bỏ thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa vì đó là một thuật ngữ rất có dung lượng và một thuật ngữ đích thị của nghiên cứu văn học, thì ngược lại, Gusev cho rằng chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa không phải là một thuật ngữ thẩm mĩ mà chỉ là một thuật ngữ tư tưởng và chính trị. Kireev cho rằng chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là một trong số các phương pháp sáng tác nhưng ở Liên Xô thì nó đã là phương pháp độc quyền, các nhà văn phải theo phương pháp đó. Borev cho chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là con nhân mã (centaur), kết hợp thuật ngữ chính trị là xã hội chủ nghĩa với thuật ngữ mĩ học là chủ nghĩa hiện thực, ...

Ở Trung Quốc, dịch giả Cảnh Tề Chi cho rằng phương pháp sáng tác đó sẽ làm cho “đề tài chật hẹp”, “nghìn bài như một”. Từ Tuấn Tây với hai bài: Một định nghĩa đáng được bàn lại – điều đáng nghi ngờ về mối quan hệ giữa hoàn cảnh điển hình và nhân vật điển hình Một công thức cần phải xóa bỏ - lại bàn về hoàn cảnh điển hình và nhân vật điển hình, yêu cầu nhận thức lại về nhận định của Engel về chủ nghĩa hiện thực, vì ông là nhà chính trị, chứ không phải nhà nghiên cứu văn học. Lý Lưu Cơ với bài Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa không phải là phương pháp sáng tác độc lập (Trung Châu học san, 5/1988). Dương Xuân Thời với Suy nghĩ lại về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa (Văn hối báo, 12/1/1989) và Phê phán chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa (Văn học bình luận, 2/1989), ... cũng chỉ ra những giới hạn của phương pháp sáng tác này.

Như vậy, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, với những thành tựu xuất sắc, đã đóng góp đáng kể vào tiến trình văn học thế giới, cũng không tránh khỏi những hạn chế. Nói như Trần Thị Phương Phương, trong một thời khắc lịch sử nó đã lập nên kỳ tích, và “không có kỳ tích nào là không có tì vết, nhưng dù có tì vết nó vẫn là kỳ tích!” (Về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa). Khi xã hội bước sang một giai đoạn mới, đòi hỏi văn học phải đáp ứng những yêu cầu mới. Vào nửa sau thế kỉ XX, văn học chuyển từ hiện đại sang hậu hiện đại, mở ra một giai đoạn mới cho tiến trình văn học, tiếp tục mời gọi sự khám phá của bạn đọc nói chung và của lý luận văn học nói riêng.

6.4. Vấn đề chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học Việt Nam

Là một nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa phát triển. Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam xuất hiện khá sớm, từ thập niên 20 của thế kỉ XX, trong những sáng tác của Nguyễn Ái Quốc khi còn hoạt động ở nước ngoài (Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Con người biết mùi hun khói, Giấc ngủ mười năm, Nhật kí chìm tàu, …), cùng các nhà văn chiến sĩ như Sóng Hồng, Xuân Thủy, Tố Hữu, … Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam gắn với lịch sử đấu tranh của dân tộc, qua ba giai đoạn, kháng chiến chống thực dân Pháp, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đánh đuổi đế quốc Mĩ ở miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước. Mỗi giai đoạn, hình tượng nhân vật trung tâm có thể khác nhau, đó có thể là anh vệ quốc quân, con người lao động xây dựng xã hội chủ nghĩa hay anh giải phóng quân, … nhưng đều thể hiện đầy đủ phẩm chất của người anh hùng mới, có tính cách không ngừng trưởng thành trong hoàn cảnh phát triển cách mạng. Đó là nhân vật Núp trong Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc),

chị Đào trong Mùa lạc (Nguyễn Khải), Tnú trong Rừng xànu (Nguyễn Trung Thành), chị Út Tịch Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), chị Sứ trong Hòn đất (Anh Đức), anh Trỗi trong Sống như anh (Trần Đình Vân) và hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong thơ ca kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, … Họ chính là hạt giống của mùa sau, là điểm tựa của lịch sử, cống hiến của họ cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước đã quyết định cảm hứng chủ đạo của văn học là khẳng định, ngợi ca. Tất nhiên, vẫn còn đó những con người như cha con thống lý Pátra trong Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), thằng Săm trong Hòn đất (Anh Đức), thằng Nục trong Rừng Xànu (Nguyễn Trung Thành), Ba Thấn trong Mẫn và tôi (Phan Tứ), … nên văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn không ngừng lên tiếng để đẩy lùi cái xấu, cái ác, cái phản động. Bên cạnh tính đảng, mô tả cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng, văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn có tính tổng hợp trong thi pháp khi kết hợp đa dạng các phong cách, bút pháp nghệ thuật khác nhau. Ngay những sáng tác của Nguyễn Ái Quốc đầu thế kỉ XX đã cho thấy điều đó, khi những yếu tố kì ảo, hoang đường hay viễn tưởng đã được sử dụng phổ biến, để thể hiện niềm tin vào một tương lai tốt đẹp đang ngày một đến gần.

Sau ngày giải phóng, đất nước chuyển từ thời chiến sang thời bình, thị hiếu thẩm mĩ và tư duy văn học có nhiều thay đổi. Nhu cầu đổi mới văn học ngày một cấp bách. Nguyễn Minh Châu băn khoăn với một hiện thực đang được mơ ước hơn là đang tồn tại trong Viết về chiến tranh (1978) và kêu gọi Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa (1987). Hoàng Ngọc Hiến cho thấy ở ta đã tồn tại một “chủ nghĩa hiện thực phải đạo” (1979). Lê Ngọc Trà đã yêu cầu nhận thức lại những ý kiến về văn nghệ của Marx, Engels và Lenin, về vấn đề phản ánh hiện thực và chức năng của văn học (1987 - 1988). Lại Nguyên Ân bất bình với một lối phê bình “quyền uy” và phê bình “xu phụ, … Từ chủ trường Đổi mới của Đảng năm 1986, văn học Việt Nam bước sang một giai đoạn phát triển mới, thể hiện sự tự vấn của một dân tộc đang chuyển mình mạnh mẽ.

6.5. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu

- Văn học Nga Soviet: Gorki (Người mẹ), Maiacovski (Trường ca V.I. Lenin, Tốt lắm, Những kẻ loạn họp), A. Tolstoi (Hai chị em, Năm 1918), N. Ostrosky (Thép đã tôi thế đấy), Fadeev (Chiến bại), Serafimovic (Suối thép), Solokhov (Sông Đông êm đềm, Số phận con người), Davudov (Đất vỡ hoang), Oveskin (Chuyện thường ngày ở

huyện), Aimatov (Giamilia, truyện núi đồi và thảo nguyên, Bác sĩ Zhivago, Một ngày dài hơn thế kỉ), …

- Văn học Việt Nam : sáng tác của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài hồi đầu thế kỉ XX, những tác phẩm của các nhà văn cách mạng giai đoạn 1930-1945, văn học 1945 - 1975.


CÂU HỎI ÔN TẬP

1) Hãy chọn một tác phẩm tiêu biểu và chỉ ra dấu ấn của phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa trong tác phẩm đó.

2) So sánh điểm giống và khác nhau giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa.

3) Chỉ ra ưu điểm và hạn chế của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa.

Chương 7

MỘT SỐ BIẾN THỂ CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG THẾ KỈ XX


Ngoài chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, trong thế kỉ XX, tiến trình văn học còn có sự xuất hiện của một số biến thể khác của chủ nghĩa hiện thực.

7.1. Chủ nghĩa hiện thực mới (Neorealism)

Chủ nghĩa hiện thực mới là khái niệm để chỉ phong trào nghệ thuật sau thế chiến thứ hai ở Italia, xuất hiện đầu tiên trong lĩnh vực điện ảnh, với những bộ phim nổi tiếng như: Kẻ cắp xe đạp (1948), Cảnh sát và kẻ móc túi (1951), …, sau đó lan sang các lĩnh vực khác, trong đó có văn học.

Lực lượng sáng tác bao gồm những nhà văn từng kinh qua chống chiến tranh phát xít. Vì vậy, đề tài họ thường khai thác là cuộc đấu tranh của nhân dân Italia trong hai mươi năm đen tối dưới ách thống trị của Mussolini và sau đó là của Đức quốc xã.

Nhân vật trung tâm là những chiến sĩ chống phát xít, những con người dũng cảm đấu tranh giành lại ruộng đất. Tiêu biểu là tác phẩm Chúa Cơ đốc dừng lại ơ Apoli (C. Levi), Đất đai thần thánh (F. Jovine), Kẻ cướp (G. Berto), ...

Từ những năm 50 trở đi, xã hội nảy sinh những mâu thuẫn mới, trở nên vô cùng rối ren, nhân dân đói khổ, thất nghiệp, tệ nạn xã hội hoành hành, … Văn học lúc này hướng đến cuộc sống bấp bênh, đau khổ của người dân thường với tinh thần nhân đạo sâu sắc. Tiêu biểu như tác phẩm Đốn gỗ của Casela.

Về thể loại, các nhà văn thường sử dụng thể loại phóng sự, hội kí viết về người thật việc thật, hay những tiểu thuyết mang tính tự truyện. Họ rất chú ý xây dựng các chi tiêt chân thực, làm cho tác phẩm có tính kí sự. Tuy nhiên, các tác phẩm thuộc chủ nghĩa hiện thực mới cũng rất giàu chất trữ tình, bởi các nhà văn hay kể chuyện ở ngôi thứ nhất, nhằm bộc lộ những cảm xúc chủ quan của mình, và giao lưu tình cảm với nhân vật và độc giả.

Về ngôn ngữ, các nhà văn thường sử dụng khẩu ngữ, phương ngôn, thậm chí thổ ngữ, nhằm tạo cảm giác chân thực và sắc thái địa phương.

Tuy nhiên, nhiều tác phẩm còn mang tình điệu bi quan bế tắc, nhất là sau 1950, khi chủ nghĩa tư bản lũng đoạn ở Italia được khôi phục và phát triển, hang ngũ các nhà văn bị phân hóa, nhiều người mất chí khí đấu tranh. Tiêu biểu như C. Casela với Hôn lễ hậu chiến (1957) đã nói về ba đội viên du kích không tìm đâu ra chốn nương thân,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/02/2024