Lí luận văn học 3 Tiến trình văn học - Đại học Tây Đô - 13

lập nghiệp sau chiến tranh; P.Pasoloni với Đứa con của vận mệnh nói về cuộc sống của những người vô sản lưu manh, chìm ngập trong bản năng. Vì vậy, sau mười năm tồn tại, chủ nghĩa hiện thực mới đã sớm đi vào ngõ cụt.

7.2. Chủ nghĩa hiện thực huyền thoại/ kì ảo (Magics realism)

Yếu tố kì ảo đã tồn tại trong văn học từ xưa đến nay, nhưng Chủ nghĩa hiện thực huyền thoại (kì ảo) chỉ hình thành từ những năm 40 và phát triển mạnh mẽ vào những năm 60, 70 của thế kỉ XX ở châu Mĩ Latin.

* Hình thành bởi các nguyên nhân sau:

- Điều kiện tự nhiên: Châu Mĩ Latin là một vùng đất có khí hậu và điều kiện địa lí khác thường. Đất đai bao la, núi sông hùng vĩ, rừng núi huyền bí với bao cây cỏ, chim chóc, muông thú lạ đời, góp phần làm nên những cảm giác dị thường, để lại dấu ấn trong tư duy nghệ thuật của nhà văn “chỉ có sự vật thần kì mới đẹp” (A.Carpentie). Điều kiện xã hội: Đây là quốc gia đa chủng tộc, đa sắc tộc. Sau hơn 400 năm chung sống, họ đã tạo ra một lớp người lai, kết quả của quá trình trộn máu. Không có họ thì không có văn học Mĩ Latin.

Trước khi Colompe phát hiện ra châu Mĩ Latin, ở đây xuất hiện một nền văn hóa Indian. Nền văn hóa này rất phong phú và phức tạp, có hơn 1.000 loại ngôn ngữ khác nhau. Những bộ tộc phát triển sớm nhất đã có chữ viết đồ họa hoặc buộc dây. Văn hóa Indian chứa đựng rất nhiều truyền thuyết, huyền thoại, những phong tục tập quán, những bài ca tụng các thánh thần dân gian. Đến khi người Tây Ban Nha sang chinh phục, xâm chiếm, song song với tình hình hỗn chủng, văn hóa Indian bắt đầu chịu sự ảnh hưởng của châu Âu vầ một số nước khác (Ai Cập, Ả rập,…) từ đó, tạo nên nền văn hóa của châu Mĩ Latin. Trong hơn 4 thế kỉ hình thành và phát triển, các chủ nghĩa hiện đại ở phương Tây đã tác động vào châu Mĩ Latin nhưng họ chỉ tiếp thu những thủ pháp nghệ thuật.

- Điều kiện xã hội: đây là các nước chịu sự tác động của chủ nghĩa tư bản, có những cuộc đấu tranh chống ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản. Xã hội ở châu Mĩ Latinh là xã hội độc tài, ở đó, quyền dân chủ, tự do ngôn luận không được đảm bảo. Vì vậy, các nhà văn không thể nào nói thẳng hiện thực đang tồn tại mà phải tìm một thủ pháp huyền thoại, nói cái thực mà huyền ảo, nói cái ảo mà hiện thực.

* Quan niệm về thực tại của nhà văn:

Thực tại không chỉ là hành động của con người tác động vào thế giới tự nhiên, vào đời sống xã hội mà còn bao gồm cả đời sống tâm linh, đời sống tinh thần, bao gồm cả đức tin, niềm tin tôn giáo, bao gồm cả truyền thuyết, huyền thoại.

Thực tại đó còn là thực tại tồn tại của nhiều chủng tộc chung sống với nhau, của nhiều lứa tuổi, tầng lớp, giai cấp cùng chung sống trong một cộng đồng. Ở thực tại đó, có sự đối lập giữa văn minh và dã man, tiên tiến và lạc hậu, cao cả và thấp hèn, bi và hài, bảo hoàng và tự do, độc lập và phụ thuộc,…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Các nhà văn gắn bó với thực tại như vậy nên đi đến chỗ huyền thoại hóa thực tại đó. Bằng mọi cách, họ đi đến mặc cảm (khải huyền) trước thực tại đó. Trong mặc cảm đó, nỗi mặc cảm về ngày chung cục, ngày kết cục của một hình thái xã hội dựa trên chế độ tư hữu tư liệu sản xuất.

Theo các nhà văn thuộc khuynh hướng chủ nghĩa hiện thực huyền thoại, nghệ thuật là sự kết hợp giữa hai kiểu tư duy, tư duy huyền thoại và tư duy thực tại. Hai kiểu tư duy này có nguồn gốc trong đời sống của các bộ tộc châu Mĩ Latinh. Điều cần lưu ý là tư duy huyền thoại không phải là thần bí thực tại mà nó là một thủ pháp quan trọng giúp các nhà văn khám phá ra bản chất của thực tại.

Lí luận văn học 3 Tiến trình văn học - Đại học Tây Đô - 13

* Thi pháp của chủ nghĩa hiện thực huyền thoại:

- Sử dụng thời gian đa tuyến. Có 2 dạng:

Thời gian cốt truyện: là thời gian trong đó cốt truyện được triển khai mang tính chất biên niên sử và diễn biến theo trình tự. Các nhà văn thường dùng loại thời gian này.

Thời gian ngoài cốt truyện: thiên về thời gian tâm lí, gắn liền với kí ức, hồi ức của nhân vật hoặc của người kể chuyện trong ttác phẩm. Biểu hiện bằng 3 dạng:

Thời gian quay trở lại thời gian hồi ức: Loại thời gian này ngược với thời gian cốt truyện

Thời gian không thời gian: gắn với thời gian tâm lí

Thời gian liên tưởng: theo motif cái ở đây – lúc này liên tưởng tới cái ở kí – lúc

khác


- Không gian vừa hư vừa thực, vừa thực vừa hư.

- Kết cấu: sử dụng rất biến hóa nghệ thhuật tự sự: nghệ thuật tự sự đa chủ thể,

kết cấu nhiều tầng, nhiều câu chuyện đan xen phản ánh xã hội nhiều tầng văn hóa. Sử dụng nhiều biểu tượng đa nghĩa.

- Nhân vật: xây dựng nhân vật có tính cách, không xóa nhòa lai lịch, đường viền lịch sử của nhân vật, vẫn chú ý đến cá thể nhưng họ chỉ chọn những nét đặc trưng để khắc họa nhân vật, chấm phá đôi nét của tính cách của nhân vật. Xây dựng những nhân vật siêu mẫu, đó là những nhân vật siêu thường, dị thường. quái dị. Thủ pháp thường dùng là phóng đại, thổi phồng, quá ngữ. Nhân vật của chủ nghĩa hiện thực huyền thoại vẫn là nhân vật quan niệm, nhân vật tư tưởng.

* Tác giả, tác phẩm tiêu biểu:

Cuba: A.Carpentie (Căn nguyên của phương pháp) Guatemala: M.A. Asturias (Ngài tổng thống) Brazil: J. Amado (Đất trắng sắc đỏ)

Mehico: J. Runfe (Fedro Palamo) Chile: J. Donose (Chim dữ trong đêm)

Colombia: Macquez (Trăm năm cô đơn), …

7.3. Chủ nghĩa hiện thực tâm lí (Psychologycal realism)

Tuật ngữ chủ nghĩa hiện thực tâm lí là một dòng nghệ thuật tiểu thuyết hiện thực chuyên miêu tả hoạt động tâm lí của nhân vật, qua đó bộc lộ tâm trạng bức xúc giới trí thức dưới chế độ chính trị hà khắc ở châu Mĩ Latin giữa thế kỉ XX.

Tiêu biểu như tác phẩm Thần tượng vụn nát của M.D. Rodriget, nhà văn Venezuela, mô tả nỗi đau khổ, dằn vặt của nhà điêu khắc trẻ tuổi từ Pari trở về vì muốn cải tổ đất nước, xỏa bỏ những hủ tục nhưng thất bại. Tác phẩm Đường hầm của Saboto, nhà văn Arhentina, thể hiện tâm trạng bế tắc của một người đàn ông, yêu một phụ nữ đã có chồng, trong lúc ghen tuông đã giết hại cô ta để rồi phải sống trong những tháng ngày dày vò, hối hận, gần như mắc chứng tâm thần, tự dẫn cuộc đời mình vào đường hầm không lối thoát.

Các nhà tiểu thuyết thuộc trào lưu này thường sử dụng những thủ pháp nghệ thuật hiện đại của phương Tây như độc thoại nội tâm, dòng ý thức, … nhưng không sa vào ảo giác, mộng mị, siêu thực mà chỉ để thông qua những trạng thái tâm lí phức tạp, tế vi, hỗn độn ấy để phản ánh hiện thực tăm tối, ngột ngạt của xã hội.

7.4. Chủ nghĩa hiện thực cấu trúc (Structural realism)

Thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực cấu trúc dùng để chỉ loại tiểu thuyết có cấu trúc mới mẻ, xuất hiện sau thế chiến thứ hai ở châu Mĩ Latin, sau đó lan sang các nước khác. Các tác phẩm thuộc dòng văn học này tập trung phê phán bọn phong kiến, nề độc tài quân sự và đế quốc, đồng thời bày tỏ thái độ cảm thông và ủng hộ đối với nhân

dân cần lao. Các nhà văn phần lớn thuộc tầng lớp trung lưu, trí thức. Nhà văn M. A. Asturrias vốn theo chủ nghĩa hiện thực huyền thoại nhưng tác phẩm Cuối tuần ở Guatemala lại thuộc chủ nghĩa hiện thực cấu trúc. Tác phẩm nói về cuộc can thiệp vũ trang của đế quốc Mĩ đã bóp chết chính quyền dân chủ ở nước này vào năm 1954. Nhà văn tiêu biểu nhất cho dòng văn học này là M.V. Llosa, người Peru, với những tác phẩm như Phòng xanh, Dì Hulia với nhà văn, …

Chủ nghĩa hiện thực giống với chủ nghĩa hiện thực cổ điển ở cảm hứng phê phán chống mặt trái của xã hội, nhưng khác ở chỗ không khắc họa nhân vật điển hình mà theo lối mô tả toàn thể (unanisme) theo từng địa phương hoặc giai tầng xã hội, không phân biệt nhân vật chính phụ, không có nhân vật trung tâm quán xuyến cốt truyện. Nhà văn Llosa đã vận dụng thuyết cấu trúc linh kiện của Picasso để tạo ra loại tiểu thuyết lập thể, bằng cách vận dụng những xử lí nghệ thuật trong hội họa một cách tối đa như luật xa gần, phác họa với những đối tượng ở xa và đặc tả với đối tượng ở gần. Bên cạnh đó, ông còn trần thuật và mô tả đối tượng, dùng độc thoại và đối thoại từ nhiều cấp độ và bình diện khác nhau theo những thủ pháp của điện ảnh, nhằm tạo “cảm giác lập thể” cho người đọc khi đọc tác phẩm.

Nhìn chung, các trào lưu hiện thực thế kỉ XX đều thống nhất với chủ nghĩa hiện thực cổ điển ở việc phản ánh hiện thực cuộc sống với cảm hứng phê phán, nhưng với những cách tân về nghệ thuật đã mang lại một diện mạo mới cho chủ nghĩa hiện thực. Mặt khác, các trào lưu hiện thực chủ nghĩa này cũng phân biệt với chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ở chỗ không nhìn thấy con đường phát triển của lịch sử, chưa thấy được giải pháp cũng như lực lượng có thể giải phóng người cần lao, đưa xã hội bước sang trang mới. Tuy nhiên, sự phát triển của các trào lưu này đã cho thấy sức sống của chủ nghĩa hiện thực trong thế kỉ mới và những đổi mới về nghệ thuật đã làm giàu cho nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa nói riêng và nghệ thuật ngôn từ nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. R.M. Albérès (1971), Cuộc phiêu lưu tư tưởng văn học châu Âu thế kỉ XX 1900

– 1959, Vũ Đình Lưu dịch, tủ sách Kim Văn, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa.

2. Lại Nguyên Ân (2003), Sống với văn học cùng thời, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.

3. Lại Nguyên Ân, Đoàn Tử Huyến biên soạn (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới, Những vấn đề lí thuyết, Nxb. Hội Nhà văn, Trung tâm văn hóa.

4. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. M. Bakhtin (1998), Những vấn đề thi pháp Dostoievsky, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch, Nxb. Giáo dục.

6. Lê Nguyên Cẩn (2002), Cái kì ảo trong tác phẩm Balzac, Nxb. Đại học Sư phạm.

7. Lê Nguyên Cẩn (2011), Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm của Honore de Balzac, Nxb. Giáo dục Việt Nam.

8. Nguyễn Văn Chính (1998), Ham mê trong bi kịch của Racine, NXB. Giáo dục.

9. Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Trường Lịch (1982), Lịch sử văn học Nga, tập 1, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

10. Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên (2009), Lịch sử văn học Nga, Nxb. Giáo dục.

11. Hồng Chương (1962), Phương pháp sáng tác trong văn học nghệ thuật, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

12. Xavier Darcos (1997), Lịch sử văn học Pháp, Phan Quang Định dịch, Nxb. Văn hóa Thông tin.

13. Nguyễn Văn Dân (2002), Văn học phi lí, Nxb. Văn hóa Thông tin, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây.

14. Nguyễn Văn Dân (2005), Vì một nền lý luận phê bình văn học chất lượng cao, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Dân (2012), “Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại đến văn học thế giới và văn học Việt Nam”, Văn học nước ngoài, (8), 87-113.

16. Đỗ Đức Dục (1981), Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học phương Tây,

Nxb. Khoa học Xã hội.

17. Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Văn Chính, Phùng Văn Tửu (2005), Văn học phương Tây, Nxb. Giáo dục.

18. Phan Cự Đệ (1978), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

19. Phan Cự Đệ (1997), Văn học lãng mạn Việt Nam 1930-1945, Nxb. Giáo dục.

20. Phan Cự Đệ, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Hà văn Đức (1988), Văn học Việt Nam (1930 – 1945), Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

21. Phan Cự Đệ chủ biên (2007), Về một cuộc cách mạng trong thi ca – Phong trào Thơ Mới, Nxb. Giáo dục.

22. Nguyễn Kim Đính, Hoàng Ngọc Hiến, Huy Liên (1982), Lịch sử văn học Xô Viết, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

23. Trịnh Bá Đĩnh chủ biên (2013), Lịch sử lý luận phê bình văn học Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

24. Hà Minh Đức (1982), C.Mác, F. Ănghen, V.I. Lênin và một số vấn đề lý luận văn nghệ, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

25. Hà Minh Đức (1991), Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới,

Nxb. Sự thật.

26. Hà Minh Đức chủ biên (2001), Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

27. Hà Minh Đức chủ biên (2003), Lý luận văn học, Nxb. Giáo dục.

28. Gorki (1970), Bàn về văn học, Cao Xuân Hạo, Hoàng Minh dịch, Nxb. Văn học.

29. Alain Robbe Grillet (1997), Vì một tiểu thuyết mới, Lê Phong Tuyết dịch, Nxb. Hội Nhà văn.

30. N. A. Gulaiev (1982), Lý luận văn học, Lê Ngọc Tân dịch, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

31. Nguyễn Hải Hà, Đỗ Xuân Hà, Nguyễn Ngọc Ảnh, Từ Đức Tịnh, Nguyễn Văn Giai (1978), Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX, Nxb. Giáo dục.

32. Nguyễn Hải Hà (1992), Thi pháp tiểu thuyết L. Tônxtôi (Đọc chiến tranh và hòa bình), Nxb. Giáo dục.

33. Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm (1985), Văn học lãng mạn và văn học hiện thực phương Tây thế kỉ XIX, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

34. Nguyễn Văn Hạnh, Lê Đình Kỵ (1976), Cơ sở lý luận văn học, tập 4, Phương pháp sáng tác và Trào lưu văn học), Nxb. Giáo dục.

35. M.B. Khravtrenko (1984), Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người, Nguyễn Hải Hà, Lại Nguyên Ân, Duy Lập dịch, Nxb. Khoa học Xã hội.

36. Nguyễn Hoành Khung, Phong Hà, Nguyễn Cừ, Trần Hồng Nguyên (1994),

Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930-1945, Nxb. Khoa học Xã hội.

37. Lê Đình Kỵ (1962), Các phương pháp nghệ thuật, Nxb.Giáo dục.

38. Lê Đình Kỵ, Phương Lựu (1983), Cơ sở lý luận văn học, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

39. Phong Lê (1997), Văn học trên hành trình thế kỷ XX, Đại học quốc gia Hà Nội.

40. Phương Lựu chủ biên (1997), Lí luận văn học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

41. Phương Lựu, La Khắc Hòa, Trần Mạnh Tiến (2006), Lí luận văn học, tập 3,

Tiến trình văn học, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội.

42. Phương Lựu (2011), Lý thuyết văn học hậu hiện đại, Nxb. Đại học Sư phạm.

43. Huỳnh Lý, Hoàng Dung, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Trác (1978), Lịch sử văn học Việt Nam, tập V, Văn học giai đoạn 1930-1945, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

44. Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Trác, Trần Hữu Tá (1988), Văn học Việt Nam 1945 - 1975, Nxb. Giáo dục.

45. Karl Marx, Engels, Lenin (1977), Về văn học và nghệ thuật, Nxb. Sự thật.

46. Tôn Gia Ngân (1978), Bi kịch cổ điển Pháp, Nxb. Văn hóa, Hà Nội.

47. Hoàng Nhân (1997), Văn học Pháp, tập 2, Nxb. Trẻ TP. Hồ Chí Minh.

48. X.M. Petrov (1986), Chủ nghĩa hiện thực phê phán, Nguyễn Đức Nam, Phạm Văn Trọng, Anh Đào dịch, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

49. Trần Thị Phương Phương (2006), Tiểu thuyết hiện thực Nga thế kỷ XIX, Nxb. Khoa học xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh.

50. Trần Thị Phương Phương (2014), Về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, tạp chí Hồn Việt.

51. B. Suskov (1980), Số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực (Suy nghĩ về phương pháp sáng tác), Hoàng Ngọc Hiến, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Hải Hà dịch, Nxb. Tác phẩm mới, Hội Nhà văn Việt Nam.

52. Trần Đăng Suyền (2010), Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, Khoa học xã hội.

53. Trần Hữu Tá (1999), Nhà văn Vũ Trọng Phụng với chúng ta, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.

54. Lê Ngọc Tân (2002), Chủ nghĩa tự nhiên Zola và tiểu thuyết, Nxb. Hội Nhà văn.

55. Hoài Thanh, Hoài Chân (2013), Thi nhân Việt Nam, Nxb. Văn học.

56. Hữu Thỉnh chủ biên (1997), Việt Nam nửa thế kỷ văn học (1945 – 1995), Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.

57. Lộc Phương Thủy chủ biên (2007), Lý luận phê bình văn học thế giới thế kỉ XX, Giáo dục.

58. Lê Ngọc Trà (2005), Lý luận và văn học, Nxb. Trẻ.

59. Nhà xuất bản Sân khấu (1994), Tuyển tập kịch Môlie.

60. Các tác phẩm tiêu biểu được giới thiệu (cuối mỗi chương).

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 06/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí