Lí luận văn học 3 Tiến trình văn học - Đại học Tây Đô - 8

nhất định cho các tư tưởng nhất định của thời đại”1. Muốn như vậy, nhà văn cần có một vốn hiểu biết sâu rộng về cuộc sống xã hội, có năng lực khái quát cao, biết gạt bỏ những yếu tố thứ yếu để giữ lại những nét chủ yếu, có ý nghĩa phổ biến. Do vậy, các nhân vật thường được quan niệm là con người lắp ghép, những vai chắp vá. Trong Tựa Phòng trưng bày vật cổ, Balzac viết: “Muốn vẽ một hình tượng đẹp thì mượn dùng cánh tay của người này, chân của người mẫu kia, ngực của người mẫu nọ và đôi vai của mẫu người khác nữa2. Một vài phiền toái cho nhà văn cũng phần nào nói lên

ý nghĩa phổ biến của nhân vật. Trong Tạp văn tuyển tập, Lỗ Tấn nói: “Lấy ở mỗi người một nét, cho nên trong số những người liên quan đến tác giả, không thể tìm ra ai thật giống như thế. Nhưng vì lấy ở mỗi người một nét, nhiều người lại thấy phần nào giống mình, và cũng dễ dàng làm cho nhiều người phát cáu”3. Lão Goriot trong tác phẩm cùng tên và lão Grandet trong tác phẩm Eugenie Grandet cho chúng ta hình ảnh sống động của những tay tư sản trong trời kì tích lũy tư bản. Họ luôn tỉnh táo, nhạy bén, biết tận dụng thời thế để làm giàu cho bản thân, cùng có đầu óc tính toán, sự

khôn ngoan và lạnh lùng, thậm chí tàn nhẫn, cả hai nhân vật tư sản này đều phất lên nhanh chóng. Julien Sorel trong Đỏ và đen, Rastinag trong Lão Goriot là hình ảnh của những thanh niên có học vấn, khát khao vươn lên khẳng định tài năng và chỗ đứng của mình trong xã hội thượng lưu.

Cũng cần lưu ý rằng tính chung không đồng nhất với tính giai cấp, vì có những tính chung được tìm thấy ở nhiều giai cấp khác nhau, ngược lại có những tính chung chỉ tiêu biểu cho một bộ phận người thuộc một giai cấp nào đó. Chẳng hạn phép thắng lợi tinh thần của A. Q trong A.Q chính truyện không chỉ là đặc điểm của bần cố nông mà có sức khái quát của “quốc dân tính”, có thể tìm thấy ở cả bọn địa chủ và tư sản, ngược lại, tính keo kiệt là một nét chung của nhiều nhân vật tư sản như trường hợp lão Grandet nhưng không phải anh tư sản nào cũng keo kiệt, như trường hợp lão Goriot.

Bên cạnh tính chung (tính tiêu biểu), tính cách nhân vật, theo Engels, còn phải mang tính riêng (tính cá thể): “Mỗi nhân vật là một điển hình, nhưng đồng thời cũng là một cá tính cụ thể, tức là con người này như Hegel đã nói trước kia”4. Mỗi nhân vật phải được thể hiện sinh động từ lí lịch, dáng vẻ, cho đến ngôn ngữ, hành động, đăc biệt là “nhân vật cần có những nét đặc trưng, những nét tính cách nổi bật, những cá tính”.


1 Về văn học và nghệ thuật, tr.373

2 Phương Lựu chủ biên (1997), Lí luận văn học, tr.608

3 Sđd, tr.608

4 Sđd, tr.529

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Cá tính có vai trò quyết định đối với cách ăn mặc, đi đứng, suy nghĩ, nói năng, hành động của nhân vật. Do vậy, xây dựng được cá tính chính là đã nắm bắt được yếu tố chủ đạo tạo nên tính thống nhất cao độ cho các hình tượng nhân vật. Nhìn vào tòa nhà u ám, lạnh lẽo, ban đêm chỉ thắp nến ở mỗi gian sinh hoạt chung, nhìn những bữa ăn sơ sài và cách ăn mặc tồi tàn của lão Grandet, người ta đủ biết tính cách của gia chủ. Trao cho nhân vật một cá tính, chính là trao cho nhân vật một sức sống riêng, một lí do tồn tại, một diện mạo riêng, khó nhầm lẫn và khó thay thế. Tất nhiên, cá tính “không những được diễn tả bằng việc mà cá nhân ấy làm mà còn bằng cách cá nhân ấy làm

việc đó nữa” (Engels)1. Với hơn hai ngàn nhân vật trong bộ Tấn trò đời, nếu Balzac

Lí luận văn học 3 Tiến trình văn học - Đại học Tây Đô - 8

chỉ dừng lại ở việc khắc họa tính chung của các nhân vật thì người đọc khó có thể phân biệt được các nhân vật cùng loại với nhau. Ngược lại, nhờ cá tính của mỗi nhân vật được chú ý khắc họa nên diện mạo riêng của từng nhân vật hiện lên rõ rệt. Chẳng hạn, giữa lão Grandet và lão Goriot có nhiều điểm tương đồng, nhưng cũng có những điểm khác biệt, trong khi lão Grandet tính toán chi li với vợ con, thậm chí với chính lão, thì lão Goriot lại rất nặng tình với vợ và hi sinh cả cuộc đời vì các con.

Tất nhiên, cá tính, theo như Engels, “không những được diễn tả bằng việc mà cá nhân ấy làm mà còn bằng cách cá nhân ấy làm việc đó nữa”2. Chẳng hạn, Balzac miêu tả thủ đoạn kiếm tiền của Grandet như sau:“về phương diện lý tài, ông Grăngđê vừa giống một con hổ, vừa giống một con trăn: ông biết cách nằm, cách thu hình lại, rình miếng mồi rất lâu và nhảy ra vồ đúng lúc, rồi há mõm túi tiền ra nuốt chửng một đống vàng, xong, lại nằm im lìm như con trăn đang tiêu hóa, thản nhiên, lạnh lùng, có cách thức” và “Ở cái tỉnh Xomuya này, dễ ai không bị những vuốt thép trơn bóng của

ông ta cấu xé”. Cách ví von đã khiến hình tượng nhân vật trở nên hết sức sống động. Hay để làm nổi bật tính tham lam của con người này, Balzac cho thấy lão Grăngđê hám vàng đến mức xem chúng như một sinh vật sống “quả thế đấy, đồng tiền cũng sống, cũng nhốn nháo như con người: nó cũng đi, cũng lại, cũng đổ mồ hôi, cũng sinh sôi nảy nở”. Ngày ngày, đợi đêm khuya cả nhà yên giấc, ông lại vào phòng kín của của mình để ngắm nhìn, nâng niu vàng của mình. Đến khi chết, lão đã gắng chút sức tàn của mình bật dậy chụp lấy cây thánh giá bằng vàng và chậu nước thánh bằng bạc được cha sứ mang đến để làm lễ rửa tội cho lão. Hành động quá sức khiến lão Grăngđê trút hơi thở cuối cùng. Tác giả không cần bình luận dài dòng, chỉ bằng hành động của nhân vật, người đọc tự rút ra kết luận của riêng mình. Như vậy, nếu như tính chung giúp cho

1 Phương Lựu chủ biên (1997), Lí luận văn học, tr.374

2 Sđd, tr.374

tính cách có tính khái quát cao thì tính riêng giúp cho tính cách sinh động, độc đáo, chứ không trừu tượng, xơ cứng.

Tính cách điển hình cần phải được đặt trong những hoàn cảnh điển hình. Hoàn cảnh điển hình là một hoàn cảnh vừa bao quát vừa cụ thể. Nó phải tái hiện được bối cảnh lịch sử của một xã hội nhất định, phải phản ánh được bản chất hoặc một vài khía cạnh bản chất của xã hội ấy. Chẳng hạn, ngôi nhà trọ của mụ Vauquer chính là sự thu nhỏ của xã hội Pháp, bởi sự phân loại của nó cũng phản ánh sự phân tầng trong xã hội: tầng một (loại tốt) dành cho những tầng lớp quý tộc và tư sản với số tiền trọ là “một nghìn tám trăm phrăng một tháng”, tầng hai (loại vừa) dành cho những người tiểu tư sản với giá “72 phrăng một tháng”, tầng ba (loại tệ) thuộc về những người thấp kém, vô sản chỉ cần “45 phrăng một tháng”. Nếu tầng một là những “Quý, Ngài” thì tầng ba là những “kẻ, họ, hắn, những người “ăn quá nhiều bánh mì trong một ngày” và mãi là người bị uống sữa chung với mèo.

Tuy nhiên, hoàn cảnh này không phải hiện lên như một đường viền, một khung trang trí mà phải thông qua tính chất cụ thể, riêng biệt của nó. Hoàn cảnh điển hình phải gắn với một số phận, một tính cách nhất định, và bao gồm những sự kiện, những quan hệ do chính những tính cách tạo nên. Từ đó, nhìn vào những hoàn cảnh với những quan hệ cụ thể của nhân vật, người ta thấy được bối cảnh xã hội rộng lớn xung quanh. Lenin từng nói: “Trong khi nghiên cứu những mối quan hệ thực tế và sự phát triển thực tế của những quan hệ đó, tôi đã nghiên cứu chính ngay cái kết quả hoạt động của những cá nhân đang sống” (Marx, Engels, Lenin bàn về văn học nghệ

thuật)1. Balzac cũng cho rằng: “Trước khi những con người bắt đầu lên tiếng, sự vật

đã kể chuyện về họ”. Vậy nên, khi giới thiệu mụ Vauker, nhân vật bà chủ nhà trọ trong tác phẩm Lão Goriot, Balzac đã viết: “Hình thù bà Vauquer nói lên quán trọ của bà ta cũng như quán trọ của bà ta nói lên con người bà ta”2. Nhà chứa trọ ấy mang tên “Quán Vauquer và nhà trọ bình dân dành cho nam giới, nữ giới và mọi người”. Đó là một cái tên thật buồn cười và hèn kém không thua gì bản thân quán trọ: “cái nghèo ngự trị không khoan nhượng trên tất cả đời sống trong sự dè sẻn, cô đọng và trơ sờn.

Nếu như chúng chưa lấm bùn đen thì nó cũng đang có những vết bẩn và nếu như nó không thủng lỗ cũng không rách rưới thì nó cũng sẽ rơi vào tình trạng mục nát mà thôi”, cũng như chủ nhân của nó: “gương mặt bà có vẻ già cũ, béo tròn như hạt mít, ở


1 Phương Lựu chủ biên (1997), Lí luận văn học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. tr.173

2 Đặng Thị Hạnh,Văn học lãng mạn và văn học hiện thực phương Tây thế kỉ XIX, tr. 181

giữa mọc lên một cái mũi khoằm giống như chiếc mỏ của con vẹt, đôi tay nhỏ béo mũm mĩm, thân hình mập mạp như con chuột trong nhà thờ, chiếc áo nịch ngực đầy ấp và phập phồng” (trích Lão Goriot).

Quán trọ Vauquer được ví như bức tranh thu nhỏ của xã hội Pháp lúc bấy giờ còn là vì ở đó tồn tại đủ mọi thành phần từ luật sư, bác sĩ, kẻ mật thám, người sản xuất mì sợi cho đến người cầm đầu băng nhóm trộm cướp, anh canh gác viện bảo tàng, những con người bí ẩn và kì quái,… Mọi tính cách trong xã hội Pháp lúc bấy giờ cũng được quy tụ về đây: bà Vauquer “ích kỉ, hám tiền”; Vautrin“ kẻ láu lỉnh nổi tiếng”; Poiret “một loại người kì cục”; Rastignac được Vautrin đánh giá là “hiền lành nhất”; Michonneau “ranh mãnh”; Victorine “yếu đuối”; lão Goriot được cho là “người tử tế”, “một kẻ ngu ngốc, một người chẳng biết tí gì về việc làm ăn”,… tất cả tạo nên một sự xô bồ, hỗn độn đầy phức tạp nhưng lại rất đúng với bản chất của xã hội vốn dĩ là không hoàn hảo lúc bấy giờ.

Như vậy, hoàn cảnh điển hình giống như một thước phim vừa bao quát toàn cảnh vừa bám sát cận cảnh. Đó là môi trường cho tính cách vận động và phát triển. Chẳng hạn, bằng việc xây dựng ba không gian sống của Julien Sorel, từ một gia đình quý tộc tỉnh lẻ đang trên đường tư sản hóa như nhà thị trưởng de Renal, qua chủng viện, rồi đến nhà quý tộc trung ương như nhà hầu tước de la Mole, Balzac không chỉ vẽ nên con đường tiến thân của nhân vật chính mà còn phác họa được những không gian sống tiêu biểu, hay nói rộng ra là bối cảnh xã hội Pháp.

Trong quan niệm của Marx và Engels, tính cách điển hình và hoàn cảnh điển hình có mối quan hệ qua lại với nhau, con người tạo ra hoàn cảnh, hoàn cảnh tạo ra con người. Tính cách luôn luôn vận động và sự vận động đó được giải thích bởi hoàn cảnh. Trong Thư gửi Lassalle, Engels viết: “động cơ của hành vi của họ không phải là những thị dục nhỏ mọn của cá nhân đâu, mà là cái trào lưu lịch sử nó mang theo những tư tưởng đó”1. Như vậy, hoàn cảnh chính là cha đẻ của tính cách, hoàn cảnh nào sinh

tính cách ấy. Khi hoàn cảnh thay đổi tất sẽ dẫn đến sự thay đổi trong tính cách. Trong nhiều tác phẩm, tính cách của các nhân vật như Julien Sorel, Rastinag, Charles, đều thay đổi do có sự thay đổi hoàn cảnh sống. Điều này trái ngược với quan niệm của chủ nghĩa cổ điển, xem tính cách là một cái gì tĩnh tại và bất biến. Sự vận động này làm nên tính phong phú, sinh động cho tính cách.


1 Phương Lựu chủ biên (1997), Lí luận văn học, tr.533

Tinh thần phân tích không chỉ phát huy tác dụng trong việc phân tích xã hội mà còn thể hiện trong việc phân tích thế giới bên trong của con người. Các nhà văn hiện thực xem việc thể hiện thế giới tinh thần của nhân vật như là một trong những yêu cầu quan trọng nhất để xây dựng tính cách điển hình. Lev Tolstoi xem đời sống tâm lí chính là một trong những đối tượng quan trọng bậc nhất của nghệ thuật có mục đích. Vì vậy, ông đã chú ý khai thác các chuyển biến, các quy luật diễn ra bên trong con người dưới tác động của thế giới bên ngoài, tạo nên phép biện chứng tâm hồn của các nhân vật của mình, như tâm trạng của Natasa trong Chiến tranh và hòa bình, Anna trong Anna Karenina. Dostoievsky cũng cho rằng “Trong chủ nghĩa hiện thực đầy đủ, phải tìm thấy con người trong con người… Người ta gọi tôi là nhà tâm lí: không đúng, tôi chỉ là nhà hiện thực chủ nghĩa trong ý nghĩa cao nhất, tức là tôi miêu tả tất cả các

chiều sâu của tâm hồn người”1. Việc quan tâm đến thế giới tâm hồn của nhân vật với

những chuyển biến nhỏ nhất của cảm xúc, tư tưởng đã giúp các nhà văn hiện thực khắc phục được quan niệm trừu tượng, phi logic của văn học trước đó, tạo nên những nhân vật đa diện và sống động.

Đứng trước sự tác động của hoàn cảnh, tính cách cũng có phản ứng nhất định. Trong Thư gửi Harkness, Engels cho rằng chủ nghĩa hiện thực đã đề cập đến sự đề kháng có tính chất cách mạng của giai cấp công nhân đối với hoàn cảnh chung quanh, đang áp bức họ. Tìm hiểu văn học hiện thực, ta nhận thấy sự đề kháng này xuất hiện không chỉ ở công nhân mà còn ở nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau. Tuy nhiên, các nhà văn hiện thực không chỉ ra hướng giải quyết cho những xung đột xã hội, do vậy, sự phản ứng của nhân vật trước hoàn cảnh chưa mang tính chủ động, tích cực, mà thường thắng lợi trong ảo tưởng hoặc thất bại thảm hại, hoặc trở nên tha hóa (như Rastinag trong Lão Goriot, Charles trong Eugenie Grandet), hoặc phản ứng tích cực dẫn đến thủ tiêu chính mình (như Julien Sorel trong Đỏ và đen).

Như vậy, nhân vật điển hình là kết quả của sự thống nhất cao độ giữa cái riêng và cái chung, cái riêng phải thật sắc nét còn cái chung phải thật khái quát nhưng không phải kéo dài theo hai cực đối lập nhau mà phải thống nhất với nhau, hơn nữa phải hài hòa cao độ. Nó làm cho nhân vật vừa lạ mà vừa quen (Belinsky). Nhân vật đó phải có sự xuyên thấm thật nhuần nhuyễn của hai mặt cá thể hóa và khái quát hóa. Cho nên, nói một cách nghiêm ngặt thì chỉ đến chủ nghĩa hiện thực phê phán mới thật sự có điển hình. Nguyên tắc điển hình hóa giúp cho chủ nghĩa hiện thực khắc phục được nhược


1 Bakhtin, Những vấn đề thi pháp Dostoievsky, tr.60

điểm của chủ nghĩa cổ điển nặng về cái chung và nhược điểm của chủ nghĩa lãng mạn luôn nặng về cái riêng. Điển hình hóa là một thành tựu nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực, cả trong khái quát xã hội lẫn khai thác tâm lí con người. Nguyên tắc này chính là một trong những lí do quan trọng khiến Gorki đánh giá chủ nghĩa hiện thực là một nền văn học “mẫu mực về kĩ thuật”.

4.3.3. Nguyên tắc khách quan

Chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa lãng mạn tuy khác nhau về bản chất nhưng mang cùng một đặc điểm là nặng về chủ quan. Nhà văn có toàn quyền với đứa con tinh thần của mình, không chỉ về mặt kĩ thuật mà còn về nội dung tư tưởng. Đối với chủ nghĩa hiện thực, tính khách quan của sự thể hiện nghệ thuật lại được đề cao. Các nhà văn luôn bày tỏ sự tôn trọng của mình đối với sự thật và nhận thức rõ trách nhiệm phản ánh trung thực sự thật đó vào trong tác phẩm. Balzac từng nói: “Chính bản thân xã hội Pháp mới là sử gia mà tôi chỉ là người thư kí trung thành của thời đại”1. Lev

Tolstoi thì nhấn mạnh: “người nghệ sĩ là nghệ sĩ vì đối tượng như thế nào thì anh ta thấy như vậy chứ không phải anh ta muốn như vậy nên anh ta thấy như vậy”. Ông cũng cho biết rằng: “Trong cuốn tiểu thuyết của tôi, nhân vật mà tôi yêu bằng tất cả sức mạnh tâm hồn, nhân vật mà tôi cố gắng tái hiện bằng tất cả vẻ đẹp của nó, nhân vật đã, đang và sẽ luôn luôn đẹp, đó là sự thật” (Các nhà văn Nga bàn về nghệ thuật)2. Thế giới quan của các nhà văn hiện thực trong quá khứ thường đầy mâu thuẫn,

trong đó còn tồn tại không ít tư tưởng ấu trĩ, tiêu cực. Ý thức trung thành với cuộc sống đã giúp họ khắc phục được những hạn chế trong thế giới quan, tái hiện được những bức tranh xã hội sinh động và phản ánh được những quy luật khách quan của cuộc sống. Balzac từng tuyên bố sáng tác dưới ánh sáng của Thiên chúa giáo và chế độ bảo hoàng nhưng Tấn trò đời vẫn là pho lịch sử sinh động về xã hội Pháp, L. Tolstoi còn nặng tư tưởng bảo thủ nhưng Chiến tranh và hòa bình vẫn được xem là “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”. Vì vậy, Engels đã xem tính khách quan là “một

trong những thắng lợi vĩ đại của chủ nghĩa hiện thực”3. Nhìn thấy ý nghĩa của tính

khách quan, Turgenev đã cho rằng: “Tái hiện chân lí, tái hiện thực tế cuộc sống một cách chính xác và mạnh mẽ là hạnh phúc cao cả nhất đối với nhà văn ngay cả khi chân lí đó không trùng hợp với những thiện cảm riêng của nhà văn”4.



1 Phương Lựu chủ biên (1997), Lí luận văn học, tr.539

2 Thi pháp tiểu thuyết L. Tônxtôi (Đọc chiến tranh và hòa bình), tr.174

3 K.Marx, Engel. Lenin (1977), Về văn học và nghệ thuật (Sự thật), tr.387

4 Phương Lựu chủ biên (1997), Lí luận văn học, tr.539

Tính khách quan được thể hiện tập trung trong việc xây dựng tính cách điển hình và hoàn cảnh điển hình. Thông qua hoàn cảnh điển hình, cuộc sống tự phơi bày trong tác phẩm. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể và nguyên tắc điển hình không cho phép nhà văn xây dựng những hoàn cảnh chỉ do trí tưởng tượng sáo tạo nên hoặc chỉ có ý nghĩa cá biệt. Hoàn cảnh đó phải mang tầm vóc rộng lớn của cuộc sống, phải mang hơi thở của thời đại. Nó phải được mô tả một cách đầy đủ và tự nhiên, phản ánh đúng tình trạng quan hệ giữa các giai cấp, đúng xu hướng vận động của xã hội. Cuộc sống tự vạch con đường đi riêng của mình giống như những dòng sông tự tìm đường ra biển. Xu hướng đó phải “toát ra từ tình thế và hành động, chứ không cần phải nói toạc ra, và nhà văn không cần bắt buộc phải cung cấp cho độc giả cái giải pháp lịch sử của các cuộc xung

đột mà mình miêu tả” (Marx - Engels, Về văn học nghệ thuật)1. Do vậy, việc xây dựng

những hoàn cảnh cũng thể hiện tính khách quan cao độ. Tiểu thuyết Lão Goriot lấy bối cảnh xã hội Pháp từ năm 1819 với sự quay trở lại của chế độ quân chủ đã châm ngòi cho sự đấu tranh về quyền lợi giữa quý tộc cũ và tư sản mới. Những biến động xã hội cũng giúp một số cá nhân thay đổi nhanh chóng địa vị xã hội của họ, nhất là với những người nhanh nhạy thích nghi với các luật lệ của xã hội mới, trở thành những tay tư sản giàu có, tiêu biểu nhất là lão Goriot. Nhưng có tiền chưa đủ, còn cần phải có quyền lực. Muốn vậy, phải trở thành quý tộc, phải có quan hệ với giới quý tộc. Thế là nhiều thủ đoạn, mánh khóe xuất hiện con người tìm mọi ngóc ngách để chen vào. Lão Goriot lấy một người vợ quý tộc, bà Vauquer dự định tái giá cùng lão Goriot, Rastignac thì chủ trương dựa vào phụ nữ quý tộc để tiến thân. Cứ như vậy, quá trình vận động của xã hội Pháp được tái hiện hết sức tự nhiên và chân thực.

Đối với việc xây dựng tính cách, tính khách quan cũng là một yêu cầu quan trọng. Nhân vật là yếu tố trung tâm, mang tư tưởng của tác phẩm nên nhà văn thường mượn nhân vật để nói thay cho mình, “biến nhân vật thành người phát ngôn cho tinh thần thời đại” (Engels), xuất phát từ những tình huống, hoàn cảnh của chính họ. Nhân vật Vautrin, trong Lão Goriot, có nhiều phát ngôn thể hiện triết lí sống của con người thời đại. Khi dạy cho Rastinag những kinh nghiệm sống, hắn bảo: “Cuộc đời là một cái bếp hôi hám, nếu anh muốn ăn ngon thì đành bẩn tay một chút, chỉ cần sau đó rửa sạch đi là được – đó là tất cả đạo đức trong thời đại chúng ta”, hoặc như “Phải xông vào đám đông như đường đạn, phải len lỏi vào nó như bệnh dịch”, “nếu mày làm hại được người khác, nghĩa là mày đang sống”, … Sau bao lần tự an ủi, huyễn hoặc mình,


1 Cơ sở lý luận văn học, tập 3, Đại học và trung học chuyên nghiệp, tr.137

lúc gần chết, lão Goriot cay đắng thừa nhận: “Có tiền là có tất cả, kể cả những đứa con gái” (trích Lão Goriot).

Mọi tình cảm đối với nhân vật phải được kìm nén lại chứ không để trùm lấp nhân vật. Cần nhìn nhận nhân vật trong tính đa dạng, nhiều chiều, phức tạp của nó, không được nhìn một phía, lí tưởng hóa hay dung tục hóa. Sự vận động của tính cách được quyết định bởi logic nội tại của nó trong mối quan hệ với hoàn cảnh xung quanh. Tác giả có thể có những đoạn trữ tình, nhưng nhất định không để ảnh hưởng đến diễn biến của sự việc và sự thăng trầm của nhân vật. Thực tế, các nhà văn hiện thực đã tuân thủ nguyên tắc khách quan một cách nghiêm túc. Họ đã xây dựng được những nhân vật có nội tâm phong phú, có tính cách vừa mang tính xã hội vừa có vẻ độc đáo riêng, sự vận động và phát triển tính cách vừa có sự chi phối độc lập bên trong vừa chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh bên ngoài. Nhà văn không nuông chiều hoặc ác cảm với nhân vật mà giữ một thái độ khách quan, không thuyết giáo mà để nhân vật tự bộc lộ. Nói chung, nhà văn hiện thực luôn giữ một khoảng cách hợp lí với nhân vật để đảm bảo tính khách quan cho tác phẩm. Đó là lí do vì sao Thackeray, trong Hội chợ phù hoa, đã để cho Becky sau khi làm bao nhiêu việc xấu xa lại có thể làm được một việc tốt là giúp cho Dobbin đến với Amelia, ngược lại, Balzac trong Eugenie Grandet đã để cho cô gái thánh thiện như Eugenie tiêm nhiễm thói hà tiện của cha mình.

Đỉnh cao của nguyên tắc khách quan trong việc xây dựng nhân vật là hiện tượng nhân vật nổi loạn. Đây là hiện tượng hướng đi về sau của nhân vật mâu thuẫn với dự kiến chủ quan ban đầu của nhà văn tuy nó vẫn phù hợp với sự thay đổi về sau trong nhận thức của nhà văn, như trường hợp Puskin, trong Evgeni Onegin, đã để Tachiana đi lấy chồng, một quyết định trái ngược với con người mơ mộng và chung thủy của cô. Hay như Balzac đã để Eugenie kết hôn với một người mà cô biết lấy mình chỉ vì tiền sau khi mối tình đầu tan vỡ, vì ông nghĩ đó không còn là cái thời mà người ta hay chết vì tình. Nguyên nhân là vì đối với nhà văn hiện thực, sáng tác là quá trình thâm nhập và nghiền ngẫm thực tế để khách quan hóa cái chủ quan. Đối với những tác phẩm quy mô lớn, quá trình đó có khi kéo dài hàng chục năm nên có thể nhà văn sẽ phát hiện thêm những khía cạnh mới trong chân lí cuộc sống buộc phải điều chỉnh lại dự kiến chủ quan của mình cho phù hợp với thực tế. Ban đầu, Lev Tolstoi định viết Anna Karenina để tố cáo tội ngoại tình của phụ nữ đương thời nhưng khi tác phẩm hoàn thành thì nhiều độc giả đã viết thư yêu cầu ông sửa cái kết của câu chuyện, cho Anna, người đàn bà ngoại tình, được sống. Đó là do nhà văn trong quá trình sáng tác

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 06/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí