Các tiêu chí đề xuất để kiểm định chất lượng phải liên quan và bao hàm 03 yếu tố trên [67].
Tác giả
Nguyễn Đức Trí (2008), trong bài viết:
“Giáo dục nghề
nghiệp đáp
ứng thị
trường lao động” cho rằng một hệ
thống ĐBCL đào
tạo thường phải đáp ứng 3 yêu cầu chính sau: (i) Xây dựng được một sơ đồ các vấn đề quản lý (chuỗi các công đoạn/quy trình); (ii) Xây dựng được các quy trình, thủ tục thực hiện cho từng công đoạn/quy trình đó; đảm bảo điều kiện cho việc thực hiện được và có thể kiểm định khi cần thiết; (iii)
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân theo tiếp cận đảm bảo chất lượng - 2
- Tình Hình Nghiên Cứu Có Liên Quan Đến Quản Lý Đào Tạo Ở Các Cơ Sở Giáo Dục Nghề Nghiệp Theo Tiếp Cận Đảm Bảo Chất Lượng
- Các Nghiên Cứu Về Đảm Bảo Chất Lượng Và Quản Lý Đào Tạo
- Những Vấn Đề Lý Luận Về Đào Tạo Và Quản Lý Đào Tạo Ở Các Trường Trung Cấp Công An Nhân Dân
- Đào Tạo Ở Các Trường Trung Cấp Công An Nhân Dân
- Quản Lý Đào Tạo Ở Các Trường Trung Cấp Công An Nhân Dân
Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.
Có những tiêu chí cần thiết để
đối chiếu kết quả
đạt được so với tiêu
chuẩn đã quy định trong mục tiêu ở đầu vào và đầu ra của mỗi công
đoạn/quy trình. Ông cũng cho rằng, việc quản lý chất lượng trong các cơ sở đào tạo tập trung vào việc xây dựng một hệ thống ĐBCL có hiệu quả cao [61].
Trong bài viết: “Quản lý chất lượng trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp” tác giả Nguyễn Đức Trí (2014) cho rằng quản lý chất lượng tại một cơ sở GDNN trong những năm sắp tới theo mô hình ĐBCL bao gồm 3 thành phần được liên kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ, đó là: xây dựng hệ thống ĐBCL; hoạt động ĐBCL và kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng [63].
Tác giả Nguyễn Văn Hùng (2015) trong bài viết: “Quản lý đào tạo
nghề
theo
hướng
tiếp cận ĐBCL trong phát triển nguồn nhân lực Việt
Nam hiện nay”, cho rằng để đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân
lực phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước các
trường dạy nghề cần đặt nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo thành ưu
tiên số một và theo đó, đổi mới quản lý chất lượng đào tạo cũng cần
được chú trọng.. Thực tế cho thấy trong rất nhiều mô hình quản lý chất
lượng đào tạo thì quản lý theo hướng ĐBCL đã và đang thể hiện được
nhiều ưu điểm. Tác giả đề xuất các giải pháp quản lý đào tạo nghề theo
hướng
tiếp cận ĐBCL, bao gồm:
Thứ nhất là, các trường dạy nghề cần
xác định rõ mục tiêu phát triển, sứ mệnh, tầm nhìn, thực hiện tốt việc
quản lý nội dung, chương trình đào tạo; Thứ hai là, nhà trường cần tăng
cường việc thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý trong quá trình đào
tạo;
Thứ
ba là, phân cấp quản lý để
mỗi đơn vị, tổ
chức, cá nhân trở
thành người tự
quản lý quá trình thực hiện kế
hoạch của mình;
Thứ tư
là, nâng cao chất lượng quản lý công tác đào tạo; Thứ năm là tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nhà trường với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong quá trình đào tạo [30].
Tác giả
Đào Duy Phong
(2020) trong bài viết:
“Vận dụng mô hình
CIPO vào quản lý đào tạo ở trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà
Nội theo hướng đáp
ứng nhu cầu xã hội”, cho rằng,
mô hình CIPO được
nhiều người xem như mô hình quản lý chất lượng đào tạo mà ít vận dụng vào quản lý quá trình đào tạo, nhưng vì mục đích cuối cùng của quản lý đào tạo là tạo ra chất lượng của sản phẩm đào tạo, là chất lượng nhân lực được đào tạo đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn xã hội. Mặt khác, khi làm rõ nội dung của các yếu tố trong mô hình CIPO thì thấy các yếu tố có sự ràng buộc, chi phối nhau chặt chẽ. Vì vậy, có thể vận dụng mô hình CIPO vào quản lý đào tạo trên cơ sở cụ thể hóa nội dung của từng thành tố của mô hình: đầu vào (Input); quá trình (Process); đầu ra (Output) và Bối cảnh (Context) [45].
Cùng với những công trình nghiên cứu về ĐBCL đối với các cơ sở
GDNN, còn có một số
luận án tiến sĩ liên quan đến vấn đề
này, như:
“Đảm bảo chất lượng đào tạo của trung tâm dạy nghề công lập vùng
Đông Nam Bộ”
của Ngô Phan Anh Tuấn [60];
“Quản lý đào tạo của
trường cao đẳng nghề theo tiếp cận đảm bảo chất lượng” của Nguyễn
Văn Hùng [31], ….Các nghiên cứu đã tiếp cận theo hướng chọn lọc và tích hợp những điểm ưu việt của một số mô hình ĐBCL, coi trọng đầu vào, quá trình (ĐBCL các yếu tố: mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp đào
tạo, cơ sở
vật chất, trang thiết bị phục vụ
đào tạo, môi trường quản lý,
chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, chất lượng sinh viên) và chất
lượng của sản phẩm đào tạo, thể hiện ở
thực hiện đánh giá trong.
đầu ra, đảm bảo các điều kiện
Trong lực lượng CAND, những năm qua đã có nhiều công trình
nghiên cứu nâng cao chất lượng GDĐT ở các trường CAND, như: Đề
án“Quy hoạch tổng thể nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo các cơ sở
đào tạo, bồi dưỡng trong CAND đến năm 2020”
[52], Đề
án“Đổi mới
ngành nghề, phương thức tổ chức đào tạo và nội dung chương trình đào tạo trong các trường CAND”, Đề án: “Phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong các trường CAND”,... Các
đề án đã đưa ra các quan điểm, phương hướng, giải pháp nâng cao chất
lượng giáo dục, đào tạo trong CAND, trong đó tập trung vào quy hoạch hệ thống trường, trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ, hoàn thiện danh mục ngành, chuyên ngành đào tạo theo các trình độ đào tạo, đưa ra các giải pháp đổi mới danh mục nội dung chương trình, phương thức tổ chức đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, giáo viên theo tiêu chuẩn chức danh.
Nghiên cứu vấn đề BĐCL trong các học viện, trường CAND những năm vừa qua cũng được một số nhà khoa học quan tâm, như luận tiến sĩ: “Quản lý chất lượng đào tạo đại học trong các học viện, trường Công an
nhân dân” của tác giả
Nguyễn Văn Ly (2009). Tác giả
đã nghiên cứu
những vấn đề về lý luận: quản lý, chất lượng, quản lý chất lượng, quản lý
chất lượng đào tạo, khả năng vận dụng vào quản lý chất lượng đào tạo
trong các học viện, trường đại học CAND. Qua nghiên cứu, tác giả đề xuất quản lý chất lượng đào tạo trong các học viện, trường đại học CAND theo
hướng ĐBCL. Trên cơ sở điều tra, khảo sát các trường đại học CAND
thuộc lĩnh vực an ninh, cảnh sát từ năm 2000 đến năm 2010, tác giả đã đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo với các quá trình: quản lý chất lượng sơ tuyển ở công an các địa phương; quản lý chất lượng “đầu vào” trong nhà trường; quản lý chất lượng quá trình đào tạo; quản lý chất
lượng quá trình thực tập của sinh viên ở ngoài nhà trường; quản lý chất
lượng “đầu ra”; quản lý chất lượng sinh viên sau tốt nghiệp; cơ chế phối
hợp trong quản lý chất lượng đào tạo từ Bộ đến các trường, các đơn vị
khoa, phòng, giảng viên, cán bộ quản lý, đến sinh viên. Chủ thể chính tiến hành các giải pháp trên là cơ quan quản lý cấp trên (các cơ quan quản lý
của Bộ
Công an) nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở
các học
viện, trường CAND [41].
Luận án tiến sĩ: “Đảm bảo chất lượng các học viện, trường đại học Công an nhân dân” của tác giả Sử Ngọc Anh (2017) đã đánh giá thực trạng
ĐBCL các học viện, trường đại học CAND, đưa ra hệ thống ĐBCL phù
hợp với đặc thù các học viện, trường đại học CAND và đưa ra các giải pháp để triển khai thành công mô hình ĐBCL trong nhà trường [1].
Tác giả Đặng Việt Xô (2017) trong luận án tiến sĩ: “Quản lý đào tạo ở Trường Đại học Kỹ thuật Hậu cần Công an nhân dân theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể” đã tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài
nước về QLGD đại học và chất lượng GDĐH. Tác giả cũng vận dụng mô
hình ĐBCL để đưa ra các giải pháp về quản lý đầu vào, quản lý quá trình, quản lý đầu ra ở Trường Đại học Kỹ thuật Hậu cần CAND. Những giải pháp trong luận án rất thiết thực và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại nhà trường [70].
Đối với giáo dục đại học trong CAND, ngoài đề tài luận án trên còn có một số đề tài nghiên cứu, bài viết trong các kỷ yếu hội thảo khoa học,
một số
bài báo khoa học nghiên cứu về
quản lý chất lượng và ĐBCL ở
phạm vi từng trường, từng ngành học.
Đối với các trường trung cấp CAND, triển khai các nghị quyết, chỉ
thị
của Đảng, Nhà nước và Bộ
Công an về
đổi mới căn bản, toàn diện
GDĐT, những năm vừa qua, các trường trung cấp CAND đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nâng cao chất lượng GDĐT. Từ năm 2013, các trường trung cấp CAND đã thành lập Phòng khảo thí và ĐBCL đào tạo và bước đầu triển khai công tác kiểm định, ĐBCL giáo dục trong nhà trường. Tuy nhiên đến nay, cơ quan quản lý chức năng của Bộ và các trường trung cấp CAND chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu sâu, cơ bản về ĐBCL trong các trường trung cấp CAND, cũng như các công trình nghiên cứu QLĐT ở các trường trung cấp CAND theo tiếp cận ĐBCL. Các trường trung cấp CAND
chủ
yếu triển khai thực hiện nhiệm vụ
ĐBCL theo các chương trình kế
hoạch, văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên.
Từ các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước về ĐBCL
giáo dục, QLĐT ở các cơ sở giáo dục (gồm cả các cơ sở GDĐH và cơ sở
GDNN) theo tiếp cận ĐBCL, tác giả thấy rằng các công trình này đã tiếp cận được những công trình nghiên cứu ở nước ngoài và đã hoàn thiện một số vấn đề về mặt lý luận, phù hợp với thực tiễn giáo dục Việt Nam, cũng như giáo dục trong CAND, một số quan điểm có thể nghiên cứu, kế thừa hoàn thiện đề tài luận án.
1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu
tổng quan và những
1.2.1. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan
Qua nghiên cứu khái quát các công trình khoa học của các tác giả ở nước ngoài và ở Việt Nam liên quan đến hoạt động đào tạo, QLĐT, ĐBCL, ĐBCL các cơ sở GDNN và QLĐT ở các cơ sở GDNN theo tiếp cận ĐBCL, đã cho thấy:
Một là, xu hướng đào tạo theo chuẩn đầu ra hay năng lực được
nhiều nhà khoa học ở trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc
độ khác nhau và được
ứng dụng vào quá trình dạy học
ở các cơ
sở giáo
dục. Đây cũng là định hướng để tác giả nghiên cứu, vận dụng trong QLĐT đối với các trường trung cấp CAND.
Hai là, lý luận về QLĐT ở các cơ sở giáo dục được hình thành, phát triển và ngày càng hoàn thiện qua nhiều giai đoạn, cùng với lịch sử phát triển của nền kinh tế xã hội, sản xuất kinh doanh, khoa học kỹ thuật…. Bản chất của QLĐT ở một cơ sở giáo dục đó là nắm và điều khiển mối quan hệ tương tác giữa các thành tố cấu thành của quá trình đào tạo để đạt tới những mục tiêu nhất định. Các thành tố cấu thành và tác động đến hoạt động đào tạo và QLĐT đó là: mục tiêu đào tạo; nội dung đào tạo; phương pháp đào tạo; lực lượng đào tạo người dạy; đối tượng đào tạo người học; hình thức tổ chức đào tạo; điều kiện đào tạo; môi trường đào tạo; bộ máy tổ chức đào tạo; quy chế đào tạo. Đây cũng là những yếu tố cấu thành nên nội dung QLĐT ở các trường trung cấp CAND.
Ba là, có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu về QLĐT ở các cơ sở giáo dục, có thể nghiên cứu một nội dung hoặc toàn bộ các yếu tố cấu thành của QLĐT, như nghiên cứu QLĐT theo quá trình (đầu vào, quá
trình đào tạo, đầu ra và bối cảnh) hoặc theo từng yếu tố cấu thành như: mục tiêu, năng lực thực hiện, chuẩn đầu ra, phương thức tổ chức đào tạo.
Trong phạm vi luận án của mình, tác giả quá trình đào tạo.
nghiên cứu QLĐT theo toàn bộ
Các công trình nghiên cứu về
QLĐT ở
các cơ sở
giáo dục đều coi
trọng, phát huy tính tích cực của các chủ thể liên quan thông qua trao đổi, thảo luận, đặc biệt coi trọng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học. Đối với các trường trung cấp, QLĐT phải rất linh hoạt, các
hoạt động quản lý và giáo dục, đào tạo của nhà trường, từ xây dựng kế
hoạch, mục tiêu, nội dung, chương trình, đến phương pháp dạy học, phương tiện, thiết bị dạy học…luôn bám sát và điều chỉnh theo thực tiễn, nhu cầu của xã hội và thị trường lao động, trong đó phương pháp dạy học thực hành phải được coi trọng (điểm khác biệt so với các cơ sở GDĐH). Đây là những cơ sở lý luận rất quan trọng để tác giả luận án nghiên cứu, xây dựng các biện pháp QLĐT ở các trường trung cấp CAND.
Bốn là, các công trình nghiên cứu về ĐBCL và ĐBCL trong giáo dục, cho thấy rằng ĐBCL là bước tiến trong quản lý chất lượng, ĐBCL trong giáo dục có thể sẽ liên quan đến một chương trình đào tạo, một cơ sở đào tạo. ĐBCL ở cơ sở giáo dục có được khi mỗi thành viên trong nhà trường đều có trách nhiệm duy trì, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường; đều hiểu, sử dụng và làm chủ hệ thống duy trì và nâng cao chất lượng đào
tạo; các cơ
quan quản lý và đơn vị sử
dụng kết quả
đào tạo kiểm tra
thường xuyên độ tin cậy và tính chính xác của hệ thống quản lý chất lượng này.
Hệ thống ĐBCL trong cơ sở giáo dục phải bao gồm các vấn đề quản lý, các quy trình, thủ tục thực hiện cho từng công đoạn và các tiêu chí để đối chiếu kết quả đạt được so với tiêu chuẩn đã quy định trong mục tiêu ở đầu vào và đầu ra của mỗi công đoạn. Việc xây dựng hệ thống ĐBCL, hoạt động ĐBCL và kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng phải được gắn kết chặt chẽ với nhau và triển khai đồng bộ.
Năm là, các công trình nghiên cứu về đào tạo, QLĐT, ĐBCL, ĐBCL các
cơ sở
giáo dục và QLĐT theo tiếp cận ĐBCL, cho thấy rằng vấn đề
chất
lượng đào tạo và ĐBCL đang được các nhà khoa học và quản lý giáo dục rất
quan tâm, ở cả các trường đại học và các trường cao đẳng, trung cấp. Tuy
nhiên, khi nghiên cứu QLĐT theo tiếp cận ĐBCL ở các cơ sở giáo dục thì còn nhiều quan điểm khác nhau, phần lớn các công trình đều nghiên cứu tập trung vào vấn đề quản lý chất lượng và ĐBCL, chưa đi sâu nghiên cứu QLĐT hoặc có những cách tiếp cận khác nhau khi xác định nội dung QLĐT theo tiếp cận ĐBCL, vấn đề QLĐT ở các trường trung cấp chưa được nhiều nhà khoa học quan tâm đúng mức.
Kết quả nghiên cứu và tổng hợp các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước, là cơ sở khoa học, tạo thuận lợi về mặt lý luận, giúp cho tác giả luận án có điểm tựa khoa học để triển khai nghiên cứu đề tài “Quản lý đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân theo tiếp cận đảm bảo chất lượng’’
1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu
Quản lý đào tạo hướng tới chất lượng đã được các trường trung cấp
CAND quan tâm, tổ
chức thực hiện. Tuy nhiên, thực tế
các trường mới
thực hiện trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, chưa được định hướng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, tiếp cận theo lý luận quản lý giáo dục và hệ thống