Mô Tả Cuộc Sống Trong Quá Trình Phát Triển Cách Mạng

khoan nhượng chống bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Phong trào đấu tranh của họ thời gian này có phương hướng rõ rệt, có trình độ tổ chức cao và đặc biệt, có sự kết hợp chặt chẽ với chủ nghĩa xã hội khoa học và sự lãnh đạo của đảng Cộng sản. Phong trào đấu tranh này ngày càng phát triển sâu rộng và giành được thắng lợi ở nhiều nơi trên thế giới.

6.2.2. Cơ sở tư tưởng

Cơ sở tư tưởng của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là chủ nghĩa Marx, hệ thống học thuyết về triết học, lịch sử và kinh tế chính trị dựa trên các tác phẩm của Karl Marx (1818 –1883) và Friedrich Engels (1820 – 1895).

Nhờ hai phát kiến vĩ đại là chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư mà Marx và Engels đã luận giải một cách khoa học sứ mệnh lich sử của giai cấp công nhân, người đào huyệt chôn Chủ nghĩa tư bản và là người xây dựng Xã hội chủ nghĩa. Năm 1848, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản được công bố, chủ nghĩa Marx chính thức ra đời đã đem lại cho giai cấp công nhân con đường, giải pháp và tổ chức đấu tranh. Cách mạng chuyển từ Dân chủ Cách Mạng sang Chủ nghĩa xã hội. Sau đó, bộ Tư Bản luận và hai tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gota, Chống Duhrinh của Marx và Engels đã củng cố thêm vai trò của giai cấp công nhân và chỉ ra một số phương hướng cần phải làm nhằm cải tạo xã hội. Những ý kiến rút từ toàn bộ trước tác của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Marx liên quan đến văn học nghệ thuật được xem là những nguyên tắc quan trọng nhất của hệ thống nghệ thuật mới này.

Mặc dù chủ nghĩa xã hội khoa học đã phát triển mạnh mẽ nhưng phong trào công nhân Tây Âu nửa sau thế kỉ XIX vẫn còn non yếu và cuối cùng, Công xã Pari đã bị dìm trong bể máu. Sau đó, Marx và Engels lần lượt qua đời, chủ nghĩa Marx đã bị Đệ nhị Quốc tế xuyên tạc, khiến cách mạng đi đến chỗ thoái trào. V.I. Lenin (1870- 1924) là người đã kế tục một cách xuất sắc sự nghiệp Cách Mạng và khoa học của Marx và Engels, khi vận dụng sáng tạo chủ nghĩa xã hội khoa học vào điều kiện lịch sử của Nga, trước và sau Cách Mạng Tháng Mười, phát triển thành chủ nghĩa Marx - Lenin, khiến trung tâm cách mạng chuyển từ Tây sang Đông, từ Paris sang Petersburg. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa có nguồn gốc từ Đức nhưng lại chính thức xuất hiện đầu tiên ở Nga. Tất nhiên, nguyên nhân căn bản là do truyền thống văn học. Văn học Đức tuy sâu sắc về mặt ý thức nhưng trừu tượng do lối tư duy tư biện, mà tiêu biểu là Hegel. Trong khi đó, văn nghệ thế kỉ XIX ở Nga còn vang vọng nhiều âm hưởng của chủ nghĩa hiện thực thời Phục

hưng, hơn nữa, còn gắn liền với phong trào giải phóng nông nô và dần dần được chỉ đạo bởi tư tưởng dân chủ cách mạng - những cơ sở xã hội và ý thức hệ tiếp cận với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và chủ nghĩa Marx - Lenin. Vả lại, mỗi phương pháp sáng tác đều có một người đóng vai trò là ngọn cờ đầu, mà với văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, vai trò ấy được trao cho M. Gorki – một người Nga.

Những tác phẩm được cho là đặt nền móng cho nền văn học nghệ thuật kiểu mới này được xem là bắt đầu từ thơ ca công xã Paris (1871), đặc biệt là bài Quốc tế ca (1871) của E. Pottier (1816 - 1887). Những sáng tác của Gorki như Người mẹ, Những kẻ thù (1906), của Anderson Nexoe như Pelle - người chinh phục (1906 - 1910), Ditte

- con của người đời (1917 - 1921), ... được coi như những mốc khởi đầu và mẫu mực đầu tiên của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa.

6.3. Nguyên tắc sáng tác

6.3.1. Tính Đảng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Nguyên tắc tính đảng được xem như linh hồn của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa vì nền văn học này có nhiệm vụ giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho người lao động.

Tính đảng cũng có quá trình hình thành của nó. Ban đầu, Marx và Engels chỉ đặt ra yêu cầu cần có tính khuynh hướng đối với các nhà văn quá khứ hoặc chưa nằm trong phạm trù văn học vô sản, và đặt ra yêu cầu có tính khuynh hướng xã hội chủ nghĩa đối với các nhà văn cách mạng đương thời. Trong thư gởi Mina Causski, Engels có viết: “trong hoàn cảnh hiện thời, tiểu thuyết viết ra chủ yếu là cho độc giả thuộc các giới tư sản, nghĩa là những người không phải trực tiếp là giới chúng ta”, và như thế theo ý ông, chỉ cần “Làm lay chuyển được tính lạc quan của giới tư sản, bắt người ta nghi ngờ sự trường cửu của trật tự hiện có”, cho dù “tác giả không trực tiếp đề ra

Lí luận văn học 3 Tiến trình văn học - Đại học Tây Đô - 11

giải pháp, và ngay như cũng có khi tác giả không biểu lộ ý định trực tiếp của mình1.

Marx và Engels cũng chưa đặt vấn đề tư tưởng trong mối tương quan với vấn đề tổ chức một cách trực tiếp như Lenin sau này. Do nhu cầu thời đại, Marx và Engels chưa đề ra tính đảng cho văn học, nhưng có thể nói, tính khuynh hướng xã hội chủ nghĩa đã mở đường và tiếp cận với tính đảng trong văn học sau này.

Thời đại Lenin là thời đại bão táp cách mạng, vì vậy, ông đã phát triển quan điểm của các bậc tiền bối lên thành tính đảng Cộng sản và đặt yêu cầu này với toàn bộ nền văn học. Theo Lenin, nền văn học thấm nhuần tính đảng là nền văn học trở thành


1 Về văn học nghệ thuật, tr.

một bộ phận hữu cơ trong sự nghiệp đấu tranh của đảng, do đảng lãnh đạo về cả tư tưởng lẫn tổ chức: “Sự nghiệp vân học phải trở thành một sự nghiệp chung của giai cấp vô sản, phải thành một bánh xe nhỏ và một cái đinh ốc nhỏ trong bộ máy xã hội, dân chủ vĩ đại, thống nhất, do toàn đội tiên phong giác ngộ của toàn bộ giai cấp công nhân điều khiển” (Lenin bàn về văn học nghệ thuật)1. Tất nhiên, sự lãnh đạo của đảng đối với văn học, cả về tư tưởng và tổ chức phải thích hợp với tính đặc thù của nó, Lenin nói: “Không thể chối cãi rằng sự nghiệp văn học ít chịu được hơn hết sự san

bằng, sự bình quân máy móc, sự thống trị của số đông với số ít” (Lenin bàn về văn hóa văn học)2.

Tính đảng thống nhất cao độ với tính giai cấp và tính nhân dân chứ không đồng nhất vì một nền văn học có tính giai cấp và tính nhân dân vị tất đã có tính đảng. Phải là một nền văn học có tính giai cấp vô sản tự giác dồi dào, có tính nhân dân cao độ hướng theo tinh thần thời đại cách mạng xã hội chủ nghĩa mới đạt đến trình độ tính đảng Cộng sản. Chẳng hạn, trong những giai đoạn văn học trước đây, sáng tác văn học có thể phản ánh sinh động cuộc sống của nhân dân, là tiếng nói bênh vực cho quyền lợi cho những giai cấp bị ấp bức nhưng do không thể hiện tình cảm dành cho lí tưởng cộng sản và chủ nghĩa xã hội nên không manh tính đảng. Ngược lại, một tác phẩm có tính đảng, tất sẽ có tính nhân dân và tính dân tộc, do phản ánh được cuộc sống của giai cấp vô sản, cũng là đại đa số quần chúng nhân dân.

Muốn xây dựng một nền văn học như vậy phải tôi luyện một đội ngũ nhà văn thấm nhuần tính đảng. Đó là những nhà văn gắn bó chặt chẽ với Đảng về mặt tư tưởng và tổ chức nhưng vẫn được đảm bảo quyền tự do sáng tác. Tác phẩm mà họ viết nên phải thể hiện chân thực cuộc sống muôn màu muôn vẻ theo quan điểm của chủ nghĩa Marx - Lenin và dưới ánh sáng đường lối của Đảng. Từ tư tưởng phải toát ra nhiệt tình chân thật đối với lí tưởng cộng sản chủ nghĩa, với mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội và xây dựng đất nước. Về nghệ thuật, tác phẩm có tính đảng phải mang tính nghệ thuật cao, phải tuyên truyền, giáo dục chủ lí tưởng cộng sản cho người lao động bằng vẻ đẹp đặc thù của tác phẩm nghệ thuật. Như vậy, tính đảng thể hiện trong cả nội dung và hình thức của tác phẩm, là kết quả của một sự kết hợp hài hòa cao độ giữa lí trí và tình cảm, mang tính tư tưởng, tính chân thực và tính nghệ thuật.



1 Tiến trình văn học, tr.248

2 Tiến trình văn học, tr.249

Tác phẩm hiện thực xã hội chủ nghĩa muốn mang tính Đảng và giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho người lao động phải xây dựng cho được nhân vật trung tâm là người anh hùng mới. Đó là người có tư tưởng đúng (giác ngộ lí tưởng xã hội chủ nghĩa), có tình cảm đẹp (những tình cảm cao quý của con người đối với quê hương đất nước, với con người, thiên nhiên…), có tri thức (hiểu biết và ham học hỏi, cầu tiến), có năng lực làm chủ bản thân, làm chủ thiên nhiên và làm chủ xã hội. Họ là những con người bình thường nhưng không tầm thường, họ có thể làm được những việc phi thường khiến người khác không thể không ngưỡng mộ và khâm phục. Họ sống hết lòng vì tập thể, hi sinh quyền lợi cá nhân mình cho tập thể một cách tự nguyện thậm chí cả tính mạng. Trong trường hợp này, cái chết của họ không mang tính bi kịch. Tập thể cách mạng xung quanh họ cũng tạo điều kiện cho sự phát triển cá nhân của họ, góp phần vào sự phát triển của tập thể. Những phẩm chất ấy, người đọc có thể tìm thấy ở nhân vật Pavel cùng các đồng chí của anh như Natasa, Sasenca, Andrey, … đặc biệt là mẹ anh, bà Pelageia Nilovna trong tác phẩm Người mẹ (M. Gorki).

Pavel may mắn hơn bố anh là thuộc thế hệ công nhân trẻ, sống trong thời đại mà ánh sáng của chủ nghĩa Marx - Lenin đã bắt đầu soi rọi. Qua những cuốn sách cấm mà anh lén lút đọc, anh dần thấy được ra lối thoát tươi sáng để thoát ra cuộc sống tối tăm của mình mà trước đây, bố anh không thể thấy được. Anh ý thức được rằng nhiệm vụ của mình là phải dìu dắt, giác ngộ cho những người công nhân và nông dân vẫn chưa tìm ra con đường để giải phóng mình. Pavel chấp nhận hi sinh hạnh phúc cá nhân riêng mình cho sự nghiệp lâu dài của tập thể: “Mình không muốn một thứ tình yêu, tình bạn nào lại làm quẩn chân mình, giữ chân mình lại”. Từ cuộc đấu tranh “đồng cô- pếch đầm lầy” – cuộc đấu tranh kinh tế, đến cuộc biểu tình nhân ngày 1/5 – cuộc đấu tranh chính trị, Pavel tỏ rõ bản lĩnh và khả năng lãnh đạo của mình, lôi cuốn được đông đảo người tham gia đấu tranh: “Chúng tôi sẽ đấu tranh và sẽ đấu tranh chống lại mọi hình thức nô dịch tinh thần và vật chất con người mà xã hội đã áp dụng”. Các đồng chí chiến đấu bên cạnh anh cũng có cùng lí tưởng ấy, tạo thành một tập thể cách mạng. Andrey, Nicolai, Vesovsicov, Natasa, Fedia, Rybin, Sasenca, mặc dù người đến trước kẻ đến sau, dù nhanh hay chậm đều lớn lên trong quá trình vận động đi lên của cách mạng, cùng trưởng thành trong thực tiễn đấu tranh của cách mạng. Họ chính là những con người mới của chủ nghĩa xã hội. Họ sống yêu thương, gần gũi, biết sẻ chia, chan hòa với tất cả mọi người, từ bỏ hạnh phúc riêng để dấn thân vào con đường đấu tranh đầy gian khổ, chiến đấu cho lí tưởng cách mạng.

Đặc biệt, người mẹ Pelageia Nilovna, hình tượng trung tâm của tác phẩm, thực sự là một người anh hùng mới. Từ một người phụ nữ nhút nhát, cam chịu, nhưng giàu lòng thương con, bà đã dõi theo từng việc làm của con. Từ bản năng của người mẹ, muốn che chở cho con mình, bà đã bảo vệ cho con và các đồng chí trong các buổi họp. Khi con bị bắt, bà đã tự nguyện nhận nhiệm vụ rải truyền đơn đầy nguy hiểm, sát cánh bên các đồng chí của con. Khi bị mật thám phát hiện, để bài phát biểu của con đến tay mọi người, để sự hi sinh của con không trở nên vô nghĩa, bà đã liều mình tung bó truyền đơn lên trước khi bị bọn sen đầm bắt giữ và đánh đập. Bà chính là một người Từ một người lao động, bà đã được giác ngộ và trở thành một chiến sĩ cách mạng, từ một bà mẹ bình thường trở thành một bà mẹ anh hùng.

Chúng ta còn có thể bắt gặp hình tượng người anh hùng mới qua những nhân vật như Pavel Corsagin trong Thép đã tôi thế đấy (Ostrovsky), thầy giáo Dusen trong Người thầy đầu tiên và Kazangav, Edigej, Abutaliv trong Một ngày dài hơn thế kỉ (Aimatov), Andrey Sokolov trong Số phận con người, …

Chính dành ưu tiên cho nhân vật chính diện, tích cực này nên văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa có cảm hứng chủ đạo là ca ngợi. Các nhà văn thường bày tỏ sự khâm phục, cảm kích các nhân vật của mình bằng một giọng văn vừa hùng hồn vừa thiết tha, đầy tự hào và vô cùng mến yêu.

Tuy nhiên, bên cạnh cái tốt đẹp đáng ca ngợi vẫn luôn tồn tại những cái xấu xa, hèn hạ, đáng lên án. Chính vì vậy, văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa vẫn dành một dung lượng không nhỏ để phê phán những con người tiêu cực, phản tiến bộ, phản cách mạng. Lenin rất ghét thói tô hồng, che đậy, cơ hội và thiếu trung thực, Người nói: “Chúng ta không cần bọn xiểm nịnh, chúng ta cần những người nói thật”, “chúng ta có thể nhắc lại lời nói của Marx rằng, trong thời đại cách mạng không phải là có ít hơn những điều xuẩn ngốc mà đôi khi lại còn nhiều hơn. Phải nhìn những điều xuẩn

ngốc đó một cách tỉnh táo mà không sợ hãi1. Hồ chủ tịch cũng từng nói: “Viết để nêu

cái hay, cái tốt của dân tộc ta, của bộ đội ta, của cán bộ ta, của bạn ta. Đồng thời để phê bình những khuyết điểm của chúng ta, của cán bộ, của bộ đội. Không nên chỉ viết cái tốt mà giấu cái xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn. Nêu cái hay cái tốt thì phải có chừng mực, chớ phóng đại. Có thế nào nói thế ấy. Bộ đội và nhân dân ta cũng đủ nhiều cái hay để nêu lên, không cần phải bịa đặt ra. Phê bình thì phải phê bình một cách thật thà, chân chính, đúng đắn chứ không phải để cho địch lợi dụng để nó phản


1 Phương Lựu, Lí luận văn học, tr.527

tuyên truyền” (Về công tác văn hóa văn nghệ)1. Loại nhân vật này được thể hiện qua Popedonosicov trong vở kịch Nhà tắm của Maiacovsky. Hắn là hiện thân của căn bệnh quan liêu của bộ máy nhà nước. Trước cửa cơ qua hắn là những tấm biển “Không trình báo trước không được vào”, “cấp trên đang bận thì về đi”. Trước cửa phòng làm việc hắn là một dãy dài những người đang chờ giải quyết công việc nhưng hắn thì bận họa sĩ vẽ chân dung của mình. Hắn còn là một tên ngu dốt mà hợm hĩnh khi cho rằng Michel Angelo phải biết hắn chứ hắn không biết ông ấy, vì cục trưởng thì chỉ có một trong khi họa sĩ thì vô số. Ra sức cản trở Sudacov chế tạo cỗ máy thời gian nhưng khi cỗ máy thành công thì hắn dành chỗ cho mình trên hành trình đến với tương lai, và tất nhiên hắn bỏ lại vợ mình để mang theo cô thư kí. Nói chung, Popedonosicov là bằng chứng sống động cho cái tiêu cực, phản động của xã hội mà văn học cần phải thanh trừ, như cỗ máy thời gian đã vứt hắn lại vì chủ nghĩa xã hội không cần những con người như hắn.

Ngoài ra, cảm hứng phê phán còn được thể hiện qua những kẻ loạn họp trong tác phẩm cùng tên của Maiacovsky, nhân vật Abakir trong Mắt lạc đà, Shabiszan trong Một ngày dài hơn thế kỉ (Aimatov), …

Có điều, do ra đời và phát triển giữa lúc cuộc đấu tranh giai cấp đang trên đà thắng lợi nên trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, cảm hứng chính vẫn là tin yêu, hi vọng vào những người con ưu tú của tổ quốc, âm hưởng chính vẫn là hân hoan, phấn khởi tin vào ngày mai tươi sáng của đất nước.

6.3.2. Mô tả cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng

Một đặc điểm của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa là mô tả cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng, nghĩa là mô tả cuộc sống trong tương quan cái mới có khả năng và triển vọng chiến thắng cái cũ. Với nhãn quan duy vật biện chứng, các nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa nhìn thấy được quy luật phát triển của cuộc sống, cho phép nhìn thấy sự suy vong của những cái trước mắt đang trị vì, lấn át nhưng đã chứa đựng những yếu tố thoái hóa cũng như dự cảm được sự phát triển mạnh mẽ của những mầm non mà lại đầy triển vọng của cuộc sống. Cho nên, tuy kế thừa trọn vẹn hoàn cảnh điển hình trong văn học hiện thực nhưng hoàn cảnh trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa đi xa hơn. Văn học hiện thực khi miêu tả hoàn cảnh thường dừng lại ở hai bối cảnh là quá khứ và hiện tại, tương lai nếu có nói đến chỉ là một tương lai tối



1 Sđd, tr.527

tăm, không lối thoát. Đó là kết thúc bi đát của Julien Sorel trong Đỏ và đen, Rebecca trong Hội chợ phù hoa, Anna trong Anna Karenina hay Viên mỡ bò trong tác phẩm cùng tên, … Ngược lại, hoàn cảnh trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa được tái hiện trong cả ba bối cảnh: quá khứ, hiện tại và tương lai. Tương lai ở đây không phải lúc nào cũng đã hoàn toàn ca khúc khải hoàn nhưng nó thường hiện lên với hình ảnh tươi sáng, đầy hứa hẹn. Tuy tác phẩm Người mẹ kết thúc với việc Pavel bị đi đày, bà mẹ bị bắt, nhưng vẫn gợi lên niềm hi vọng về một ngày thắng lợi không xa, khi đại đa số quần chúng nhân dân thấu hiểu và tích cực tham gia vào sự nghiệp giải phóng người lao động: “Một ngày nào đó không xa, chủ nghĩa xã hội sẽ đoàn kết quần chúng công nhân, nông dân bị áp bức thành một khối duy nhất vĩ đại” (Người mẹ).

Pavel Corsagin trong Thép đã tôi thế đấy tuy bị liệt, bị mù nhưng không xa lìa hàng ngũ mà vẫn tiếp tục cống hiến bằng con đường sáng tác và tác phẩm của anh đã được công nhận, đúng như tâm nguyện của anh: “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người...” (Thép đã tôi thế đấy).

Đó còn là việc Giamilia, trong Giamilia, dám sống cho mình, tìm được tình yêu đích thực, khẳng định được vị trí của mình trong xã hội; là việc Abutaliv, trong Một ngày dài hơn thế kỉ được giải oan. Số phận con người khép lại bằng một viễn cảnh đầy hi vọng: “Hai con người đã mất đi tất cả trong chiến tranh, không có nhà cửa, không gia đình... Cái gì đang chờ họ phía trước?

Và tôi nghĩ rằng có một người Nga mạnh mẽ và vững vàng, kề vai bố có một con người đang lớn dần lên và cũng sẽ trở thành một người lớn, rất có thể sẽ vững vàng và chiến thắng mọi trở ngại trên con đường của mình, nếu Tổ quốc kêu gọi...” (Số phận con người).

Điều này đã đem lại cho văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa chất lãng mạn cách mạng. Đây được xem là một phẩm chất hữu cơ, nói như Gorki là một “biệt danh” của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Trong một cuộc phỏng vấn, Lenin đã nói với một nhà báo Na Uy: “Chúng tôi không thể xoay xở mà không có lãng mạn. Thà thừa lãng mạn còn hơn là thiếu. Chúng tôi đã luôn có cảm tình với những người lãng mạn cách

mạng, ngay cả khi không đồng ý với họ”. Tuy nhiên, chất lãng mạn cách mạng ở đây

là xu thế tất yếu của hiện thực, nó hướng về cuộc sống chưa đến, nhưng nhất định sẽ đến, là “những ước mơ ngày nay nhưng là hiện thực của tương lai” (Trường Chinh). Nó khác với chất lãng mạn trong chủ nghĩa lãng mạn tích cực, tuy biểu hiện những ước mơ tốt đẹp nhưng mơ hồ, không tưởng.

Mô tả cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng không chỉ thể hiện ở một cuộc sống không ngừng vận động và phát triển, mà còn thể hiện ở những con người không ngừng hoàn thiện bản thân để vươn lên tìm kiếm ánh sáng, tự do và hạnh phúc làm thay đổi số phận và góp phần cải tạo xã hội. Đó là những con người có tính cách luôn vận động và phát triển cách mạng.

Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa đã kế thừa trọn vẹn nguyên tắc điển hình trong xây dựng tính cách của văn học hiện thực, đó là những tính cách vừa mang tính cụ thể sắc nét vừa mang tính chung khái quát, đồng thời luôn vận động cùng hoàn cảnh. Nếu văn học hiện thực thường để cho tính cách nhân vật vận động theo hướng bị hoàn cảnh bóp méo dẫn đến thoái hóa, biến chất hay phân hóa thành đa nhân cách thì văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa đã tạo nên những tính cách vận động theo chiều hướng ngày một hoàn thiện hơn, tiến bộ hơn, giúp nhân cách con người ngày một lớn hơn, đem lại cho con người vị trí cao hơn. Trong tác phẩm Người mẹ, từ một người có nguy cơ đi theo vết xe đổ của cha, Pavel Velasov đã nghiêm túc kiểm điểm mình, để trở thành một thanh niên nghiêm túc và giác ngộ lí tưởng cộng sản. Trước đó, “Anh loạng choạng lê đến gian chính và đấm xuống bàn, quát mẹ như bố trước kia: -Thức ăn!”. Và rồi anh bắt đầu đua đòi “…mua một chiếc phong cầm, một áo sơ mi ngực hồ cứng, một chiếc ca-ra-vát sặc sỡ, giày cao su, chiếc can và ghế…Anh hay đi dạ hội, học nhảy điệu ca-đơ-ri và pôn-ca, vào những ngày lễ anh về nhà say khướt và luôn luôn bị dằn vặt ghê gớm vì rượu vốt-ca”. Từ khi nhìn thấy giọt nước mặt của mẹ, anh đã tu tỉnh và sửa đổi “anh thôi không diện nữa lại chú ý giữ gìn thân thể hơn”,”bộ dạng cũng giản dị, dịu dàng hơn”, “đôi lúc anh quét sàn nhà trong phòng”, “ anh cố giảm nhẹ công việc của mẹ”. Anh tự nghiên cứu sách vở và giác ngộ. Tương tự như vậy, từ một người phụ nữ cam chịu, nhút nhát, bà mẹ Nilovna đã trở thành một người phụ nữ mạnh dạn trong cuộc sống, một chiến sĩ kiên cường trong đấu tranh. Lúc đầu, “cả tâm hồn mẹ đầy sợ hãi” vì biết con mình chống lại chế độ Nga hoàng. Khi biết con mình đã “hiến thân cho một cái gì bí mật và khủng khiếp”, bà quyết định sẽ không cản trở con, để rồi đến lúc nguy kịch nhất, bà đã dám lớn tiếng đấu tranh, tuyên truyền đến quần chúng nhân dân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/02/2024