hỗ trợ chuyển tải tín dụng đến các hộ nông dân đã chứng minh vai trò tích cực của các cơ quan này trong việc chuyển vốn tín dụng đến người sử dụng.
- Nghị định 14/CP ngày 2/3/1993 về cung cấp tín dụng ngân hàng cho các hộ nông dân. Nghị định này là cơ sở pháp lý về cung cấp tín dụng trực tiếp đến hộ nông dân qua hệ thống ngân hàng và hệ thống kho bạc Nhà nước, hình thành một mạng lưới cung ứng, chuyển giao vốn đến tận hộ nông dân.
- Quyết định số 390/TTg (1993) về thí điểm thành lập hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
- Luật khuyến khích đầu tư trong nước (1994) và Luật sửa đổi bổ sung luật khuyến khích đầu tư trong nước (1998), đưa ra các chính sách nhằm khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào phát triển sản xuất nhằm hỗ trợ một phần vốn cho các dự án đầu tư theo các danh mục ưu đãi trong đó có các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Luật Ngân hàng và luật Quỹ tín dụng nhân dân, hai Luật này quy định khung pháp lý cơ bản cho hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tín dụng nhằm tăng cường các hoạt động ngân hàng tín dụng nói chung trong đó có tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Ngoài ra, Nhà nước còn ban hành nhiều cơ chế chính sách về huy động vốn cả trong và ngoài nước, triển khai các dự án, chương trình mục tiêu cấp quốc gia đã góp phần cung cấp những khoản tín dụng có ý nghĩa trong việc phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, tạo việc làm và xoá đói giảm nghèo như:
- Chương trình 120 về hỗ trợ vốn, tạo công ăn việc làm.
- Chương trình 327 về phủ xanh đất trống đồi núi trọc triển khai từ năm 1992.
- Chương trình 773 về tận dụng đất hoang hoá, đất bồi ven sông, ven biển để kinh doanh thuỷ hải sản, trồng cây giữ đất, cát ven biển, sông.
- Chương trình hỗ trợ vốn đóng tàu công suất lớn để đánh bắt hải sản xa bờ.
Trong hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới vừa qua, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống tín dụng nông thôn, qua đó giúp cải thiện đáng kể tình hình cung cấp tín dụng cho nông dân, đáp ứng khoảng 50% nhu cầu vay vốn tín dụng ở nông thôn. Hiện nay hệ thống cung cấp tín dụng chính thức cho nông thôn gồm hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng đầu tư và phát triển, ngân hàng phục vụ người nghèo, các quỹ tín dụng nhân dân...
Tuy nhiên, chính sách tín dụng thời gian qua còn nổi lên một số tồn tại, đó là:
- Một số quy định chưa phù hợp với thực trạng kinh tế - xã hội nông thôn như giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất nông nghiệp, thủ tục và lệ phí công chứng hợp đồng thế chấp...
- Đầu tư tín dụng ở nông thôn có mức độ rủi ro cao, cơ chế đảm bảo an toàn vốn tín dụng còn thiếu, làm cho môi trường đầu tư tín dụng chưa thuận lợi như thị trường tiêu thụ nông sản nhiều biến động, thiên tai, mất mùa...
- Vốn tín dụng ngân hàng chưa đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn của cơ sở sản xuất, cá nhân ở nông thôn.
* Chính sách khuyến nông, lâm, ngư
Thấy rõ vai trò quan trọng của công tác khuyến nông trong thúc đẩy phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, ngày 2/3/1993 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/CP về công tác khuyến nông, các bộ liên quan đã ra các văn bản hướng dẫn thực hiện, kể từ đó đến nay hệ thống khuyến nông, khuyến lâm được hình thành từ cấp bộ, tỉnh, huyện và cơ sở, đã đóng góp tích cực vào phát triển nông nghiệp. Ngoài ra Chính phủ còn ban hành nhiều văn bản có liên quan đến hoạt động khuyến nông trong đó phải kể đến là:
- Quyết định 125/CT ngày 18/4/1991 về trợ giá giống vật nuôi.
- Nghị định số 92/CP ngày 27/11/1993 về hướng dẫn thi hành Pháp lệnh về bảo vệ và kiểm dịch động vật.
- Nghị định số 93/CP ngày 27/11/1993 về hướng dẫn thị hành Pháp lệnh thú y.
- Nghị định số 07/CP ngày 5/2/1996 về quản lý giống cây trồng.
- Nghị định số 14/CP ngày 19/3/1996 về quản lý giống vật nuôi.
- Nghị định số 15/CP ngày 19/3/1996 về quản lý thức ăn chăn nuôi.
- Nghị định số 48/CP ngày 12/8/1996 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
Các bộ đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện như: Thông tư số 02/NN-KNKL/TT ngày 1/3/1997 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thi hành Nghị định 07 của Chính Phủ về quản lý giống cây trồng; Thông tư số 09/NN-KNKL/TT ngày 17/9/1996 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thi hành Nghị định 14/CP của Chính phủ về quản lý giống vật nuôi.
Thực hiện Nghị định 13/CP của Chính phủ về công tác khuyến nông, từ năm 1993 đến nay cả nước đã thành lập được hệ thống khuyến nông từ cấp trung ương đến cấp cơ sở. Hoạt động khuyến nông hiện nay được tập trung vào các nội dung sau:
- Phổ biến tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, bảo quản nông sản, phổ biến kinh nghiệm điển hình sản xuất giỏi.
- Bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế cho nông dân, cung cấp thông tin về thị trường, giá cả để nông dân bố trí sản xuất kinh doanh.
- Dịch vụ giống, vật tư kỹ thuật để xây dựng mô hình...
Hoạt động khuyến nông thời gian qua chủ yếu tập trung vào chuyển giao kỹ thuật (giống cây, con), còn phổ biến kiến thức về quản lý kinh tế, cung cấp thông tin thị trường để giúp tiêu thụ sản phẩm thì chưa làm được.
* Chính sách về giải quyết lao động, việc làm và xoá đói giảm nghèo ở nôngthôn
Nước ta là nước đang phát triển, thu nhập quốc dân bình quân đầu người thấp và tỷ lệ người nghèo đói cao, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng
xa. Ngay trong những năm đầu mới thành lập nước, Hồ Chủ tịch đã coi nghèo đói là một thứ giặc cần phải diệt.
Ngày 31/7/1998 Chính phủ đã có quyết định số 135/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển kinh tế xã hội của các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa với danh sách 1715 xã đặc biệt khó khăn trong đó 1568 xã miền núi và 147 xã đồng bằng sông Cửu Long thuộc 267 huyện của 46/61 tỉnh, thành phố trong cả nước. Chính phủ đã quyết định thực hiện chương trình này từ 1998 đến 2005 thông qua việc huy động các nguồn lực trong nước và nước ngoài.
Trong những năm qua, vấn đề giải quyết việc làm đã được Nhà nước hết sức quan tâm, tổ chức thực hiện bằng nhiều hình thức nhiều chính sách:
Chương trình giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120 HĐBT ngày 11/4/1992. Tính đến hết năm 1997 quỹ quốc gia giải quyết việc làm có nguồn vốn 1100 tỷ đồng, đã cho vay quay vòng trên 54 nghìn dự án với số vốn vay 2700 tỷ đồng, tạo việc làm cho 1,8 triệu lao động.
Chương trình 327 được thực hiện từ năm 1992, tính đến nay đã tạo việc làm cho khoảng 150 ngàn hộ nghèo ở miền núi với trên 300 ngàn lao động. Chương trình 327 không những phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo việc làm cho nhiều lao động mà còn hình thành nên nhiều mô hình trang trại sản xuất hàng hoá nông lâm nghiệp tập trung.
Chương trình 773 được thực hiện từ năm 1994, theo kế hoạch sẽ không chỉ khai thác và đưa vào sử dụng khoảng 800 nghìn đến 1 triệu ha đất hoang hoá, bãi bồi bồi ven sông, ven biển, mặt nước mà còn tạo việc làm ổn định cho hơn 1 triệu lao động, ổn định đời sống cho 2,5 triệu người trên vùng đất mới.
Chương trình định canh định cư được Nhà nước quan tâm từ rất sớm, ngay từ năm 1968. Qua hơn 30 năm thực hiện, chương trình đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của gần 2000 xã, trên 500 nghìn hộ với trên 3 triệu người thuộc đối tượng định canh định cư. Tính riêng từ năm 1990-1998 Nhà nước đã đầu tư gần
2000 tỷ đồng để thực hiện trên 600 dự án định canh định cư cho 1,9 triệu người thuộc 1000 xã của cả nước trong đó trên 600 nghìn người ở 378 xã đã định canh định cư vững chắc.
Như vậy, các chính sách kinh tế-xã hội đối với nông nghiệp, nông thôn đã tác động mạnh mẽ đến cư dân nông thôn, trước hết và chủ yếu đến lao động nữ vì đây là lực lượng lao động chủ yếu ở nông thôn.
2.2 Đặc điểm lao động nữ ở nông thôn Việt nam
2.2.1 Đặc điểm về nhân khẩu học
Theo số liệu tổng điều tra dân số 1.4.1999 với 76,3 triệu dân, cơ cấu giới tính nam/nữ là 49,2%. Có sự khác biệt trong cơ cấu giới tính của dân số tại 8 vùng địa lý: Dân số nữ theo cơ cấu giới tính cao nhất ở khu vực đồng bằng sông Hồng, thấp nhất ở khu vực Tây nguyên. Qua số liệu hai cuộc Tổng điều tra dân số cho thấy: nhìn chung tỷ lệ nữ luôn cao hơn nam giới.
Bảng 2.1 : Cơ cấu dân số theo giới tính khu vực thành thị và nông thôn (%)
Đô thị | Nông thôn | |||
Nam | Nữ | Nam | Nữ | |
1.4.1989 | 48.1 | 51.9 | 47.9 | 52.1 |
1.4.1999 | 49.0 | 51.0 | 49.2 | 50.8 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Số Lao Động Và Lao Động Nữ Từ Các Hộ Nông Nghiệp
- Lao động nữ ở nông thôn Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 5
- Các Chính Sách Kinh Tế - Xã Hội Đối Với Nông Nghiệp, Nông Thôn
- Phần Trăm Những Người Từ 10 Tuổi Trở Lên Biết Chữ Chia Theo Giới Tính Và Nơi Cư Trú, 1999
- Phân Công Các Hoạt Động Sản Xuất Giữa Các Thành Viên Trong Gia Đình (%)
- Bình Quân Thu Nhập Theo Tháng (Bằng Tiền Và Hiện Vật) Của Vợ Và Chồng Và Chi Phí Bình Quân Hộ Gia Đình Theo Các Tiêu Chí Đặc Trưng Cơ Bản (Tính
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2000
So với cuộc điều tra dân số 1989, tỷ lệ nữ giới trong tổng điều tra dân số năm 1999 đều giảm ở cả đô thị và nông thôn, trong đó nữ giới ở đô thị giảm 0.9% và ở nông thôn giảm 1,3%. Dẫu vậy, tỷ lệ nữ vẫn luôn cao hơn nam giới. Điều mà chúng ta quan tâm đến là tương quan giới trong độ tuổi lao động như thế nào.
Bảng 2.2: Tỷ lệ nam - nữ chia theo độ tuổi lao động (%)
1997 | 1998 | |||
Nam | Nữ | Nam | Nữ | |
Dưới độ tuổi lao động | 51.7 | 48.3 | 51.4 | 48.6 |
Trong độ tuổi lao động | 49.3 | 50.7 | 49.3 | 50.7 |
Trên độ tuổi lao động | 35.6 | 64.4 | 36.5 | 63.5 |
Tổng số | 48.7 | 51.3 | 48.6 | 51.4 |
Nguồn: Trung tâm thông tin - thống kê lao động xã hội, 1998
Bảng 2.2 cho chúng ta một nhận xét: nữ giới trong độ tuổi lao động nhiều hơn nam giới: điều này cũng có nghĩa là phụ nữ chiếm số đông trong lực lượng lao động. Bên cạnh đó, ở hai độ tuổi còn lại, có thể rút ra nhận xét rằng:
- Ở độ tuổi dưới lao động: tỷ lệ nữ thường thấp hơn nam giới nhưng vai trò và sự đóng góp vào nguồn nhân lực của nữ không kém mà có thể nhiều hơn nam. Vì trẻ em gái thường sớm được việc hơn trẻ em trai.
- Ở nhóm trên độ tuổi lao động: tỷ lệ nữ thường cao gấp 2 lần nam giới.
Nguyên nhân của hiện tượng này là:
+ Theo luật lao động: nữ giới nghỉ hưu (hết tuổi lao động) sớm hơn nam giới 5 năm (55 tuổi so với 60 tuổi).
+ Nữ giới tuổi thọ cao hơn nam, ở nước ta hiện nay, tuổi thọ năm 1997 của phụ nữ là 69.6 của nam giới là 64.5 [16, tr. 158].
Với nhóm tuổi này, còn đóng góp sức mình cho sự phát triển kinh tế - xã hội và vì phụ nữ “đông” hơn nam giới hai lần, nên sự đóng góp của phụ nữ trong độ tuổi này cũng nhiều hơn nam giới.
Bảng 2.3: Nữ từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên chia theo độ tuổi lao động, thành thị và nông thôn năm 2001
Tổng số chung | Thành thị | Nông thôn | ||||
Tổng số | Trong độ tuổi lao động | Tổng số | Trong độ tuổi lao động | Tổng số | Trong độ tuổi lao động | |
Tổng số | 19564594 | 18324755 | 4434076 | 4209289 | 15130518 | 14115466 |
Đồng bằng sông Hồng | 4751401 | 438766 | 867931 | 821636 | 3883470 | 3527130 |
Đông Bắc | 2420879 | 2279729 | 411453 | 391074 | 2009426 | 1888655 |
Tây Bắc | 598538 | 579530 | 73086 | 69405 | 525452 | 510124 |
Bắc Trung bộ | 2528824 | 2321853 | 323612 | 303389 | 2205212 | 2018464 |
Duyên hải Nam trung bộ | 1679996 | 1552449 | 438364 | 410956 | 1241632 | 1141493 |
Tây Nguyên | 1019804 | 972717 | 260808 | 248250 | 758996 | 724467 |
Đông nam Bộ | 2701116 | 2578409 | 1392382 | 1328628 | 1308734 | 1249781 |
Đồng bằng sông Cửu Long | 3864036 | 3691302 | 666440 | 635950 | 3197596 | 3055352 |
Nguồn: Bộ lao động - thương binh và xã hội (2002), Niên giám thống kê Lao động - thương binh và xã hội 2001
Xem xét nhân khẩu học nam nữ ở nông thôn chia theo độ tuổi lao động, chúng ta cũng có kết quả tương tự với sự xê dịch không đáng kể. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của phụ nữ nhìn từ góc độ số lượng nguồn nhân lực đối với cả nước nói chung và ở nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
Bảng 2.3 cho thấy 3/4 số nữ từ đủ 15 tuổi trở lên sống ở nông thôn trong đó ở độ tuổi lao động là 14 triệu/15 triệu (trên 93,3%). Có sự khác biệt về phân bố lực lượng lao động nữ theo các vùng, miền. Đông nhất là đồng bằng sông Hồng, tiếp đó là đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung bộ, thấp nhất là vùng Tây Bắc, chỉ có 51 vạn nữ trong độ tuổi lao động. Sự khác biệt về số lượng lao động nữ giữa các vùng theo chúng tôi có 2 lý do chủ yếu: Mật độ dân số của khu vực đồng bằng cao hơn các khu vực khác, ví dụ: Hà Nội (2905 người/km2), Thái Bình
(1159 người/km2), Nam Định (1154 người/km2), TP. Hồ Chí Minh (2403 người/km2); khu vực đồng bằng là nơi mà người lao động di cư thường nhằm đến. Điều này tạo nên sự chênh lệch về mật độ dân cư nói chung và lao động nữ nói riêng.
2.2.2 Về trình độ học vấn
Trước hết, chúng ta có thể nhận thấy tỷ lệ biết đọc, biết viết của nhóm tuổi từ 10 tuổi trở lên trong những năm qua đã tăng - đặc biệt là đối với nữ giới.
Bảng 2.4: Tỷ lệ biết đọc, biết viết theo giới tính và khu vực (%)
1989 | 1992-1993 | 1997-1998 | ||||
Nữ | Nam | Nữ | Nam | Nữ | Nam | |
Cả nước | 83.8 | 92.5 | 82.3 | 91.4 | 85.6 | 93.7 |
Thành thị | 91.5 | 96.8 | 90.7 | 96.3 | 91.6 | 97.1 |
Nông thôn | 81.7 | 91.1 | 80.0 | 90.1 | 83.7 | 92.6 |
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2000
Với mặt bằng học vấn như vậy, có thể tin rằng người phụ nữ có đủ khả năng để lĩnh hội kiến thức về kỹ thuật canh tác gieo trồng, chăm sóc cây - con theo kỹ thuật mới để đạt được năng suất cao và chất lượng trong quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. Bởi vì, kinh nghiệm từ các nước Đông Nam Á khác cho thấy: Giáo dục sau tiểu học có quan hệ mật thiết với việc làm trong các ngành công nghiệp sản xuất. Việt Nam đã đạt được các trình độ giáo dục cơ bản chủ yếu đã đi trước nhiều nước khác trong khu vực mà đã đặt cho giáo dục một vị trí quan trọng để tăng cường sự phát triển công nghiệp dưới tác động của nền kinh tế đang phát triển.
Mọi người đều biết rằng, giáo dục là một điều kiện quan trọng đối với sản xuất. Những nghiên cứu trên thế giới cho thấy, nếu các yếu tố khác được giữ nguyên thì người nông dân càng có học vấn cao thì họ sẽ thu được sản lượng nông nghiệp cao hơn. Một nghiên cứu về canh tác lúa ở Việt Nam gần đây đã khẳng định điều này: “Những hộ gia đình mà người vợ hoặc chồng có đi học khoảng 3-