Các Chính Sách Kinh Tế - Xã Hội Đối Với Nông Nghiệp, Nông Thôn


- Lợi ích của người dân bị vi phạm ngày càng nghiêm trọng do:

+ Mức khoán liên tục điều chỉnh tăng lên

+ Gia tăng tình trạng dong công phóng điểm làm cho tốc độ tăng ngày công ăn chia trong hợp tác xã lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng sản lượng

+ Phụ thu lạm bổ tăng nhanh (25-26 khoản) đã dẫn đến thu nhập của nông dân ngày càng suy giảm

- Cơ chế chính sách mới ra đời chưa đồng bộ và không theo kịp với thực tế phát triển

- Hệ thống tổ chức sản xuất cũ ngày càng bộ lộ rõ hạn chế song chậm được sửa đổi (quốc doanh, hợp tác xã)

- Tổ chức bộ máy quản lý và cán bộ còn nhiều yếu kém, thậm chí tiêu cực phát sinh ngày càng nhiều.

Đứng trước tình hình kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng ngày càng suy thoái và lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, Đảng ta đã quyết định đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước (Nghị quyết Đại hội VI tháng 12/1986), với bước đi trước mắt (1986-1990) được định hướng “tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện cho được 3 chương trình kinh tế về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”.

Đến tháng 6/1991, tại Đại hội VII Đảng ta tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới. Có thể khái quát rằng đường lối đổi mới được Đại hội Đảng CSVN lần thứ VI đề ra và tiếp tục hoàn thiện ở Đại hội Đảng CSVN lần thứ VII đã thể hiện ở tầm cao, vượt khỏi các cải cách chắp vá của những năm trước, khắc phục một cách triệt để hơn cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu mà nội dung then chốt là: Xây dựng, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng đối với nông nghiệp, nông thôn, trên cơ sở tổng kết thực tiễn, ngày 5/4/1988 Bộ Chính trị khoá VI đã ra Nghị quyết 10-


Lao động nữ ở nông thôn Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 6

NQ/TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp với những chủ trương, giải pháp cơ bản như sau:

- Giao khoán ruộng đất đến hộ, nhóm hộ xã viên ổn định lâu dài để sản xuất, hoá giá các tư liệu sản xuất và cơ sở vật chất kỹ thuật của hợp tác xã mà tập thể quản lý không có hiệu quả để bán cho xã viên sử dụng

- Thực hiện khoán hộ theo hướng “ai giỏi nghề gì, làm việc đó” và khuyến khích làm giàu bằng lao động chính đáng.

- Thực hiện phân phối theo lao động, xoá bỏ chế độ phân phối theo công điểm trong hợp tác xã và các khoản phụ thu lạm bổ bất hợp lý; nông dân, xã viên nhận ruộng khoán chỉ có nghĩa vụ nộp thuế nông nghiệp cho Nhà nước và thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng, sản phẩm còn lại thuộc người sản xuất và có toàn quyền quyết định.

- Xác định lại chức năng nhiệm vụ và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý hợp tác xã và tập đoàn sản xuất để vừa phải chỉ đạo quản lý tốt việc phát triển sản xuất, vừa phải làm tốt công tác dịch vụ cho người nhận khoán.

- Sắp xếp lại và đổi mới cơ bản chế độ quản lý các đơn vị kinh tế quốc doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp.

- Khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, kinh tế cá thể và tư nhân trong nông nghiệp, Nhà nước bảo hộ quyền kinh doanh và hưởng lợi từ kết quả kinh doanh của họ. “Giao quyền sử dụng đất 1 đến 2 chu kỳ kinh doanh đối với cây dài ngày và 15 đến 20 năm đối với cây hàng năm” để sản xuất nông, lâm nghiệp và được “phép chuyển nhượng quyền tiếp tục sử dụng cho chủ khác” khi chuyển sang làm nghề khác.

Đến Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khoá VI (tháng 3/1989) đã chính thức xác định “gia đình xã viên trở thành những đơn vị kinh tế tự chủ”.

Sau hơn 10 năm thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, nhất là từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực,


đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, mặc dù điểm xuất phát của nền kinh tế còn thấp. Sản lượng lương thực quy thóc tăng với tốc độ 5,7%/năm (tương đương 1,3 triệu tấn/năm). Lương thực bình quân đầu người tăng từ 281kg (năm 1987) lên trên 400kg (năm 1998). Sản xuất lương thực tăng nhanh đã tạo điều kiện cho đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đưa Việt Nam từ nước thiếu lương thực hàng năm phải nhập khẩu lương thực lên thành nước xuất khẩu gạo từ năm 1989 và lên 3,57 triệu tấn năm 1998. Đời sống của nhân dân trong khu vực nông thôn, nhất là đối với nông dân, thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể, tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm từ 30% năm 1987 xuống khoảng 17% năm 1997. Các dịch vụ y tế, giáo dục cũng được cải thiện đáng kể. Cơ sở hạ tầng nông thôn được cải thiện, tu bổ và nâng cấp, xây dựng mới tốt hơn cho sản xuất và đời sống người dân nông thôn. Trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều mô hình nông dân sản xuất giỏi theo mô hình kinh tế trang trại, có hiệu quả cao...

Như vậy, đổi mới đã đem lại những đổi thay to lớn cho nông thôn, nâng cao mức thu nhập, mức sống cho người dân nông thôn, trong đó có lao động nữ.

2.1.2 Các chính sách kinh tế - xã hội đối với nông nghiệp, nông thôn

Trong hơn 10 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách kinh tế đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn như: chính sách thành phần kinh tế, chính sách ruộng đất, chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, chính sách tín dụng và tạo vốn cho sản xuất, chính sách giá cả và hối đoái, chính sách thị trường và bảo trợ sản xuất, chính sách điều tiết, chính sách nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho nông thôn, chính sách tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo...

* Chính sách đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, có ý nghĩa quyết định trong phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng và kinh tế nông thôn nói chung. Chính sách đất đai của Nhà nước ta trong thời gian qua, nhất là trong hơn 10 năm lại đây đã có tác


dụng thúc đẩy các tổ chức cá nhân sử dụng có hiệu quả, góp phần giải phóng sức sản xuất, phát huy nội lực, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn, bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, đất đai đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm trong việc hình thành các chủ trương, chính sách nhằm phát huy tác dụng to lớn của nguồn lực này trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Căn cứ vào chủ trương của Đảng, Hiến pháp năm 1992, từ năm 1993 đến nay Quốc hội, Uỷ ban thường vụ quốc hội, Chính phủ và các bộ đã ban hành trên 70 văn bản Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành trên 400 văn bản về giá đất, giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng, giải quyết tranh chấp về đất đai... nhằm từng bước hoàn thiện khung pháp luật về quản lý và sử dụng đất, chuẩn bị cho sự hình thành và phát triển thị trường đất đai ở nước ta. Các văn bản chủ yếu về đất đai là:

- Luật đất đai năm 1993 và đã được quốc hội sửa đổi cuối năm 1998.

- Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993.

- Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất năm 1994.

- Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất năm 1994.

- Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt nam năm 1994.

- Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất năm 1996.

- Nghị định 64-CP quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp năm 1993.

- Nghị định 87-CP quy định khung giá các loại đất năm 1994.


- Nghị định 02-CP quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp năm 1994.

- Nghị định 01-CP quy định về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước năm 1995.

- Nghị định 11-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam năm 1995.

- Nghị định 85-CP quy định việc thi hành pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất năm 1996...

Việc giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định, lâu dài cho hộ nông dân và cá nhân sử dụng đất nông nghiệp đã khơi dậy tinh thần cần cù, chịu khó và làm tăng sự gắn bó của nông dân với ruộng đất. Việc giao đất, giao rừng để khoanh nuôi, tái tạo trong các chương trình quốc gia (như chương trình 327, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, chương trình định canh, định cư,...) đã giúp cải thiện và nâng cao dần độ che phủ, đến năm 1998 độ che phủ đã đạt 28%. Rừng đã có chủ quản lý và đang được khôi phục trở lại. Đời sống của dân cư nông thôn nói chung và mức sống của bộ phân dân cư sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp đã được cải thiện, bộ mặt nông thôn đang được đổi mới đã chứng minh tính đúng đắn của chính sách đất đai trong những năm gần đây.

* Chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn

Sự phát triển nhanh chóng và toàn diện của nông nghiệp trong những năm đổi mới vừa qua đã góp phần quan trọng vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta từ thuần nông sang phát triển đa ngành kết hợp nông nghiệp với ngành nghề dịch vụ phi nông nghiệp. Mặc dầu tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm về số tương đối nhưng giá trị tuyệt đối vẫn tăng liên tục qua các năm. Cơ sở hạ tầng nông thôn được xây dựng mới và nâng cấp, nhất là về điện, đường giao thông, thuỷ lợi, trường, trạm... bộ mặt nông thôn đang ngày càng được đổi mới. Những


thành tựu to lớn đó có vai trò của vốn đầu tư của Nhà nước cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

* Thời kỳ 1991-1995.

Vốn ngân sách đầu tư cho nông nghiệp tăng chủ yếu dành cho xây dựng và nâng cấp các công trình thuỷ lợi phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp. Ngoài vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước, sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, nông nghiệp, nông thôn còn thu hút thêm vốn của dân, của các doanh nghiệp, của các thành phần kinh tế trong đó quan trọng nhất là vốn của hộ gia đình vào phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn.

Từ năm 1993, nông nghiệp, nông thôn còn được đầu tư thêm từ nguồn vốn của chương trình 327 về phủ xanh đất trống, đồi núi trọc với số vốn đầu tư năm 1993 là 424 tỷ đồng; năm 1994 là 464 tỷ đồng và 1995 là 556 tỷ đồng.

Ngoài các nguồn vốn trong nước, vốn đầu tư từ các tổ chức quốc tế, vốn viện trợ nước ngoài cũng góp phần đáng kể trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Tuy vậy chính sách đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn thời kỳ này còn bộc lộ một số khuyết điểm như sau:

- Tỷ trọng vốn ngân sách đầu tư cho nông nghiệp giảm dần từ 17,34% năm 1990 xuống 17,3% năm 1991; 14,8% năm 1992; 14,6% năm 1993; 13,8% năm 1994 và 12,75 năm 1995, chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng của nông nghiệp trong nền kinh tế

- Đầu tư còn phân tán, dàn trải thiếu đồng bộ cho các công trình trọng điểm nên hiệu quả đầu tư thấp.

- Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, chưa chú ý hỗ trợ kinh tế hộ nông dân phát triển. Nguồn vốn chủ yếu đầu tư cho khu vực quốc doanh nông nghiệp và lại tập trung cho các nông trường quốc doanh, ít quan tâm đến trạm, trại kỹ thuật nông nghiệp


* Thời kỳ 1996 đến nay

Trong thời gian này, Nhà nước đã đổi mới cơ cấu và phương pháp đầu tư theo hướng:

- Chuyển hướng đầu tư vào các chương trình, mục tiêu trọng điểm thông qua các chương trình như: các dự án thuộc chương trình 327 về phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chương trình nước sạch nông thôn, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, chương trình đánh bắt cá xa bờ, chương trình 1 triệu tấn đường,...

- Nhà nước đã chuyển hướng từ đầu tư trực tiếp sang đầu tư gián tiếp để khuyến khích nông dân phát triển sản xuất thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng nông thôn với lãi suất ưu đãi để bù giá vật tư và giá bán nông sản hàng hoá.

- Đầu tư của Nhà nước chuyển từ tập trung cho khu vực quốc doanh sang đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, đầu tư vào phát triển thuỷ lợi và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất là chính.

Ngoài đầu tư từ ngân sách Nhà nước, hàng năm các cơ sở sản xuất nông nghiệp và các hộ nông dân đầu tư khá lớn để phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cũng đã tham dự đầu tư vào phát triển nông nghiệp nhất là ở các vùng sản xuất hàng hoá tập trung với phương thức đầu tư chủ yếu là hỗ trợ giống, kỹ thuật, ứng trước vốn để nông dân mua vật tư, bao tiêu sản phẩm, nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Không chỉ vốn đầu tư trong nước mà vốn đầu tư FDI vào phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng tăng mạnh trong thời kỳ này. Đến hết năm 1997 đã có 225 dự án FDI vào khu vực nông nghiệp, nông thôn với số vốn 1,5 tỷ USD, trong đó số dự án đã triển khai có số vốn 467 triệu USD.


Nhờ đa dạng hoá và đổi mới phương hướng đầu tư kết hợp với đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp hợp lòng dân nên đã khơi dậy tiềm lực vốn, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật của trên 10 triệu hộ nông dân để đưa vào phục vụ sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

Mặc dù chính sách đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn thời gian qua đã mang lại những kết quả rất đáng khích lệ, song vẫn còn bộc lộ một số nhược điểm:

- Tỷ trọng đầu tư của ngân sách cho nông nghiệp và nông thôn vẫn còn ở mức thấp và có xu hướng giảm dần, cơ cấu kinh tế nông thôn chậm chuyển dịch, những tiền đề vật chất cho tăng trưởng và phát triển còn yếu và thiếu.

- Đầu tư còn mang tính dàn trải, chưa tập trung cho những vùng trọng điểm, các công trình trọng điểm sản xuất hàng hoá. Đầu tư cho nghiên cứu lai tạo giống cây, con có năng suất, chất lượng cao chưa được chú ý đúng mức.

- Chính sách khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực nông nghiệp và nông thôn chưa thực sự hấp dẫn; kết cấu hạ tầng nông thôn kém phát triển đã làm cho vốn đầu tư nước ngoài vào khu vực nông nghiệp, nông thôn vẫn còn ở tỷ lệ thấp, chưa đáp ứng được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong những năm vừa qua.

* Chính sách tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn

Trong hơn 15 năm đổi mới vừa qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Trong đó một số chính sách quan trọng là:

- Chỉ thị 202/CT ngày 28/6/1991 về thí điểm mô hình cho vay đến hộ nông dân, trong đó đưa ra các tiêu chuẩn để các hộ nông dân có thể vay vốn tín dụng qua hệ thống ngân hàng với món vay nhỏ trong thời gian ngắn. Qua một thời gian triển khai thí điểm cho thấy kết quả khá thành công. Một điều đáng chú ý là bằng việc cho phép các tổ chức đoàn thể - xã hội cấp cơ sở tham gia

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/01/2023