Phần Trăm Những Người Từ 10 Tuổi Trở Lên Biết Chữ Chia Theo Giới Tính Và Nơi Cư Trú, 1999


4 năm thường tạo ra sản lượng lúa cao hơn 7% so với những hộ ít học hơn. Và những chủ hộ học hết tiểu học có sản lượng lúa cao hơn 11%” [36, tr. 53]

Cũng nghiên cứu trên cho thấy, những người có học cao hơn thường có nhiều cơ hội kiếm được việc làm phi nông nghiệp hơn. Điều này cho phép chúng ta hy vọng về một khả năng tiềm tàng của lao động nữ trong vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động - ngành nghề theo hướng công nghiệp hoá: giảm lao động nông nghiệp và tăng lao động trong lĩnh vực dịch vụ, tiểu thủ công và công nghiệp.

Nơi cư trú

Phần trăm biết ch

Nam

Nữ

Tổng số

Thành thị

97.1

93.4

95.2

Nông thôn

93.4

86.5

89.8

Tổng số

94.3

88.2

91.1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Lao động nữ ở nông thôn Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 8

Bảng 2.5: Phần trăm những người từ 10 tuổi trở lên biết chữ chia theo giới tính và nơi cư trú, 1999


(Nguồn: Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2000), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999, Kết quả điều tra mẫu)

Tỷ lệ biết chữ của thành thị cao hơn của nông thôn: khoảng 95% dân số thành thị biết chữ so với 90% của nông thôn. Ở khu vực thành thị, tỷ lệ biết chữ của nam lớn hơn nữ 4%, còn ở khu vực nông thôn khác biệt đó gần 7%.

Trình độ văn hoá

Tổng số (1000)

Cơ cấu giới (%)

Tổng số

14899

50.1

Chưa biết chữ

834

62.6

Chưa tốt nghiệp cấp I

3404

56.3

Đã tốt nghiệp cấp I

4594

49.9

Đã tốt nghiệp cấp II

4796

48.4

Đã tốt nghiệp cấp III

1361

41.6

Bảng 2.6: Nhân khẩu Nam - Nữ từ 15 tuổi trở lên ở nông thôn hoạt động kinh tế thường xuyên chia theo trình độ văn hoá, 1998


Nguồn: Thực trạng lao động việc làm ở Việt nam 1998, NXB Thống kê, 1999 Bảng 2.6 cho thấy tỷ lệ nữ giới ở nông thôn không biết chữ cao gấp 1,7 lần nam giới, trình độ chưa tốt nghiệp cấp I nữ nhiều hơn nam 6,3%. Khác biệt về giới


không đáng kể ở tiêu chí tốt nghiệp cấp I và cấp II, nhưng khoảng cách giới về học vấn lại khá xa ở tiêu chí đã tốt nghiệp cấp III: 41,6% (nữ) và 58,4% (nam) Dẫu còn có khoảng cách giữa nông thôn và thành thị về học vấn và còn có sự cách biệt giữa nữ và nam trong tỷ lệ biết đọc biết viết, khoảng cách này đang hẹp lại dần: Năm 1989 tỷ lệ biết chữ của nam giới nhiều hơn nữ giới 9%, đến năm 1999, sự cách biệt này chỉ còn 6% (94,3% và 88,2%).‌


2.3 Những đóng góp chủ yếu của lao động nữ ở nông thôn

2.3.1 Hoạt động kinh tế của lao động nữ nông thôn

Những đóng góp của lao động nữ trước hết thể hiện trên lĩnh vực kinh tế:

Bảng 2.7: Tỷ lệ phần trăm hoạt động kinh tế chia theo giới tính và khu vực thành thị, nông thôn, 1999 (%)

Tình trạng hoạt

động kinh tế

Nông

thôn

Thành thị

Chung

hai khu vực

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Chung hai giới

Hoạt động kinh tế

81.6

71.7

74.5

56.4

79.8

67.8

73.5

Không hoạt động

18.4

28.3

25.5

43.6

20.2

32.2

26.5

kinh tế








Nguồn: Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2000),

Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999, Kết quả điều tra mẫu

Nói chung, gần 80% nam giới hoạt động kinh tế, so với 68% của nữ giới. Cơ cấu thị trường lao động khác nhau đáng kể giữa hai khu vực thành thị và nông thôn. Lao động nông nghiệp là nét đặc trưng của nông thôn và kết quả là tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế của cả hai giới ở nông thôn đều cao hơn đáng kể so với thành thị. Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia lao động của nam giới ở cả thành thị và nông thôn đều cao hơn so với nữ giới. Kết quả tổng điều tra cho thấy 82% nam giới nông thôn hoạt động kinh tế so với 72% nữ giới.

Cũng xem xét về hoạt động kinh tế, trong khi đó, kết quả điều tra Mức sống dân cư Việt Nam 1997-1998 lại cho chúng ta một hình ảnh khá ấn tượng với một đặc


điểm nổi bật ở Việt Nam là năm 1998, có 86,4% người lớn (nam 15-60 tuổi; nữ từ 15-55 tuổi) tham gia hoạt động kinh tế, hơi tăng so với tỷ lệ 85,7% năm 1993. So với tiêu chuẩn quốc tế thì những con số này quá cao. Nhưng đáng lưu ý là tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam và nữ gần ngang bằng nhau (nam 86,8% và nữ 86%). Từ năm 1993 đến 1998, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam giảm nhẹ trong khi tỷ lệ này của nữ lại tăng lên (xem bảng).

Bảng 2.8: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động1, 1993 và 1998 (%)




Nông thôn

VLSS93

Thành thị


Tổng số


Nông thôn

VLSS98

Thành thị


Tổng số

Nam

98.4

81.1

87.6

89.0

79.4

86.8

Nữ

86.0

76.9

84.0

89.9

73.3

86.0

Chung

87.7

78.9

85.7

89.5

76.3

86.4

Nguồn: Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1993-1993 và 1997-1998

Cũng như hầu hết các nước kém phát triển, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở khu vực nông thôn (89,5%) có phần cao hơn khu vực thành thị (76,3%) chủ yếu là do ở thành thị tỷ lệ thanh niên đến tuổi lao động đang đi học cao hơn ở nông thôn2 .

Bảng 2.9: Tỷ lệ hoạt động kinh tế chia theo giới tính ở nông thôn (%)



1996

1997

1998

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Hoạt động kinh tế

51.0

49.0

50.3

49.7

50.4

49.6

Không hoạt động kinh tế

59.1

40.9

54.9

45.0

58.7

41.3

Tổng

52.9

47.1

52.0

48.0

52.6

47.4

Nguồn: Niên giám thống kê, 1998


1 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động được định nghĩa là tỷ trọng trong tổng số người trong độ tuổi lao động (nữ từ 15-55 tuổi, nam từ 15-60 tuổi) bao gồm cả những người có việc làm hoặc đang thất nghiệp

2 Số liệu trình bày trong phần này là của điều tra mức sống dân cư và hơi khác với số liệu của một cuộc điều tra lớn hơn nhưng không chi tiết bằng được Bộ Lao động - thương binh - xã hội tổ chức hàng năm. Theo cuộc điều tra này vào 1/7/1997 tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 81,1% (80,1% năm 1996). Tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 83,8% và ở khu vực thành thị là 72%.


Số liệu bảng trên cho thấy phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới. Trong nhóm dân số không hoạt động kinh tế nữ giới luôn nhiều hơn nam từ 7-10%. Tổng điều tra dân số và nhà ở 1999 lại cho thấy 82% nam giới hoạt động kinh tế so với 72% nữ giới.Tuy vậy, cũng cần thấy rằng: không hoạt động kinh tế đối với phụ nữ được hiểu là “phần lớn thời gian làm nội trợ có thể không được xếp vào hoạt động kinh tế” mà phần lớn phụ nữ thường làm những việc gia đình không được trả công, đó là lao động “vô hình” theo cách gọi của những nhà nghiên cứu phụ nữ.

Số liệu thống kê cho thấy: 78% phụ nữ sống ở nông thôn và phụ nữ nông thôn chiếm 75% lao động trong nông nghiệp và 52% lực lượng lao động toàn xã hội. Đáng chú ý rằng, trong những năm 1993-1998, tỷ lệ lao động nữ làm nông nghiệp tăng gần 1% mỗi năm trong đó tỷ lệ lao động nam giới trong nông nghiệp lại giảm. Từ những số liệu được trình bày ở trên, chúng ta có thể kết luận: phụ nữ chiếm số đông trong lực lượng lao động và là một nguồn nhân lực vô cùng to lớn và quan trọng trong công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn.


*Trong lĩnh vực trồng trọt

Phụ nữ không chỉ chiếm số đông trong lực lượng lao động mà họ là những người đảm nhận chính trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Phần này, chúng tôi đề cập đến vai trò của phụ nữ nông thôn trong sản xuất thông qua việc xem xét mức độ trực tiếp tham gia của họ vào các công đoạn sản xuất nông nghiệp qua số liệu khảo sát (năm 1996) tại 3 huyện Phù Tiên, Ninh Thanh (Hải Hưng cũ) và Hoa Lư (Ninh Bình) với 300 mẫu, trong đó phụ nữ chiếm 80% [62, tr. 19]


* Khâu cày bừa, làm đất: một loại hình công việc xưa nay vẫn coi là của riêng nam giới, như câu ca dao "chồng cày, vợ cấy..." thì giờ đây người phụ nữ cũng tham gia vào công việc này với một mức độ đáng kể.


Hình 2.1: Mức độ làm đất, cày bừa so với nam (%)


56.2

45.1

30.6

16.8

10.1

5.2

60

50

40

30

20

10

0

Cày Làm đất


Nhiều hơn nam giới Bằng nam giới ít hơn nam giới

Ở cả hai loại công việc, phụ nữ tự nhận họ làm ít hơn nam giới. Tuy vậy cũng có một phần sáu số phụ nữ khẳng định họ làm nhiều hơn nam giới ở việc cày ruộng (một lãnh địa trước đây vẫn dành cho nam giới độc quyền) và một phần ba số phụ nữ nói họ làm nhiều hơn nam giới trong khâu làm đất nói chung. Điều này, cũng được chính nam giới thừa nhận về vai trò của phụ nữ trong việc cày: nhiều hơn nam giới (8,8%) và bằng nam giới (5,9%), tỷ lệ đó trong làm đất là 14,7% và 8,8%. So với một nghiên cứu trước đây, thì có hai việc nữ tham gia ít là làm đất và thuỷ lợi (đất 10,1% và nước 14,0%) [33, tr. 15] thì kết quả nghiên cứu này là một nét mới trong phân công lao động theo giới ở nông thôn hiện nay.

Xét theo nhóm tuổi, chúng tôi thấy phụ nữ ở nhóm tuổi 30-39 có gần một nửa khẳng định mình làm đất nhiều hơn nam giới (43,9%) và có 42,2% số phụ nữ ở nhóm tuổi 40-49 cho là họ cày nhiều hơn nam giới. Điều này cũng thấy ở phụ nữ có học vấn cao.

Như vậy có thể nhận xét rằng: trong sản xuất nông nghiệp hiện nay đang có sự mờ đi về ranh giới phân công lao động dựa trên đặc điểm giới tính. Đặc điểm


phân công lao động theo giới này gợi ý chúng ta hai vấn đề: thứ nhất, nó khẳng định năng lực của nữ giới và thứ hai, điều này cho thấy gánh nặng công việc sản xuất ngày càng dồn lên đôi vai người phụ nữ nông thôn. Bên cạnh đó, những yếu tố của nền sản xuất hàng hoá, nền kinh tế thị trường cũng tác động mạnh đến quá trình phân công lao động này. Ninh Thanh có tỷ lệ cao phụ nữ ở tham gia vào khâu làm đất, cày ruộng ở mức độ nhiều hơn nam giới. Ngoài việc không còn có sự phân biệt rành rọt như trước đây về phân công lao động theo giới, còn có một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phụ nữ làm đất nhiều, đó là sự di cư lao động theo mùa, vụ của nam giới đến những vùng xa xôi làm thuê, nhiều xã ở địa phương chúng tôi khảo sát thường có 300-500 nam giới đang độ tuổi sung sức dời quê đến Quảng ninh, Lạng sơn, Hà nội để làm thuê (cửu vạn, bốc than, nề, mộc...) họ chỉ về quê vào dịp thu hoạch mùa, dịp Tết, lễ hội... Xu hướng này là một qui luật tất yếu của quá trình đô thị hoá. Tuy nhiên, theo chúng tôi, cần đầu tư để phát triển nhanh các vùng nông thôn, rút ngắn sự cách biệt nông thôn- đô thị, thu hút nam giới trở về nông thôn để họ chia sẻ với phụ nữ các vai trò giới trong đời sống xã hội.

* Gieo mạ, cấy, làm cỏ, bỏ phân


Tiếp theo sau khâu làm đất, là công việc gieo mạ và cấy lúa. Ở công đoạn này, người phụ nữ cũng tham gia lao động nhiều hơn nam giới. Ở hai loại hình công việc này, các ông chồng cũng thừa nhận phụ nữ làm nhiều hơn: gieo mạ (73,5%) cấy (97,1%). Đáng chú ý là việc gieo mạ đòi hỏi sự khéo tay, kỹ thuật... để sao cho hạt giống được rải đều, không trùng lặp và không lộn, như vậy mạ mới lên đều, tốt, đảm bảo kịp ngày cho cấy lúa. Trước kia, công việc đánh luống, gieo mạ thuộc về nam giới là chính, nhưng với kết quả khảo sát nói trên, chúng tôi thấy có sự hoán vị vai trò trong công việc này.

Hình 2.2: Mức độ gieo mạ, cấy lúa so với nam giới (%)


58

90.7

2.6

1.1

85.1

4.9

3.4

Cấy lúa


Gieo mạ



80 82 84 86 88 90 92 94 96


Nhiều hơn nam giới Bằng nam giới ít hơn nam giới

Riêng về cấy lúa, công việc mà từ xưa phụ nữ độc quyền, đặc điểm giới này vẫn còn bền vững dài lâu và nó sẽ chỉ mất đi khi trong sản xuất nông nghiệp được cơ giới hoá đồng bộ. Nếu như việc cấy lúa được coi là một thao tác khởi đầu của việc gieo trồng, sinh sôi đó là một khâu cần thiết không thể thiếu trong quá trình sản xuất thì còn có một công việc khác được coi là quan trọng không kém, thậm chí là quan trọng hơn cấy lúa, đó là việc làm cỏ. Dân ta thường nói "Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn" để diễn tả sự cần thiết của việc chăm sóc cây trồng. Trong công việc này, phụ nữ vẫn là người gánh vác chủ yếu, so sánh công việc làm cỏ giữa phụ nữ và nam giới, chúng tôi thấy phụ nữ đảm nhận hầu hết công việc này (xem hình 2.3). Xem xét các tương quan về tuổi, học vấn, thu nhập... cũng được kết quả tương tự với sự xê dịch không đáng kể. Nam giới cũng thừa nhận trong công việc này phụ nữ làm nhiều hơn họ: tỷ lệ theo thứ tự là 91,2%, 5,9% và 2,9%.


Hình 2.3 So sánh với nam giới trong công việc làm cỏ (%)


1.5

6

86.2



Làm nhiều hơn nam giới Bằng nam giới ít hơn nam giới

Đối với việc chăm sóc cây trồng, những việc đi liền với nhau là "làm cỏ, bỏ phân", trong loại hình chăm bón này người phụ nữ cũng lại gần như gánh hết về mình những vất vả của công việc.

Chúng tôi cũng có được những kết quả tương tự với sự xê dịch không đáng kể khi xét theo các tiêu chí khác như: nhóm tuổi, học vấn, khu vực. Riêng nam giới,



Hình 2.4: So sánh với nam giới về sử dụng phân bón (%)


63.8

60.8

11.9

22

16.8

9.3

140

120

100

%

80

60

40

20

0

Nhiều hơn nam giới Bằng nam giới ít hơn nam giới


Sử dụng phân chuồng Sử dụng phân hoá học

họ cũng thừa nhận sự tham gia của phụ nữ ở các công việc này nhiều hơn họ, tuy rằng có sự khiêm tốn hơn so với phụ nữ tự khẳng định, các chỉ số lần lượt là 41,2%, 32,4% và 20,6%

* Bảo vệ mùa màng, tưới tiêu đồng ruộng

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 26/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí