Lao động nữ ở nông thôn Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 5


Mặt khác, có thể có các tiêu chuẩn kinh tế bị gạt ra một bên trong tiếp cận với giá trang trại. Điều đó là do vấn đề giới không tính tới trong chính sách giá.

* Chính sách giá các yếu tố đầu vào

Các chính sách giá đầu vào cũng ít khi chú ý tới phụ nữ. Điều này có thể thấy được khi nói về giá đầu vào với nhiều lý lẽ giống như các lý lẽ đã gặp trong chính sách giá đầu ra. Tuy nhiên, kiểu cách, phân phối, tư vấn và các khía cạnh cây trồng đặc biệt của các đầu vào có các khía cạnh giới rõ rệt. Một số vấn đề tác động của chính sách giá đầu vào được chỉ ra như sau:

 Khi áp dụng đầu vào cao thì sẽ yêu cầu nhiều thời gian lao động hơn, điều đó có thể hoặc không thể thực thi trong sự ràng buộc về cách thức phân công lao động và phân bố thời gian lao động giữa nam và nữ trong hộ gia đình.

 Một đầu vào cụ thể như thuốc diệt cỏ sẽ tiết kiệm thời gian làm cỏ, điều đó có thể tiết kiệm thời gian cho phụ nữ khi họ là người làm cỏ.

 Thông tin và các phòng hộ an toàn liên quan tới sử dụng các đầu vào hoá chất thường được chuyển cho đàn ông trong khi tại nhiều quốc gia phụ nữ là người sử dụng chúng. Điều này rõ ràng ảnh hưởng đến sức khoẻ và an toàn của phụ nữ.

 Nói chung, phụ nữ không được dạy cách sử dụng phân bón và các đầu vào hoá chất khác cho hợp lý đã dẫn tới sự lãng phí, sử dụng sai, sử dụng cho các cây trồng không đúng,...

Như chúng ta đã thấy, chính sách đầu vào bao gồm một tập hợp các vấn đề chính sách về giá, sự tiếp cận và các thông tin về các đầu vào biến đổi phải mua, bởi vậy sẽ khó khăn để tổng quát hoá các ảnh hưởng về giới. Một yêu cầu rõ ràng là các cán bộ khuyến nông phải tư vấn cho phụ nữ hơn là cho nam giới khi phụ nữ tiến hành các công việc mà công nghệ mới gắn với họ.

* Chính sách tín dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.


Các dự án tín dụng chính thức đã không đặc biệt lưu ý đến vấn đề giới. Trong thực tiễn nam giới là chủ hộ thường được tiếp cận và đăng ký cho việc cung cấp tín dụng. Tuy nhiên người ta ngày càng thừa nhận rằng phụ nữ có thể sử dụng rất hiệu quả nguồn tín dụng theo quyền riêng của họ cho các hoạt động nhằm cải thiện đời sống và đảm bảo thu nhập cho gia đình họ. Sau đây là một số mặt tiêu cực của chính sách tín dụng khi đề cập đến vấn đề cung cấp tín dụng cho nam giới:

Lao động nữ ở nông thôn Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 5

 Nó tăng cường xu hướng phụ nữ bị loại trừ khỏi các hoạt động và nắm quyền điều hành kinh tế. Quyền này đang bị chuyển sang nam giới (chế biến thực phẩm và tiêu thụ sản phẩm là những ví dụ điển hình).

 Tín dụng cho mua sắm máy móc, trang thiết bị để giảm bớt sức lao động có thể đẩy phụ nữ ra khỏi các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp hơn là nam giới.

 Tín dụng cho sản xuất cây công nghiệp trong đó có nam giới tham gia có thể gia tăng các mẫu thuẫn trong sử dụng đất đai và sức lao động giữa nam giới và nữ giới.

 Trong một số trường hợp khi các dự án tín dụng thường hướng từ nam giới có thể thay thế các hệ thống tín dụng không chính thức do phụ nữ điều hành.

Chẳng có một lý do bào chữa cho các chính sách tín dụng thiên hướng về nam giới. Phụ nữ có tiềm năng to lớn đối với việc sử dụng tín dụng như đã được thử nghiệm tại ngân hàng Grammen ở Bangladesh và từ nhiều chương trình tín dụng phi chính phủ khác. Có thể nói rằng phụ nữ có độ tin cậy cao hơn nam giới trong việc sử dụng tín dụng cho nhiều mục đích và trong việc hoàn trả lại vốn vay.

* Chính sách cơ giới hoá

Trong lịch sử nông nghiệp, phụ nữ thường bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các kỹ thuật cơ giới hoá sau thu hoạch trong đập lúa và xay xát lúa hơn là cơ giới hoá


đồng ruộng. Cơ giới hoá đập lúa và xay xát lúa gây ra sự giảm nghiêm trọng cơ hội việc làm của phụ nữ trong các cộng đồng dư thừa lao động ở vùng Nam và Đông Nam Á.

Những hậu quả giới khác của cơ giới hoá đa dạng và hỗn tạp hơn. Đôi khi người ta bàn cãi rằng, đối với vùng châu Phi-Xahara, lao động theo thời vụ làm hạn chế đến việc tăng sản lượng và cơ giới hoá chọn lọc có thể giúp loại bỏ hạn chế này. Vì nữ nông dân chiếm một tỷ lệ lao động nông thôn cao nên thường thì sự phân bố thời gian của phụ nữ là một ràng buộc có tác dụng trong tranh luận này. Khó khăn là máy cày và các loại công cụ tương tự thích hợp với các trang trại quy mô nhỏ lại thường không phù hợp với đất đai và các điều kiện khí hậu điển hình cho phần lớn vùng châu Phi - Xahara.

Cơ giới hoá là một vấn đề chính sách mà rõ ràng là cho phép xem xét các ảnh hưởng khác nhau đến phụ nữ và nam giới của các trang trại hoặc các kỹ thuật sau thu hoạch. Cơ giới hoá đôi khi được tán thành vì việc giảm bớt công việc nặng nhọc trong khung cảnh các hoạt động hiện thời giữa các nông hộ khác nhau, và các chọn lựa việc làm khác nhau cho phụ nữ - những người có rất ít sự lựa chọn cho sự sống còn của gia đình.

* Chính sách cải cách ruộng đất

Các quyền độc lập của phụ nữ đối với đất đai ít được quan tâm trong cải cách ruộng đất. Cải cách ruộng đất thường có xu hướng không nhạy bén với giới hoặc thiên về phía đàn ông, nhất là đối với việc đăng ký quyền sở hữu đất đai theo sau cải cách. Tại phần lớn các nước đang phát triển quyền làm chủ đất đai nằm trong tay nam giới.

Nếu định nghĩa cải cách ruộng đất là sự mở rộng nhất thời bao gồm tất cả các chính sách chi phối sự đăng ký lại đất đai, tư nhân hoá các loại đất chung và đất của cộng đồng và phân phối các loại đất công cộng thì phụ nữ thường bị tước đi các quyền đã được hình thành từ rất lâu về sở hữu đất trong quá trình cải cách.


Điều đó có thể làm cho phụ nữ bị tách ra khỏi các quyết định phân phối nguồn lực, quản lý các sản phẩm tạo ra từ đất đai và khả năng mặc cả với đàn ông về thời gian lao động của phụ nữ. Tóm lại, các quyết định đăng ký đất đai thiên vị đàn ông có thể làm xấu đi một cách nhanh chóng vị trí phụ thuộc xã hội của phụ nữ vào đàn ông. Sau đây là một vài ví dụ:

 Cải cách ruộng đất có tính chất phân phối lại sẽ đăng ký đất mới với tên của đàn ông, ngay cả trong trường hợp nếu phụ nữ trước đây là người chủ độc lập của một mảnh ruộng trên đất đai của địa chủ.

 Cải cách ruộng đất, thuê mướn ruộng đất và trong các hợp đồng, tên của những người thuê là đàn ông, khi mà trước đây phụ nữ cũng như đàn ông đều có quyền và nghĩa vụ về lĩnh canh.

 Quyền lợi truyền thống về thừa kế đất đai của phụ nữ đã bị phớt lờ khi xây dựng luật về phân chia quyền sở hữu đất công và đất làng cho sở hữu tư nhân và đất đai trở thành tài sản riêng của người đàn ông đứng đầu hộ gia đình, do vậy đôi khi chuyển quyền thừa kế từ phụ nữ cho đàn ông.

 Luật đăng ký lại đất đai được xây dựng để xoá bỏ sự bất bình thường và mơ hồ từ các hồ sơ quyền sở hữu hiện có đã bỏ qua quyền sở hữu ruộng đất theo truyền thống của phụ nữ và chuyển đất đai từ chỗ thuộc sở hữu của phụ nữ sang cho chủ hộ là đàn ông

 Các dự án liên quan đến đất đai bao gồm các dự án về thuỷ lợi, các dự án phát triển nông nghiệp và các dự án định cư đều phân bố quyền sở hữu các khu đất được cải tạo cho đàn ông, mặc dù trước đây các khu đất này là quyền sử dụng truyền thống của phụ nữ.

So sánh đối chiếu 13 cuộc cải cách ruộng đất ở Mỹ La tinh có thể kết luận rằng, chúng đều có xu hướng làm lợi cho đàn ông ngay cả khi sử dụng đất công hoặc đất của tập thể sau cải cách đã được thể chế hoá. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là những người chủ hộ đàn ông luôn được xem như là người hưởng lợi


của cải cách và vì vậy tất cả các biện pháp giúp đỡ (đầu vào, tín dụng, thông tin, khuyến nông...) đều hướng vào chủ hộ đàn ông. Thậm chí trong các hợp tác xã sau cải cách, phụ nữ bị loại trừ ra khỏi tổ chức và các quyết định về đất đai.

Xu hướng đăng ký đất đai theo tên của đàn ông phản ánh sự chi phối sâu sắc của đàn ông trong tất cả các xã hội. Bởi vì hệ thống luật pháp và bộ máy quan liêu có xu hướng do đàn ông cai trị, những sự bào chữa cho phụ nữ bị các cơ quan ra quyết định cho là quan điểm thiếu số hoặc bị bỏ qua. Vẫn theo cách nhìn bên ngoài mà xét, chính sách cải cách ruộng đất có thể được đề cập nhiều hơn so với các chính sách khác, có tính đến quyền của phụ nữ trong việc thực hiện chính sách.

* Chính sách thuỷ lợi

Những dự án thuỷ lợi có xu hướng xem nhẹ vấn đề giới. Vấn đề này có lẽ ít nghiêm trọng hơn ở châu Á, mặc dù thiên vị nghiêng về nam giới trong quyền sở hữu ruộng đất, trong việc phân công lao động, mua bán đầu vào, dịch vụ khuyến nông... cũng nổi lên ở đây như ở các nơi khác. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp nghiên cứu nhấn mạnh về giới trong các công trình thuỷ nông liên quan đến kinh nghiệm của châu Phi. Một số ví dụ điển hình được tóm tắt ở đây:

 Trong một số dự án về tưới lúa ở châu Phi, những khoảng ruộng được tưới giao cho nam giới, thậm chí trong mọi trường hợp phụ nữ trước đây chịu trách nhiệm về việc trồng lúa.

 Trong một số dự án, phụ nữ vẫn tiếp tục làm việc ở những đồng lúa ngập úng, do vậy làm vô hiệu hoá dự án thuỷ lợi làm giảm đáng kể tiềm năng của việc sử dụng đất.

 Một cách tổng quát hơn, các công trình thuỷ nông ở châu Phi đã dẫn đến những mâu thuẫn giữa nam và nữ về phân bố thời gian của phụ nữ và kiểm soát thu nhập bằng tiền.


 Ở một số trường hợp, các mâu thuẫn này trở nên quyết liệt dẫn đến hậu quả xấu của công trình. Ở các trường hợp khác chúng được giải quyết một phần bằng cách đàn ông trả tiền cho thời gian lao động của phụ nữ.‌‌

 Trong một dự án, các nhà tài trợ nước ngoài cố gắng đảm bảo rằng diện tích được tưới tiêu được phân bổ cho phụ nữ nhưng chúng lại được ban điều hành dự án ở địa phương lật ngược lại để cho những khoảnh ruộng đó lọt vào tay nam giới.

Điểm cuối cùng này làm nổi bật lên một số vấn đề thú vị. Chính sách kêu gọi ủng hộ phụ nữ từ xa có thể bị xem như hoặc bị phá vỡ bởi các nhà chức trách địa phương, thậm chí có khi một số lượng tiền lớn được cấp từ bên ngoài. Tình hình nghịch lý nổi lên là những người ngoài trở thành những người tiên phong bảo vệ quyền truyền thống của phụ nữ, trong khi các tổ chức quyền lực quốc gia lại làm xói mòn hoặc thủ tiêu những quyền lợi đó.

Nói tóm lại, các chính sách của nhà nước ở các nước đang phát triển dù là thiên vị nam giới hoặc trung lập về giới thì đều có thể có một kết cục khác biệt giới. Lao động nữ không phải chỉ đối mặt với sự bất lợi trong giáo dục, việc làm, trong sở hữu ruộng đất mà còn cả trong việc tiếp cận với các nguồn lực và các dịch vụ thông tin có thể làm tăng sản lượng.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG NỮ Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI


2.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam ảnh hưởng đến lao động nữ ở nông thôn

2.1.1 Đổi mới nền kinh tế

Vào những năm cuối thập kỷ 70, nền kinh tế nước ta rất khó khăn và lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng: Từ 1971-1980 tổng sản phẩm xã hội tăng bình quân chỉ đạt 1,45 trong đó nông nghiệp tăng 1,9%, riêng lương thực tăng 1,65, công nghiệp tăng 0,6%, thu nhập quốc dân tăng 0,45, trong khi đó tốc độ tăng dân số là 2,2% đã làm cho mức thu nhập bình quân đầu người giảm 4,8%, đời sống nhân dân, nhất là nông dân gặp nhiều khó khăn, diện nghèo, đói tăng. Nhà nước phải nhập khẩu mỗi năm trên dưới 1 triệu tấn lương thực (nhập 5,6 triệu tấn lương thực trong những năm 1976-1980)

Trước sự trì trệ của cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp, trong thực tiễn đã nảy sinh hàng loạt mô hình thử nghiệm của quần chúng nhân dân ở nhiều địa phương, nhiều ngành trên phạm vi cả nước với mức độ và hình thức khác nhau: “làm chui”, làm công khai. Riêng khu vực nông thôn, mô hình: “khoán” ra đời và nảy nở.

Cuối năm 1979, để khắc phục tình trạng nói trên, tổng kết thực tiễn, Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khoá IV đã đề ra chủ trương tháo gỡ những trì trệ, tạo điều kiện cho sản xuất “bung ra”. Theo tinh thần đó một loạt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về khuyến khích phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp được ban hành, trong đó có chủ trương về “khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp”


theo Chỉ thị số 100 của Ban bí thư Trung ương (1/1981) và một số chính sách về ổn định nghĩa vụ bán lương thực, thực phẩm đối với nông dân, chính sách khuyến khích chăn nuôi trâu bò, chính sách giao đất, giao rừng cho hợp tác xã kinh doanh... Có thể nói sự ra đời của Chỉ thị 100 đã tạo ra khâu đột phá, đề ra giải pháp tình thế cùng với các chính sách khác tạo nên sự tác động tổng hợp, chặn đứng đà sa sút trong nông nghiệp của những năm cuối thập kỷ 70, khơi dậy được tinh thần làm chủ, lòng phấn khởi hăng hái của người lao động, tháo gỡ một bước những khó khăn, cản trở, tạo ra động lực mới, sức sống mới cho nông nghiệp phát triển đạt kết quả cao hơn hẳn thời kỳ trước đó: Giá trị sản lượng nông nghiệp tăng từ 1,9% (1976-1980) lên 4,9% (1981-1985), riêng trồng trọt từ

1,7% lên 4,2%, tổng sản lượng lương thực 5 năm từ 66,8 triệu tấn (1976-1980) lên 85,1 triệu tấn (1981-1985), do vậy đã nâng mức bình quân lương thực đầu người từ 268 lên 304kg, tăng giá trị nông sản xuất khẩu lên gấp hơn 2 lần (từ 112 triệu rúp lên 259 triệu rúp) và giảm mạnh lượng lương thực nhập khẩu từ 5,6 triệu tấn (1976-1980) xuống còn 1 triệu tấn (1981-1985).

Các hoạt động tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn có bước khởi sắc, một số ngành công nghiệp gắn với sản xuất nông, lâm nghiệp có tốc độ phát triển khá: công nghiệp giấy tăng 65%, công nghiệp thực phẩm tăng 55%. Các đơn vị chuyên sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng lên, đến cuối 1985 có 5641 hợp tác xã và trên 12.600 tổ sản xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.

Tuy nhiên, sau một số năm phục hồi và tăng trưởng (1981-1985), từ năm 1986 đến đầu năm 1988 tình hình nông nghiệp, kinh tế nông thôn trở lại trì trệ và suy thoái mạnh. Tinh thần hăng hái lao động của nông dân suy giảm rõ rệt, nhiều vùng nông thôn lại diễn ra cảnh ruộng bỏ hoang, trả ruộng cho hợp tác xã, khê đọng sản phẩm tăng lên... điều đó đã phản ánh một bức tranh suy thoái, nhiều khó khăn và động lực sản xuất giảm nghiêm trọng.

Nguyên nhân của tình hình trên là:

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 26/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí