Tổng Số Lao Động Và Lao Động Nữ Từ Các Hộ Nông Nghiệp


Điều này tương ứng với tỷ lệ lực lượng lao động/dân số, tỷ lệ phụ nữ tăng từ 56,4% lên 59,5%, trong khi nam giới giảm từ 82,7% xuống 81,5%. Đáng lưu ý rằng tỷ lệ thất nghiệp của nam giới tăng 0,6% trong khi tỷ lệ này ở phụ nữ không tăng.

Dưới đây là vai trò lao động nữ nông thôn ở một số quốc gia đang phát triển trong khu vực châu Á:

Vai trò của lao động nữ ở nông thôn Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những quốc gia có tỷ lệ dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp lớn nhất thế giới, ở quốc gia này lao động nông thôn có một vai trò quan trọng. Phụ nữ Trung Quốc cũng đã tham gia nhiều vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước. Từ sau khi đất nước tiến hành cải cách và mở cửa đến nay, phụ nữ Trung Quốc đã có nhiều tiến bộ vượt bậc. Hiện nay phụ nữ chiếm 44% tổng số lực lượng lao động trong xã hội, ở khu vực nông thôn, phụ nữ chiếm khoảng 50% lực lượng lao động, ở khu vực viên chức nhà nước, phụ nữ chiếm khoảng 38% (với khoảng 56 triệu phụ nữ). Họ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, kiến trúc, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội... Nông thôn Trung Quốc hiện nay có hơn 120 triệu người làm việc trong các xí nghiệp hương trấn, trong đó 40% lực lượng lao động là phụ nữ [61, tr. 66]

Khi sản xuất nông nghiệp được tập thể hoá các quyết định phân phối được chuyển từ hộ gia đình sang các hợp tác xã thì chính sách tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào sản xuất nông nghiệp được thực hiện rất nhanh chóng. Tỷ trọng của phụ nữ nông dân trong độ tuổi làm việc tham gia vào sản xuất nông nghiệp đã tăng từ dưới 40% vào cuối những năm 40 lên 50-70% vào giữa những năm 50 và 60-80% vào những năm 60 và 70 và số ngày trung bình mà phụ nữ làm việc trong sản xuất nông nghiệp cũng tăng lên rất đáng kể. Sự gia tăng tham gia của


phụ nữ vào sản xuất nông nghiệp dường như là sự thay đổi quan trọng duy nhất mà phụ nữ nông dân Trung Quốc đạt được trước năm 1978.

Ngoài việc tham gia vào sản xuất nông nghiệp, một số phụ nữ nông dân còn được lựa chọn trong số người rời bỏ nông nghiệp. Trong những năm 60 và 70, phụ nữ chiếm tới 25% những người được lựa chọn để làm việc trong các xí nghiệp quốc doanh, 20% thanh thiếu niên được chọn đi học tiếp ở các thành phố, 32% số bác sĩ, 40% số giáo viên ở nông thôn, và khoảng 30% được cử vào các xí nghiệp công xã. Tuy nhiên, phần lớn phụ nữ nông thôn làm việc trong sản xuất nông nghiệp. Cuộc điều tra dân số năm 1982 cho thấy trong số phụ nữ làm việc ở nông thôn Trung quốc, 92% làm việc trong nông nghiệp, so với con số 85% của nam giới [70, tr. 105].

Quá trình rời bỏ đất đai của nông dân cũng làm thay đổi sự phân bố công việc sản xuất nông nghiệp ngay trong các hộ gia đình. Do số nam giới rời bỏ đất đai nhiều hơn phụ nữ cho nên quá trình phát triển phi nông nghiệp nhanh chóng ở nông thôn đã dần tới hiện tượng “phụ nữ hoá” sản xuất nông nghiệp ở một số khu vực Trung quốc (đặc biệt là ở miền nam Jiangsu và châu thổ sông Ngọc ở Quảng Đông). Nhiều báo cáo chỉ ra rằng, trong những năm 80, do nam giới trong các hộ gia đình hoặc tham gia vào các công việc phi nông nghiệp hoặc vắng mặt ở làng xã trong thời gian dài cho nên phụ nữ đảm đương phần chủ yếu trong công việc đồng áng (thường với sự giúp đỡ của thiếu niên và những người đứng tuổi)

Những thay đổi này sâu rộng như thế nào? Tổng số lao động tăng lên ở Trung Quốc từ 1982 đến 1990 là 125,7 triệu người, trong số đó 42,3 triệu (hay 33,6%) tìm được công việc ngoài lĩnh vực nông nghiệp [68, tr. 107]. Tỷ trọng của những công nhân xuất thân từ các hộ nông dân là bao nhiêu? Và trong số đó thì phụ nữ chiếm bao nhiêu? Dù rằng không thể đưa ra được các câu trả lời chính xác,


nhưng có những lý do để tin rằng một phần quan trọng các công nhân phi nông nghiệp mới xuất thân từ các hộ nông dân trong số họ có nhiều phụ nữ.

Bảng 1.8: Tổng số lao động và lao động nữ từ các hộ nông nghiệp

ở các khu vực thành thị và nông thôn theo từng ngành ở Trung quốc, 1990



Công nhâna

từ các hộ nông nghiệpb

Tổng số

Thành thịc

Nông thôn

Tổng số (000) 100%

522784

59627

463156

Tỷ lệ %




- Ở trong nông nghiệp

88.6

62.4

92.0

- Ngoài nông nghiệp

11.4

37.6

8.0

Phụ nữ (000)

241201

27113

21088

Phần trăm của




- Nông nghiệp

91.2

67.5

94.2

- Ngoài nông nghiệp

8.8

32.5

5.8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Lao động nữ ở nông thôn Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 4

(Nguồn: Uỷ ban các vấn đề xã hội của quốc hội Việt Nam và cơ quan phát triển quốc tế Canada (1995), Kỷ yếu hội thảo: Vai trò giới tính và nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội)

Vai trò của lao động nữ ở nông thôn Malaysia

Việc thực hiện các chương trình phát triển trong những năm 1970 cho thấy sự phát triển nhanh chóng các hoạt động về lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ mà trong đó sự thu hút phụ nữ trong lực lượng lao động ở mức độ nhanh hơn và tỷ lệ cao hơn. Điều này dẫn đến một sự giảm sút tỷ lệ lao động nữ trong nông nghiệp. Năm 1957, số liệu điều tra dân số cho thấy, 77% phụ nữ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, năm 1986, tỷ lệ này còn 27,5%. Như thế trong vòng 30 năm tỷ lệ lao động nữ nông nghiệp giảm gần 50%, bình quân 1,6%/năm. Tốc độ giảm nhanh vào giai đoạn 75-86, từ 50,3% còn 27,5%, giảm bình quân 2,1%/năm. Sự giảm lao động nữ trong nông nghiệp là hệ quả của việc chuyển đổi cơ cấu ngành

a Những người từ 15 tuổi trở lên có làm việc thường xuyên hoặc tạm thời nhưng đã làm việc được 16 ngày trong giai đoạn 6 tháng trước khi điều tra dân số

b Các cá nhân ở Trung quốc đăng ký tên gọi hoặc “hộ nông nghiệp” “hộ phi nông nghiệp”. Sự khác biệt cơ bản là

các hộ nông nghiệp tự cung tự cấp lúa gạo trong khi các hộ phi nông nghiệp phải mua lương thực từ kho Nhà nước với giá chính thức thành viên của các công xã (tức là nông dân) đều đăng ký như là các hộ nông nghiệp

c Thành thị được định nghĩa như là tập hợp cả các quận huyện thành thị thuộc những thành phố có tổ chức cơ cấu quận huyện; các huyện dân cư ở những thành phố không tổ chức cơ cấu quận huyện thành thị; các vùng dưới sự quản lý của hội đồng khu vực thuộc những thị trấn thị xã chịu sự điều hành của các thành phố không tổ chức cơ cấu huyện thị và các thành phố nhỏ (thị trấn thị xã) dưới sự quản lý của các tỉnh. Nông thôn là tất cả những vùng còn lại.


nghề, cơ cấu kinh tế. Như chúng ta thấy là động nữ tăng nhanh ở các lĩnh vực công nghiệp (17-22,5%) và dịch vụ (30,6-47,5%). Như đã chỉ ra ở bảng sau sự phân chia tỷ lệ lao động nữ trong lĩnh vực nông nghiệp đã giảm nhanh:


Bảng 1.9: Sự phân chia tỷ lệ lao động nữ trong các lĩnh vực tại Penisular, Malaysia từ 1975-1986


1

2

3

4

5

6

7

1975

50.3

0.4

17.0

0.9

0.1

0.7

30.6

1979

43.8

0.4

19.9

0.9

0.3

1.0

33.6

1980

40.2

0.4

20.7

1.0

0.2

1.0

36.4

1981

37.6

0.3

21.8

1.3

0.3

1.3

37.4

1982

33.4

0.4

22.1

1.3

0.1

1.0

41.7

1983

30.9

0.5

23.4

1.5

0.0

1.0

42.7

1984

29.9

0.3

22.4

1.3

0.1

1.2

44.8

1985

28.9

0.3

21.9

1.3

0.0

1.4

46.2

1986

27.5

0.3

22.5

1.0

0.0

1.2

47.5

1. Nông nghiệp

2. Mỏ đá và khai thác quặng đá

3. Công nghiệp

4. Xây dựng

5. Điện, gas, nước và dịch vụ vệ sinh

6. Giao thông, trông kho và liên lạc

7. Các dịch vụ

(Nguồn: Jamilah Ariffin (1992), Women and Development in Malaysia)

Vai trò của lao động nữ nông thôn Hàn Quốc

Trước đây ở nông thôn, nông nghiệp chủ yếu dựa vào lao động chân tay. Vì vậy, mỗi khi vào vụ, bất kỳ già trẻ, gái trai đều phải tham gia vào công việc. Sau khi tầng lớp thanh niên, trung niên di chuyển đến đô thị trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá những năm qua, sức lao động chủ yếu chỉ là người già và phụ nữ, đồng thời hiện tượng nữ hoá lão hoá ngày càng trầm trọng. Năm 1990, số phụ nữ tham dự vào công việc đã lên tới 45%.

Bảng 1.10: Biến đổi tỷ lệ cơ cấu thời gian lao động của nhà nông theo giới tính (%)

Năm

Lao động gia đình

Đổi công

Tổng số



Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

1967

69.3

30.3

73.4

26.6

71.9

28.1

1971

65.8

34.2

62.9

37.1

66.7

33.3

1975

64.6

35.4

69.3

30.7

66.7

33.3

1980

58.3

41.7

49.5

50.5

57.4

42.6

1985

59.3

40.7

46.9

53.1

57.2

42.8

1990

55.4

44.6

36.5

63.5

52.7

47.3

Nguồn: Jeong Nam Song (1996), Một số đặc điểm của nông thôn Hàn Quốc

Bảng trên cho thấy thời gian lao động của phụ nữ so với nam giới năm 1967 là 30,3%, năm 1990 là 44,6%. Đặc biệt về mặt đổi công của phụ nữ trong cùng thời gian đó tăng lên từ 26,6% (năm 1967) đến 63,5% (năm 1990) gấp đôi so với đổi công của đàn ông

Thực tế, những năm 60 lực lượng lao động ở nông thôn rất phong phú nên chỉ có 1/3 số người làm nghề nông là tham gia vào công việc, lao động già và lao động nữ trở thành thứ yếu. Song hiện nay đại bộ phận mọi người đều đã tích cực tham gia lao động. Cùng với họ tầng lớp cư dân phi kinh tế dưới 14 tuổi cũng đã được huy động vào làm việc.

Mặc dù nông nghiệp nông thôn Hàn Quốc đã có trình độ cơ khí hoá cao nhưng số người trong mỗi hộ không nhiều, lại còn phải sử dụng lao động vào việc bảo dưỡng máy móc,... nên tỷ lệ lao động trong các hộ gia đình năm 1967 chiếm tới 78% và năm 1990 là 80,7%. Thời gian làm việc bình quân của một nông dân năm 1967 là 568,99 giờ, năm 1990 là 923,95 giờ (tính bình quân thời gian làm việc của một hộ nông nghiệp là 1,592,69 giờ) [43, tr. 353]


1.3 Chính sách của Nhà nước tác động đến lao động nữ ở các nước đang phát triển

Ở các nước đang phát triển, các chính sách của Nhà nước tác động đáng kể đến sự phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, đối với lao động nữ, sự tác động của các chính sách lại rất có chừng mực.


1.3.1 Chính sách giáo dục

Mặc dù rất nhiều nước đã ban hành luật giáo dục bắt buộc, coi giáo dục cơ sở là một quyền của con người, không có sự phân biệt về giới nhưng trong nhiều thiết chế, cách tổ chức thực hiện giáo dục đã ngăn cản các bé gái đến trường nhiều hơn các bé trai. Thí dụ, vấn đề không có các cô giáo trong các trường học ở Pakistan, không có các nhà vệ sinh riêng biệt trong các trường học ở Bangladesh là những rào cản văn hoá ngăn cản các em gái không đến trường [40, tr. 186]. Như vậy, việc không tính đến ảnh hưởng của sự phân biệt và bất bình đẳng giới đối với việc thực hành các quyền cơ bản của con người đã làm suy yếu hiệu lực của các quy định của pháp luật.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Khi phụ nữ không có cơ hội học hành thì họ sẽ không có quyền quyết định trong gia đình và do đó gặp phải các trở ngại nghiêm trọng trong việc nuôi dạy những đứa con khoẻ mạnh và giỏi giang. Họ cũng có xu hướng sinh nhiều con hơn số họ muốn, làm tăng thêm các áp lực lên gia đình và chính bản thân họ. Do vậy, việc giáo dục con gái rất quan trọng để cải thiện dinh dưỡng trong gia đình và làm giảm tỷ lệ sinh đẻ cũng như tỷ lệ trẻ tử vong. Tuy nhiên, ở hầu hết các nước đang phát triển đặc biệt là ở Nam Á, Trung Đông và châu Phi, khuynh hướng giáo dục thiên về tuyển chọn học sinh nam đang được chú trọng. Các bậc cha mẹ coi việc giáo dục cho con gái là ít hữu hiệu hơn đối với việc giáo dục cho các con trai. Họ luôn luôn sợ việc giáo dục như vậy sẽ cản trở triển vọng hôn nhân hay cuộc sống gia đình của con gái họ. Giáo dục cho một cô gái có thể đem đến ít lợi ích kinh tế hơn, đặc biệt là nếu cô ta gặp phải sự phân biệt đối xử trong công việc nếu lấy chồng sớm, hoặc không làm việc nữa và chuyển về sống ở làng quê của chồng.

Bên cạnh việc học hành, lao động nữ thường phải đối đầu với một trở ngại về các chính sách hỗ trợ sản xuất, khuyến nông. Các nghiên cứu cho thấy rằng các đại diện khuyến nông tập trung vào nam nông dân, mặc dù nhiều khi phụ nữ là


những người cấy trồng chính vì chồng của họ làm việc ở xa nông trại [39, tr. 147]

1.3.2 Chính sách về việc làm

Từ trước đến nay, nam giới có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cao hơn phụ nữ và hình thái này vẫn đang tiếp diễn. Nhưng mức độ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ khác nhau rất nhiều giữa các vùng đang phát triển, trong đó tỷ lệ này chiếm 25% ở Trung Đông và Bắc Phi năm 1995 đến khoảng 45% ở châu Âu, Trung Á, Đông Á và vùng Thái Bình Dương [40, tr. 55]. Trong lực lượng lao động, phụ nữ và nam giới thường làm việc trong các ngành nghề khác nhau, trong đó phụ nữ hiện diện ít trong những công việc thù lao cao của khu vực chính thức và có mặt rất nhiều trong những ngành nghề không được trả lương của khu vực phi chính thức. Hơn nữa, nhìn chung, việc làm của phụ nữ thường ít được đảm bảo hơn việc làm của nam giới, trong đó phụ nữ thường tham gia nhiều trong các hoạt động phụ, tạm thời hoặc một công việc thất thường và những việc làm trong gia đình.

Các nước đang phát triển sử dụng nhiều công cụ luật pháp và các quy định tích cực để giải quyết các vấn đề giới đa dạng trong thị trường lao động. Một số nước can thiệp rất tích cực, điều tiết trực tiếp những quy định thuê mướn và sa thải công nhân của các công ty, tiền lương của công nhân và nhìn chung là điều chỉnh các mối quan hệ lao động. Một số nước hỗ trợ cho các hoạt động chăm sóc gia đình và một số khác lại giải quyết những tác động của giới trong hệ thống lương bổng của mình.

Nhiều chính phủ đưa ra luật lao động, trong đó đảm bảo thời gian của phụ nữ mới sinh con và hạn chế việc phụ nữ phải tiếp xúc với các hoạt động nặng nhọc và mạo hiểm. Tuy nhiên, ở một số nước điều này đôi khi đã dẫn đến giảm việc làm hay tiền lương của phụ nữ bởi vì nó làm tăng chi phí thuê mướn phụ nữ của người sử dụng lao động.


Bên cạnh đó ở nhiều nước đang phát triển, cùng tồn tại song song với hệ thống luật - luật pháp, còn có các luật tục, tôn giáo. Nhiều luật tục đã ngăn cản việc tham gia của phụ nữ trong thị trường lao động. Như tại Goatêmala, đàn ông có thể giới hạn các công việc mà vợ của họ có thể đảm nhận bên ngoài gia đình [39, tr. 147]. Điều này cũng là một nguyên nhân khiến cho phụ nữ có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thấp hơn nam giới.

1.3.3 Các chính sách về nông nghiệp và nông thôn

* Chính sách giá đầu ra

Các chính sách giá ở các nước đang phát triển ít khi chú ý đến phụ nữ mặc dù nó có thể ảnh hưởng tới đời sống của phụ nữ. Phụ nữ đã bị bỏ qua hoặc không được tham gia vào việc hình thành các chính sách đó. Một vài dẫn chứng về tầm quan trọng của chính sách giá tác động đến phụ nữ:

 Giá trang trại thấp sẽ dẫn tới hộ nông dân sử dụng lao động làm thuê ít hơn, tăng cường sử dụng lao động gia đình (trong đó có phụ nữ), và như vậy sẽ làm giảm việc làm cho lao động từ các hộ ít đất. Ngược lại là giá trang trại cao.

 Việc thay đổi giá theo mùa vụ có thể làm thay đổi sự cân đối các đầu vào lao động hoặc sử dụng đất hoặc thu nhập giữa nam và nữ.

 Chính sách giá được sử dụng để thúc đẩy mở rộng quy mô cây trồng, ví dụ các cây xuất khẩu, mà với chúng đàn ông có sự kiểm soát các nguồn lực và thu nhập nhiều hơn phụ nữ. Bởi vậy sẽ làm giảm sự độc lập kinh tế và sự lựa chọn của phụ nữ.

Sự tồn tại của các ảnh hưởng có liên quan tới giới trong lĩnh vực chính sách giá không có nghĩa là chúng nhất thiết phải được tính đến trong chính sách giá. Một mặt các chính sách giá thường áp dụng rộng rãi và nhiều ảnh hưởng giới khác nhau - thậm chí có thể ngược nhau - có thể xuất hiện với cùng một chính sách giống nhau trong các cộng đồng nông dân khác nhau trong phạm vi một nước.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/01/2023