Rõ ràng là, đóng góp của phụ nữ vào thu nhập gia đình là hiện hữu trong mọi hộ gia đình. Trung bình đóng góp của người vợ vào thu nhập hộ gia đình là khoảng
312.360 đồng/tháng và chỉ ít hơn thu nhập của người chồng là 341.727 đồng/tháng. Khoảng hơn 80% phụ nữ nói rằng chỉ riêng thu nhập của chồng không đủ cho tiêu dùng của gia đình và gần 90% phụ nữ nói rằng thu nhập của họ quan trọng đối với sự sống còn của gia đình.
Dữ liệu về thực tế thu nhập cũng cho thấy người vợ trong 1/3 số gia đình kiếm thu nhập nhiều hơn chồng và 1/4 kiếm thu nhập bằng chồng. Trong khảo sát, chúng tôi cũng đề nghị người vợ cho biết theo họ ai là người có thu nhập chủ yếu. Các câu trả lời như nêu trong bảng trên cho thấy quan niệm của phụ nữ về đóng góp của họ vào thu nhập gia đình cũng gần với thực tế, đưa ra giả định rằng người phụ nữ nhận thức được đóng góp kinh tế của họ.
Tuy nhiên cũng có một số khác biệt trong tỷ lệ đóng góp của phụ nữ vào thu nhập gia đình.
Các tiêu chí đặc trưng cơ bản | Bình quân thu nhập | |||
Vợ | Chồng | Tổng | Chi phí | |
Tình trạng kinh tế | ||||
Tốt | 528 | 575 | 1094 | 610 |
Trung bình | 302 | 337 | 628 | 521 |
Nghèo | 176 | 150 | 319 | 362 |
Sự đầy đủ về thu nhập của người chồng | ||||
Đủ | 351 | 550 | 925 | 506 |
Không đủ | 301 | 294 | 580 | 508 |
Nghề chính | ||||
Cả hai làm nông nghiệp | 266 | 282 | 544 | 468 |
Vợ làm nông nghiệp, chồng không | 348 | 439 | 751 | 518 |
làm nông nghiệp | ||||
Cả hai không làm nông nghiệp | 410 | 445 | 877 | 634 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Lao Động Nữ Ở Nông Thôn Việt Nam
- Phần Trăm Những Người Từ 10 Tuổi Trở Lên Biết Chữ Chia Theo Giới Tính Và Nơi Cư Trú, 1999
- Phân Công Các Hoạt Động Sản Xuất Giữa Các Thành Viên Trong Gia Đình (%)
- Các Đặc Trưng Của Chủ Hộ/cơ Sở Ngành Nghề Nông Thôn
- Sự Khác Biệt Giới Và Bất Bình Đẳng Giới Trong Lao Động
- Lao Động Nữ Trong Chiến Lược Phát Triển Nông Thôn
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Bảng 2.15: Bình quân thu nhập theo tháng (bằng tiền và hiện vật) của vợ và chồng và chi phí bình quân hộ gia đình theo các tiêu chí đặc trưng cơ bản (tính theo ngàn đồng)
363 270 248 | 410 287 245 | 767 543 478 | 534 480 471 | |
Có con 3 hoặc dưới 3 tuổi trong gia đình | ||||
Có Không | 317 304 | 342 341 | 654 626 | 532 464 |
Chung các nhóm | 312 | 341 | 624 | 505 |
Nguồn: Hội Đồng dân số (1997), Sản xuất, sinh sản và phúc lợi gia đình - Phân tích mối quan hệ giới trong hộ gia đình Việt Nam
Như trong bảng trên, trong những hộ gia đình mà người chồng và vợ chủ yếu
làm nghề nông hoặc cả hai không làm nghề nông thì sự chênh lệch thu nhập của vợ và chồng là nhỏ. Tuy nhiên khi người vợ chủ yếu hoạt động nông nghiệp còn người chồng làm phi nông nghiệp thì dường như người vợ kiếm thu nhập ít hơn hẳn chồng. Có lẽ sự tình nguyện chấp nhận mức trả công thấp hơn cũng có liên quan đến quan niệm coi người chồng là người cung cấp kinh tế chính và người vợ là người chăm sóc gia đình. Ví dụ, một người phụ nữ có chồng làm nghề phi nông nghiệp sẵn sàng tiếp tục làm nông nghiệp, công việc cho phép họ kết hợp việc làm ruộng với việc nội trợ và chăm sóc con. Trong trường hợp này, dù người phụ nữ có thể làm việc trong khoảng thời gian dài hơn người chồng những đóng góp của chị ta vào thu nhập bằng tiền mặt lại thấp hơn và thường chỉ được coi là phụ cho thu nhập của người chồng. Tuy nhiên, khi thu nhập của người chồng được người vợ coi là không đủ thì người phụ nữ có xu hướng làm việc tích cực hơn để kiếm thu nhập. Như trong bảng trên, trong những hộ gia đình như vậy, thu nhập người vợ kiếm được cao hơn thu nhập của chồng.
Có một niềm tin phổ biến trên thế giới rằng nam giới là người cung cấp chính phúc lợi kinh tế cho gia đình. Phụ nữ được coi như người phụ thuộc về kinh tế, ở nhà trông coi nhà cửa, con cái và là người kiếm phụ thêm giúp cho gia đình. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không ủng hộ giả thiết đó.
Giả định rằng nam giới là người duy nhất cung cấp các nhu cầu kinh tế cho phụ nữ và trẻ em còn xa mới là sự thực. Ở Việt Nam, phụ nữ theo truyền thống đã có trách nhiệm kinh tế và nghiên cứu này cho thấy điều này đến nay vẫn không thay đổi. Sự không đủ về thu nhập của nam giới là một thực tế trong phần lớn các hộ gia đình và vì vậy thu nhập của người phụ nữ có tầm quan trọng với sự sống còn của gia đình.
Tóm lại, qua những phân tích ở trên chúng ta thấy:
1. Phụ nữ đóng góp to lớn vào phúc lợi gia đình. Họ làm ruộng, mang lại thu nhập bằng tiền mặt, chăm sóc con cái và làm các việc nội trợ. Thực tế trong khi phụ nữ làm phần lớn việc nội trợ và chăm sóc người phụ thuộc (trẻ em và người già) với sự giúp đỡ ít ỏi của nam giới thì đóng góp sản xuất của họ cho gia đình gần bằng nam giới.
Bảng 2.16: Tỷ lệ phân công các hoạt động sản xuất và chăm sóc nội trợ giữa các thành viên trong gia đình*
Tỷ lệ tham gia của | ||||
Vợ | Chồng | Con | Người khác | |
Việc nội trợ | ||||
Quét dọn | 68.1 | 6.8 | 17.5 | 7.7 |
Giặt quần áo | 83.7 | 3.6 | 10.9 | 1.8 |
Nấu nướng | 75.4 | 4.9 | 13.4 | 6.4 |
Mua thức ăn | 88.2 | 3.2 | 3.8 | 4.9 |
Sửa nhà | 15.5 | 74.8 | 1.1 | 8.7 |
Chăm sóc người phụ thuộc | ||||
Con nhỏ | 76.9 | 19.0 | 0.5 | 3.6 |
Người ốm | 69.3 | 27.9 | 0.6 | 2.3 |
Người già | 64.8 | 31.0 | 1.7 | 2.5 |
Sản xuất | ||||
Trồng trọt | 63.5 | 29.7 | 2.4 | 4.4 |
Chăn nuôi | 73.6 | 17.5 | 4.3 | 4.7 |
Nuôi cá | 28.9 | 56.2 | 5.2 | 9.7 |
Nghề thủ công | 3.9 | 16.5 | 3.4 | 6.3 |
Làm thuê | 20.8 | 68.5 | 4.7 | 6.0 |
Việc khác | ||||
Dạy con | 62.2 | 36.3 | 0.1 | 1.4 |
Các hoạt động xã hội | 40.2 | 40.5 | 0.9 | 7.2 |
* Tổng số phần trăm có thể không phải là 100 do có trùng lặp
43.7 | 49.9 | 0.4 | 6.4 | |
Vay tiền | 55.6 | 38.1 | 0.1 | 6.2 |
Nguồn: Hội Đồng dân số (1997), Sản xuất, sinh sản và phúc lợi gia đình - Phân tích mối quan hệ giới trong hộ gia đình Việt Nam
Do phần lớn hoạt động sản xuất của người phụ nữ không được tính ra tiền (ví dụ thức ăn họ trồng dùng trong tiêu thụ gia đình nên khó có thể tính ra thành tiền mặt. Nếu chúng ta chỉ xem xét thu nhập bằng tiền mặt thì đóng góp của người phụ nữ vào phúc lợi gia đình sẽ bị đánh giá thấp hơn so với thực tế. Bằng cách gán các giá trị tiền mặt cho các công việc không được trả công của người phụ nữ, chúng tôi nhận thấy rằng phụ nữ đóng góp lớn vào sản xuất của gia đình. Thực tế, lao động sản xuất của người phụ nữ tạo ra thu nhập xấp xỉ nam giới. Phụ nữ trong phần lớn các hộ gia đình thấy thu nhập của họ có tầm quan trọng với sự sống còn của gia đình. Khi nhìn vào thu nhập hàng tháng, quan niệm này có giá trị đúng vì thu nhập bình quân của nam giới trong nghiên cứu này dường như ít hơn số thu nhập cần thiết để trang trải các chi phí của hộ gia đình.
2. Chúng tôi nhận thấy vẫn còn nhiều sự bất bình đẳng giới giữa vợ và chồng trong việc phân công lao động, hưởng thụ thu nhập. Việc phân công lao động theo giới trong gia đình vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của các giá trị truyền thống. Phần lớn các việc nội trợ gia đình như nấu nướng, đi chợ, trông con là trách nhiệm của người phụ nữ bất kể chị ta tham gia vào hoạt động kinh tế ở mức độ nào. Phụ nữ chấp nhận vai trò hai mặt của họ vốn được coi như sự phân công lao động “tự nhiên” tuy họ cảm thấy họ phải làm quá nhiều việc. Chồng của họ, nếu có tham gia vào các việc nội trợ thì cũng ở mức rất ít và các bà vợ không dám đề nghị chồng giúp đỡ.
3. Kết quả của nghiên cứu này gợi ra rằng phúc lợi của phụ nữ có liên quan đến phương thức phân công lao động trong gia đình, sự phân bổ thời gian thu nhập của người phụ nữ và nam giới, quyền kiểm soát và ra quyết định về thu nhập và các vấn đề quan trọng của gia đình. Phụ nữ dành nhiều thời gian hơn cho hoạt động sản xuất và có xu hướng làm như vậy bằng cách bớt thời gian rỗi cho bản
thân. Phụ nữ ở các vùng tiến hành nghiên cứu có thời gian làm việc dài và nhiều yêu cầu đòi hỏi hơn. Trung bình, phụ nữ chỉ có 3 giờ rỗi gồm cả thời gian ăn, tắm và một số hoạt động cá nhân khác. Phụ nữ có thời gian để theo đuổi các cơ hội cho phép họ nâng cao tay nghề hay học kỹ năng mới.
4. Nhìn chung, việc phân công lao động không có lợi cho phụ nữ. Phụ nữ phần lớn chịu trách nhiệm canh tác, chăn nuôi gia súc, làm vườn với lao động thủ công và năng suất thấp. Các hoạt động sản xuất tuy tạo ra sản phẩm cho gia đình tiêu dùng, nhưng không mang lại thu nhập bằng tiền mặt. Các nghề phi nông nghiệp do phụ nữ làm thường là nghề phụ và làm tại nhà vào các buổi tối hay vào thời gian rỗi và chỉ mang lại thu nhập thấp. Những nghiên cứu về lĩnh vực này cho thấy thời gian làm việc dài, công việc nặng nhọc và thủ công ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ người phụ nữ: về thể chất, tinh thần và tâm lý. Việc thiếu hoạt động giải trí và nghỉ ngơi sau những giờ làm việc lâu dài rất có hại cho việc không phục lại sức khoẻ của người phụ nữ.
2.4 Một số vấn đề đặt ra với lao động nữ nông thôn
2.4.1 Về chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh. Trước hết với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, bao gồm toàn bộ dân cư có cơ thể phát triển bình thường (không bị khiếm khuyết hoặc dị tật bẩm sinh).
Nguồn nhân lực với tư cách là một yếu tố của sự phát triển kinh tế - xã hội là khả năng lao động của xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Với tư cách này hiểu nguồn nhân lực tương đương với nguồn lao động.
Nguồn nhân lực còn có thể hiểu là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Với cách hiểu này nguồn nhân lực bao
gồm những người từ giới hạn dưới tuổi lao động trở lên (ở nước ta là tròn 15 tuổi)
Các cách hiểu trên chỉ khác nhau về việc xác định quy mô nguồn nhân lực, song đều nhất trí với nhau đó là nguồn nhân lực nói lên khả năng lao động của xã hội. Nguồn nhân lực được xem xét trên giác độ số lượng và chất lượng. Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ gia tăng nguồn nhân lực. Các chỉ tiêu này có quan hệ mật thiết với chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số. Quy mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân số càng cao thì dẫn đến quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, mối quan hệ dân số và nguồn nhân lực được biểu hiện sau một thời gian nhất định (vì đến lúc đó con người mới phát triển đầy đủ, mới có khả năng lao động).
Về chất lượng, nguồn nhân lực được xem xét trên các mặt: trình độ sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, năng lực phẩm chất....
Cũng giống như các nguồn lực khác, số lượng và đặc biệt chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội [44, tr. 35-36]
* Vấn đề về sức khoẻ của lao động nữ
Sức khoẻ là một tài sản hết sức quan trọng đối với con người, đối với phụ nữ thì sức khoẻ lại càng quan trọng, vì nó không chỉ làm tăng khả năng lao động của phụ nữ mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống của họ và các thành viên trong gia đình. Những bà mẹ khoẻ mạnh sẽ sinh ra những đứa con khoẻ mạnh Vì thế, quan tâm và cải thiện sức khoẻ cho phụ nữ là một phương tiện cho phát triển kinh tế và phát triển con người. Mặc dù những năm qua Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, như nhận xét của các chuyên gia quốc tế: “Đến năm 1992, Việt Nam đã đứng hàng thứ hai về tỷ lệ người lớn biết chữ và là một trong những nước đứng đầu về tiếp cận dịch vụ y tế
và đứng đầu về tiếp cận an toàn nước trong các nước ASEAN”[42, tr. 2], tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề cần đặt ra về sức khoẻ phụ nữ ở nông thôn.
Về sức khoẻ thể chất:
Kết quả Khảo sát mức sống dân cư Việt nam (1993) cho thấy tình trạng đau ốm trong 12 tháng theo giới tính như sau: có đau ốm: 68%(nữ) và 64,3% (nam). Tình trạng đau ốm của phụ nữ cao hơn nam giới trong nghiên cứu trên đã phản ánh một thực tế: sức khoẻ phụ nữ là một vấn đề đáng lo ngại đặc biệt là sức khoẻ của phụ nữ ở các vùng nông thôn. So với phụ nữ ở đô thị, phụ nữ nông thôn có tỷ lệ đau ốm cao hơn: 69,2% và 63,7%. Tỷ lệ đau ốm của phụ nữ nông thôn chênh lệch theo các vùng dân cư, cao nhất là vùng Tây nguyên (89,5%), duyên hải miền Trung (78,6%) và thấp nhất là miền núi trung du (62,8%) (1993). Điều tra mức sống dân cư lần 2 (1997-1998) cho thấy: tỷ lệ đau ốm của người dân khá cao, nông thôn cao hơn đô thị, phụ nữ đau ốm nhiều hơn nam giới (45% và 38%). Nếu xét theo nhóm tuổi trong độ tuổi lao động thì ở một vài nhóm tuổi được xem là “sung sức” hơn cả như 25-29; 30-34 và 40-44 thì tỷ lệ đau ốm của phụ nữ vẫn nhiều hơn nam giới từ 10% đến 12%.
Theo chúng tôi, sức khoẻ của phụ nữ nông thôn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố sau đây:
- Lao động vất vả: Như đã nói , phụ nữ đảm nhận khối lượng công việc gấp đôi nam giới. Thời gian làm việc của phụ nữ dài hơn và căng thẳng hơn. Bên cạnh đó, phụ nữ nông thôn thường lao động vất vả trong thời gian mang thai và trong thời gian này họ vẫn lao động bình thường không kiêng khem, thậm chí vẫn lao động nặng trong những tháng lẽ ra cần phải chú ý giữ gìn để đảm bảo an toàn cho thai nhi và người mẹ. Có đến hơn một nửa phụ nữ không nghỉ trước khi sinh con, họ vẫn làm việc ngoài đồng cho đến khi sinh nở, kể cả những công việc được coi là vất vả của nhà nông là làm đất, có đến 67,6% số người được hỏi trả
lời “làm đất khi mang thai đến khi đẻ”, 80% trả lời “gánh nặng từ khi mang thai cho đến khi sinh nở” trong đó có 75% trả lời “gánh nặng” khi thai nhi 1-3 tháng; nhiều công việc khác cho ta thấy phụ nữ nông thôn lao động vất vả khi thai nghén:
- Cấy gặt khi mang thai: 75% - Tát nước: 37.8%
- Bón phân : 43.5% - Làm cỏ : 73.0%
Tính trung bình, một phụ nữ mỗi ngày làm việc 15 đến 16 giờ. Dưới đây là mô tả cuộc sống thường nhật của một phụ nữ: “5 giờ sáng thức dậy để chuẩn bị bữa sáng cho gia đình, quét nhà, dọn chuồng trâu, chuồng lợn, cho gà vịt ăn,... Từ 6 giờ sáng cho đến trưa làm việc ngoài đồng. Từ 12 giờ trưa cho đến 2 giờ chiều nghỉ, tắm, giặt quần áo. Từ 2 giờ đến 6 giờ tiếp tục làm việc ngoài đồng hoặc làm vườn gần nhà; đi chợ hay ở nhà làm hàng thủ công hoặc xát gạo. Lúc 6 giờ chiều chuẩn bị bữa tối cho gia đình, tắm cho con, giặt quần áo, làm hàng thủ công, giúp con học, chuẩn bị rau và thức ăn cho lợn ngày hôm sau. 10 giờ tối cho con đi ngủ, sau đó ngủ khoảng 6-7 tiếng” [27, tr. 17].
Một khi có con cái hay người già ốm đau, phụ nữ phải làm việc nhiều hơn và thường thức khuya để chăm sóc họ. Phân tích về phương thức phân chia lao động và sử dụng thời gian đã chỉ rõ rằng phụ nữ nhìn chung phải gánh trách nhiệm lớn hơn so với nam giới về việc duy trì công việc gia đình, trách nhiệm chăm sóc con và tham gia sản xuất. Các dữ liệu về sử dụng thời gian cho thấy, trung bình một phụ nữ hàng ngày chỉ có khoảng 3 giờ dành cho việc ăn uống, tắm rửa và các sinh hoạt cá nhân khác. Tổng thời gian nghỉ ngơi tỷ lệ nghịch với tổng thời gian họ dành cho sản xuất. Điều này cho thấy, gánh nặng của công việc nội trợ và các hoạt động sản xuất đã ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của người phụ nữ. Vấn đề này càng tăng thêm trong bối cảnh kinh tế - xã hội có những thay đổi, khi hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo ở nông thôn giảm mạnh. Theo