Phân Công Các Hoạt Động Sản Xuất Giữa Các Thành Viên Trong Gia Đình (%)


Chúng tôi đang trình bày sự tham gia của phụ nữ vào quá trình sản xuất nông nghiệp, theo lịch trình của các loại hình công việc. Trong việc giữ gìn, bảo vệ mùa màng, phụ nữ cũng khẳng định mình làm nhiều hơn nam giới: Nhiều hơn nam giới 58,6%; Bằng nam giới 11,9%; ít hơn nam giới 19,8%

Tưới tiêu đồng ruộng cũng sẽ là một khâu quan trọng của nhà nông để đảm bảo năng suất, vì rằng "một lượt tát, một bát cơm". Trong việc tưới tiêu đồng ruộng, người phụ nữ nhận thấy mình làm: Nhiều hơn nam giới: 57,1%; Bằng nam giới 21,6%; Ít hơn nam giới 9,7%

Còn nam giới chỉ công nhận mức độ tham gia của phụ nữ vào việc tưới tiêu với mức độ thấp hơn, con số lần lượt là: 26,5%, 32,4% và 29,4%. Dẫu vậy, kết qủa nghiên cứu vẫn cho thấy phụ nữ là người có vai trò quyết định trong việc sử dụng nước thuỷ lợi: vợ (58,6%) chồng (15,3%) cả hai (19,8%).

Xét theo lãnh thổ "người quyết định sử dụng nước thuỷ lợi" là phụ nữ cao nhất thuộc huyện Hoa lư (61,1%), gấp gần 1,5 lần Phù tiên (46,5%) và quyền quyết định thấp nhất là ở huyện Ninh thanh (14,2%). Ở đây có thể nhận xét rằng nhìn chung phụ nữ có vai trò quyết định trong việc sử dụng nước thuỷ lợi, nhất là ở Hoa lư và Ninh thanh (61,1% và 58,5%), Vai trò của nam giới trong vấn đề này không đáng kể, thấp nhất là ở Ninh thanh (14,2%) lý do ngoài yếu tố nêu trên còn có nguyên nhân nam giới ở vùng này di cư tìm việc làm nhiều hơn các vùng khác. Trong sản xuất nông nghiệp vấn đề nước hết sức quan trọng vì “nhất nước, nhì phân” và trong lĩnh vực này người phụ nữ đảm nhận vai trò chủ yếu.

* Trong chăn nuôi


Đề tài “Sản xuất, sinh sản và hạnh phúc gia đình” (1996-1997) do 3 cơ quan thực hiện là Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển, Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ, Hội Liên hiệp phụ nữ


Việt Nam, với 1200 mẫu khảo sát tại 6 xã thuộc 3 tỉnh, cho thấy sự phân công lao động giữa các thành viên trong gia đình về các hoạt động sản xuất như sau:


Loại hoạt động

Vợ

Chồng

Con

Người khác

Trồng trọt

63.5

29.7

2.4

4.4

Chăn nuôi

73.6

17.5

4.3

4.7

Nuôi cá

28.9

56.2

5.2

9.7

Nghề thủ công

3.9

16.5

3.4

6.3

Làm thuê

20.8

68.5

4.7

6.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Lao động nữ ở nông thôn Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 9

Bảng 2.10: Phân công các hoạt động sản xuất giữa các thành viên trong gia đình (%)


Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển, 1997

Số liệu bảng trên cho thấy: Phụ nữ là người đảm nhận chính trong các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi, là hai hoạt động quan trọng hơn cả trong sản xuất nông nghiệp, còn nam giới chủ yếu tham gia vào các hoạt động làm thuê và nuôi cá. Trong chiến lược phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước coi chăn nuôi là một ngành sản xuất góp phần không nhỏ trong tổng sản phẩm quốc dân. Trong thời kỳ công nghiệp hoá, nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi trong nước ngày càng tăng, ngoài ra còn có nhu cầu xuất khẩu. Ở nước ta hiện nay, chăn nuôi chưa trở thành một ngành kinh tế độc lập song năm 1999 nó cũng đem lại 18% tổng sản lượng nông nghiệp. Trong phương hướng nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005, Đảng ta đề ra hướng phấn đấu “Phát triển chăn nuôi, dự kiến năm 2005, sản lượng thịt hơi các loại khoảng 2,5 triệu tấn” [22, tr.277].

Trong chăn nuôi, phụ nữ là người đảm nhận vai trò chính. Nghiên cứu về phân công lao động theo giới cho thấy trong công việc chăn nuôi phụ nữ thường làm 65-85%. Ở nông thôn, khi thực hiện công việc này người phụ nữ thường tranh thủ sau những giờ sản xuất và công việc này cũng được xem là một trong những công việc gia đình, một công việc không được tính công. Khi phụ nữ là người


đảm nhận chính trong chăn nuôi, thì điều này cũng đồng nghĩa với việc họ thêm vất vả, bận rộn và càng ít có thời gian nghỉ ngơi. Hơn nữa, công việc chăn nuôi gia súc, gia cầm thường tiếp xúc với môi trường không mấy vệ sinh, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của người phụ nữ. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với một số nghiên cứu khác về sự tham gia của người phụ nữ trong lĩnh vực nông nghiệp: hiện nay phụ nữ tham gia nhiều hơn nam giới ở một loạt công việc như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản và tiêu thụ sản phẩm (Desai, 2000). Phụ nữ làm toàn bộ các khâu liên quan đến chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 1998).

Tóm lại, trong sản xuất nông nghiệp, người phụ nữ nông thôn có vai trò quan trọng không chỉ vì họ chiếm số đông trong lực lượng lao động xã hội, mà còn vì họ đảm nhận hầu hết những hoạt động trong sản xuất nông nghiệp, một lĩnh vực đã góp phần quyết định đưa đất nước từ nghèo đói đến đủ ăn và xuất khẩu lượng thực đứng hàng thứ hai trên thế giới.

* Trong các hoạt động phi nông nghiệp

Bản thân người lao động ít thay đổi nghề nghiệp: 72% lực lượng lao động chưa bao giờ thay đổi việc làm và 84,5% số người lao động đang có việc làm hiện hành chưa bao giờ thay đổi nghề (Henaff, Martin, 1999)

Bảng 2.11: Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm hai việc trở lên chia theo giới tính và lĩnh vực hoạt động năm 1993 và 1998 (%)

Chia theo công

việc chính

VLSS93

VLSS98

Chung

Nam

Nữ

Chung

Nam

Nữ

Nông nghiệp

34.4

41.3

27.8

35.9

42.8

29.3

Công nghiệp

38.4

39.5

37.0

42.5

42.7

42.1

Dịch vụ

31.2

30.1

31.9

29.2

30.3

28.2

Khác

54.3

51.4

56.9

53.0

53.0

52.9

Tổng số

35.5

40.3

30.6

36.7

42.6

31.8

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam 1993 và 1998


Kết quả hồi quy nhìn chung đồng nhất với những kết quả phân tích mô tả ở trên. Nếu giữ nguyên các biến khác thì nam giới có xu hướng làm nhiều công việc hơn phụ nữ. Tỷ lệ lao động làm hai việc trở lên ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long tương đối cao chứng tỏ người nông dân ở hai vùng này đã làm những việc khác trong thời gian rảnh rỗi giữa hai kỳ gieo cấy và thu hoạch. Năm 1998 lao động làm hai việc trở lên phổ biến như nhau ở các nhóm thu nhập, trừ nhóm giàu nhất.

Sự khác biệt về giới tính vẫn còn lớn. Năm 1993, một lao động nữ có xác suất làm hai công việc là 35% nhưng là đàn ông thì xác suất sẽ là 45%. Đến năm 1998 xác suất này đã tăng lên 46%. Yếu tố khu vực cũng có ảnh hưởng lớn. Giả sử khu vực nông thôn có 35% lao động trong độ tuổi làm việc trở lên, nhưng nếu đổi thành khu vực thành thị (giữ nguyên các yếu tố khác) thì xác suất sẽ là 21% năm 1993, và 16% năm 1998. Tóm lại, làm nhiều công việc là hiện tượng đặc biệt phổ biến đối với lao động nam nông thôn và ở hai vựa lúa của Việt Nam.

Trong một nền kinh tế tăng trưởng nhanh như ở Việt Nam, thường có khuynh hướng thay đổi nghề nhanh chóng vì các công ty và thậm chí cả ngành có thể phát triển hoặc sa sút. Các tác động vùng cho thấy, nói chung xác suất đổi nghề cao hơn ở phía Bắc so với phía Nam Việt Nam. Một lao động ở đồng bằng sông Hồng có xác suất chuyển nghề 42% trong khi một lao động tương đương ở đồng bằng sông Cửu Long có xác suất chuyển nghề chỉ 22%. Ở thị trường lao động nông thôn, nam giới trung bình làm 1,5 nghề, phụ nữ điển hình là 1,3 nghề. Khoảng 38% số lao động có nghề phụ và 22% lao động đã đổi nghề trong năm trước khi được phỏng vấn.

Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, xu thế chuyển dịch lao động từ nông thôn ra đô thị, từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ đã tạo ra những biến đổi rất đáng quan tâm trong phân công lại lao động ở nông thôn. Từ đây, vai trò của lao động nữ ở nông thôn trở thành chủ yếu. Phát huy được vai trò của


phụ nữ trong các hoạt động kinh tế và quản lý xã hội trong vùng là một vấn đề mang ý nghĩa to lớn để làm bật dậy tiềm năng, thế mạnh nội sinh của vùng.

Ở nước ta lao động nữ chiếm 49,4% lực lượng lao động bao gồm 52% trong nông nghiệp, 49% trong các ngành dịch vụ, 48% trong các ngành công nghiệp và xây dựng. Những thay đổi trong thị trường lao động từ khi thực hiện chính sách “Đổi mới” đã ảnh hưởng lớn đến việc tuyển dụng lao động nữ. Mặt khác, việc dư thừa lao động do cổ phần hoá và giải thể một số doanh nghiệp nhà nước đã ảnh hưởng nhiều đến lao động nữ hơn là lao động nam, ước tính lực lượng lao động nữ dư thừa khoảng 60% đến 75%. Các lao động nữ đã tận dụng được các cơ hội việc làm mới nhờ sự phát triển của các khu công nghiệp và của khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là các hộ kinh doanh cá thể. Trong các doanh nghiệp công nghiệp có hơn 10 lao động thì tỷ lệ lao động phân chia theo giới tính là 43% nữ và 57% nam và chỉ có 4/10 lao động có tay nghề kỹ thuật là nữ. Khu vực kinh tế tư nhân trong công nghiệp đã tạo ra nhiều việc làm cho phụ nữ hơn, tại các hộ kinh doanh cá thể có tới 40,7% lao động là phụ nữ, những doanh nghiệp loại này có đặc điểm là chủ doanh nghiệp cũng đồng thời là người lao động. Vì vậy, có khoảng 27% doanh nghiệp cực nhỏ hoặc hộ kinh doanh cá thể do phụ nữ điều hành

Bảng 2.12. Lao động nữ trong lĩnh vực công nghiệp



DN nhà nước

HTX

DN khu vực kinh tế tư nhân

Hộ KD cá thể

DN có vốn đầu tư nước ngoài

Lao động

bình quân

409

80.9

45.9

2.4

291

Tỷ lệ lao động nữ (%)

47.59

55.70

59.56

40.70

61.95

Nguồn: Tổng cục thống kê: Kết quả điều tra toàn bộ công nghiệp năm 1998

Cũng như các nước đang phát triển, lao động nữ ở Việt Nam có xu hướng tập trung trong một số ngành công nghiệp như dệt, may, da, chế biến thực phẩm.


Phụ nữ cũng chiếm đa số trong tổng số lao động có tay nghề thấp. Sự chênh lệch về lương cũng là đặc điểm chung ở khắp nơi. Điều tra năm 1997/1998 của Bộ Lao động, thương binh và xã hội cho thấy, thu nhập bình quân của phụ nữ trong khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ nằng 88% thu nhập bình quân của nam giới cùng nghề. Tình trạng này không thay đổi so với kết quả điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2001. Bộ luật Lao động của Việt Nam đã có những quy định riêng cho lao động nữ, song việc triển khai thực hiện dường như rất khó khăn, nó đặt ra vấn đề lồng ghép việc này trong một số chính sách kinh tế khác: ví dụ chiến lược xoá đói giảm nghèo.

Bảng 2.13 cho thấy trong số các doanh nghiệp được điều tra thì 78,8% số doanh nghiệp do nam giới làm chủ và 21,2% doanh nghiệp do nữ làm chủ. Tuy vậy tỷ lệ hộ kinh doanh cá thể do nữ giới làm chủ thường cao hơn, các chính sách kinh tế và môi trường kinh doanh đã khuyến khích phụ nữ tích cực làm kinh tế.

Một số chuyên gia cho rằng con số doanh nghiệp nhỏ và vừa thực sự do nữ làm chủ có thể còn cao hơn, vì do nhận thức xã hội về “vị trí trụ cột” của nam giới trong gia đình, nên nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa được đăng ký tên của chồng nhưng thực sự thì do người vợ quản lý.

Bảng 2.13: Chủ các doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân chia theo giới %



Cả nước

Nông thôn

Kinh doanh phi nông nghiệp

Hộ kinh doanh cá thể

Nam giới

78.8

86.1

77.6

Nữ giới

21.2

13.9

22.4

Nguồn: Phạm Thị Thu Hằng (2002), Tạo việc làm tốt bằng các chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ

Theo kết quả ban đầu về điều tra ngành nghề nông thôn Việt Nam của Cục chế

biến nông-lâm sản và ngành nghề nông thôn năm 1997 thì: Quy mô lao động sử dụng thường xuyên tính bình quân cho một cơ sở chuyên ngành nghề ở nông


thôn của 9 tỉnh thuộc địa bàn điều tra là 25 người, 7% số cơ sở có số lao động trên 100 người. Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Hưng Nam (Hà Bắc) có số lao động 409 người. Công ty mỹ nghệ xuất khẩu Cát Đằng (Nam Hà) có 310 người trong đó có 198 nữ. So sánh quy mô lao động bình quân 1 cơ sở giữa các nhóm ngành chính thì nhóm ngành tiểu thủ công nghiệp có quy mô lớn nhất (152 lao động) tiếp đến là xây dựng (65 lao động) và nhỏ nhất là chế tạo cơ khí. Tỷ lệ nữ lao động cao nhất ở các nhóm ngành dệt may, thêu ren (69,9%), tiếp đến là nhóm ngành chế biến nông sản và tiểu thủ công nghiệp.

2.3.2 Đóng góp của lao động nữ với kinh tế hộ gia đình

Phụ nữ nông thôn chiếm 78,66% dân số nữ toàn quốc và 52% lực lượng lao động nông nghiệp. Có 27,9% số hộ nông dân do phụ nữ làm chủ hộ.

Phụ nữ nông thôn là người có đóng góp to lớn cho gia đình và xã hội. Ngoài thiên chức làm mẹ, làm vợ: chăm sóc con cái, người già, người ốm, lo bữa ăn cho cả gia đình, phụ nữ nông thôn Việt Nam còn là người tổ chức tham gia trực tiếp lao động sản xuất mang lại thu nhập và nguồn sống cho gia đình. Phụ nữ tham gia vào hầu khắp các ngành nông lâm, ngư nghiệp và dịch vụ nhưng tập trung hơn cả là việc sản xuất lương thực và chăn nuôi. Ở đây lao động thủ công, nặng nhọc và làm bằng tay là chủ yếu. Ngoài ra phụ nữ cũng là lực lượng quan trọng thực hiện các chương trình phát triển nông thôn như: làm thuỷ lợi, xây dựng đường xá, các công trình cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường. Chương trình dân số, kế hoạch hoá gia đình,... Các hoạt động văn hoá, xã hội, việc làng xã cũng có công của phụ nữ ở nhiều góc độ khác nhau.

Các số liệu về sử dụng thời gian rất có ích trong việc đánh giá sự tham gia của người phụ nữ vào các hoạt động khác nhau của hộ gia đình. Tuy nhiên, những số liệu như vậy không cung cấp các thông tin về số lượng công việc hoàn thành hay những gì thu được về kinh tế từ công việc. Trong nghiên cứu này, những gì thu được từ lao động đề cập đến các lợi ích kinh tế gồm có giá trị của sản xuất dành


cho tiêu thụ gia đình, thu nhập từ việc bán hàng hay dịch vụ, tiền công bằng tiền hay hiện vật. Những người được phỏng vấn được đề nghị tính các sản phẩm và tiền công bằng hiện vật giá trị tiền mặt.

Thu nhập gia đình chủ yếu có được từ các hoạt động ngoài hoạt động được trả công được phân chia thành tỷ lệ phần trăm cho các cá nhân theo thời gian lao động của họ trong hoạt động đó trong tổng thời gian lao động cần có. Trên cơ sở tính toán này, mặc dù người chồng đóng góp thu nhập từ lương và tiền công cao hơn, sự đóng góp của người vợ trong các hoạt động khác, đặc biệt là sản xuất thức ăn gia đình có thể mang lại một tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập gia đình.

Kết quả các phân tích về những gì thu được từ lao động được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.14: Đóng góp về kinh tế của vợ và chồng

Thu nhập bình quân một tháng (đồng)

Thu nhập bình quân của vợ/tháng 312360

Thu nhập bình quân của chồng/tháng 341727

Bình quân tổng thu nhập của cả vợ và chồng 624860 Tầm quan trọng của thu nhập vợ và chồng

% hộ gia đình có thu nhập của chồng không đủ (theo quan niệm của vợ)

% số người vợ cho rằng thu nhập của họ quan trọng đối với gia đình

Đóng góp thu nhập của vợ và chồng

81.8


88.3

% số người chồng có thu nhập cao hơn 30.6

% người vợ có thu nhập cao hơn 44.2

% người vợ và chồng có thu nhập bằng nhau 25.1

Quan niệm của vợ về đóng góp của người chồng

% số người chồng có thu nhập cao hơn 34.0

% người vợ có thu nhập cao hơn 44.5

% người vợ và chồng có thu nhập bằng nhau 21.6

(Nguồn: Hội Đồng dân số (1997), Sản xuất, sinh sản và phúc lợi gia đình - Phân tích mối quan hệ giới trong hộ gia đình Việt Nam

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 26/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí