Vai Trò Của Lao Động Nữ Ở Các Nước Đang Phát Triển


thấp kém hơn so với nam giới đã ảnh hưởng đến chỉ số về giáo dục, y tế và dinh dưỡng của phụ nữ.


1.1.2 Trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp

Nhìn chung trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nữ nông thôn ở các nước đang phát triển còn rất thấp. Ở các nước đang phát triển cho đến nay, 31,6% lao động nữ không được học hành, 5,2% mới chỉ học xong phổ thông và 0,4% mới tốt nghiệp cấp hai. Theo điều tra ở Burkina Faso, 40% trong số phụ nữ nông thôn có kiến thức về các công nghệ trồng trọt và chăn nuôi theo phương thức tiên tiến. Tuy nhiên, những người phụ nữ này cũng không được học các kỹ thuật một cách có bài bản mà chủ yếu những kiến thức mà họ có được là do học hỏi từ họ hàng và bạn bè. Khoảng 1/3 trong số này là học được từ các phương tiện truyền thông trong khi đó chỉ có 1/5 trong số những người này nói là học kinh nghiệm từ chồng mình. Đàn ông thường không thích nói lại những kiến thức về chăn nuôi và trồng trọt cho vợ mình nghe. Ở Malawi, phụ nữ kêu ca rằng chồng mình rất ít khi chịu nói về những kinh nghiệm mà họ biết cho vợ nghe, nếu chồng họ có nói về những kinh nghiệm thường không nói đúng những điều mà họ muốn hỏi. Ở Ấn độ, những người phụ nữ học hỏi kinh nghiệm từ họ hàng bạn bè, hàng xóm và đôi khi từ chồng của họ. Một hạn chế lớn là những loại kinh nghiệm được truyền đạt kiểu này thường ít khi làm thay đổi được mô hình cách thức sản xuất của họ.

1.1.3 Bất bình đẳng giới mang tính phổ biến

Bất bình đẳng giới tồn tại ở hầu hết các nước đang phát triển. Điều đó trước hết bắt nguồn từ tình trạng phụ nữ có học vấn quá thấp, tức là rất ít phụ nữ có kỹ năng hoặc có điều kiện để cạnh tranh một cách bình đẳng trong những công vệc


được trả lương cao. Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng là những định kiến xã hội coi thường phụ nữ đã được hình thành ở hầu hết các nước đang phát triển. Do vậy, ngay cả khi phụ nữ có bằng cấp cao và kỹ năng tốt, công việc mà họ làm vẫn không được ghi nhận một cách xứng đáng.

Gần như ở khắp nơi, mức thu nhập của phụ nữ nông thôn chưa bằng một nửa của nam giới nông thôn. Có khi, cùng làm một việc như nhau, nam giới được trả công nhiều hơn phụ nữ. Phổ biến hơn nữa, người ta chia công việc theo giới. Trong nghề làm gạch ở Kêrala, phụ nữ bị khoanh vào công việc nặng nhọc - chở gạch bằng xe kéo - và không bao giờ kiếm nổi quá 5 rupi một ngày, trong khi đàn ông có thể dự kiến kiếm tới 10 rupi hoặc hơn nữa. Lại nữa, trong ngành công nghiệp xơ dừa, nữ công nhân tước vỏ dừa không kiếm nổi 4 rupi một ngày trong khi đàn ông làm việc chuyên chở vỏ dừa kiếm được 12 đến 16 rupi [13, tr. 214]. Thế mặc cả yếu của phụ nữ là do thân phận xã hội thấp kém, thực tế bị nam giới áp đảo về thể chất, chức phận làm mẹ thôi thúc phải làm việc. Phụ nữ phải nuôi con và không có lương ăn thì không thể mặc cả, trừ phi cố sống cố chết đòi được một mức tối thiểu nào đó. Và họ ít khi có khả năng thương lượng vì họ cần việc làm bằng bất kỳ giá nào trong những thời điểm khó khăn trong năm, đặc biệt trong mùa mưa và khi giáp hạt. Cho nên, ở Kenia, khi phỏng vấn những nhóm phụ nữ làm việc ngoài đồng dưới trời mưa như trút, thì họ nói rằng họ chẳng có khái niệm về việc được trả bao nhiêu tiền cho một ngày làm việc, nhưng họ chẳng còn cách lựa chọn nào khác ngoài việc phải lao vào làm. Như một phụ nữ đã kể: "Chúng tôi có thể làm gì? Liệu chúng tôi có ngồi nổi ở nhà nghe con cái kêu gào vì đói hay không? Chúng tôi có thể chịu đựng một hai đêm, nhưng sau đó thì chúng tôi phải đến với bất cứ ai cho chúng tôi ít việc làm. Đây là thời buổi khó khăn và con trẻ phải khổ sở vô cùng. Mà ngay cả cái đói của chính chúng tôi cũng khó lòng mà chịu đựng nổi" [13, tr. 215]


Theo số liệu thống kê năm 1989 thì 60% nam giới tham gia thành phần lao động này được trả mức lương của người lao động có chuyên môn trong khi đó thì chỉ có 18% phụ nữ chỉ được trả ở mức như vậy. Trong khi 80% số phụ nữ tham gia lực lượng lao động chính thức ngoài xã hội cũng là thành viên làm các loại công việc nhà không được trả lương. Số nam giới như vậy chỉ có 37% mà thôi [43, tr. 42]. Một loại hình lao động phổ biến nhất trong thành phần lao động không chính thức là buôn bán, tiếp theo là các công việc sửa chữa, chuẩn bị thức ăn, mua bán và tham gia mô hình sản xuất nhỏ.

Sự tham gia của phụ nữ trong nông nghiệp nhìn chung bị lãng quên. Rất nhiều lao động của họ trong những hình thức không được trả công và vì thế không được xem là hoạt động kinh tế. Sự phát triển của công nghệ và hiện đại hoá không giúp gì cho phụ nữ nông thôn. Các chương trình phát triển nông thôn và cơ khí hoá nông nghiệp sau này đã giảm bớt đói nghèo nhưng đồng thời nó cũng đem lại sự giảm đi đáng kể về sử dụng lao động đối với cả nam và nữ.

Ngay cả điều này cũng có những ảnh hưởng bất lợi đối với phụ nữ. Lao động của họ phần lớn được thực hiện bằng công nghệ hiện đại và một vài trường hợp được thay thế bởi nam giới. Những nghề trước đây do phụ nữ và nam giới đảm nhận như thu hoạch mùa màng thì do nam giới đảm trách trong khi phụ nữ lui về lĩnh vực gia đình của họ, trở thành những người nội trợ hoàn toàn. Đây là quá trình “nội trợ hoá” phụ nữ nông thôn, một kết quả gián tiếp của những chính sách phát triển nông nghiệp trước đó. Điều này tạo nên sự phân biệt giữa vai trò khác nhau trong sản xuất, trong kinh tế gia đình giữa phụ nữ và nam giới, trong đó nam giới là người đóng vai trò chính còn phụ nữ chỉ là người đóng vai trò phụ.

Các thành viên của tổ chức nông nghiệp mà ở đó giáo dục và đào tạo về công nghệ mới chủ yếu là nam giới. Sự phân biệt về hệ tư tưởng này giữa nam giới người đóng vai trò chính và phụ nữ người nội trợ có cái giá phải trả là phụ nữ


nông thôn mất một cơ sở kinh tế của họ. Cho dù họ tiếp tục có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.

Mặc dầu trong những năm 1980, số lượng đông hơn bao giờ hết các phụ nữ nông dân đảm đương công việc đồng áng, tạo ra thu nhập từ các hoạt động sản xuất trong gia đình và nhận tiền lương cũng như các công nhân tạm thời ở các nhà máy, công việc của họ vẫn thuộc diện được trả công thấp nhất. Như Tamara Jacka lập luận rằng: “Bất chấp những thay đổi cơ bản trong phương thức làm việc, các cuộc cải cách nông thôn, không dẫn tới xoá bỏ sự phân công lao động theo giới, cũng như việc đánh giá lại vị trí của người phụ nữ và nam giới trong quá trình phân công lao động. Ngược lại, điều đang diễn ra là những gì bao hàm trong công việc lý tưởng của phụ nữ và nam giới đang bị thay đổi, thế nhưng sự phân công lao động trên vẫn được duy trì, cũng giống như vị trí ít được quan tâm đến của phụ nữ trong sự phân công đó" [70, tr. 111].

Ở các nước kém phát triển, phụ nữ nhận được mức thu nhập bằng nửa của nam giới, một phần là do sự gạt ra, một khuynh hướng phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (và những người thiểu số) trong các nghề nghiệp được trả lương tốt, buộc họ phải đi vào làm các công việc thấp kém hoặc có lương thấp.

Trong khối các nước đang phát triển, phụ nữ nông thôn chiếm ít nhất 50% sản xuất lương thực thực phẩm. Công việc này thường không được đưa vào báo cáo, không được tính toán. Thật vậy, ở những nước đang phát triển có thu nhập thấp, phần lớn phụ nữ làm việc ngoài nền kinh tế thị trường. Ví dụ ở Cộng hoà Đôminica đầu những năm 1980, 21% phụ nữ nông thôn đã tham gia vào lực lượng lao động được trả công, nhưng một điều tra về những hoạt động của khu vực không chính thức và chính thức cho thấy 84% phụ nữ nông thôn đang làm việc [24, tr. 308].

Các ước tính bằng số có sự khác nhau đáng kể, nhưng các nghiên cứu cho thấy phụ nữ làm công việc gia đình nhiều hơn nam giới. Một số nghiên cứu cho biết ở


những nước phát triển ngày nay, phụ nữ chỉ làm hơn một nửa công việc gia đình; một số nghiên cứu khác lại cho biết phụ nữ làm 70% hoặc nhiều hơn công việc nội trợ. Trong gia đình có cả bố và mẹ, nam giới lao động kiếm tiền và phụ nữ không được tham gia vào lao động được trả công, vì thế dễ hiểu tại sao phụ nữ lại làm hầu hết công việc nội trợ. Mặc dù vậy, sự sắp xếp hộ theo kiểu cổ điển này dẫn đến sự không bình đẳng về quyền lực: phụ nữ làm việc nhà không được trả công, phụ thuộc vào sự quyết định của chồng trong việc sử dụng thu nhập bằng tiền.

Trên thế giới, ngày càng có ít người sống trong gia đình có bố mẹ mà chỉ một người (nam giới) kiếm tiền. Tuy nhiên, ngay cả khi phụ nữ làm công việc được trả công, gánh nặng về công việc gia đình vẫn nhiều hơn đối với họ. Càng làm nhiều công việc kiếm tiền hơn, người phụ nữ càng có ít thời gian cho công việc gia đình, nhưng tổng số giờ làm công việc gia đình vẫn nhiều hơn nam giới. Tính trung bình, phụ nữ đã có gia đình làm việc cả ngày để kiếm tiền vẫn sử dụng khoảng 30 giờ mỗi tuần cho công việc gia đình. Những đồ gia dụng hiện đại tiết kiệm lao động cũng không thực sự có hiệu quả trong việc tiết kiệm thời gian. Một số ước tính cho rằng trung bình đồ gia đụng hiện đại làm giảm công việc lặt vặt trong gia đình không nhiều hơn 2 giờ một tuần [24, tr. 309].

Trong khi cho phép nữ giới tăng thu nhập, một nhu cầu cấp thiết, việc tham gia ngày càng tăng của nữ giới vào lực lượng lao động nữ trong một số trường hợp đã tạo ra những mối quan tâm mới đối với lao động nữ. Những vấn đề như điều kiện làm việc tồi tàn, sự tiếp xúc với những nguy cơ sức khoẻ, tỉ lệ mắc các bệnh nghề nghiệp cao hơn, sức khoẻ và an toàn của người lao động, và những hình thức bóc lột mới như lạm dụng tình dục ở nơi làm việc đang được quan tâm. Tỷ lệ nữ tham gia vào lực lượng lao động tăng, đặc biệt ở Đông Nam Á và một phần của Nam Á và khu vực Thái Bình Dương chủ yếu là do sự huy động và tham gia của những phụ nữ trẻ vào những việc làm công ăn lương chính thức ở các ngành


công nghiệp chế tạo có tỉ trọng lao động cao và định hướng xuất khẩu, đặc biệt là những ngành điện tử, may mặc và giày dép. Phải thừa nhận rằng những ngành công nghiệp này đã tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm kèm theo các lợi ích cho nữ giới. Đồng thời, rất nhiều trong số những công việc này có khuynh hướng không đáng tin cậy, ngắn hạn, thuộc về loại không có kỹ năng hoặc bán kỹ năng với rất ít cơ hội thu được kỹ năng với điều kiện lao động chung phi tiêu chuẩn và lương thấp. Trong những trường hợp này, những lợi ích tích cực đối với nữ giới bị trung hoà bởi những ảnh hưởng bất lợi của điều kiện làm việc không tốt, đặc biệt là về những phương diện sức khoẻ và an toàn của người lao động.


1.2 Vai trò của lao động nữ ở các nước đang phát triển

Tổ chức Lao động quốc tế ước tính rằng, phụ nữ chiếm tới 443 triệu hoặc 32% của lực lượng lao động gồm 1354 triệu ở các nước đang phát triển và chiếm tới 676 triệu hoặc 35% của lực lượng lao động toàn cầu gồm 1955 triệu vào năm 1995. Nhìn vào một số nước trong các khu vực của châu Á chúng ta có thể thấy được vai trò của phụ nữ trong lực lượng lao động ở các quốc gia trong các khu vực này.

Bảng 1.6: Tỷ lệ nữ giới trong toàn bộ lực lượng lao động ở một số nền kinh tế châu Á, 1970-1995 (%)

Khu vực và nền kinh tế

1970

1980

1990

1995

Đông Á

Trung Quốc

Hồng Kông

33.6

41.7

34.7

38.4

44.0

34.2

39.9

45.7

6.7

39.9

46.0

36.4

Đông Nam Á

39.1

40.6

42.0

42.7

Indonesia

30.2

35.8

39.5

40.6

Malaysia

31.0

33.7

35.7

36.8

Myanma

44.4

43.7

44.1

44.7

Philippin

32.9

35.0

36.2

36.6

Thái Lan

48.2

47.4

46.7

47.0

Việt Nam

47.7

48.1

50.1

50.2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Lao động nữ ở nông thôn Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 3


Nam Á

21.6

33.3

34.6

35.8

Bangladesh

5.4

43.0

40.7

42.2

Ấn độ

29.4

33.8

31.2

32.1

Nê pan

39.3

39.4

40.3

40.5

Pakistan

9.0

23.4

26.1

28.5

Srilanka

25.0

27.0

34.6

35.7

Nguồn: ADB (1999), Chính sách về giới và phát triển

Bảng trên cho thấy, phụ nữ tham gia lực lượng lao động tăng dần trong gần 3 thập kỷ qua và tuỳ theo khu vực mà nữ giới chiếm khoảng hơn 1/3 đến 1/2 trong toàn bộ lực lượng lao động ở một số nền kinh tế châu Á

Bảng trên cũng cho thấy sự khác biệt lao động nữ ở một số nền kinh tế châu Á. Phụ nữ tham gia lực lượng lao động cao nhất ở Đông Nam Á, sau đó là Đông Á và Nam Á. Theo thời gian, tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động tăng dần, tăng nhanh nhất là ở Nam Á (từ 21,6% lên 35,8%), gấp 1,5 lần trong thời kỳ 1970-1995. Tiếp đó là Đông Á 6,3% (từ 33,6% lên 39,9%); Đông Nam Á tăng 3,6% (từ 39,1% lên 42,7%). Có sự khác biệt này, đặc biệt là ở Nam Á, theo chúng tôi do những yếu tố tác động đến phụ nữ như văn hoá, chính trị, tôn giáo. Nam Á xuất phát điểm với tỷ lệ thấp (21,6%) sau 1/4 thế kỷ đã tăng lên 1,5 lần, trong khi đó tốc độ tăng lao động nữ ở 2 khu vực còn lại chậm hơn. Xu hướng biến đổi này của các nước châu Á cũng phản ánh một xu thế chung của các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là ở những nước đang phát triển

Nghiên cứu cho thấy rằng đàn ông thường tham gia lực lượng lao động ngoài xã hội khi ở độ tuổi 20-60 và tỷ lệ tham gia là hơn 90% ở tất cả các nước. Tỷ lệ nữ tham gia lực lượng sản xuất rất khác nhau trên mỗi nước cũng như trong từng vùng của mỗi nước. Năm 1990, ở Trung Đông và Bắc Phi cứ 10 đàn ông thì có 2 phụ nữ tham gia lực lượng lao động ngoài xã hội trong khi đó tỷ lệ này là 3/10 ở Nam Á, 6/10 ở hạ Sahara và 7/10 ở Đông Nam Á. Trên phạm vi toàn thế giới tỷ lệ nữ tham gia lực lượng lao động xã hội là 41% nhưng ở các nước đang phát triển con số tương ứng là 31% [76, tr. 17]. Nhưng chỉ sau đó 3 năm, một nghiên cứu đặc biệt lại nói rằng 84% phụ nữ nông thôn tham gia lực lượng sản xuất.


Bản điều tra trước đó đã bỏ không tính đến những hoạt động như là làm vườn, chăn nuôi gia súc trong nhà. Ở Ấn Độ lại có những định nghĩa khác nhau về “việc làm” dẫn đến đã có kết quả trong đánh giá tỷ lệ phụ nữ tham gia thấp là 13% và cao là 88% [78, tr. 17]

Phụ nữ thường là trụ cột của nền kinh tế nông thôn, nhưng trong nền kinh tế hiện đại hoá dần dần họ có ít lợi thế. Trong khi nam giới đi tìm công ăn việc làm hưởng lương ở các thành phố, phụ nữ đóng vai trò chủ yếu trong các nông trại quy mô nhỏ thường là những mảnh đất nhỏ và có thu nhập thấp hơn so với các hộ gia đình có đàn ông đứng đầu. Khối lượng công việc của phụ nữ là nặng nhọc do phải nuôi nấng trẻ con (5 đứa trẻ trong một gia đình cỡ trung bình ở nông thôn các nước kém phát triển) phải lấy nước, kiếm củi, làm cỏ nhiều hơn với những giống mới và những công việc nông trại khác do áp lực dân số nông thôn tăng lên. Ngoài ra, khi những sáng chế công nghệ làm tăng năng suất của các loại cây trồng mang tính thương mại, những người đàn ông thường chuyển hướng diện tích gieo trồng, không trồng các loại cây lương thực của phụ nữ.

Bảng 1.7: So sánh phụ nữ với nam giới:

Tỷ lệ việc làm/dân

số, tỷ lệ làm việc và

thất nghiệp

(%)


1990

1998

1999

Tỷ lệ việc làm/dân số




Nam giới

78.2

76.0

76.6

Phụ nữ

52.5

54.4

55.4

Tỷ lệ lực lượng lao động/dân số




Nam giới

82.7

81.2

81.5

Phụ nữ

56.4

58.8

59.5

Tỷ lệ thất nghiệp




Nam giới

5.4

6.4

6.0

Phụ nữ

6.9

7.6

6.9

Nguồn: ILO (2001), World Employment Report

Số liệu tỷ lệ việc làm/dân số cho thấy trong khi phụ nữ tham gia lao động ngày càng tăng từ 52,5% lên 55,4% thì nam giới lại giảm từ 78,2% xuống 76,6%.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 26/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí