Lao động nữ ở nông thôn Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ

-------------


NGUYỄN KIM THUÝ


LAO ĐỘNG NỮ Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ


Lao động nữ ở nông thôn Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 1

HÀ NỘI – 2002


ĐI HC QUC GIA HÀ NI


KHOA KINH TẾ


-------------


NGUYỄN KIM THUÝ


LAO ĐỘNG NỮ Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


Chuyên ngành: Kinh tế chính trXHCN


Mã số: 5.02.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Người hướng dn khoa hc:

TS. Phạm Văn Dũng


MỤC LỤC



LỜI CẢM ƠN

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. VÀI NÉT VỀ LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN Ở MỘT SỐ 6

NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

1.1 Đặc điểm của lao động nữ nông thôn ở các nước đang phát 6

triển

1.1.1 Lao động nữ nông thôn chiếm tỷ trọng lớn trong lực 6

lượng lao động

1.1.2 Trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp 12

1.1.3 Bất bình đẳng giới mang tính phổ biến 12

1.2 Vai trò của lao động nữ ở các nước đang phát triển 17

1.3 Chính sách của Nhà nước tác động đến lao động nữ ở các 24

nước đang phát triển

1.3.1 Chính sách giáo dục 24

1.3.2 Chính sách việc làm 25

1.3.3 Các chính sách về nông nghiệp và nông thôn 26

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG NỮ Ở NÔNG THÔN VIỆT 33

NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

2.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội của nông nghiệp, nông thôn Việt 33

Nam ảnh hưởng đến lao động nữ ở nông thôn

2.1.1 Đổi mới nền kinh tế 33

2.1.2 Các chính sách kinh tế - xã hội đối với nông nghiệp, nông 37

thôn

2.2 Đặc điểm lao động nữ ở nông thôn Việt Nam46

2.2.1 Mấy nét về nhân khẩu học 46

2.2.2 Về trình độ học vấn 49

2.3 Những đóng góp chủ yếu của lao động nữ ở nông thôn 51

2.3.1 Hoạt động kinh tế của lao động nữ nông thôn 51

2.3.2 Đóng góp của lao động nữ với kinh tế hộ gia đình 64

2.4 Một số vấn đề đặt ra với lao động nữ nông thôn 70

2.4.1 Về chất lượng nguồn nhân lực 70

2.4.2 Sự khác biệt giới và bất bình đẳng giới trong lao động 82

CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ LAO 90

ĐỘNG NỮ Ở NÔNG THÔN TRONG NHỮNG NĂM TỚI

3.1 Lao động nữ trong chiến lược phát triển nông thôn 91

3.1.1 Chiến lược phát triển nông thôn đến năm 2010 91

3.1.2 Vị trí của lao động nữ trong việc thực hiện các chiến lược 93

phát triển nông thôn

3.2 Những quan điểm chủ yếu 95

3.2.1 Nâng cao vai trò lao động nữ ở nông thôn là bộ phận của 95

chiến lược phát triển con người

3.2.2 Nâng cao vai trò của lao động nữ nông thôn không chỉ là 97

sự nghiệp của riêng phụ nữ

3.3 Các giải pháp chủ yếu phát huy vai trò của lao động nữ 99

nông thôn trong thời gian tới

3.3.1 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cho lao động nữ 99

3.3.2 Nhóm giải pháp phát huy năng lực của lao động nữ 103

KẾT LUẬN 108

TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

Lời nói đầu

Phụ nữ là một lực lượng lao động quan trọng trong lực lượng lao động xã hội, là một nguồn lực tiềm tàng trong sự phát triển. Họ đã và đang tham gia tích cực vào các hoạt động sản xuất và đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở nông thôn.

Nghiên cứu về người phụ nữ nói chung và lao động nữ nông thôn nói riêng là một vấn đề đang được đặt ra và có ý nghĩa to lớn thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Do vậy, trong luận văn này tác giả tập trung nghiên cứu “Lao động nữ nông thôn Việt nam - Thực trạng và giải pháp”.

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, động viên nhiệt tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bè bạn.

Tác giả xin chân thành cám ơn:

- Khoa Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội đã tạo mọi thuận lợi cho tác giả hoàn thành chương trình Cao học và bảo vệ luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa, đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo TS. Phạm Văn Dũng - người hướng dẫn khoa học, đã hướng dẫn và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.

- Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) và GS. Lê Thị Nhâm Tuyết đã tạo điều kiện cho tác giả tham gia các dự án nghiên cứu để có tư liệu viết nên luận văn.

- Các đồng nghiệp, bè bạn, người thân đã chia sẻ công việc, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn.

Tác giả


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một nước nông nghiệp với 76,5% dân số sống ở nông thôn. Vì vậy, trong quá trình phát triển đất nước thì phát triển nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ rất quan trọng. Để có thể thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó, bên cạnh các chủ trương, chính sách xã hội phù hợp, cần có những nguồn lực hỗ trợ cho quá trình thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn như tài chính, kỹ thuật - công nghệ... Đặc biệt phải kể đến một nguồn lực quan trọng, đó là nguồn nhân lực, chủ thể của quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. Nói đến chủ thể của quá trình này, không thể không nhấn mạnh đến nguồn nhân lực nữ ở nông thôn.

Phụ nữ là một lực lượng lao động quan trọng trong lực lượng lao động xã hội ở nước ta hiện nay (chiếm 50,84% so với tổng số dân; trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp, lực lượng lao động nữ chiếm 52,8%). Họ đã và đang tham gia tích cực vào các hoạt động sản xuất và đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở nông thôn. Tuy nhiên, họ cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong quá trình lao động sản xuất, từ chính bản thân họ (trình độ chuyên môn kỹ thuật, sức khoẻ,...) hay những khó khăn hạn chế khách quan (như việc tiếp cận với các nguồn vốn, việc làm, các dịch vụ xã hội...). Vấn đề đặt ra là cần đánh giá đúng thực trạng của lực lượng lao động nữ ở nông thôn hiện nay, đồng thời tìm hiểu những khó khăn và hạn chế của họ, từ đó đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy hơn nữa vai trò của lực lượng lao động này và qua đó thúc đẩy sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng chuyên môn hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên, chúng tôi chọn đề tài cho luận văn thạc sĩ:

"Lao động nữ ở nông thôn Việt Nam - Thực trạng và giải pháp".


2. Tình hình nghiên cứu

Khi nói đến lao động nữ, người ta thường nhắc đến cuốn sách “Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế” của Ester Boserup (1970). Theo nhà khoa học nữ này thì cho đến những năm 1970, những nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù phụ nữ thường là những người có đóng góp chính vào năng suất chủ yếu của cộng đồng, nhất là trong nông nghiệp, nhưng những đóng góp của họ không được tính đến trong thống kê quốc dân cũng như trong kế hoạch hoá và thực hiện các dự án phát triển. Cuốn sách của E. Boserup đã được coi là lần đầu tiên đặt lại vấn đề trong cách đánh giá về vai trò của phụ nữ, qua cuốn sách của mình, bà đã chứng minh vai trò kinh tế của phụ nữ thông qua nghiên cứu phụ nữ nông dân vùng Tây Sahara, châu Phi. Điều này trước những năm đầu của thập kỷ 70, các nhà tạo lập chính sách và trong giới nghiên cứu kể cả những nhà khoa học nữ đã không thấy hết và do vậy không công nhận một cách đúng đắn vai trò kinh tế rất quan trọng của phụ nữ.

Ở Việt Nam công trình nghiên cứu về phụ nữ đầu tiên xuất bản được phát hành rộng rãi và dịch ra nhiều thứ tiếng là cuốn “Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại” của Lê Thị Nhâm Tuyết (1973, 1975). Nhìn từ góc độ nhân học xã hội, tác giả đã phân tích trong cuốn sách những nét cơ bản về các truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Đặc biệt về vai trò truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong sản xuất nông nghiệp. Cuốn sách đã trình bày nhiều tư liệu dân tộc học - lịch sử có giá trị khoa học, gây tiếng vang trong giới nghiên cứu. Một phần tư thế kỷ sau, tác giả cuốn sách “Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại” lại cho xuất bản cuốn “Hình ảnh Phụ nữ Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI” [66]. Như lời giới thiệu cuốn sách của GS. Vũ Khiêu: Cuốn sách này đã thu thập những ý kiến khác nhau xung quanh những vấn đề lớn của người phụ nữ Việt Nam và đặc biệt là giới thiệu các kết quả thu được qua các cuộc điều tra khoa học. Cuốn sách tập trung vào những đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử, trong lao động nghề nghiệp, trong gia đình, trong quản lý xã hội.


Khoảng mươi năm trở lại đây - nhất là từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII - có nhiều cuốn sách xuất bản với nội dung đề cập đến vấn đề phụ nữ với phát triển kinh tế hoặc bàn về phụ nữ với phát triển nông nghiệp, nông thôn. Để tiện theo dõi, chúng tôi chia theo một số chủ đề như sau:

* Phụ nữ và phân công lao động theo giới:

Phân công lao động theo giới trong gia đình nông dân (Lê Ngọc Văn, 1999); Phân công lao động trong kinh tế hộ gia đình nông thôn - vấn đề giới trong cơ chế thị trường (Vũ Tuấn Huy, 1997); Phân công lao động nội trợ trong gia đình (Vũ Tuấn Huy và Deborah Carr, 2000); Phân công lao động theo giới trong gia đình ngư dân đánh bắt hải sản (Lê Ngọc Văn, 1999); Vấn đề giới trong kinh tế hộ: tìm hiểu phân công lao động nam nữ trong gia đình ngư dân ven biển miền Trung (Lê Tiêu La và Lê Ngọc Hùng, 1998);

* Phụ nữ với phát triển ngành, nghề:

Tìm hiểu cơ cấu kinh tế và khả năng phát triển ngành nghề của phụ nữ nông thôn (Lê Ngọc Lân, 1997); Vấn đề ngành, nghề của phụ nữ nông thôn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn (Lê Thi, 1999); Người buôn bán nhỏ ở vùng trung du Bắc bộ (Bùi Quang Dũng, 2000); Những vấn đề chính sách xã hội đối với phụ nữ nông thôn hiện nay (Đỗ Thị Bình, 1997); Phụ nữ nghèo nông thôn trong cơ chế thị trường (Đỗ Thị Bình và Lê Ngọc Lân, 1996); Vấn đề tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao địa vị người phụ nữ hiện nay (Lê Thi, 1991); Lao động nữ di cư từ nông thôn ra thành phố (Hà Thị Phương Tiến - Hà Ngọc Quang, 2000)

Những công trình trên đây nghiên cứu khá sâu sắc từng khía cạnh của vấn đề phụ nữ với phát triển kinh tế nhưng chưa có công trình nào thực sự tập trung vào nghiên cứu vấn đề lao động nữ ở nông thôn hiện nay. Nghiên cứu đề tài, Tác giả hy vọng đem lại sự đóng góp nhỏ bé vào việc nghiên cứu một nguồn lực và là một chủ thể quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/01/2023