Hiện Trạng Tài Nguyên Rừng Cộng Đồng Thôn Làng Cát



3.3. Một số thông tin tổng quát về thôn Làng cát :

3.3.1. Vị trí địa lý:

Thôn Làng Cát nằm dọc theo đường Quốc Lộ 9 với chiều dài 7 km theo trục đường và cách trung tâm huyện Đakrông 15 km về phía Tây Bắc.

3.3.2. Điều kiện tự nhiên:

- Địa hình, địa thế: Thôn Làng Cát có địa hình đồi núi cao, độ chia cắt địa hình tương đối lớn bới các khe suối và thung lũng nhỏ hẹp. Độ cao trung bình từ 200 m đến 300 m, độ cao tương đối khoảng 250m. Địa hình khá thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp. Làng Cát được định cư trên một thung lũng nên có điều kiện tập trung dân cư và sản xuất ruộng lúa, có 20 ha đất ẩm có thể khai hoang thành vùng sản xuất lúa nước khi có công trình thuỷ lợi nhỏ.

- Khí hậu:

+ Nhiệt độ trung bình trong thôn là 25-260c, nhiệt độ tối cao tuyệt đối từ 39- 410c, tối thấp tuyệt đối từ 9-100c vào mùa mưa.

+ Lượng mưa trung bình năm dao động từ 2.300-2.500 mm. Luợng mưa phân bố không đều trong năm. Mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 11, thường chiếm tới 85% lượng mưa cả năm.

+ Độ ẩm trung bình năm là 85%, các tháng có độ ẩm thấp nhất 6,7,8 thường từ 70-72%.

+ Thủy văn: thôn có khe suối chảy qua và có hệ thống các khe nhỏ đổ vào khe lớn. Hệ thống khe suối này có tác dụng rất lớn phục vụ sinh hoạt, sản xuất của người dân trong vùng.

3.3.3. Kinh tế-xã hội thôn Làng Cát.

- Sản xuất nông lâm nghiệp chiếm vai trò chủ đạo, trong sản xuất lương thực chủ yếu là canh tác nương rãy (trên 95%), chỉ sản xuất 1 vụ nhờ vào nước trời, tập trung trong các tháng 5-11 hàng năm. Sản xuất lúa nước được người dân trong thôn học hỏi áp dụng trong 5 năm qua với diện tích khoảng 5 ha và có thể làm từ 1-2 vụ, năng suất ruộng khoảng từ 30-40 tạ/ha/vụ. Ngoài sản xuất lâm nghiệp người dân trong thôn vẫn có thu nhập bổ sung bằng các nguồn lâm sản ngoài gỗ (lá nón, song



mây, lá cọ). đã có trên 5 hộ đào ao thả cá (Trắm cỏ, Rô phi đơn tính,Cá chép...) với diện tích từ 200-400 m2/ao. Ngoài ra, trong thôn có một số gia đình kinh doanh buôn bán nhỏ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng, nguồn thu nhập này đủ hỗ trợ cho các thành viên trong gia đình sinh sống.

- Cơ sở văn hoá xã hội trong thôn có một trường Tiểu học, với 5 lớp. Hệ thống điện thắp sáng đủ cho tất cả các hộ trong thôn sử dụng. Các Chương trình 134, 135 đã hỗ trợ các điều kiện hạ tầng về nông thôn, trong đó có nước sinh hoạt đến cộng đồng dân cư nên hầu hết người dân có nước ăn, nước tắm giặt tại thôn.

- Thôn Làng Cát có 778 nhân khẩu, 142 hộ trong đó chủ yếu là dân tộc Bru Vân Kiều, chiếm tới 100%. Tỷ lệ tăng dân số khoảng trên 1,5%. Lao động trong thôn chủ yếu là lao động nông nghiệp

3.3.4. Hiện trạng tài nguyên rừng cộng đồng thôn Làng Cát

- Hiện trạng sử dụng đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của thôn là 1.949 ha. Trong đó: Diện tích đất lâm nghiệp là: 1.159 ha, chủ yếu là rừng sản xuất và đất trống, đất sản xuất nông nghiệp là 67,2 ha. Rừng tự nhiên thuộc loại lá rộng thường xanh, được quy hoạch thành rừng sản xuất.

Rừng đã bị tác động mạnh, trạng thái rừng trong thôn chủ yếu là IA và IB (đất trống) và IC (có cây tái sinh). Các trạng thái IIA, IIB có tỷ lệ diện tích đáng kể trong khu vực. Trạng thái IIIA1, IIIA2, IIIA3 được phân bố xa khu dân cư với các lô rừng còn khả năng cung cấp gỗ.



Bảng 3.3. Hiện trạng tài nguyên rừng thôn Làng Cát


Tiểu

khu

Khoảnh

Tên lô

Diện tích

(ha)

Trạng

thái

Trữ lượng (m3)

Ha


699


5

1/ Pa chố 1

11,0

IIb

60,3

663,4

2/ Pa chố 4

13,0

IIIa3

158,4

2.060,2

3/ Pa chố 5

18,2

IIIa3

117,3

2.135,1

4/ Pa chố 2

6,6

IIIa1

44,9

296,45

5/ Pa chố 3

8,6

IIb

67,12

577,28

6/ A la 1

24,6

IIa

55,1

1.354,1

7/ A la 2

8,0

IIB

75,2

602,08

8/ A la 3

15,0

IIIa1

105,6

1.584,92

9/ A la4

25,0

IIIa2

116,3

3.009,4


NR=10

(đan xen)




Tổng cộng

130,0



12.264,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh Quảng Trị và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại thôn Làng Cát, xã Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị - 7



Hình 3.2: Bản đồ hiện trạng giao rừng cộng đồng thôn Làng cát- xã Đakrông- huyện Đakrông- Quảng Trị



Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Tình hình lâm nghiệp cộng đồng của tỉnh Quảng Trị:

Rừng tự nhiên ở Quảng Trị hiện có 135.059 ha, chủ yếu tập trung ở hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông với diện tích 110.147,5 ha (81,5%), chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống Kinh tế- Xã hội- Môi trường của tỉnh. Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng đã được các cấp chính quyền, ban ngành chức năng quan tâm, rừng tự nhiên đã được phục hồi và phát triển, môi trường sinh thái ngày càng được cải thiện, tính năng phòng hộ được phát huy; Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo vệ rừng vẫn còn những thách thức: Rừng tự nhiên luôn bị xâm hại làm cho rừng giảm cả về diện tích và chất lượng mà nguyên nhân chính là do đời sống của nhân dân sống ở trong rừng và ven rừng còn nhiều khó khăn, cuộc sống của họ luôn gắn với rừng và dựa vào rừng, nhu cầu lâm sản ngày càng lớn nhưng hưởng lợi từ rừng chưa có một chính sách phù hợp, chưa gắn lợi ích của cộng đồng với tài nguyên rừng, nhiều khu rừng chưa có chủ quản lý cụ thể mà chỉ giao trách nhiệm cho UBND xã quản lý theo tinh thần Quyết định 245/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trước thực trạng trên và xuất phát từ thực tiễn của công tác bảo vệ rừng trên địa bàn với nhận thức rừng phải có chủ thực sự mới quản lý bảo vệ có hiệu quả. Trên cơ sở của Luật bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 và Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Năm 2005 Chi cục Kiểm lâm xây dựng Đề án giao rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cư thôn, đã được UBND tỉnh đồng ý cho triển khai giao thí điểm tại huyện Đakrông và Hướng Hoá, Dự án chương trình thí điểm LNCĐ và các dự án khác đã thực hiện trên địa bàn trong những năm qua.

Sau hơn 5 năm thực hiện giao rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cư thôn quản lý bảo vệ, hưởng lợi; chúng ta cần phải đánh giá lại những kết quả trong công tác giao rừng và quản lý bảo vệ rừng sau khi giao, nhằm rút ra những kinh nghiệm để



hoàn chỉnh về cơ chế chính sách, trình tự thủ tục, biện pháp kỹ thuật giao rừng và công tác lập kế hoạch quản lý bảo vệ rừng để tiếp tục thực hiện tốt hơn cho những năm tiếp theo.

4.1.1 Đánh giá kết quả giao rừng cho cộng đồng:

4.1.1.1 Thực hiện chủ trương, chính sách giao rừng:

- Chủ trương giao thí điểm rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cư thôn là đúng đắn, phù hợp với chủ trương của Nhà nước (Luật BV& PTR năm 2004).

- Căn cứ Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Năm 2005 Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị đã xây dựng cơ chế chính sách hưởng lợi cho cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình được giao rừng tự nhiên và đã được UBND tỉnh đồng ý cho thực hiện thí điểm tại hai huyện Hướng Hóa và Đakrông. Đã thực hiện cơ chế chính sách như sau:

+ Đối tượng giao rừng: Cộng đồng dân cư thôn sống tại địa phương

+ Đối tượng rừng để giao: Rừng sản xuất và rừng phòng hộ ít xung yếu do UBND xã quản lý.

+ Hạn mức giao rừng: Đối với cộng đồng thôn thì căn cứ vào phương án giao rừng đã được phê duyệt (nhiều nhất là cộng đồng thôn Cuôi xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa: 340 ha );

+ Thời hạn giao: 50 năm

+ Chính sách hưởng lợi: Căn cứ vào lượng tăng trưởng của rừng để hưởng lợi theo % (Rừng nghèo hưởng cao: 95%, rừng trung bình hưởng 75%, rừng giàu hưởng thấp: 50% ). Ngoài ra còn áp dụng cơ chế cho ứng trước sản phẩm gỗ; Nếu sau 5 năm quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng thì được ứng trước 30% lượng tăng trưởng của rừng trong 5 năm và được khai thác để sửa chữa hoặc làm nhà mới khi tách hộ (mỗi hộ không quá 10m3). So với cơ chế chính sách QĐ 178 thì quyền hưởng lợi (%) sản phẩm gỗ được hưởng có cao hơn và áp dụng cơ chế ứng trước tuy chưa thực hiện nhưng đã khuyến khích được cộng đồng, hộ gia đình tích cực tham gia nhận rừng quản lý bảo vệ và hưởng lợi.



Như vậy với cơ chế chính sách đã thực hiện trong hơn 5 năm qua là phù hợp với chính sách của Nhà nước và thực tế của địa phương, đồng thời được cộng đồng dân cư thôn và hộ gia đình đồng tình hưởng ứng; đảm bảo lợi ích hài hòa giữa Nhà nước với người trực tiếp bảo vệ rừng.

4.1.1.2 Tổ chức, thực hiện giao rừng :

Sau khi được UBND tỉnh giao nhiệm vụ, Chi cục Kiểm lâm triển khai kế hoạch giao thí điểm rừng tự nhiên cho hai huyện ( Hướng Hóa và Đakrông), đồng thời biên soạn Biện pháp kỹ thuật giao rừng tạm thời và tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ giao rừng tự nhiên cho các tổ công tác và chính quyền xã, thôn được chọn giao rừng.

UBND hai huyện: Mỡ hội nghị xây dựng kế hoạch, chọn xã, cộng đồng thôn để giao rừng tự nhiên; thành lập Ban chỉ đạo (ở Đakrông do đ/c Phó chủ tịch làm trưởng ban và các tổ công tác (ở Hướng Hóa); các tổ công tác do Hạt Kiểm lâm làm tổ trưởng và các phòng, ban chức năng của huyện tham gia thành viên (đã thành lập 1 Ban chỉ đạo giao rừng của huyện và 2 tổ công tác giao rừng cấp huyện).

Như vậy việc tổ chức thực hiện đã được thống nhất từ tỉnh xuống huyện và các xã. Tuy mỗi địa phương có hình thức tổ chức khác nhau, nhưng đều thống nhất về một đầu mối là Hạt Kiểm lâm tham mưu cho UBND huyện về công tác giao rừng tự nhiên.

4.1.1.3 Trình tự thủ tục giao rừng:

- Những diện tích giao rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cư thôn bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế và các dự án (Lâm nghiệp hướng tới người nghèo, Danida, Lâm sản ngoài gỗ, Cres, UNDP, Chương trình phát triển nông thôn Phần Lan) thực hiện theo trình tự thủ tục của Đề án giao rừng tự nhiên thí điểm do Chi cục Kiểm lâm xây dựng năm 2005.

- Những diện tích giao rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cư thôn bằng nguồn vốn của dự án Chương trình thí điểm Lâm nghiệp cộng đồng (Chi cục Lâm nghiệp thực hiện) thực hiện theo Quyết định 434/QĐ-QLR ngày 11/4/2007 của Cục lâm nghiệp.



- Hai mô hình thí điểm giao rừng tự nhiên đều thực hiện đúng như Thông tư 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hướng dẫn.

- Trình tự thủ tục giao rừng đã có sự tham gia của người dân (tham gia họp thôn, xây dựng phương án giao rừng, đơn xin giao rừng, bàn giao rừng tại thực địa…) nên việc giao rừng hợp lý không có sự tranh chấp, mâu thuẫn giữa các hộ gia đình và cộng đồng; hồ sơ giao rừng được lưu trữ tại cộng đồng thôn, xã, Hạt Kiểm lâm huyện.

Tuy nhiên về trình tự thủ tục hiện nay chưa hoàn chỉnh thủ tục cấp giấy CNQSDĐ (sổ đỏ). Trong số 4.024,3 ha thì mới cấp được: 1.336ha, do nguồn kinh phí quy định trong định mức Kinh tế – kỹ thuật của QĐ 112/2008/QĐ-BNN quá thấp không đủ để thực hiện việc cấp giấy.

4.1.1.4 Biện pháp kỹ thuật giao rừng:

- Biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong thời gian qua là tài liệu kỹ thuật tạm thời do cán bộ kỹ thuật Chi cục Kiểm lâm biên soạn bao gồm các bước công việc (chuẩn bị, ngoại nghiệp, nội nghiệp xây dựng thành quả). Dung lượng mẫu đo đếm trữ lượng là 3% đối với cộng đồng; với mức độ dung lượng Ô tiêu chuẩn 1ô/ha bảo đảm độ chính xác khi đo đếm trữ lượng rừng. Ngoài đo đếm trữ lượng còn đo đếm cây tái sinh, lâm sản ngoài gỗ để phục vụ cho việc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, khai thác tận dụng nguồn lâm sản ngoài gỗ.

- Biện pháp kỹ thuật áp dụng của dự án Chương trình thí điểm lâm nghiệp cộng đồng thực hiện theo công văn số 1327/CV-LNCĐ ngày 07/9/2007 của Cục Lâm nghiệp. Trong dung lượng mẫu đo đếm có thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác khi xác định trữ lượng rừng để giao.

Nhìn chung cả hai Biện pháp kỹ thuật áp dụng trong thời gian qua đều bảo đảm quy trình kỹ thuật của Bộ NN&PTNT trong công tác điều tra tài nguyên rừng.

4.1.1.5 Kết quả diện tích giao rừng cộng đồng: Từ năm 2005 đến 2009 trên địa bàn hai huyện Hướng Hóa và Đakrông đã tổ chức giao rừng tự nhiện cho cộng đồng là: 4.024,3 Ha.

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 02/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí