Lý Do Xây Dựng Quy Ước Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Cộng Đồng Dân Cư



- Năm 2015 - 2016: tiến hành nuôi dưỡng trên lô 1- Pa chố 1 và Lô 5 - Pa chố 3 là 24,5 ha mất 135 công, dự tính 11.760.000 đồng dự án hỗ trợ.

(3) Kế hoạch khai thác lâm sản ngoài gỗ:

Các sản phẩm ngoài gỗ đóng vai trò quan trọng trong đời sống của cộng đồng; Một số sản phẩm là nguồn thức ăn quan trọng, ngoài ra có nhiều sản phẩm giúp cải thiện đáng kể thu nhập của người dân.

Do việc quản lý và sử dụng không hợp lý nên nguồn lâm sản ngoài gỗ hiện đã bị cạn kiệt. Bên cạnh đó thị trường tiêu thụ các loại sản phẩm này thường là phụ thuộc vào những người từ bên ngoài đến thu mua tại thôn. Thực tế cho thấy, các lâm sản ngoài gỗ như song, mây...được mua tập trung thành từng đợt. Điều này sẽ làm cho một loại sản phẩm nào đó sẽ bị khai thác kiệt theo yêu cầu của người mua.

Theo kết quả điều tra cho thấy nguồn thu lâm sản ngoài gỗ trong rừng cộng đồng của thôn nếu có kế hoạch quản lý, khai thác hợp lý thì vẫn đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người dân trong thời gian nuôi dưỡng rừng. Trong đó cây mây có thể cho thu hoạch cả năm, là nguồn lâm sản ngoài gỗ thay thế sản phẩm từ gỗ (làm bàn ghế, đồ gia dụng…)

Qua thảo luận người dân trong thôn, các vấn đề nảy sinh trong việc sử dụng và quản lý lâm sản ngoài gỗ được tổng hợp trong bảng 4.11:

Bảng 4.11: Kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng lâm sản ngoài gỗ thôn Làng cát


Vấn đề

Thuận lợi

Đề xuất

- Do khai thác quá mức

- Có kinh nghiệm trong

- Làm giàu rừng bằng các

nên nguồn tài nguyên

việc thu hái các loại sản

loài cây bản địa: Mây, tre,

trong rừng tự nhiên đã

phẩm.

gỗ quý.

bị cạn kiệt.

- Có nguồn tài nguyên

- Chính quyền hỗ trợ cho

- Do người dân săn bắt,

tại chỗ.

cộng đồng trong việc ngăn

thu hái trái phép trong


chặn nạn khai thác, săn

khu rừng đã giao.


trộm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh Quảng Trị và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại thôn Làng Cát, xã Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị - 11



Bảng 4.12: Kế hoạch khai thác lâm sản ngoài gỗ rừng cộng đồng thôn Làng cát


Loại LSNG


Loài

Công dụng

Tên lô khai thác

Mùa khai thác

Dự kiến số lượng

Tổ chức khai thác


Dược liệu


Sâm cau


Thuốc bổ


Tất cả 8 lô


Cả năm


Theo nhu cầu


Hộ gia


đình

TengraTeng

Chữa

răng

đau

-nt-

-nt-

-nt-

-nt-


Sa nhân

Chữa phong

thấp


Lô 6,7,8



-nt-


-nt-

Củ một

Chữa viêm

gan

Tất cả 8

Cả năm

-nt-

-nt-

Dây

CuTiang

Chữa

bụng

đau

-nt-

-nt-

-nt-

-nt-

Bông bạc

Thuộc bổ

-nt-

-nt-

-nt-

-nt-


Thực phẩm

Củ mài

Thức ăn

-nt-

Mùa

xuân

-nt-

-nt-

Măng

Thức ăn

-nt-

Mùa hè

-nt-

-nt-

Đoạc

Thức ăn

-nt-

Cả năm

-nt-

-nt-

Gia dụng

Lá nón

Làm nón

-nt-

-nt-

-nt-

-nt-

Mây, song

Bàn ghế

-nt-

-nt-

-nt-

-nt-

Nứa,giang

Rổ rá

-nt-

-nt-

-nt-

-nt-

(Nguồn: Ban quản lý RCĐ thôn Làng cát)

Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở kết quả khảo sát và tổng hợp các loại lâm sản ngoài gỗ. Tiến hành khai thác trên toàn bộ diện tích của rừng cộng đồng, các loại lâm sản ngoài gỗ như: Các loại dược liệu (Sâm cau; TengraTeng; Sa nhân; Củ một; Dây CuTiang; Bông bạc…), các loại thực phẩm (Măng; Củ mài; Đoạc…), gia dụng (Lá nón; Mây, song ; Nứa,giang …).

4.2.4. Xây dựng bản đồ quản lý rừng cộng đồng

- Căn cứ xây dựng:

+ Bản đồ hiện trạng rừng cộng đồng thôn Làng cát.

+ Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng đã được xây dựng và cộng đồng thôn Làng cát đã thông qua.



Hình 4.1: Bản đồ phương án giao rừng cộng đồng thôn Làng Cát



thôn:


4.3. Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư thôn:

4.3.1. Lý do xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư


Trong quản lý rừng cộng đồng, cần xây dựng một quy ước bảo vệ và phát triển

rừng trên cơ sở luật tục truyền thống và các quy định của pháp luật. Việc xây dựng quy ước với các công cụ và kỹ năng thích hợp giúp cho người dân tự phân tích tài nguyên rừng, tình hình quản lý bảo vệ rừng của địa phương, từ đó tự đưa ra ý tưởng, quy định cho bản quy ước và họ sẽ là người tổ chức thực hiện quy ước đó trong quản lý rừng. Một quy ước đầy đủ bao gồm các vấn đề liên quan đến: bảo vệ rừng, sử dụng rừng, trách nhiệm, quyền lợi, xử phạt, khen thưởng.

Trong phạm vi đề tài, định hướng tập trung vào lập quy ước về quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng trong quản lý rừng theo kế hoạch đã lập. Đây là điều cần làm trước tiên để có thể tổ chức quản lý rừng cộng đồng khi kế hoạch được phê duyệt. Do vậy nội dung Quy ước trình bày trong đề tài này chỉ tập trung vào các khía cạnh trách nhiệm các bên và phân chia lợi ích, xử phạt và bồi thường; các Quy ước về quản lý tài nguyên thiên nhiên sẽ được cộng đồng tiếp tục phát triển trong tiến trình của mình. Trên cơ sở đó cộng đồng đã tham gia xây dựng Quy ước về quyền lợi, trách nhiệm.

4.3.2. Những căn cứ để xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư thôn:

- Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004;

- Nghị định số 139/2004/NĐ- CP ngày 25/6/2004 về xử phạt hành chính liên quan đến quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

- Quyết định 186/2006/QĐ- TTg ngày 14/8/2006 về Quy chế quản lý ba loại

rừng;

- Quyết định 178/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng

lợi, nghĩa vụ hộ gia đình, cá nhân được giao, thuê, nhận khoán rừng, đất lâm nghiệp;



- Quyết định số 550/QĐ-QLR của Cục Lâm nghiệp việc xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng;

- Phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển lâm nghiệp của xã giai đoạn 2006- 2016,

- Các quy định của huyện, xã và cộng đồng về bảo vệ, phát triển và sử dụng

rừng;


- Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng thôn Làng Cát.

4.3.3. Nội dung cơ bản của bản Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng

đồng thôn Làng cát, xã Đakông, huyện Đakông, tỉnh Quảng Trị:

Phần 1. Những việc phải làm

(1) Mọi người dân trong thôn phải thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ và phát triển rừng của thôn như sau:

- Thành lập 14/nhóm Tổ Quản lý bảo vệ rừng (10 hộ một tổ) dưới sự chỉ đạo của Ban quản lý rừng cộng đồng, có trách nhiệm thường xuyên tuần tra, quản lý bảo vệ diện tích rừng của cộng đồng.

- Người xin khai thác gỗ làm nhà, gỗ gia dụng…phải làm đơn được cộng đồng nhất trí và được phê duyệt và phải nộp vào quỹ của cộng đồng theo quy định:

200.000 đồng đối với 1 m3 gỗ nhóm 3, nhóm 4; 100.000 đồng đối với 1 m3 gỗ nhóm 5, nhóm 6 và 50.000 đồng đối với 1 m3 gỗ nhóm 7, nhóm 8.

- Khi khai thác gỗ phải đúng địa điểm, đúng khối lượng theo quy định của thôn. Thực hiện bài cây khai thác và hoàn tất hồ sơ trước 1 tháng. Khai thác gỗ xong phải dọn vệ sinh rừng theo quy định.

- Hộ gia đình nào lấy củi và lâm sản ngoài gỗ để bán, nếu 1 lần bán có giá trị 100 ngàn đồng trở lên, thì phải nộp vào quỹ của cộng đồng 10% giá trị bán.

- Mọi người dân trong cộng đồng tích cực tham gia bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng do cộng đồng thôn tổ chức. Khi phát hiện cháy rừng phải báo ngay cho Ban quản lý rừng để huy động lực lượng chữa cháy.

- Làm nương rẫy phải đúng theo quy hoạch của cộng đồng.

- Phải sử dụng tiết kiệm nguồn nước trong mùa khô.



- Chăn nuôi gia súc phải có chuồng trại, có người chăn dắt; chăn thả đúng nơi cộng đồng quy định.

(2) Phát hiện và tố giác các đối tượng (trong và ngoài cộng đồng) khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản, tham gia bắt giữ đối tượng giao cho thôn và cơ quan chức năng xử lý.

(3) Các hộ gia đình phải đóng góp ngày công lao động trong việc bảo vệ và phát triển rừng khi có yêu cầu của cộng đồng. Nếu hộ nào không tham gia lao động thì phải nộp tiền, số tiền do cộng đồng quy định.

(4) Nghiêm túc thực hiện các hình thức xử lý của cộng động.

Phần 2. Những việc được làm

(1) Được tham gia bảo vệ rừng, trồng rừng… do cộng đồng tổ chức.

(2) Được khai thác gỗ làm nhà, làm đồ gia dụng trong gia đình; được sử dụng gỗ, cành ngọn để làm chuồng trại, bờ rào kết hợp lấy củi; được khai thác lâm sản ngoài gỗ, cây thuốc theo quy định.

3) Được bẫy, bắt chuột và các loại động vật phá hại mùa màng (trừ các loại động vật Nhà nước quy định cấm).

(4) Được làm nương rẫy theo quy hoạch.

Phần 3. Những việc khuyến khích làm

(1) Khuyến khích trồng cây bản địa, cây đặc sản, lâm sản ngoài gỗ trong rừng và dưới tán rừng.

(2) Khuyến khích các thành viên trong cộng đồng phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm Quy ước, cố ý huỷ hoại rừng; tham gia bắt giữ đối tượng giao cho thôn và các cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Phần 4. Những việc không được làm

(1) Không được khai thác, vận chuyển, mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép gỗ và các loại lâm sản khác.

(2) Không được khai thác các loài cây Nhà nước quy định cấm; không khai thác gỗ tại các điểm ảnh hưởng đến nguồn nước của cộng đồng.



3) Không được khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ quá khối lượng cho phép; không được khai thác mây có chiều dài dưới 2 m; không được mua bán gỗ chưa có sự đồng ý của cộng đồng.

(4) Không được săn bắn, bắt bẫy, sử dụng, vận chuyển, mua bán trái phép các loại động vật hoang dã Nhà nước đã quy định cấm.

(5) Không được đốt phá, lấn chiếm rừng làm nương rẫy; Không được phát rẫy gần nguồn nước. Không được đánh cá bằng chất độc hại ảnh hưởng đến nguồn nước.

(6) Không dùng lửa tùy tiện trong rừng, đốt tổ ong, đốt cây lấy củi, rà phá phế liệu chiến tranh trong rừng.

(7) Không được cho người ngoài cộng đồng vào rừng khai thác gỗ và lâm sản.

(8) Không được chăn thả gia súc phá hoại rừng theo quy định.

Phần 5. Quyền lợi của cộng đồng và chia sẻ lợi ích trong cộng đồng

(1) Được sử dụng nước sinh hoạt và nước sản xuất.

(2) Được thôn xác nhận đơn xin khai thác gỗ làm nhà; gỗ gia dụng theo kế hoạch quy định của cộng đồng, theo thứ tự ưu tiên như sau:

(2.1) Về đối tượng:

- Tập thể: ưu tiên xây dựng nhà trẻ của thôn.

- Hộ gia đình: ưu tiên các hộ sau

+ Hộ gia đình tích cực trong việc Bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng.

+ Hộ gia đình chính sách, hộ gia đình nghèo, tách hộ. (2.2) Mức sử dụng gỗ (gỗ tròn) như sau:

Bình quân cho hộ gia đình:

- Làm nhà mới bình quân : 4,0m3

- Làm lại nhà: 3 m3

- Làm bếp mới bình quân: 1,5m3

- Sửa bếp: 1m3

- Gỗ gia dụng thiết yếu trong gia đình bình quân: 0,5 - 1,0m3


(Trong đó: 5 năm thực hiện chương trình thí điểm chỉ tập trung cung cấp gỗ làm nhà cho các gia đình tách hộ, hoặc nhà bị hư hỏng do thiên tai, dự kiến khoảng 20-30m3/năm)

Xây dựng nhà trẻ thôn: 25m3 (khi cần thiết) (2.3) Về trích nộp quỹ cộng đồng:

- Đối với tập thể: Miễn nộp tiền vào quỹ

- Đối với hộ gia đình: Khi khai thác gỗ, phải nộp tiền vào quỹ cộng đồng theo quy định của Quy ước, trước 1 tháng.

(3) Lấy củi khô và lâm sản ngoài gỗ:

Các hộ gia đình trong cộng đồng được vào rừng lấy củi khô và các loại lâm sản ngoài gỗ để phục vụ nhu cầu của mình. Nhưng nếu bán củi, bán lâm sản ngoài gỗ thì phải đóng góp vào quỹ của cộng đồng theo quy định tại khoản 1 mục I của Quy ước này.

(4) Chia sẻ lợi ích chung của cộng đồng:

Trong tổng lợi ích của cộng đồng thu từ rừng… được phân bổ tỷ lệ như sau:

- Trích nộp ngân sách xã: 3%

- Trích cho Ban quản lý rừng thôn: 20%

- Trích bồi dưỡng cho các tổ Quản lý bảo vệ rừng thôn: 20%

- Trích khen thưởng, dự phòng : 7%

- Chia đều cho các hộ thành viên trong thôn: 50%.

(5) Các lợi ích khác:

- Được hưởng tiền công khi tham gia chữa cháy rừng, tham gia bảo vệ rừng, chuẩn bị cây trồng rừng…

- Được hưởng tiền khi phát hiện các vụ vi phạm Quy ước.

- Trường hợp người ngoài cộng đồng có quan hệ mật thiết với cộng đồng xin nhu cầu về gỗ (do nơi ở không có gỗ), được cộng đồng nhất trí cấp 1/3 khối lượng gỗ làm nhà mới và phải nộp tiền gấp 2 lần so với người trong cộng đồng.

Phần 6: Trách nhiệm và quyền hạn của Ban quản lý rừng cộng đồng và các thành viên trong cộng đồng

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 02/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí