kính, nhằm điều chỉnh sản lượng đưa mô hình rừng thực tế nhanh chóng tiếp cận mô hình rừng mong muốn.
Bước 5: Đánh giá nhu cầu lâm sản của cộng đồng hàng năm và 5 năm
Sử dụng phương pháp phỏng vấn hộ gia đình để xác định nhu cầu lâm sản và tiến hành cân đối cung cầu lâm sản cho cộng đồng theo cả đơn vị là số cây và số m3 (nếu có thiết kế khai thác).
Bước 6: Lập kế hoạch khai thác hàng năm và 5 năm
- Kế hoạch khai thác gỗ: Tính toán lượng khai thác, địa điểm khai thác, phương thức khai thác cho từng năm và năm năm theo số cây và số m3 gỗ (nếu có thiết kế khai thác).
- Kế hoạch khai thác tre nứa: Căn cứ vào kết quả điều tra tre nứa và nhu cầu tre nứa tiến hành lập kế hoạch khai thác tre nứa. Nếu tre nứa khai thác hàng năm thì sản lượng lấy ra chỉ nên bằng 1/5 tổng số cây tre, nứa trong lô. Nếu luân kỳ khai thác 2 năm thì sản lượng được phép lấy ra là từ 1/3 đến 1/2 tổng số cây của rừng nứa và từ 1/5 đến 1/4 tổng số cây của rừng tre. Nếu luân kỳ khai thác 3 năm thì sản lượng được phép lấy ra là từ 1/2 đến 2/3 tổng số cây của rừng nứa và từ 1/5 đến 1/4 tổng số cây của rừng tre.
- Kế hoạch khai thác lâm sản ngoài gỗ: Căn cứ vào kết quả khảo sát lâm sản ngoài gỗ được thể hiện trong biểu Mô tả lô đất trống và Biểu Mô tả lô rừng, tiến hành bố trí khai thác lâm sản ngoài gỗ hàng năm.
Bước 7: Lập kế hoạch trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung, nuôi dưỡng rừng, bảo vệ rừng và bố trí thời gian, địa điểm thực hiện kế hoạch.
Căn cứ vào hiện trạng tài nguyên rừng cộng đồng, căn cứ vào kết quả cân đối cung cầu lâm sản của cộng đồng, tiến hành lập kế hoạch trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung, nuôi dưỡng rừng, bảo vệ rừng cho các lô rừng cộng đồng đã điều tra.
2.4.5.2. Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư thôn:
Sử dụng phương pháp có tham gia của người dân, cán bộ lâm nghiệp địa phương là người hỗ trợ, thúc đẩy và cộng đồng dân cư thôn là người xây dựng Quy ước.
Trình tự các bước xây dựng và tổ chức thực hiện Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư được thể hiện qua hình sau:
Bước 1: Chuẩn bị | |||||||
Bước 2: Họp thôn – thảo luận nội dung của Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư | |||||||
Bước 3: Dự thảo, hoàn thiện và phê duyệt Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư | |||||||
Bước 4: : Phổ biến, giám sát, đánh giá thực hiện Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư |
Có thể bạn quan tâm!
- Lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh Quảng Trị và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại thôn Làng Cát, xã Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị - 2
- Những Chương Trình, Dự Án Về Quản Lý Rừng Cộng Đồng Ở Việt Nam
- Phương Pháp: Kế Thừa Có Chọn Lọc Các Tài Liệu Liên Quan Sẵn Có
- Tình Hình Phát Triển Kinh Tế Chung Của Tỉnh, Các Vùng Trong Tỉnh Và Tình Hình Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế
- Hiện Trạng Tài Nguyên Rừng Cộng Đồng Thôn Làng Cát
- Tổng Hợp Giao Rừng Tự Nhiên Cho Cộng Đồng Trên Địa Bàn 2 Huyện Hướng Hoá Và Đakrông (Từ Năm 2005-2009)
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
Hình 2.1: Tiến trình xây dựng và tổ chức thực hiện
Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư thôn
Bước 1: Chuẩn bị
Tổ chức họp xã =>Họp cán bộ chủ chốt (cuộc họp 1) => Thu thập và nghiên cứu tài liệu liên quan => Kết quả họp.
Bước 2: Họp thôn (cuộc họp 2): Tập trung họp toàn thôn =>Thảo luận nhóm
=>Tập trung họp toàn thôn => Thông qua kết quả thảo luận
Nội dung thảo luận: Mục tiêu xây dựng Quy ước; Các vấn đề khó khăn trong bảo vệ và phát triển rừng; Các quy định về bảo vệ rừng của cộng đồng và của các đối tượng khác và thành lập tổ hoặc nhóm hay hộ gia đình bảo vệ rừng; Lợi ích của cộng đồng và chia sẻ lợi ích; Việc phổ biến Quy ước để đảm bảo Quy ước của dân;
Các nội dung giám sát, đánh giá thực hiện Quy ước.
Bước 3: Dự thảo, hoàn chỉnh và phê duyệt Quy ước
Căn cứ vào biên bản của cuộc họp đại diện thôn (bước 2) và thực tế của cộng đồng dân cư thôn, trưởng ban quản lý bảo vệ rừng thảo luận với thành viên trong ban quản lý rừng, cán bộ hỗ trợ, tiến hành dự thảo Quy ước và báo cáo trưởng thôn sau khi dự thảo Quy ước cơ bản được hoàn chỉnh. Tổ chức cuộc họp toàn thôn (cuộc họp 3) để thông qua dự thảo Quy ước.
Bước 4: Phổ biến , giám sát, đánh giá thực hiện Quy ước
Tổ chức cuộc họp toàn thôn (cuộc họp 4) để phổ biến Quy ước.
- Phổ biến Quy ước: Trưởng thôn tổ chức họp toàn thể nhân dân trong cộng đồng dân cư thôn để thông báo Quyết định công nhận Quy ước của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, phổ biến toàn thể nội dung Quy ước.
- Giám sát thực hiện Quy ước: Các nội dung giám sát gồm trình trạng vi phạm Quy ước; việc xử lý vi phạm; việc chia sẻ lợi ích….
- Đánh giá thực hiện Quy ước: tiến hành định kỳ hàng năm, xem xét toàn diện về tính phù hợp và hiệu quả của các quy định trong Quy ước.
2.4.5.3. Phương pháp thành lập; Quản lý và sử dụng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư thôn (Quỹ thôn) :
Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng do cộng đồng tự thành lập nhằm mục đích chủ yếu là phục vụ cho các hoạt động về lâm nghiệp của cộng đồng như: bảo vệ rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, làm giàu rừng, khai thác lâm sản, quản lý rừng...
Cộng đồng dân cư thôn bản sẽ tự bầu ra một Ban quản lý để quản lý Quỹ. Ban quản lý rừng cộng đồng có thể làm cả nhiệm vụ của Ban quản lý Quỹ; trường hợp nguồn vốn trong quỹ lớn có thể thành lập Ban quản lý Quỹ riêng.
- Trình tự các bước thành lập Quỹ thôn:
Bầu Ban quản lý Quỹ thôn và Tổ kiểm soát Quỹ thôn => Dự thảo Quy chế quản lý Quỹ thôn => Tổ chức họp thôn thông qua quy chế quản lý Quỹ thôn => Công khai quy chế.
- Xây dựng kế hoạch thu chi Quỹ thôn hàng năm:
Xem xét Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng, Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng để xác định các mức thu, chi => Tổ chức họp thôn trao đổi góp ý => Hoàn chỉnh kế hoạch thu chi quỹ thôn hàng năm gửi Ban quản lý Quỹ xã xem xét thông qua hay phê duyệt => Công bố công khai Kế hoạch thu chi quỹ thôn hàng năm.
- Công tác kế toán tại Ban quản lý Quỹ thôn:
Các nguồn thu cho Quỹ thôn trong đó có khoản hỗ trợ của dự án theo phân bổ của Quỹ xã được coi là một phần của Quỹ thôn, do vậy công tác kế toán Quỹ thôn của Ban quản lý Quỹ thôn thực hiện bằng việc ghi chép các loại sổ sách, mẫu biểu sau: Sổ ghi biên bản họp Ban quản lý Quỹ thôn, Sổ nhật ký hoạt động, Sổ theo dõi thu chi Quỹ thôn.
Định kỳ cuối tháng, quý, 6 tháng và năm Ban quản lý Quỹ thôn tổng hợp và báo cáo kế hoạch thu chi Quỹ thôn, báo cáo tình hình theo dõi thu chi Quỹ thôn cho Quỹ xã Công khai Quỹ thôn.
- Giám sát và Báo cáo:
- Ban quản lý Quỹ thôn: định kỳ theo quý, 6 tháng và năm Ban quản lý Quỹ thôn có báo cáo bằng văn bản gửi cho: Ban Phát triển rừng xã, Cộng đồng thôn bản
- Tổ kiểm soát Quỹ thôn: hàng tháng, Tổ kiểm soát Quỹ thôn phân công tiến hành giám sát thường xuyên các hoạt động của Quỹ thôn như: các tổ, nhóm, hộ được giao thực hiện nhiệm vụ có ghi chép Sổ nhật ký ghi chép hoạt động hay không, nội dung ghi chép có cụ thể không. Các hoạt động khai thác gỗ; Những người được hỗ trợ có nhận được đủ mức hỗ trợ không, Sổ sách ghi chép các khoản thu chi Quỹ thôn có rõ ràng không. Hàng tháng tổ kiểm soát Quỹ thôn có báo cáo hàng tháng bằng văn bản công khai kết quả kiểm soát.
Các nguồn hỗ trợ khác từ bên ngoài (ngân sách, dự án, doanh nghiệp, nhà
tài trợ…) cho Quỹ xã hay cho Quỹ thôn
Kế hoạch và đề xuất Quỹ xã hỗ trợ
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng của thôn (Quỹ thôn)
Bồi thường vi phạm Quy chế QL RCĐ
Nguồn kinh phí do thôn thu và quản lý
Ban quản lý Quỹ thôn
Trưởng ban Kế toán Thủ quỹ
Thành viên khác
Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng cấp xã
(Quỹ xã)
Tài khoản Quĩ BV&PTRCĐ xã tại Ngân hàng NN&PTNT
Ban quản lý Quỹ xã
Trưởng ban Kế toán Thủ quỹ
Các thành viên khác
Người dân tham gia các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng: hưởng lợi từ rừng cộng đồng, và đóng góp xây dựng quỹ.
Ghi chú:
Các khoản đóng góp: Các khoản chi hỗ trợ:
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Trị:
3.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên:
3.1.1.1. Vị trí địa lý:
Tỉnh Quảng Trị thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có toạ độ địa lý 16018'13'' đến 17010' vĩ độ Bắc và 106030'51'' đến 107023'48'' kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình
- Phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế
- Phía Đông giáp với biển Đông
- Phía Tây giáp các tỉnh Savanakhet, Salavan của CHDCND Lào.
Trên biển tỉnh Quảng Trị có huyện đảo Cồn Cỏ, cách đất liền khoảng 30 km về phía Đông, với diện tích tự nhiên 2,2 km2.
Diện tích tự nhiên của Quảng Trị tuy không lớn so với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ nhưng Quảng Trị có nhiều lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế, thể hiện qua những yếu tố sau:
+ Có các tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như: Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường xuyên Á (Quốc lộ 9) được coi là hành lang Đông Tây nối Việt Nam - Lào - Thái Lan - Mianma và các nước khác trong khu vực, tuyến đường sắt Bắc - Nam, đường vận tải biển. Đây là những yếu tố thuận lợi để Quảng Trị mở rộng giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá với các vùng kinh tế trong nước và khu vực các nước ASEAN.
+ Quảng Trị có cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, cửa khẩu quốc tế La Lay, cảng biển Cửa Việt, ga đường sắt Đông Hà, Quảng Trị là một trong những đầu mối lưu thông kinh tế - đời sống trong nước và Quốc tế.
+ Quảng Trị có địa hình đa dạng (cả vùng đồi núi, đồng bằng và ven biển), tài nguyên xã hội - nhân văn (cả vật thể và phi vật thể) khá phong phú (do đây là vùng
đất giao thoa, hội tụ của nhiều luồng văn hoá, chứng nhân của nhiều sự kiện lịch sử dựng nước và giữ nước).
Có thể nói những lợi thế về vị trí địa lý của Quảng Trị sẽ là động lực thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và gắn với an ninh quốc phòng.
3.1.1.2. Khí hậu:
Khí hậu Quảng Trị mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên, do vị trí địa lý và các đặc điểm về địa hình, khí hậu Quảng Trị có diễn biến khá phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp.
(1) Nhiệt độ:
Lượng nhiệt tương đối cao, tổng tích nhiệt trung bình năm bình quân 9.0000C, miền núi Khe Sanh thấp nhất nhưng cũng đạt tới 8.0000C. Nhiệt độ trung bình năm từ 23-250C, vùng đồng bằng nhiệt độ tháng cao nhất (tháng 6 đến tháng 7) khoảng 350C, có ngày nhiệt độ lên trên 400C, tháng thấp nhất (tháng 1 và tháng 12) khoảng 180C có khi xuống tới 8-90C.
(2) Chế độ ẩm:
Độ ẩm không khí trung bình năm 85%, phân thành 2 mùa rõ rệt: Vùng đồng bằng mùa khô nóng kéo dài 4 tháng, từ tháng 5 đến tháng 8 với độ ẩm trung bình từ 70 - 80% và đạt cực tiểu vào tháng 7 xuống 65 - 70%. Độ ẩm tăng nhanh khi bước vào mùa mưa và duy trì ở mức cao, với độ ẩm trung bình từ 85 - 90%; Trong khi đó ở Khe Sanh mùa mưa từ tháng 5-11 nên ẩm độ không khí cao (83-85%).
(3) Chế độ mưa
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 năm trước kéo dài đến tháng 2 năm sau, đạt cực đại vào tháng 10, 11, chiếm 70% lượng mưa năm. Từ tháng 3 đến tháng 7 lượng mưa ít nhất, tổng lượng mưa trong thời kỳ này chỉ chiếm dưới 30% lượng mưa năm. Tổng lượng mưa bình quân năm từ 2.300 - 2.700mm ở vùng đồng bằng và 1.800- 2.000mm ở vùng núi. Tháng 10 có lượng mưa cao nhất thường đạt trên 600mm/tháng. Mưa tiểu mãn thường xảy ra từ ngày 15 đến ngày 30 tháng 5, lũ sớm xảy ra cuối tháng 8 đầu tháng 9.
Miền núi Hướng Hóa mưa tập trung 6 tháng (tháng 5-10) chiếm 85-90% lượng mưa cả năm làm đất bị xói mòn, rửa trôi, nhưng mùa khô thường gây ra hạn nặng.
(4) Chế độ gió
Quảng Trị là một trong những vùng chịu ảnh hưởng của 2 loại gió mùa chính: Gió mùa Tây Nam (gió Lào) thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 8 với tần suất xuất hiện từ 50 đến 60% và gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, với tần suất xuất hiện từ 40 - 50%.
(5) Bão
Hàng năm mưa bão thường bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào cuối tháng 11. Do vị trí địa lý tiếp giáp với biển, bão thường xuất hiện với cường độ lớn, kéo theo triều cường nên khả năng gây thiệt hại do bão đối với sự phát triển nông lâm nghiệp và đời sống nhân dân thường rất lớn.
3.1.1.3. Tài nguyên đất đai:
(1) Hiện trạng sử dụng đất:
Theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện trạng sử dụng đất phân theo mục đích sử dụng như sau :
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Quảng Trị năm 2008
Diện tích (ha) | Cơ cấu (%) | |
Tổng diện tích tự nhiên | 474.415 | 100,00 |
1. Đất nông nghiệp | 404.591 | 85,28 |
- Đất sản xuất NN | 74.465 | 15,70 |
- Đất lâm nghiệp (có rừng) | 210.852 | 44,44 |
- Đất trống lâm nghiệp | 119.274 | 25,14 |
2. Đất phi nông nghiệp | 40.827 | 8,61 |
3. Đất chưa sử dụng | 28.997 | 6,11 |