Tình Hình Phát Triển Kinh Tế Chung Của Tỉnh, Các Vùng Trong Tỉnh Và Tình Hình Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế



3.1.1.4. Địa hình:

Với nền địa hình phân hoá theo dọc kinh tuyến có độ cao giảm dần từ Tây sang Đông và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam đã hình thành những vùng kinh tế xã hội đặc trưng tương đối khác biệt: Vùng núi, vùng gò đồi, vùng đồng bằng và vùng ven biển.

3.1.1.5. Đặc điểm thổ nhưỡng:

Theo hệ thống phân loại định lượng của FAO-UNESCO trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000, tỉnh Quảng Trị có 11 nhóm đất (Major soil grouping), 32 đơn vị đất (soil units) và 54 đơn vị phụ (soil subunits). Do đặc điểm phát sinh và sử dụng khá đa dạng nên cần hết sức lưu ý trong quá trình bố trí hệ thống sản xuất lâm - nông nghiệp và quy hoạch sử dụng đất của Tỉnh.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội:

3.1.2.1. Dân cư, phân bố dân cư, dân trí:

(1) Dân số, dân tộc và sự phân bố theo địa bàn:

Dân số toàn Tỉnh năm 2009: 599.221 người; Cơ cấu dân số: Nữ: 303.425 người (chiếm tỷ lệ 50,64%), Nam: 295.796 người (chiếm tỷ lệ 49,36%).

Dân cư Quảng Trị bao gồm cộng đồng các dân tộc: Kinh, Vân Kiều, Pa Cô... Dân tộc Kinh chiếm 91,4%, Vân Kiều 6,7%, Pa Kô 1,8%, các dân tộc khác 0,1%. Trong đó đồng bào các dân tộc ít người tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi (Hướng Hoá, Đakrông) và một số xã thuộc miền núi của huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ.

(2) Phân bố lực lượng lao động:

Tổng số lao động hiện có trong toàn Tỉnh năm 2009: 246.390 người, trong đó lao động nữ 134.868 người chiếm tỷ lệ 54,08% lực lượng lao động. Lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chiếm gần 58% lực lượng lao động hiện nay.



3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế chung của Tỉnh, các vùng trong tỉnh và tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thời kỳ 2006 - 2009 kinh tế Quảng Trị có nhịp độ tăng trưởng bình quân 11,5%/năm (cao hơn thời kỳ 2000 - 2005: 3,0%), trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông - lâm nghiệp, thuỷ sản 5,2%/năm; của ngành công nghiệp - xây dựng 25,1%/năm và của ngành dịch vụ 8,4%/năm (theo giá so sánh).

3.2 Hiện trạng lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị:

3.2.1. Hiện trạng tài nguyên rừng và tình hình sử dụng đất lâm nghiệp:

3.2.1.1. Hiện trạng tài nguyên:

Tổng diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp: 330.126 ha; trong đó:

- Diện tích đất có rừng: 210.852 ha, bao gồm:

+ Rừng tự nhiên: 133.256 ha

. Rừng giàu: 18.492 ha

. Rừng trung bình: 65.041 ha

. Rừng nghèo: 13.395 ha

. Rừng phục hồi: 33.705 ha

. Rừng tre nứa: 28 ha

. Rừng núi đá: 2.594 ha

+ Rừng trồng: 77.596 ha

- Diện tích đất chưa có rừng: 119.274 ha; Trong đó:

. Trạng thái IA: 40.530 ha

. Trạng thái IB: 42.265 ha

. Trạng thái IC: 33.505 ha

. Đất khác: 2.975 ha

3.2.1.2. Đánh giá tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp:

(1) Rừng tự nhiên:

Hiện tại toàn tỉnh có 133.256 ha với tổng trữ lượng khoảng 18 triệu m3. Rừng tự nhiên là rừng gỗ với 2 kiểu: Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, ở độ cao dưới 700m và rừng kín thường xanh á nhiệt đới, phân bố ở độ cao trên 700m.



Theo "Báo cáo điều tra Lâm học vùng Bắc Trung Bộ" của Viện Điều tra Quy hoạch rừng công bố thì hiện tại rừng Quảng Trị có khoảng 597 loài thực vật thuộc 118 họ, trong đó có 175 loài cây gỗ (hiện nay qua điều tra sơ bộ có trên 1.000 loài). Rừng tự nhiên là nơi giao lưu giữa nhiều luồng thực vật với các họ tiêu biểu: Dẻ (Fagaceae), Re (Lauraceae), Mộc lan (Mangnoliaceae), Dâu tằm (Moraceae), Hoàng đàn (Podocapaceae), vv...

Hệ động vật rừng khá phong phú và đa dạng. Hiện có khoảng 55 loài lớp thú (thuộc 23 họ, 10 bộ), 176 loài lớp chim (thuộc 46 họ, 15 bộ) và 64 loài lớp lưỡng cư bò sát (thuộc 17 họ, 3 bộ).

Hệ sinh thái rừng tự nhiên của Tỉnh bị suy thoái do bị chiến tranh tàn phá nặng nề và việc khai thác rừng trái phép, phát nương làm rẫy xảy ra trong nhiều năm, đặc biệt vùng rừng bị chất độc màu da cam huỷ hại khó có thể khôi phục. Trữ lượng rừng tự nhiên hiện nay thấp, chất lượng rừng kém do vậy cần có giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ trong thời gian tới tốt hơn.

(2) Rừng trồng:

- Trồng cây bản địa: Cây Thông nhựa hiện tại vẫn là cây chủ lực đối với lâm nghiệp Quảng Trị với diện tích trồng trên 20.000 ha. Một số loài cây bản địa khác như Sến trung, Muồng đen, Sao đen, ... đã đưa vào trồng rừng trong các chương trình, dự án.

- Các loài cây nhập nội: Được chú trọng đưa vào trồng rừng sản xuất, trồng cây phân tán và cây trồng phụ trợ trong trồng rừng phòng hộ bao gồm chủ yếu các giống Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Keo tai tượng (Acacia mangium), Keo lai hom (giữa Keo tai tượng x Keo lá tràm). Riêng cây Bạch đàn hiện nay có khoảng 10 loài, một số loài đã được trồng đại trà và một số đang trồng khảo nghiệm.

(3) Đất chưa sử dụng quy hoạch cho lâm nghiệp:

Hiện nay, trên toàn tỉnh còn 119.274 ha diện tích đất chưa sử dụng quy hoạch cho lâm nghiệp (đất trống, đồi núi trọc). Đây là thách thức rất lớn, nhiệm vụ nặng nề của ngành trong những năm tới là phát triển rừng để bảo đảm độ che phủ cần thiết, phục vụ cho mục tiêu xây dựng môi trường sinh thái bền vững cho toàn tỉnh.



Những diện tích trên chủ yếu là nằm ở các vùng núi cao, rải rác xen kẽ vào rừng tự nhiên, địa hình hiểm trở, xa xôi.

(4) Phát triển vốn rừng:

Song song với công tác bảo vệ rừng tự nhiên hiện có, trong những năm qua, kể từ những năm 90 đến nay công tác trồng rừng trên toàn địa bàn tỉnh đã được chú trọng. Diện tích trồng rừng hàng năm được ổn định và ngày càng có chiều hướng gia tăng.

Chất lượng rừng trồng được chú ý và ngày càng đa dạng về loài cây trồng. Tập đoàn cây trồng bằng giống bản địa đã được chú trọng. Nhiều loài cây đã được khảo nghiệm và được nhân trồng rộng rãi, bước đầu đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân như cây Sao đen, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Keo lai, Sến trung...

Hiện nay trên địa bàn tỉnh đang thực hiện một số dự án đầu tư trồng rừng bằng nguồn vốn trong nước và ngoài nước như Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, Dự án trồng rừng Việt - Đức, Dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Thạch Hãn (vay vốn JBIC), dự án trồng rừng phòng hộ Trúc Kinh (vay vốn ADB). Các Dự án trên đã góp phần tích cực và có hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề phục hồi lại rừng, bảo vệ rừng , nâng cao độ che phủ, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần tích cực trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.

(5) Trồng cây phân tán trong nhân dân:

Lượng cây Lâm nghiệp trồng phân tán trong nhân dân hàng năm trung bình từ 1,5 - 2 triệu cây các loại, diện tích trồng thành rừng mỗi năm có khoảng 1.000 ha được trồng, đây là con số không nhỏ góp phần ổn định môi trường sinh thái chung toàn tỉnh.

(6) Đánh giá về độ che phủ của rừng:

Trong các năm qua do có sự tập trung cao cho công tác bảo vệ rừng, xây dựng vốn rừng nên độ che phủ của rừng được tăng thêm (bình quân 1%/năm), độ che phủ của rừng hiện nay đạt 45,7%. Hướng những năm tới cần phải đẩy mạnh trồng rừng tập trung, ưu tiên việc khoanh nuôi tái sinh tự nhiên nhằm tăng nhanh diện tích



phòng hộ của rừng, mới đảm bảo độ an toàn về mặt sinh thái, môi trường, hạn chế những điều kiện bất lợi về thời tiết và thiên tai.

3.2.2. Hiện trạng về quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng:

3.2.2.1. Phân chia và quản lý 3 loại rừng:

Năm 2007, thực hiện Chỉ thị 38/2005/CT-TTg ngày 5/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ, các Quyết định số 61/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005, 62/2005/QĐ- BNN ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành bản quy định việc tiêu chí phân loại rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, hướng dẫn kỹ thuật rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng, ban hành kèm theo văn bản số 162/LN-ĐTCB ngày 16/02/2006 của Cục Lâm nghiệp, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng và đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT thẩm định, UBND Tỉnh quyết định.

Bảng 3.2: Kết quả rà soát 3 loại rừng năm 2007



TT


Hạng mục

Tổng

Phân ra các loại rừng

diện tích

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất


Diện tích đất QH cho LN

330.126

68.790

95.794

165.542

I

Đất có rừng

210.852

57.900

61.900

91.052

1

Rừng tự nhiên

133.256

57.709

45.884

29.662

1.1

Rừng giàu

18.492

12.431

3.407,7

2.653,3

1.2

Rừng trung bình

65.041

32.570

19.190,3

13.280,7

1.3

Rừng nghèo

13.395

1513

8.663,8

3.218,2

1.4

Rừng phục hồi

33.705

9513

13.691,9

10.510,1

1.5

Rừng tre nứa

28


28


1.6

Rừng núi đá

2.594

1682

912


2

Rừng trồng

77.596

190

16.016

61.390

II

Đất chưa có rừng

119.274

10.891

33.894

74.490

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh Quảng Trị và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại thôn Làng Cát, xã Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị - 6


- Rừng đặc dụng: Trên địa bàn tỉnh có khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông với diện tích 37.640 ha, khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa với diện tích là 25.000ha và 1 khu rừng văn hoá - môi trường (Rú Lịnh) với diện tích 270 ha. Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông có Ban quản lý trực thuộc Chi cục Kiểm lâm quản lý.



Khu rừng Rú Lịnh hiện giao cho chính quyền huyện Vĩnh Linh và 2 xã Vĩnh Hiền, Vĩnh Hoà quản lý. Dự kiến sẽ thành lập thêm Khu rừng cảnh quan du lịch đường Hồ Chí Minh huyền thoại.

- Rừng phòng hộ: Đối tượng rừng phòng hộ đầu nguồn tập trung chủ yếu vào lưu vực của 3 hệ sông: Bến Hải, Thạch Hãn và Ô Lâu. Đối tượng phòng hộ cát ven biển tập trung địa bàn các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng. Việc tổ chức trồng rừng và bảo vệ rừng phòng hộ có 8 dự án 661 cơ sở.

- Rừng sản xuất: Rừng tự nhiên ở Quảng Trị chủ yếu là rừng nghèo kiệt đã được khai thác nhiều năm qua. Hiện tại trữ lượng rừng thấp (từ 60 - 89 m3/ha). Việc kinh doanh rừng sản xuất đối với Quảng Trị chủ yếu tập trung trồng rừng nguyên liệu để lấy gỗ chế biến dăm bột giấy, cung cấp gỗ nguyên liệu sản xuất ván nhân tạo MDF và khai thác chế biến nhựa thông.

3.2.2.2. Công tác giao đất, khoán rừng:

Tổng diện tích rừng và đất rừng đã giao từ trước đến nay là: 226.223 ha cho 4 lâm trường, các ban quản lý dự án, 259 đơn vị tập thể, hợp tác xã và 16.173 hộ dân. Trong đó: Đất có rừng tự nhiên là 54.307 ha; Đất có rừng trồng là 41.561 ha; Đất trồng đối núi trọc quy hoạch trồng rừng 130.355 ha.

3.2.2.3. Khai thác, chế biến và thị trường tiêu thụ hàng hoá lâm sản

(1) Khai thác rừng:

- Đối với rừng tự nhiên: Do diện tích và chất lượng rừng tự nhiên ngày càng suy giảm, chủ trương khai thác gỗ từ rừng tự nhiên được hạn chế dần qua các năm. Sản lượng gỗ khai thác từ 4.000- 5.000 m3 các năm 1991 - 1993 nay giảm xuống còn 2.000 m3 (năm 2006), tiến tới đóng cửa rừng tự nhiên sau năm 2007.

- Đối với rừng trồng: Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tăng qua các năm. Nguồn khai thác chủ yếu từ rừng trồng của các Chương trình PAM trước đây, cây trồng phân tán trong dân, cây vành đai ở các vùng trồng cây công nghiệp.

(2) Chế biến Lâm sản: Toàn tỉnh hiện có 30 cơ sở chế biến gỗ và hàng trăm rạp mộc; Sản phẩm chủ yếu là đồ gia dụng trong gia đình và gỗ xây dựng cơ bản, không có hàng hoá tham gia xuất khẩu.


Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng Nhà máy ván sợi ép (MDF) với công suất 60.000 m3 sản phẩm/năm, nhà máy đã hoạt động từ năm 2005.

Đối với lâm sản ngoài gỗ: Các lâm trường hiện nay đang tiến hành khai thác nhựa thông. Sản lượng nhựa khai thác hàng năm gia tăng. Năm 2000 lượng nhựa khai thác được 200 tấn, năm 2003 khai thác được 450 tấn, năm 2006 đến nay khai thác 3.000 tấn. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh, hàng năm khai thác khoảng 1.000 tấn song mây và 6.000 - 7.000 tấn tre nứa tiêu thụ trên thị trường của tỉnh và các tỉnh bạn.



Hình 3.1: Bản Đồ hiện trạng rừng tỉnh Quảng Trị năm 2010

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/10/2023