Người Lao Động Là Người Việt Nam Làm Việc Trong Cơ Quan, Tổ Chức, Doanh Nghiệp Có Quyền Thành Lập, Gia Nhập Và Hoạt Động Công Đoàn.

* Chưa có quy định tạo điều kiện thuận lợi dịch chuyển lao động cho các đối tượng được phép di chuyển tự do trong khu vực Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

Từ 31/12/2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được thành lập, đưa Cộng đồng ASEAN hoàn chỉnh với ba trụ cột là chính trị - an ninh; kinh tế; văn hóa và xã hội ra đời, hứa hẹn nhiều cơ hội cho người dân và doanh nghiệp Việt. Một trong những thỏa thuận trong Cộng đồng ASEAN đáng chú ý, tác động trực tiếp tới người dân, nhất là lao động trẻ, có trình độ là 8 nhóm lĩnh vực nghề nghiệp hiện nay được tự do dịch chuyển giữa các quốc gia bao gồm bác sỹ, nha sỹ, hộ lý, kỹ sư, kiến trúc sư, kiểm toán viên, giám sát viên và nhân viên du lịch. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa quy định để tạo điều kiện thuận lợi dịch chuyển lao động cho các đối tượng nêu trên.

* Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Quy định về lý lịch tư pháp là giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động là không cần thiết. Bởi theo Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 thì trường hợp người nước ngoài là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ chưa cho nhập cảnh vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Mặt khác, trong quá trình tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc thì người sử dụng lao động đã nắm được các thông tin về người lao động rồi và chẳng ai lại muốn tuyển một người không có thông tin nguồn gốc rõ ràng thậm chí là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự vào làm việc cho mình. Bởi vậy, việc yêu cầu đếu lý lịch tư pháp là nhu cầu của người sử dụng lao động hơn là một điều kiện để người lao động nước ngoài phải đáp ứng có thể vào làm việc tại Việt Nam.

* Quy định nhà thầu cần sử dụng lao động nước ngoài đề nghị tuyển lao động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển lao động nước ngoài không hiệu quả

Đối với trường hợp nhà thầu cần sử dụng người nước ngoài thì trước khi tuyển người nước ngoài, nhà thầu có trách nhiệm đề nghị tuyển lao động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển lao động nước ngoài. Trường hợp không tuyển được lao động Việt Nam thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc nhà thầu được tuyển người lao động nước ngoài vào các vị trí công việc không tuyển được lao động Việt Nam. Chính sách này nhằm tạo cơ hội việc làm cho lao động Việt Nam, thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước là không cho phép sử dụng người lao động nước ngoài không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, đặc biệt nghiêm cấm sử dụng lao động phổ thông là người nước ngoài. Đối với vị trí công việc là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật cũng chỉ cho phép tuyển và sử dụng người lao động nước ngoài khi mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động (Khoản 1 Điều 170 Bộ luật lao động 2012). Tuy nhiên, trên thực tế trong quá trình tổ chức thực hiện, quy định này chưa thực sự phát huy hiệu quả. Trên thực tế, khi nhà thầu có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài thì thường để đảm nhận những công việc đặc thù, đòi hỏi lao động có chuyên môn đáp ứng được ngay yêu cầu công việc mà không cần phải qua đào tạo (do phần lớn là những công việc có thời hạn ngắn, phục vụ cho từng giai đoạn của gói thầu). Do đó, quy định đề nghị tuyển lao động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển lao động nước ngoài không hiệu quả. Thực tế cho thấy, tỷ lệ tuyển được người lao động Việt Nam là rất thấp.

* Khắt khe về điều kiện xin giấy phép lao động


Đối với lao động là giáo viên dạy ngoại ngữ cũng phải chứng minh 03 năm kinh nghiệm giảng dạy tại nước ngoài trong khi đó nhu cầu giáo viên dạy ngoại ngữ của Việt Nam là cần những người thành thạo ngôn ngữ của họ

mà giáo viên dạy ngoại ngữ Việt Nam không đáp ứng được. Thiết nghĩ họ có

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

bằng cấp sư phạm là hoàn toàn đáp ứng nhu cầu giảng dạy ngoại ngữ tại Việt Nam.

3.1.2. Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế

Địa vị pháp lý của người lao động nước ngoài tại Việt Nam - 12


Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2006, người lao động nước ngoài tại Việt Nam không phải là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện. Tuy nhiên, theo quy định mới tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, người lao động là công dân nước ngoài nếu được cấp giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì “được” tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định Chính phủ, điều khoản này có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội với mong muốn có thể duy trì và ổn định cuộc sống khi bị mất sức lao động tạm thời khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hoặc hết tuổi lao động khi hưu trí, về già. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm về vật chất cho người lao động thông qua các chế độ bảo hiểm xã hội nhằm góp phần ổn định đời sống của người lao động và gia đình họ. Nhu cầu bảo đảm an toàn trong cuộc sống và làm việc của người lao động ngày càng trở nên thường xuyên tự nhiên và chính đáng của con người. Chính vì vậy, quy định cho phép người lao động nước ngoài tham gia bảo hiểm xã hội sẽ góp phần làm cho người lao động yên tâm làm việc và đó cũng là một yếu tố làm cho năng suất lao động được nâng cao. Tuy nhiên, quy định này dường như chỉ là một quy định định hướng trong tương lai, một bộ phận người lao động nước ngoài sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chưa có hướng dẫn cụ thể. Thoạt tiên, khi đọc điều luât này ta thấy có vẻ điều luật trao quyền cho một bộ phận người lao động nước ngoài được tham gia bảo hiểm xã hội nhưng khi nhắc đến bảo hiểm xã hội bắt buộc thì đó lại là một nghĩa vụ “bắt buộc”.

Về bảo hiểm y tế, người lao động nước ngoài (kể cả người quản lý doanh nghiệp có hưởng lương) làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên tại Việt Nam là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế theo quy định hiện hàn, đây là một

tiến bộ rất lớn trong lĩnh vực bảo hiểm không nhằm mục đích kinh doanh ở nước ta.

Trên thực tế, người lao động nước ngoài đã phải đóng các chi phí tương tự tại nước mà họ là công dân nên rất có thể họ sẽ phải đóng phí hai lần cho bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Vì vậy trước khi điều khoản về bảo hiểm xã hội trên có hiệu lực, các nước cần thiết phải có một điều ước thống nhất vấn đề này để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Cho đến thời điểm này, Việt Nam vẫn chưa có một quy định hướng dẫn cụ thể, chi tiết về việc người lao động nước ngoài tham gia bảo hiểm xã hội.

3.1.3. Quyền về công đoàn


Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, Luật Công đoàn của Việt Nam chỉ trao quyền cho những người lao động Việt Nam trong việc thành lập và gia nhập công đoàn.

Theo Điều 5, Luật Công đoàn năm 2012:


“Điều 5. Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn


1. Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

2. Trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.”

Thêm vào đó, theo quy định của Điều lệ công đoàn Việt Nam 2013 và Hướng dẫn 238/2014/ND-TLĐ ngày 4 tháng 3 năm 2014 quy định về đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn, trong đó có người lao động có quốc tịch nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. Như vậy, về mặt pháp lý, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có quyền thành lập công đoàn và không được trở thành công đoàn viên. Họ sẽ không được

hưởng các quyền lợi với tư cách là một công đoàn viên (như quyền ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn, kiến nghị bãi miễn cán bộ công đoàn có sai phạm) trong các doanh nghiệp nơi họ lao động, không có quyền tham gia vào Ban chấp hành công đoàn cơ sở và không thể trở thành người đại diện cho tập thể lao động của doanh nghiệp trong các hoạt động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể lao động trong doanh nghiệp.

Theo quy định hiện hành của pháp luật lao động, người lao động nước ngoài chỉ có được một số quyền liên quan đến tổ chức công đoàn mà thôi. Họ có thể tham gia các hoạt động trong khuôn khổ của công đoàn, do công đoàn tổ chức nhưng chỉ với tư cách là người lao động trong doanh nghiệp và là thành viên trong một tập thể lao động của doanh nghiệp, chứ không phải với tư cách là công đoàn viên. Theo Điều 157 của Bộ luật Lao động, tập thể lao động là những người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp hoặc một bộ phận của doanh nghiệp. Do đó, khi công đoàn lấy ý kiến của tập thể lao động trong các vấn đề liên quan đển thỏa ước lao động tập thể, đình công… thì phải lấy ý kiến của tất cả những người lao động trong đơn vị, bao gồm cả người lao động nước ngoài.

Vấn đề nên hay không cho phép lao động người nước ngoài được gia nhập các tổ chức công đoàn như tất cả những công dân Việt Nam khác vẫn tiếp tục là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Có ý kiến cho rằng, số lượng lao động là người nước ngoài ngày càng đông, các cơ quan nhà nước cũng chưa quản lý chặt, mọi nghĩa vụ và quyền lợi của lao động nước ngoài cũng đã được nêu trong các điều ước quốc tế chung nên việc họ tham gia hay không tham gia tổ chức công đoàn không có ý nghĩa quan trọng, do vậy, không nên cho phép đối tượng này gia nhập tổ chức công đoàn. Trong thực tế quan hệ lao động giữa người lao động là người nước ngoài với người sử dụng lao động cũng bắt đầu có những phát sinh mâu thuẫn, nhưng chưa có tổ chức công đoàn để bảo vệ họ.

Một số thỏa thuận thương mại mà Việt Nam mới ký kết như TPP, EVFTA thừa nhận quyền tham gia, thành lập tổ chức công đoàn độc lập của

người lao động. Việt Nam đã chấp thuận việc thành lập các tổ chức đại diện

cho người lao động ở cấp cơ sở, độc lập với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Bản Kế Hoạch giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng đưa ra năm nguyên tắc mà Việt Nam phải tuân thủ khi sửa đổi hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo quyền tự do công đoàn: Nguyên tắc số 1 là Công nhân được tự do tham gia các tổ chức công đoàn theo lựa chọn của họ; Nguyên tắc số 2: Các tổ chức công đoàn phải được tự quản; Nguyên tắc số 3: Tự chủ trong việc nhận đại diện của công đoàn trong các đơn vị không có công đoàn; Nguyên tắc số 4: Tính đại diện trong việc lựa chọn cán bộ công đoàn; Nguyên tắc số 5: Ngăn chặn việc can thiệp của giới chủ vào hoạt động của công đoàn. Như vậy, từ kết quả của TPP, chúng ta có thể chờ đợi vào một sự thay đổi lớn trong hệ thống pháp luật lao động và pháp luật về hội của Việt Nam mang lại lợi ích chính đáng cho người lao động, trong thời gian không xa người lao động nước ngoài hoàn toàn có quyền tham gia, thành lập tổ chức công đoàn.

Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, đặc biệt là người lao động nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài khi thừa nhận quyền tham gia, thành lập tổ chức công đoàn độc lập của người lao động là việc thương lượng tập thể, đình công, biểu tình để đòi quyền lợi của người lao động sẽ diễn ra mạnh mẽ dưới sự dẫn dắt của công đoàn thì lo ngại về sự mất ổn định khi các quyền này bị lợi dụng sẽ gia tăng. “Tuy nhiên, một Nhà nước minh bạch - như những gì TPP đòi hỏi - phải là một Nhà nước biết định hướng và dung hòa sao để có thể thực thi quyền đó ở tối đa, chứ không phải là hạn chế nó hay định nghĩa nó theo cách khác đi”33.

3.1.4. Các điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội để đảm bảo sự hội nhập của người lao động nước ngoài

Mức độ hiểu biết của người lao động nước ngoài tới các vấn đề như pháp luật, phong tục tập quán, môi trường làm việc, môi trường sống tại Việt Nam rất khác nhau và còn nhiều hạn chế. Số lượng hiểu biết về đời sống môi trường ở Việt Nam của họ chỉ ở mực độ tương đối. Những vấn đề người lao động nước ngoài quan tâm tìm hiểu nhất là “trật tự an toàn” với 25,7% lao


33Đức Việt, “TPP: Công đoàn độc lập - Cam kết quan trọng nhất của Việt Nam - Kỳ 2”,

<http://luatkhoa.org>, [Ngày truy cập: 09/5/2016].

động nước ngoài hiểu biết đầy đủ, 62,1% biết tương đối về vấn đề này34. Mối quan tâm lớn thứ hai của họ là “môi trường sống” tại Việt Nam ra sao, liệu họ thích nghi và hoà nhập được hay không? Các chương trình, hoạt động văn hóa - xã hội, trợ giúp hòa nhập dành cho người lao động nước ngoài chưa được Việt Nam quan tâm. Các nước trên thế giới thường có các hoạt động dành cho người lao động nước ngoài, ví dụ như ở Hàn Quốc, họ có Ngày lao động Việt Nam, Chương trình thể dục thể thao dành cho người lao động nước ngoài giúp họ có cơ hội cùng tham gia, vui chơi để hiểu thêm về nền văn hóa của nhau, tăng mối liên kết giữa họ và các trung tâm hỗ trợ người lao động nước ngoài, giúp họ được hỗ trợ tư vấn về khiếu nại.

Điều đáng ngạc nhiên là mối quan tâm của người lao động nước ngoài tới “Pháp luật Việt Nam” không nhiều bằng các vấn đề nêu trên, chỉ có gần 12% người lao động nước ngoài trả lời “hiểu đầy đủ” về pháp luật Việt Nam35. Chính vì hiểu biết chưa đầy đủ về quy định pháp luật nên một bộ phận người lao động nước ngoài không trực tiếp làm các thủ tục pháp lý tại các cơ quan công quyền của Việt Nam. Họ thường dựa vào công ty hay tổ chức đang làm việc, hoặc thuê các doanh nghiệp hoặc tổ chức dịch vụ luật thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết. Điều này có những thuận lợi nhưng cũng tạo ra nhiều rủi ro đối với người người lao động nước ngoài do nguy cơ bị lừa đảo, mất chi phí cao. Mặt khác, sự kém hiểu biết pháp luật của người lao động nước ngoài đang là mối lo tiềm ẩn của những tội phạm, trật tự an ninh trong địa bàn nhất là đối với lao động phổ thông bất hợp pháp đến từ các nước trên thế giới.

Thực tế cho thấy, người nước ngoài sau một thời gian sang làm việc tại Việt Nam có mong muốn sinh sống và làm việc lâu dài tại Việt Nam. Đây cũng là nguyên nhân của hiện tượng khi hết thời hạn lao động, người nước


34Nguyễn Thị Thu Hương và Nguyễn Thị Bích Thúy. “Lao động nước ngoài ở việt nam thực trạng và những vấn đề đặt ra”, <http://ilssa.org.vn/2015/07/17/lao-dong-nuoc-ngoai-o- viet-nam-thuc-trang-va-nhung-van-de-dat-ra/>, [Ngày truy cập: 11/3/2016].

35 Nguyễn Thị Thu Hương và Nguyễn Thị Bích Thúy. “Lao động nước ngoài ở việt nam thực trạng và những vấn đề đặt ra”, http://ilssa.org.vn/2015/07/17/lao-dong-nuoc-ngoai-o- viet-nam-thuc-trang-va-nhung-van-de-dat-ra/>, [Ngày truy cập: 11/3/2016].

ngoài tiếp tục ở lại, lập gia đình và lao động “chui” tạo bức xúc trong xã hội. Người lao động nước ngoài sẽ lấy đi những cơ hội việc làm của lao động trong nước. Cùng với những yếu tố văn minh, hiện đại; đồng thời họ cũng mang theo lối sống, văn hoá độc hại không phù hợp với thuần phong, mỹ tục và bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam. Những xung đột về văn hóa mà không được giải quyết sẽ kéo theo nhiều bất ổn về chính trị và xã hội. Rõ ràng cần siết chặt sự quản lý đối với người lao động nước ngoài khi hết hạn giấy phép lao động nhưng cũng cần phải có những biện pháp hài hòa.

Việt Nam cần chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tiếp nhận người lao động nước ngoài. Đặc biệt, khi Việt Nam tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN, ký kết Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương - TPP, thị trường lao động phải mở cửa, các vấn đề tiêu chuẩn lao động tối thiểu ngày càng được quan tâm. Việc tham gia và thực hiện các quy định về tiêu chuẩn lao động tối thiểu là điều cần thiết. Ngoài đảm bảo về các tiêu chuẩn trong lao động thì cần chuẩn bị những điều kiện về kinh tế - văn hóa - xã hội để sẵn sàng chào đón người lao động nước ngoài, giúp họ hòa nhập.

3.2. Một số giải pháp, kiến nghị


3.2.1. Giải pháp, kiến nghị chung


* Kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật


Chúng ta cần tiếp tục có sự rà soát để kịp thời sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các quy định pháp luật để tạo ra khung pháp lý phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với công ước, điều ước quốc tế, đảm lợi ích quốc gia, tôn trọng lợi ích của người lao động.

Tiếp tục nghiên cứu, đàm phán, ký kết, phê chuẩn các công ước quốc tế liên quan đến di cư lao động nói chung. Xây dựng Luật cho lao động di cư bao gồm cả đối tượng lao động đi làm việc ở nước ngoài và lao động người nước ngoài đến Việt nam làm việc, cho phép điều chỉnh tất cả các đối tượng hướng khuyến khích di cư hợp pháp, an toàn, phòng chống di cư trái phép

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 07/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí