Những Chương Trình, Dự Án Về Quản Lý Rừng Cộng Đồng Ở Việt Nam



nhiên, một số nơi ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc vẫn tồn tại các khu rừng do cộng đồng tự công nhận nhưng mức độ tự quản dần bị mai một và lỏng lẻo.

Quyết định 184 của Hội đồng Bộ trưởng năm 1982 và Chỉ thị 29 của Ban bí thư năm 1983 về giao đất giao rừng cho các thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể, bắt đầu chú ý đến hợp đồng khoán rừng cho hộ gia đình.

- Giai đoạn 1986-1992: Lần đầu tiên đề cập làng bản là chủ rừng hợp pháp đối với rừng truyền thống của làng bản.

Năm 1986, Chính phủ bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới bằng việc thừa nhận 5 thành phần kinh tế. Năm 1988 và năm 1991 lần đầu tiên ra đời Luật đất đai và Luật BV&PTR cho phép giao đất, giao rừng cho tổ chức, cá nhân và hộ gia đình. Lâm nghiệp hộ gia đình được thừa nhận. Ngày 17/1/1992 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ra Nghị định số 17/HTBT về việc thi hành Luật BV&PTR xác nhận làng, bản có rừng trước ngày ban hành Luật BV&PTR là chủ rừng hợp pháp.

- Giai đoạn 1993-2002: Tăng cường quá trình phi tập trung hoá trong quản lý rừng, quan tâm đến xã hội hóa nghề rừng nhưng chính sách đối với LNCĐ chưa rõ ràng.

Ở các địa phương thực hiện nhiều mô hình quản lý rừng cộng đồng nhưng ở mức độ tự phát hoặc mang tính chất thí điểm. Bộ NN&PTNT thành lập Tổ công tác Quốc gia về LNCĐ để triển khai một số nghiên cứu và tổ chức nhiều hội thảo quốc gia về LNCĐ. Nhiều chương trình, dự án quốc tế quan tâm đến phát triển LNCĐ. Nhưng về cơ bản LNCĐ chưa được thể chế hóa rõ ràng.

Luật đất đai (sửa đổi) năm 1993, Nghị định 02/CP năm 1994 và Nghị định 163/CP năm 1999 về giao đất lâm nghiệp đều không quy định rõ ràng cho đối tượng cộng đồng. Luật Dân sự năm 1995 không quy định cộng đồng dân cư là một chủ thể kinh tế có tư cách pháp nhân. Trong giai đoạn này nhiều địa phương đã vận dụng một số văn bản của Nhà nước và của ngành cho phát triển LNCĐ như Nghị định 01/CP năm 1995 về giáo khoán đất lâm nghiệp, Nghị định số 29/CP năm 1998 về Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, Quyết định 245/1998/QĐ-TTg về việc thực hiện


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.


trách nhiệm của nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp, Thông tư 56/TT năm 1999 của Bộ NN&PTNT về hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ phát triển rừng trong cộng đồng, Quyết định 08/2001/QĐ-TTg năm 2001 về quy chế quản lý 3 loại rừng, Quyết định 178/2001/QĐ-TTg năm 2001 về quyền hưởng lợi và nghĩa vụ khi tham gia quản lý rừng.

Lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh Quảng Trị và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại thôn Làng Cát, xã Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị - 3

- Từ 2003 đến nay: hình thành khung pháp lý cơ bản cho LNCĐ

Theo Luật Đất đai mới năm 2003, cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp với tư cách là người sử dụng đất.

Luật BV&PTR mới năm 2004 có một mục riêng quy định về giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn; quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng.

Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về thi hành Luật đất đai (Nghị định 181) quy định cộng đồng dân cư thôn được giao đất rừng phòng hộ với các quyền chung như hộ gia đình và cá nhân được giao đất lâm nghiệp nhưng cộng đồng dân cư thôn không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử đụng đất.

Luật Dân sự năm 2005 thừa nhận khái niệm sở hữu chung của cộng đồng. Theo đó, cộng đồng dân cư thôn có quyền sở hữu đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên trong cộng đồng đóng góp và cùng quản lý, sử dụng theo thoả thuận vì lợi ích của cộng đồng.

- Các Quyết định, Nghị định và thông tư của Bộ NN&PTNT:

+ Quyết định số 106/2006/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành bản hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn. Trong đó có hướng dẫn cụ thể về các căn cứ, điều kiện và trình tự thủ tục giao rừng cho cộng đồng (chương II), quyền lợi và nghĩa vụ của cộng đồng được Nhà nước giao rừng (chương V), việc lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng, xây dựng quy ước bảo



vệ và phát triển rừng cộng đồng, xây dựng quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng, tổ chức quản lý và giám sát đánh giá việc thực hiện (Chương III,IV,VI,VII).

+ Thông tư số 38/2007/TT – BNN ngày 24/5/2007 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn. Cụ thể là ở mục II phần 5 có hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn. Cộng đồng dân cư thôn tiến hành họp thôn để thông qua và thống nhất đơn đề nghị Nhà nước giao rừng cho cộng đồng, thông qua kế hoạch quản lý khu rừng sau khi được Nhà nước giao rừng. Cộng đồng dân cư thôn nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, Ủy ban nhân dân xã sau khi nhận được hồ sơ của cộng đồng dân cư thôn có trách nhiệm thẩm tra điều kiện giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn, kiểm tra thực địa khu rừng dự kiện giao, xác nhận đơn của cộng đồng dân cư thôn và chuyển lên cơ quan chức năng cấp huyện. Cơ quan cấp huyện sau khi nhận được hồ sơ từ xã chuyển lên có trách nhiệm xác định đặc điểm khu rừng, lập tờ trình trình Ủy ban nhân dân huyện về việc giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn. Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét và quyết định giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn. Ủy ban nhân dân cấp xã và cộng đồng dân cư thôn có trách nhiệm thực hiện quyết định giao rừng.

+ Công văn số 2324/BNN-LN ngày 21/8/2007 của Cục Lâm nghiệp về hướng dẫn các chỉ tiêu kỹ thuật và thủ tục khai thác rừng cộng đồng.

+ Công văn số 787/CV- LNCĐ ngày 23 tháng 6 năm 2008 của Cục Lâm nghiệp về thí điểm áp dụng phân bố số cây theo cỡ kính mong muốn để lập và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng. Trong đó phụ lục 05 nêu rõ mô hình rừng mong muốn nhóm trạng thái rừng III.

+ Quyết định số 434/QĐ –QLR ngày 11/4/2007 của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp ban hành bản hướng dẫn xây dựng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã và Hướng dẫn giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư thôn. Trong đó nêu rõ nguyên tắc giao rừng cho cộng đồng; căn cứ vào điều kiện giao



rừng cho cộng đồng; khu rừng và loại rừng giao cho cộng đồng, trình tự và thủ tục giao rừng cho cộng đồng.

Như vậy, đến nay Việt Nam đã có khung pháp lý và chính sách cơ bản cho quản lý rừng cộng đồng, được thể hiện trong 2 bộ luật lớn, đó là Luật Đất đai năm 2003, Luật BV&PTR năm 2004 và các văn bản chính sách khác. Khung pháp lý và chính sách này thể hiện các điểm căn bản sau đây:

- Thứ nhất, cộng đồng dân cư là chủ rừng, người sử dụng rừng có tư cách pháp nhân đầy đủ hoặc không đầy đủ tuỳ theo từng điều kiện của mỗi cộng đồng và đối tượng rừng được giao hay nhận khoán.

- Thứ hai, cộng đồng được giao đất, giao rừng, nhận hợp đồng khoán rừng lâu dài khi đáp ứng các quy định của pháp luật và chính sách hiện hành như: Khu rừng hiện cộng đồng dân cư thôn đang quản lý sử dụng có hiệu quả; Khu rừng giữ nguồn nước phục vụ trực tiếp cho lợi ích chung của cộng đồng; Khu rừng giáp ranh giữa các thôn, xã, huyện không thể giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mà cần giao cho cộng đồng dân cư thôn để phục vụ lợi ích của cộng đồng.

- Thứ ba, cộng đồng được hưởng các quyền khi tham gia quản lý rừng theo quy định của pháp luật như: Được công nhận quyền sử dụng rừng ổn định, lâu dài phù hợp với thời hạn giao rừng; Được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của rừng vào mục đích công cộng và gia dụng cho thành viên trong cộng đồng; Được sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp; Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên diện tích rừng được giao; Được hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của nhà nước để bảo vệ và phát triển rừng và được hưởng lợi ích do các công trình công cộng bảo vệ, cải tạo rừng mang lại; Được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng khi nhà nước có quyết định thu hồi rừng.

- Thứ tư, cộng đồng thực hiện nghĩa vụ khi tham gia quản lý rừng theo quy định của pháp luật như: Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng; Tổ chức bảo vệ và phát triển rừng, định kỳ báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động liên quan đến khu rừng; Thực hiện nghĩa vụ



tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật; Giao lại rừng khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng hoặc khi hết thời hạn giao rừng; Không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư thôn; Không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng rừng được giao.

Nhìn chung các cơ sở pháp lý trên đây đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với việc quản lý rừng cộng đồng tại Việt Nam. Các cơ sở pháp lý trên đã góp phần rất tích cực trong việc hỗ trợ và tạo ra một hành lang pháp lý đảm bảo cho các hoạt động quản lý rừng cộng đồng.

1.2.2. Những chương trình, dự án về quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam

- Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) năm 1998 đã cho biên dịch tài liệu về Lâm nghiệp cộng đồng và Sổ tay cẩm nang của Lâm nghiệp cộng đồng do tổ chức nông lương liên hiệp quốc (FAO-UNDP) xuất bản về các vấn đề cơ bản có liên quan đến Lâm nghiệp cộng đồng, như: “Khái niệm, phương pháp, công cụ phục vụ luận chứng, kiểm tra, đánh giá có sự tham gia của người dân trong LNCĐ”; “Thẩm định nhanh quyền hưởng dụng đất và cây rừng của cộng đồng” … rất hữu ích cho việc nghiên cứu phát triển LNCĐ ở Việt Nam trong giai đoạn tiền phát triển. Theo các tài liệu này thì LNCĐ là mọi hoạt động lâm nghiệp được những cá nhân trong cộng đồng thực hiện nhằm tăng các lợi ích mà họ cho là có giá trị.

Trong hoạt động LNCĐ, người trong cuộc được hiểu là những người cùng được xác định và nằm trong cộng đồng và có mối quan hệ phụ thuộc vào cộng đồng; người ngoài cuộc là những người có thể tham gia vào một cộng đồng trong một thời gian, nhưng không được xác định với cộng đồng hoặc được cộng đồng xác nhận là thành viên của họ. Sự tham dự tích cực của những người trong cuộc và người ngoài cuộc vào tất cả các quyết định có liên quan tới mục tiêu và hoạt động được gọi là sự tham gia. Mục đích cơ bản của sự tham gia là khuyến khích cộng đồng tự quyết, từ đó nuôi dưỡng và phát triển bền vững tài nguyên rừng. Thông qua



các chương trình, dự án người trong cuộc hoặc cả người trong cuộc và người ngoài cuộc cùng nhau góp sức để đạt được mục đích đã đề ra.

- Chương trình hợp tác lâm nghiệp Việt Nam - Thụy Điển đã cho xuất bản các tài liệu rất hữu ích cho quản lý rừng cộng đồng như: “Điều tra đánh giá nông thôn có sự tham gia của nông dân, xây dựng kế hoạch ở thôn bản”, “ Phát triển Quỹ thôn bản” và tổng quan đào tạo về: “Lập kế hoạch cấp thôn/bản và hộ gia đình”.

- Một trong những dự án lớn nhất về lâm nghiệp cộng đồng có lẽ phải kể tới Dự án Phát triển Lâm nghiệp xã hội Sông Đà. Bắt đầu vào năm 1993, bên cạnh những điểm hạn chế, cho tới nay dự án đã thu được những thành công và những bài học kinh nghiệm quý báu. Chương trình hợp tác với Cộng hòa liên bang Đức cho xuất bản tài liệu “Bộ công cụ PRA cho cho thôn bản lập kế hoạch phát triển thôn bản” năm 2006. Trong bộ công cụ này có 12 công cụ hướng dẫn từng bước cho người dân địa phương đánh giá được thực trạng, thế mạnh trong sản xuất, những trở ngại, đồng thời thảo luận và tìm ra hướng khắc phục những hạn chế trong điều kiện của thôn bản mình giúp lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch phát triển thôn bản

Dự án này đã chú ý làm việc với “nhóm sử dụng rừng” hơn là với các đơn vị quản lý hành chính lâm nghiệp. Tại những nơi người H'Mông sinh sống thì “nhóm sử dụng rừng” cũng chính là “nhóm bảo vệ rừng” và đó cũng chính là “cấp” để dự án can thiệp. Trong khi đó, nơi người Thái sinh sống thì “nhóm bảo vệ rừng” không đại diện cho “nhóm sử dụng rừng” và ở đó những can thiệp của dự án tập trung vào cấp bản, bắt đầu bằng những hoạt động ký hợp đồng bảo vệ rừng cho cả bản. Dự án đã tiến hành những thu xếp về tổ chức khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất và giao đất có người dân tham gia, sau đó tiến hành lập những “nhóm bảo vệ rừng” và hỗ trợ dân bản xây dựng những quy chế bảo vệ rừng. Những quy chế này dựa vào việc quản lý, bảo vệ rừng của cộng đồng để nâng cao sự tự giác của dân bản và tăng cường sự kiểm soát của dân bản tránh sự phá hoại rừng từ những bản bên cạnh. Những Ban quản lý thôn bản mà ít nhất có một thành viên chịu trách nhiệm về lâm nghiệp trong bản được thiết lập khi tiến hành lập kế hoạch phát triển thôn bản hàng năm. Trong quá trình xây dựng kế hoạch dự án sử dụng 4 tiêu chí chính để giới



thiệu và tăng cường thực thi quản lý LNCĐ đó là: Quyền sử dụng, nghiên cứu địa phương, khả năng của cộng đồng và điều kiện địa lý khu vực.

- Chương trình tài trợ các dự án nhỏ quản lý rừng bền vững rừng nhiệt đới (SGP PTF/UNDP) cho xuất bản Sổ tay hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng - 2007 trong đó có phân tích và hướng dẫn chi tiết về những điều kiện cơ bản trong quản lý rừng cộng đồng; những cơ sở pháp lý và luật tục tác động đến quản lý rừng cộng đồng và các hoạt động trong quản lý rừng cộng đồng.

- Chương trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp và đối tác xuất bản tài liệu “Cẩm nang ngành Lâm nghiệp – Chương Lâm nghiệp cộng đồng” năm 2006. Trong đó có trình bày khái quát kinh nghiệm về lâm nghiệp cộng đồng của một số nước Châu Á, tại Việt Nam cẩm nang này cũng đã trình bày, phân tích về các khái niệm, đặc trưng, các tiêu chí nhận biết LNCĐ, hiện trạng phát triển, các hình thức quản lý rừng cộng đồng, kinh nghiệm quản lý rừng cộng đồng, khuôn khổ pháp lý, điều kiện và các yếu tố tác động đến LNCĐ và các chỉ tiêu, phương pháp đánh giá LNCĐ ở Việt Nam.

- Dự án “Chương trình thí điểm Lâm nghiệp cộng đồng” – do Cục Lâm nghiệp chủ trì đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp lý hỗ trợ 40 xã thuộc vùng dự án trong Quản lý rừng cộng đồng. Bên cạnh đó cũng đã biên soạn nhiều tài liệu tập huấn và tổ chức các lớp tập huấn với các cấp độ khác nhau nhằm thúc đẩy nhanh và có chất lượng các hoạt động quản lý rừng bền vững cho 90 thôn bản thuộc vùng dự án phát triển như: Tài liệu đào tạo tiểu giáo viên về Quản lý rừng cộng đồng; tài liệu tập huấn hiện trường về Quản lý rừng cộng đồng và tài liệu Sổ tay hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng. Các tài liệu này đang phát huy được giá trị của nó trong việc hỗ trợ và thúc đẩy các cộng đồng xây dựng các hoạt động trong quản lý rừng của mình sau khi được giao rừng; đồng thời các tài liệu này cũng đã đóng góp lớn trong việc nâng cao kiến thức và kỹ năng cho các cán bộ quản lý lâm nghiệp địa phương cũng như, cán bộ xã, thôn về xây dựng các hoạt động Quản lý rừng cộng đồng.

Các chương trình, dự án trên được coi là các cơ sở kỹ thuật quan trọng trong việc hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng tại Việt Nam.



Tóm lại, những cơ sở pháp lý và cơ sở kỹ thuật về quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam ở trên có vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý rừng cộng đồng nhằm mục tiêu bền vững.

Thảo luận

Tổng quan các vấn đề liên quan đến quản lý rừng cộng đồng trong nước và ngoài nước cho thấy:

- Nhìn chung, quản lý tài nguyên rừng và đất rừng trên cơ sở cộng đồng là một vấn đề tổng hợp và phụ thuộc nhiều vào khuôn khổ thể chế, chính sách của từng quốc gia, từng địa phương. Do vậy, không thể sao chép nguyên vẹn một mô hình nào từ nơi này sang nơi khác. Tuy nhiên, việc chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ những bài học thành công hay thất bại trong cả nước và khu vực là rất cần thiết trong bối cảnh chính sách lâm nghiệp đang cải cách và hoàn thiện như hiện nay. Điều đáng chú ý là phải có những nghiên cứu tổng hợp đánh giá và đúc kết kinh nghiệm, bổ sung và xây dựng những chính sách mới phù hợp cho mỗi vùng.

- Xu hướng phát triển phương thức quản lý rừng cộng đồng là khách quan trong phát triển Lâm nghiệp ở nhiều quốc gia nhằm định hướng thu hút sự tham gia của cộng đồng để đóng góp vào tiến trình quản lý rừng bền vững.

- Tại Việt Nam, dựa vào kinh nghiệm của các dự án lớn về LNCĐ như dự án SFDF sông Đà, dự án “Chương trình thí điểm Lâm nghiệp cộng đồng” cho thấy kế hoạch quản lý rừng là công cụ quan trọng bậc nhất để cộng đồng quản lý rừng. Kế hoạch quản lý rừng cần phải được thể chế hoá đầy đủ về nội dung kỹ thuật, trình tự thủ tục và tính bắt buộc cho cộng đồng quản lý rừng. Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng là cơ sở cho cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp đối với đối tượng là rừng do cộng đồng quản lý. Riêng đối với rừng tự nhiên, kế hoạch quản lý rừng được thừa nhận như là phương án điều chế rừng của cộng đồng dựa vào đó cộng đồng kinh doanh rừng tự nhiên theo đúng quy định pháp luật hiện hành về quản lý rừng tự nhiên.

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 02/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí