Phương Pháp: Kế Thừa Có Chọn Lọc Các Tài Liệu Liên Quan Sẵn Có



- Phương pháp lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng trong một số năm gần đây đã có những bước phát triển và được ứng dụng vào một số dự án LNCĐ tại Việt Nam. Tuy nhiên mỗi phương pháp lại có những ưu và khuyết điểm riêng.

- Đánh giá tài nguyên rừng cộng đồng nhằm mục đích cung cấp số liệu cho lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng. Với trình độ hiểu biết và năng lực của người dân còn hạn chế thì đây là công việc tương đối phức tạp. Trên thực tế, cộng đồng dân cư thôn kiểm kê và quản lý tài nguyên rừng cộng đồng của mình bằng số cây có trong từng lô rừng vì cách tính này đơn giản. Tuy nhiên, khi xác định các lô rừng đạt tiêu chuẩn khai thác và lập kế hoạch khai thác thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét và phê duyệt kế hoạch khai thác lại căn cứ vào số m3 gỗ có trong lâm phần.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế, đề tài kế thừa, tổng hợp những phương pháp đã đề xuất trước đây, lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn, sử dụng phương pháp điều tra đánh giá tài nguyên rừng cộng đồng bằng ô tiêu chuẩn điển hình, đơn vị tính là bằng số cây và trữ lượng được đánh giá là khắc phục được nhược điểm của 2 phương pháp trên.

Địa điểm nghiên cứu tại thôn Làng Cát, xã Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị là thôn có diện tích rừng cộng đồng đã được huyện Đakrông giao. Trên diện tích thôn này đã tiến hành các hoạt động lập Kế hoạch, xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng tuy nhiên mới chỉ là các hoạt động tập huấn hiện trường để cộng đồng có thể lập Kế hoạch quản lý rừng và xây dựng Quy ước bảo vệ phát triển rừng cộng đồng. Từ đó đề tài tiếp tục nghiên cứu hỗ trợ để cộng đồng ba thôn lập được Kế hoạch quản lý rừng, xây dựng được Quy ước và Quỹ bảo vệ phát triển rừng cộng đồng để họ có thể quản lý tốt được tài nguyên rừng đã được giao.



Chương 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Mục tiêu nghiên cứu:

- Về lý luận: Góp phần xây dựng các căn cứ khoa học hỗ trợ cộng đồng quản lý bền vững tài nguyên rừng được giao, cải thiện sinh kế của người dân sau khi nhận đất, nhận rừng.

- Về thực tế: Đề xuất các hoạt động quản lý rừng phù hợp điều kiện tài nguyên rừng, trình độ, phong tục tập quán và nguyện vọng của cộng đồng dân cư thôn Làng Cát, xã Đakrông, huyện Đakrông.

* Mục tiêu cụ thể:

+ Đánh giá được tình hình phát triển lâm nghiệp cộng đồng tỉnh Quảng Trị

+ Xác định được cơ sở pháp lý và điều kiện cơ bản của thôn Làng Cát, xã Đakrông làm cơ sở cho việc đề xuất các hoạt động trong quản lý rừng cộng đồng của thôn.

+ Đánh giá được hiện trạng tài nguyên rừng cộng đồng của thôn Làng Cát, xã Đakrông làm cơ sở để xác định khả năng cung cấp lâm sản của rừng cộng đồng.

+ Lập được Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng hàng năm và 5 năm cho thôn Làng Cát, xã Đakrông giai đoạn 2012 – 2016.

+ Xây dựng được quy ước và quy chế quản lý quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng cho thôn Làng Cát, xã Đakrông.

2.2. Đối tượng, giới hạn nghiên cứu:

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu:

- Các tài liệu có liên quan đến tình hình phát triển lâm nghiệp cộng đồng tỉnh Quảng Trị

- Tài nguyên rừng của cộng đồng và nhu cầu lâm sản của thôn Làng Cát, xã Đakrông.



- Các văn bản và tài liệu có liên quan đến quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn nói chung và cộng đồng dân cư thôn Làng Cát, xã Đakrông nói riêng.

- Truyền thống và kiến thức bản địa của cộng đồng dân cư thôn Làng Cát, xã Đakrông trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng.

2.2.2. Giới hạn nghiên cứu:

- Về không gian: Tiến hành trên phạm vi diện tích rừng và đất rừng đã giao cho thôn Làng Cát, xã Đakrông và 2 huyện Đakrông và Hướng Hóa (Không bao gồm toàn bộ diện tích rừng và đất rừng của thôn mà đã giao cho hộ gia đình).

- Các giải pháp: Quản lý rừng cộng đồng chỉ tập trung vào các hoạt động quản lý rừng theo kế hoạch và thiết lập được các thỏa thuận về quyền lợi, trách nhiệm của cộng đồng dân cư thôn khi thực hiện các hoạt động trong quản lý rừng. Cụ thể gồm có các hoạt động sau: Lập Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng hàng năm và 5 năm, xây dựng Quy ước và Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng cho thôn Làng Cát.

+ Điều tra hiện trạng tài nguyên rừng cộng đồng: Chỉ tiến hành điều tra cho những lô rừng đạt tiêu chuẩn khai thác.

+ Đánh giá nhu cầu lâm sản của người dân chỉ bao gồm gỗ gia dụng không bao gồm nhu cầu thương mại.

+ Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng trong 5 năm.

2.3. Nội dung nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu đặt ra về lý luận cũng như thực tiễn, đề tài tập trung nghiên cứu theo các nội dung sau:

- Tình hình phát triển lâm nghiệp cộng đồng tỉnh Quang Trị

- Quy hoạch sử dụng đất cấp xã

- Giao rừng và đất lâm nghiệp cho cộng đồng

- Phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và tài nguyên rừng của thôn Làng Cát.

- Đánh giá nhu cầu lâm sản của cộng đồng thôn Làng Cát.

- Cân đối cung – cầu lâm sản trong cộng đồng thôn Làng Cát.



thôn.


thôn.


- Lập Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng (QLRCĐ) hàng năm và 5 năm của


- Xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng cho 1 thôn.

- Xây dựng quy chế sử dụng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng cho xã,


2.4. Phương pháp nghiên cứu:

2.4.1. Phương pháp: Kế thừa có chọn lọc các tài liệu liên quan sẵn có

- Luật: Luật Dân sự năm 1995, Luật Đất đai năm 2003, Luật Bảo vệ và phát

triển rừng năm 2004.

- Các văn bản dưới Luật liên quan, Nghị định 02/CP, Nghị định 163/CP, Nghị định 01/CP, Quyết định 08/2001/QĐ-TTg, Quyết định 178/2001/QĐ-TTg, Thông tư Liên tịch số 80/2003/TTLT/BTC/BNN&PTNT và các văn bản liên quan khác.

- Nghiên cứu các báo cáo tham luận và tài liệu trong hội thảo về lâm nghiệp cộng đồng nói chung và đối với tỉnh Quảng Trị nói riêng

- Các tài liệu kế thừa như điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh và thôn, các văn bản liên quan đến việc giao đất giao rừng cho cộng đồng thôn, các loại bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng ...

- Các số liệu tài liệu kế thừa phải đảm bảo được các yêu cầu sau: Chính thống, cập nhật và đầy đủ cũng như độ chính xác theo yêu cầu của chủ đề nghiên cứu.

2.4.2. Phương pháp, công cụ thu thập số liệu hiện trường:

- Phỏng vấn tại xã và thôn:

+ Tại UBND xã tiến hành phỏng vấn lãnh đạo xã cụ thể là cán bộ lâm nghiệp, cán bộ địa chính để biết về: Tình hình giao đất lâm nghiệp, tình hình quản lý rừng, chủ thể được giao, diện tích rừng đã giao, những khó khăn thuận lợi trong quản lý rừng cộng đồng.

+ Tại thôn tiến hành phỏng vấn trưởng bản, cán bộ trong ban quản lý rừng của bản về nhân khẩu, diện tích rừng cộng đồng giao cho bản, ranh giới ô, khoảnh, tình hình khai thác, nhu cầu sử dụng gỗ cho các công trình phúc lợi của thôn trong một năm và dự báo cho 5 năm tới.



- Phỏng vấn hộ gia đình: Số hộ được phỏng vấn là 30 hộ; Trong đó: Hộ khá 10 hộ, hộ trung bình 10 hộ và hộ nghèo 10 hộ (Theo tiêu chí phân loại của địa phương)

2.4.3. Phương pháp quy hoạch sử dụng đất cấp xã: Sử dụng phương pháp kế thừa tài liệu và phương pháp quy hoạch có tham gia.

2.4.4. Phương pháp giao rừng cho cộng đồng thôn: Sử dụng phương pháp kế thừa tài liệu và phương pháp có tham gia.

2.4.5. Phương pháp lập Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng, xây dựng Quy ước và Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng:

2.4.5.1. Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn:

(1) Đánh giá tài nguyên rừng cộng đồng dân cư thôn:

Đánh giá tài nguyên rừng cộng đồng nhằm mục đích cung cấp số liệu cho lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng. Với trình độ hiểu biết và năng lực của người dân còn hạn chế thì đây là công việc tương đối phức tạp.

Trên thực tế, cộng đồng dân cư thôn kiểm kê và quản lý tài nguyên rừng cộng đồng của mình bằng số cây có trong từng lô rừng vì cách tính này đơn giản. Tuy nhiên, khi xác định các lô rừng đạt tiêu chuẩn khai thác và lập kế hoạch khai thác thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét và phê duyệt kế hoạch khai thác lại căn cứ vào số m3 gỗ có trong lâm phần.

Xuất phát từ thực tế như vậy, phương pháp điều tra đánh giá tài nguyên rừng cộng đồng bằng ô tiêu chuẩn điển hình đơn vị tính là bằng số cây và trữ lượng được đánh giá là khắc phục được nhược điểm của 2 phương pháp trên. Trong phương pháp này số cây trong mô hình rừng mong muốn được xác định là số cây ở mức gần với số cây của lô rừng thực tế nhất. Căn cứ vào số cây trong mô hình rừng mong muốn (được xây dựng ở sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng), so sánh với mô hình rừng thực tế, tính số cây chênh lệch ở từng cỡ kính. Số cây khai thác được xác định bằng từ 1/2 đến 2/3 số cây dư ra trong mô hình rừng mong muốn vì số cây dư ra còn lại là số cây để bù cho số cây bị thiếu hụt ở cỡ kính bên cạnh. Tra biểu thể tích một nhân tố cho các cỡ đường kính có số cây dư, tính toán trữ



lượng khai thác cho tất cả các cấp kính trên ha và từ đó tính được tổng trữ lượng khai thác.

Xác định lượng khai thác căn cứ nhu cầu gỗ và lâm sản của cộng đồng và lượng khai thác vừa được tính toán xong. Lượng khai thác được xác định là lượng gỗ đáp ứng được tối đa nhu cầu của cộng đồng và là cơ sở để điều chỉnh sản lượng của mô hình rừng thực tế nhanh chóng tiếp cận với mô hình rừng mong muốn. Như vậy lượng khai thác được xác định được tính trên cả hai đơn vị là số cây và trữ lượng. Cụ thể phương pháp như sau:

Bước 1: Nhận biết lô rừng ngoài hiện trường, làm mốc lô và mô tả lô

- Sử dụng bản đồ giao rừng cho thôn, tới hiện trường rừng xác định ranh giới của các lô rừng giao cho cộng đồng, đối chiếu với lô rừng trên bản đồ để nhận biết ranh giới và vị trí lô trên thực địa và trên bản đồ.

- Khi đã xác định được từng lô rừng trên bản đồ và trên thực địa, tiến hành làm mốc phân biệt các lô ở cạnh nhau ngoài hiện trường.

- Mô tả lô: Sử dụng phương pháp mô tả lô theo tuyến, trên bản đồ giao rừng cùng với người dân thiết kế các tuyến đi mô tả lô.

Bước 2: Xác định các lô rừng gỗ đạt tiêu chuẩn khai thác

Chỉ áp dụng đối với các lô rừng có cây đạt cấp kính khai thác (26 hoặc 30cm tuỳ theo vùng).

Sử dụng công tác điều tra truyền thống tiến hành điều tra cây gỗ rừng bằng Ô tiêu chuẩn, mỗi ô tiêu chuẩn có kích thước 25 m x 20 m (500 m2), tiến hành đo đếm tất cả các cây gỗ có đường kính từ 6 cm trở lên (Chu vi tương đương 20 cm) tại vị trí chiều cao ngang ngực (D 1,3), dung lượng mẫu giữa 2-3%, phân chia trạng thái dựa trên kết quả đánh giá tổng hợp của các chỉ tiêu: tổng tiết diện ngang (hay trữ lượng), để xác định lô rừng đó có đạt tiêu chuẩn khai thác hay không.

- Căn cứ “Công văn số 2324/BNN-LN ngày 21/8/2007 của Bộ NN & PTNT về Hướng dẫn các chỉ tiêu kỹ thuật và thủ tục khai thác rừng cộng đồng”



Bảng 2.1: Tiêu chuẩn kỹ thuật khai thác theo Công văn 2324/BNN-LN ngày 21/8/2007 của Bộ NN & PTNT


Vùng

Tổng diện ngang nhỏ nhất/ha

( ∑GTT/ha )

Trữ lượng tối thiểu/ha

(MTT/ha)

Đường kính khai thác tối thiểu

(DKT min)

Vùng Núi phía Bắc

≥ 7m2/ha

≥ 50m3/ha

≥ 26 cm

Vùng Bắc Trung Bộ

≥ 8m2/ha

≥ 60m3/ha

≥ 30 cm

Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây

Nguyên


≥ 9m2/ha


≥ 70m3/ha


≥ 30 cm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh Quảng Trị và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại thôn Làng Cát, xã Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị - 4


- Từ đó xác định lô rừng đạt tiêu chuẩn khai thác. Cụ thể: lô rừng đạt tiêu chuẩn khai thác phải có: có số cây và trữ lượng nhiều hơn số cây và trữ lượng trong mô hình mong muốn.

Bước 3: Điều tra rừng đối với các lô rừng gỗ đạt tiêu chuẩn khai thác và điều tra rừng tre nứa

- Điều tra rừng gỗ:

+ Lập các tuyến hệ thống trên lô, bố trí các ô đo đếm trên tuyến và tiến hành đo đếm trên các ô đo đếm. Tuyến hệ thống được đặt cách đều nhau và chạy từ cạnh trên xuống cạnh dưới.

+ Khi xác định các lô rừng đạt tiêu chuẩn khai thác bố trí các ô đo đếm trên các tuyến điều tra. Ô đo đếm có diện tích 500m2, dạng hình chữ nhật có cạnh 20 x 25m. Đo đường kính cây gỗ, sử dụng thước dây ghi cm để đo chu vi thân cây tại vị trí ở độ cao 1.3m và chỉ đo các cây có đường kính bằng 6cm trở lên. Thước dây sử dụng là thước đã được quy đổi chu vi ra đường kính. Khi đo đường kính cây cần xác định tên cây và căn cứ vào đường kính đo được tiến hành ghi vào các cỡ đường kính trong biểu điều tra cây đứng, cỡ đường kính ghi trong biểu đo đếm là 8cm.

- Điều tra rừng tre, nứa, luồng, lồ ô.. (không điều tra rừng nứa tép):


Đối với rừng tre, nứa, luồng… tiến hành đo đếm trên ô có diện tích là 100m2, mỗi lô lập 3 ô đo đếm. Đếm số cây trên ô và tính số cây/ ha. Đối với tre nứa mọc bụi tiến hành điều tra khi gặp bụi thứ 5 và đo cự ly của 6 bụi liền kề. Đếm số cây có đường kính lớn hơn 2cm trong mỗi bụi. Tiến hành tính cự ly trung bình của 6 bụi. Tính số bụi/ ha và số cây/ ha.

Bước 4: Xác định số mức số cây trong mô hình rừng mong muốn; Tính toán số cây chênh lệnh; Xác định số cây khai thác trong từng cỡ kính, tính toán lượng khai thác và xác định lượng khai thác.

- Dựa vào mô hình mong muốn trong Công văn số: 787/CV - LNCĐ (Phụ luc 05), Ngày 23 tháng 6 năm 2008 của Cục Lâm nghiệp, xác định trạng thái rừng và mức số cây trong từng cỡ kính. Từ đó xác định mô hình rừng thực tế gần với mức của mô hình rừng mong muốn nhất.

Bảng 2.2: Mức số cây theo cỡ đường kính trong mô hình rừng mong muốn

Đơn vị: cm


Trạng thái


Mức

Cỡ kính (cm)

6 - 14

14 - 22

22 - 30

30 - 38

38 - 46

46 - 54

54 -

62


III

1

254

151

90

54

32

19

6

2

238

142

85

50

30

18

6

3

222

133

79

47

28

17

6

(Nguồn Cục lâm nghiệp, 2008)

- So sánh mô hình rừng thực tế với mô hình mong muốn, tính toán được số cây chênh lệch trong từng cỡ kính.

- Số cây khai thác là số cây dư ra khi so sánh với mô hình rừng mong muốn. Số lượng cây khai thác được xác định bằng 1/2 đến 2/3 lượng cây dư ra trong từng cỡ, tra biểu thể tích một nhân tố áp dụng cho vùng Bắc Trung bộ có được thể tích trung bình của một cây cho từng cỡ kính. Lượng khai thác được tính toán là số cây khai thác ở từng cỡ nhân với thể tích bình quân của một cây trong cỡ đó. Lượng khai thác được xác định bao gồm số cây khai thác và trữ lượng gỗ trong từng cỡ

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 02/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí