SPKT… đây là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi xây dựng các khái niệm công cụ của đề tài và là cơ sở quan trọng để xác định các biểu hiện của KNHT trong học thực hành. Tuy nhiên, chúng tôi chưa tìm thấy công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT. Vì vậy, lựa chọn nghiên cứu đề tài “kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên các trường đại học SPKT” là hết sức có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.
1.2. Kỹ năng
1.2.1. Khái niệm kỹ năng
Kỹ năng là vấn đề được các nhà tâm lý học, giáo dục học trên Thế giới từ lâu quan tâm, nghiên cứu và xem xét dưới các góc độ khác nhau nên quan niệm về KN có sự khác nhau. Tổng hợp các công trình nghiên cứu về KN của các tác giả trong nước và ngoài nước, chúng tôi nhận thấy hiện nay có 3 cách tiếp cận khác nhau về KN:
- Cách tiếp cận thứ nhất: Xem xét KN với tư cách là mặt kỹ thuật của thao tác, hành động. Đại diện là các tác giả V. A. Kruchetxki [1], V.X. Cudin, A.G. Covaliov [44], Tsêbưsêva [46], Trần Trọng Thủy [36], Trần Hữu Luyến [22]…đều quan tâm đến tính hiệu quả của thao tác và cho rằng KN là phương thức thực hiện hành động, phù hợp với mục đích và các điều kiện thực hiện hành động mà chưa chú ý đến các yếu tố tri thức, kinh nghiệm, sự vận dụng năng lực của con người vào thực hiện hành động.
- Cách tiếp cận thứ hai: Xem xét KN là một biểu hiện năng lực của cá nhân
Những người theo hướng này xem xét KN không chỉ là mặt kỹ thuật của hành động mà KN còn là mặt biểu hiện năng lực của con người. Đại diện là các tác giả: N.Đ. Lêvitov [21], X.I. Kixegof [40], A.V. Petrôpxki [43], J.P.Chaplin [73], Raymond J Crsini [63], Lê Văn Hồng [18], Nguyễn Quang Uẩn [42], Nguyễn Kế Hào [11]... Tuy các tác giả trình bày về KN có khác nhau nhưng hầu hết đều có chung nhận định: KN là khả năng thực hiện có hiệu quả một công việc, là năng lực vận dụng kinh nghiệm và tri thức đã có vào hoạt động thực tiễn. Đây có thể xem là quan niệm tương đối toàn diện và khái quát về KN. Những người tiếp cận theo khuynh hướng này không phủ nhận góc nhìn thứ nhất, cho rằng không phải cứ vận
dụng tri thức, kinh nghiệm vào thực tế là có kỹ năng, mà phải vận dụng một cách đúng đắn, có trình tự và phải giải quyết đạt kết quả một nhiệm vụ trong các điều kiện cụ thể, xác định theo mục đích đặt ra.
- Cách tiếp cận thứ 3: xem KN là hành vi ứng xử của cá nhân
Đây là khuynh hướng mới khi bàn đến vấn đề KN, nhất là khi bàn tới KN nghề nghiệp các tác giả không chỉ xem xét ở các tiêu chí như tính chính xác, tính linh hoạt mà còn xem xét đến hành vi, thái độ của cá nhân trong quá trình thực hiện hành động. J.N. Richard cho rằng: KN là hành động được thể hiện ra bên ngoài, chịu sự chi phối của cách cảm nhận và suy nghĩ của cá nhân [64]. Trong cuốn "Lý luận phương pháp và kỹ năng dạy học" tác giả Đặng Thành Hưng đã chỉ rõ bản chất của KN chính là những hành vi, hành động được thực hiện trong thực tiễn theo những yêu cầu, quy tắc, tiêu chuẩn nhất định chứ không phải là khả năng có thể có ở mỗi cá nhân [17, tr77].
Có thể thấy 3 khuynh hướng tiếp cận về KN nhưng về nội hàm không có gì mâu thuẫn nhau mà chỉ khác nhau về việc thu hẹp hay mở rộng thành phần cấu trúc của KN. Trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết các các quan điểm của các tác giả trong và ngoài nước về KN, trong luận án này chúng tôi xem xét KN vừa là mặt kỹ thuật của hành động, vừa là năng lực của cá nhân và quan niệm:
Kỹ năng là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm hành động/hoạt động đã có để thực hiện hành động/hoạt động có kết quả trong điều kiện cụ thể xác định theo mục đích đặt ra
Với quan niệm như trên về KN, cho thấy KN có các đặc điểm sau:
- Trong KN có các thành phần xác định là: tri thức, kinh nghiệm về hành động/hoạt động; khả năng vận dụng tri thức, kinh nghiệm hành động/hoạt động đã có để thực hiện hành động/hoạt động mới; kết quả của sự vận dụng các thành phần trên vào hành động/hoạt động.
- KN là mặt kỹ thuật của một hành động nhất định, không có KN chung, trừu tượng, tách rời hành động của cá nhân. Nghĩa là, khi cá nhân thực hiện hành động và đạt đến mức độ nào đó thì hành động đó mới đạt mức KN.
- KN là sự vận dụng tri thức, vốn kinh nghiệm đã có vào hành động để giải quyết một tình huống mới và đem lại hiệu quả nhất định trong các điều kiện khác nhau. Như vậy, KN không chỉ đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động mà KN còn liên quan mật thiết đến năng lực con người, được bộ lộ khi con người hiểu được mục đích hoạt động, nội dung hoạt động, phương thức hoạt động và các điều kiện để thực hiện hoạt động ấy.
- Tiêu chí xác định sự hình thành và phát triển của KN là: tính chính xác, tính linh hoạt và sự phối hợp nhịp nhàng các thao, động tác trong hoạt động.
Tóm lại, KN của hành động/hoạt động phải dựa trên tri thức, vốn kinh nghiệm, đó là sự hiểu biết của con người về mục đích, nội dung, cách thức và các điều kiện triển khai các cách thức đó một cách hiệu quả. Nếu hành động lúng túng, vụng về, dập khuôn, chưa mềm dẻo, chưa linh hoạt, chưa chính xác, mắc nhiều lỗi thì chưa thể coi là đã có KN. Chỉ được coi là có KN khi con người biết sử dụng tri thức có mục đích, lựa chọn biện pháp hành động phù hợp với hoàn cảnh và vận dụng các biện pháp đó một cách linh hoạt, chính xác để thực hiện hành động đạt kết quả trong các điều kiện khác nhau.
1.2.2. Cấu trúc tâm lý của kỹ năng
Như đã phân tích ở 1.2.1, trong KN có cả tri thức về hành động, mục đích hành động, thao tác thực hiện hành động đúng với yêu cầu, đạt kết quả theo mục đích đặt ra và có thể thực hiện hành động có kết quả trong những điều kiện thay đổi. Tuỳ theo từng loại KN mà các thành phần trên tham gia vào cấu trúc đó ở những mức độ khác nhau. Theo đó, cấu trúc tâm lý của kỹ năng gồm các thành phần sau:
Tri thức trong kỹ năng. Tri thức là yếu tố bên trong của kỹ năng, giống như đèn pha, tri thức trong kỹ năng có chức năng giúp các thành phần khác của kỹ năng được sáng tỏ, rõ ràng, có cơ sở khoa học, từ đó tránh được sự mò mẫm, ngẫu nhiên, cảm tính trong hành động.
Tri thức trong kỹ năng rất phong phú, đa dạng, được thể hiện trước hết là tri thức của chủ thể về đối tượng của hành động/hoạt động; tri thức về công cụ hành động; về quá trình triển khai hành động/hoạt động; về hoàn cảnh, điều kiện diễn ra hoạt động/ hành động và tri thức về chính bản thân chủ thể tiến hành hành động.
Kinh nghiệm hành động. Khác với tri thức hành động là hiểu biết của chủ thể trong kỹ năng, kinh nghiệm của chủ thể chính là những hành động cùng loại đã được chủ thể tiến hành có kết quả, được lưu giữ và được liên kết vớ các kinh nghiệm khác trở thành năng lực của chủ thể ở dạng tiềm năng. Khi tiến hành hành động nào đó và rèn nó trở thành kỹ năng, chủ thể huy động, khai thác kinh nghiệm đã có, kết hợp với hiểu biết của mình về đối tượng và về hành động để triển khai hành động. Kinh nghiệm của chủ thể về hành động càng phong phú, sâu sắc và có tính khái quát thì hiệu quả triển khai hành động được dễ dàng và hiệu quả cao.
Thao tác trong hành động. Kỹ năng có tính hai mặt: Mặt tâm lí bao gồm các yếu tố như mục tiêu, tri thức, thái độ và các yếu tố tâm lí khác tham gia hành động và mặt kỹ thuật của kỹ năng. Mặt kỹ thuật của kỹ năng chính là các thao tác triển khai hành động trong kỹ năng. Mặt tâm lí thể hiện tính chất, giá trị của kỹ năng còn mặt kỹ thuật, mặt thao tác thể hiện trình độ, hiệu quả của kỹ năng.
Thao tác trong kỹ năng có nhiều mức độ khác nhau. Mức thấp nhất là những thao tác có tính bắt chước theo hành động mẫu của người hướng dẫn; mức tiếp theo là các thao tác rời rạc do chủ thể tự thực hiện. Ở mức này, các thao tác được triển khai có tính thăm dò, thử nghiệm theo thử- sai- làm lại. Đồng thời các thao tác chưa thực sự liên kết với nhau thành một chuỗi. Mức thứ ba là các thao tác được thực hiện đầy đủ, đúng theo logic phù hợp với logic của hành động. Mức thứ tư: các thao tác trở thành thuần thục, linh hoạt và có tính mềm dẻo, có thể chuyển từ hành động này sang hành động khác cùng loại trong những hoàn cảnh tương tự. Từ mức bắt chước đến mức thuần thục có sự giảm dần mức độ can thiệp của ý thức chủ thể trong hành động. Bắt chước đòi hỏi có sự tập trung cao độ của chủ thể để tiếp nhận và ghi nhớ hành động mẫu, nhưng sau khi hình thành chuỗi thao tác và được luyện tập đến mức thuần thục thì ý thức được giảm thiểu rất nhiều, gần như vắng bóng.
Dựa vào các thành phần tâm lí trên mà người ta đánh giá một kỹ năng đạt mức độ cao hay thấp. KN được biểu hiện ở những hành động cụ thể, xét một hoạt động có kết quả hay không người ta dựa trên các KN thành phần đó
1.2.3. Các mức độ của kỹ năng
Hiện nay, có rất nhiều ý kiến khác nhau về cách phân chia mức độ hình
thành KN. Theo chúng tôi, cách phân chia mức độ hình thành KN của K.K.Platonov và G.G.Golubev là phù hợp, thuận lợi trong việc đánh giá một cách khá toàn diện về mặt đính tính và định lượng của KN. Dựa vào quá trình phát triển kỹ năng, K.K.Platonov và G.G.Golubev [Dẫn theo 31] đã chia thành 5 mức độ:
+ Mức độ 1: KN còn rất sơ đẳng, lúc này chủ thể mới nhận thức được mục đích hành động, phương thức thực hiện hành động dựa trên những kiến thức, kinh nghiệm đã có nhưng hành động đang dưới dạng “thử và sai”.
+ Mức độ 2: KN đã có nhưng chưa đầy đủ, chưa khéo léo: chủ thể đã có hiểu biết về phương thức thực hiện hành động nhưng chưa đầy đủ.
+ Mức độ 3: KN còn mang tính riêng lẻ: chủ thể đã có một số KN tương đối cao nhưng còn mang tính riêng lẻ, rời rạc.
+ Mức độ 4: KN ở trình độ cao: chủ thể sử dụng thuần thục các thao tác kỹ thuật, cách thức thực hiện để đạt được mục đích đặt ra
+ Mức độ 5: KN tay nghề cao: chủ thể vận dụng chính xác, linh hoạt, sáng tạo những tri thức và kỹ xảo đã có trong các điều kiện khác nhau.
Theo cách phân chia này, KN được hình thành dần dần từ mức độ sơ đẳng nhất (rất thấp) đến mức tay nghề cao (rất cao) qua các giai đoạn: từ nắm được tri thức về KN đến có KN nhưng chưa đầy đủ, chưa thuần thục, rồi đến đầy đủ và cuối cùng là có KN đầy đủ, thuần thục các thao tác và linh hoạt trong mọi điều kiện của hoạt động. Như vậy, KN không chỉ được thể hiện qua tính đầy đủ, thuần thục mà còn được đánh giá dựa trên sự ổn định, bến vững, linh hoạt. Dựa trên quan điểm này, chúng tôi cho rằng đánh giá KN có thể dựa theo 5 mức độ và 2 tiêu chí quan trọng nhất của KN là tính chính xác và tính linh hoạt, cụ thể như sau:
Bảng 1.1. Các mức độ hình thành kỹ năng
Mức độ KN | Biểu hiện của KN | |
1 | Rất thấp | Các hành động diễn ra hoàn toàn không phù hợp giữa nhận thức và thực tế, sai quy trình, kỹ thuật. Việc vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào thực hiện công việc cứng nhắc, dập khuôn, máy móc. |
Có thể bạn quan tâm!
- Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật - 2
- Cơ Sở Lý Luận Về Kỹ Năng Hợp Tác Trong Học Thực Hành Của Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật.
- Các Nghiên Cứu Về Kỹ Năng Hợp Tác Trong Học Thực Hành
- Khái Niệm Kỹ Năng Hợp Tác Trong Học Tập Của Sinh Viên
- Đặc Điểm Học Thực Hành Kỹ Thuật Của Sinh Viên Sư Phạm Kỹ Thuật
- Nội Dung Và Yêu Cầu Hợp Tác Trong Học Thực Hành
Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.
Thấp | Các hành động diễn ra không phù hợp giữa nhận thức và thực tế, có nhiều sai sót về quy trình, kỹ thuật. Việc vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào thực hiện công việc chưa linh hoạt. | |
3 | Trung bình | Các hành động diễn ra tương đối phù hợp giữa nhận thức và thực tế, giữa hiểu và làm, tương đối đúng quy trình, kỹ thuật. Việc vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào thực hiện công việc tương đối phù hợp thực tế, tương đối linh hoạt. |
4 | Cao | Các hành động diễn ra khá phù hợp giữa nhận thức và thực tế, giữa hiểu và làm, thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật, đạt kết quả. Việc vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào thực hiện công việc phù hợp thực tế, khá linh hoạt khi điều kiện thay đổi. |
5 | Rất cao | Các hành động diễn ra rất phù hợp giữa nhận thức và thực tế, giữa hiểu và làm, thực hiện chính xác quy trình, thao tác kỹ thuật, đạt kết quả cao. Việc vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào thực hiện công việc rất phù hợp thực tế, rất linh hoạt trong các tình huống khác nhau |
1.3. Kỹ năng hợp tác trong học tập của sinh viên
1.3.1. Hợp tác
Hợp tác là hoạt động diễn ra thường xuyên và cần thiết trong cuộc sống lao động, trong học tập, trong gia đình và trong xã hội.
Himmelman (1996), Chris Huxham (1996) cho rằng: Hợp tác là các cá nhân liên kết một cách tự nguyện để nâng cao năng lực của nhau, để đạt mục đích chung bằng cách chia sẻ rủi ro, trách nhiệm và thành quả [55].
Theo tác giả Vũ Dũng (2000): Hợp tác là hai hay nhiều hơn hai bộ phận trong một nhóm làm việc theo một cách thức sao cho cùng nhau tạo ra một kết quả chung. Hợp tác là một kiểu tương tác, mà trong đó sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các thành viên theo hướng tích cực nhằm thực hiện những hoạt động đồng thời với mục đích nào đó của nhóm. Đó là quan hệ phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau trong hành động [10, tr.356].
Theo tác giả Nguyễn Hữu Châu (2005): Hợp tác nghĩa là cùng chung sức để đạt được những mục tiêu chung. Trong các tình huống hợp tác, cá nhân tìm kiếm những kết quả có ích cho họ và đồng thời cho cả các thành viên của nhóm [8, tr.2-5].
Trong bài báo "Các biểu hiện KN sống của học sinh tiểu học", Huỳnh Lâm Anh Chương cho rằng: "hợp tác là thực hiện công việc chung có kết quả [7].
Trong từ điển bách khoa Việt Nam định nghĩa “Hợp tác là cùng chung sức, giúp đỡ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó, nhằm một mục đích chung’’ [24]. Các tác giả Nguyễn Thị Thúy Hạnh [12], Trịnh Văn Biểu [6], Phạm Xuân
Vũ [41], Tạ Nhật Ánh [4], cũng cho rằng: hợp tác là sự phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc hay một hoạt động nào đó để hoàn thành mục đích chung. Hợp tác là khái niệm được hiểu theo nghĩa rất rộng. Hiện nay, các tác giả đang xem hợp tác như một danh từ gọi là "sự cộng tác" (collaboration) và như một tính từ gọi là "tính hợp tác" (colaborative). Khi bàn về hợp tác, các tác giả luôn nhấn mạnh đến sự tương tác (interaction), sự cộng tác (collaboration), sự phối hợp (coodination) giữa các thành viên trong nhóm làm việc. Bởi sự cộng tác, phối hợp là điều kiện, nhân tố quan trọng không thể thiếu khi làm việc hợp tác cùng nhau để hoàn thành có kết quả công việc chung. Tuy nhiên, nếu chỉ có sự tương tác, phối hợp chưa thể làm cho sự hợp tác đạt kết quả, cần phải có sự phối hợp bằng cả hành động và tinh thần tự nguyện, sẵn sàng, tích cực hỗ trợ nhau để hoàn thành công việc chung.
Từ các quan điểm nêu trên, theo chúng tôi hợp tác được hiểu với nghĩa của danh từ là sự cộng tác (collaboration) và như một tính từ tính hợp tác (colaborative).
Hợp tác là hành động có mục tiêu cụ thể; là hành động tự giác, tích cực của các thành viên trong nhóm học tập nhằm phối hợp, gắn kết, hỗ trợ, trao đổi, chia sẻ và học hỏi lẫn nhau, từ đó giúp cho việc học tập của các thành viên trong nhóm đạt hiệu quả cao hơn so với học cá nhân. Vì vậy, mọi hành động hợp tác của các thành viên trong học nhóm cần phải đáp ứng được hai yêu cầu: Thứ nhất: Hành động hợp tác phải là hành động tự giác, chủ động, tích cực, tự giác, nỗ lực của cá nhân. Nếu không có tính tự giác, tích cực cá nhân trong sự hợp tác, phối hợp và trao đổi lẫn nhau thì sự hợp tác sẽ trở thành cưỡng bức, không hiệu quả; Thứ hai: Hành động
hợp tác giữa các cá nhân phải là hành động có kế hoạch, có quy trình, được định hướng bởi mục tiêu chung của cả nhóm và phải là hành động được kiểm soát, được đánh giá về hiệu quả và được điều chỉnh cho phù hợp với tiến trình hợp tác của cả nhóm. Việc lập kế hoạch và triển khai hợp tác theo kế hoạch sẽ giúp các thành viên trong nhóm hoạch định các công việc của nhóm, phân công công việc phù hợp cho từng thành viên, vạch phương án làm việc hợp tác; mỗi cá nhân biết cái gì đã làm được, cái gì còn tồn tại cần khắc phục, sửa chữa để đạt kết quả cao hơn cho lần làm việc hợp tác tiếp theo. Nếu việc hợp tác giữa các nhân không có kế hoạch, không thực hiện theo kế hoạch và không được đánh giá và điều chỉnh theo kế hoạch thì việc hợp tác giữa các thành viên trong nhóm mang tính ngẫu hứng, tuỳ tiện, hiệu quả thấp.
Như vậy, "Hợp tác là hành động có mục tiêu gắn kết, hỗ trợ, trao đổi, chia sẻ và học hỏi lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm làm việc một cách tự giác; tích cực, chủ động; là hành động có kế hoạch định trước và được thực hiện theo kế hoạch, được giám sát và đánh giá, điều chỉnh nhằm giúp các thành viên hoàn thành có kết quả công việc theo mục đích chung đặt ra".
Với cách quan niệm trên, hợp tác là mức độ phát triển cao của sự phối hợp. Về bản chất, hợp tác là sự phối hợp, cộng tác, gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau cả về mặt hành động lẫn về mặt tinh thần, trên cơ sở tự nguyện, tự giác, trách nhiệm, tích cực nỗ lực của bản thân cùng với sự tự nguyện, sẵn sàng phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ của người khác, được triển khai một cách có kế hoạch và giám sát, đánh giá và điều chỉnh phù hợp với mục tiêu hợp tác của nhóm.
1.3.2. Kỹ năng hợp tác
Nhiều nhà nghiên cứu định nghĩa KNHT dựa trên cơ sở phát triển định nghĩa về kỹ năng. Coi KNHT là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm. Theo tác giả Phạm Xuân Vũ: "KNHT chính là khả năng hoạt động, hành động một cách thành thạo, linh hoạt, sáng tạo trong quá trình hợp tác cùng nhau để giải quyết một nhiệm vụ cụ thể nào đó trong học tập và nghiên cứu khoa học” [41, tr 45]. Tạ Nhật Ánh (2018) quan niệm: KNHT là khả năng vận dụng những tri thức, kinh nghiệm của