Tình Hình Khai Thác, Chế Biến Đá Vôi Tại Tỉnh Lạng Sơn.


nổ mìn rơi xuống chân núi. Đá quá cỡ được khoan nổ mìn lần hai hoặc dùng đầu đập thủy lực để phá đá quá cỡ.Sử dụng máy xúc thủy lực gầu ngược di chuyển bằng bánh xích bốc xúc lên các phương tiện vận tải vận chuyển về nơi chế biến. Ở một số mỏ dùng lao động thủ công để bốc lên phương tiện.

Với công nghệ khai thác bán thủ công nêu trên có nhiều bất cập, năng suất lao động thấp, nguy cơ mất an toàn lao động cao, phát sinh nhiều yếu tố gây ô nhiễm môi trường.

Tính toán đồng bộ thiết bị chưa căn cứ vào những cơ sở khoa học, các yếu tố tự nhiên, yếu tố địa hình của mỏ, quy mô sản lượng, khoảng cách vận tải v.v… Những luận cứ chọn đồng bộ thiết bị thiếu tính thuyết phục mà thường mang tính áp đặt theo kinh nghiệm hoặc điều kiện của những mỏ tương tự. Lựa chọn đồng bộ thiết bị có những mỏ không phù hợp với hình thức mở vỉa và hệ thống khai thác.

Trong thực tế thiết bị sử dụng tại các mỏ đá là những thiết bị cũ, lạc hậu, thiết bị khoan sử dụng loại có đường kính mũi 105mm, 76mm, 42mm, 36mm,… hiện nay thì đa số sử dụng loại 105mm nhưng máy không có bộ phận di chuyển, bộ phận hút bụi. Vì sử dụng những máy khoan này các thao tác như thay hoặc nối dài choòng khoan, di chuyển trên bãi mìn đều thực hiện thủ công, năng suất khoan thấp từ đó để chạy theo năng suất bố trí mạng khoan thưa, không phù hợp làm ảnh hưởng đến chất lượng nổ mìn, tăng tỷ lệ đá quá cỡ, mặt tầng sau khi nổ mìn không bằng phẳng, độ dốc sườn tầng không duy trì từ đó mất nhiều thời gian cho công tác cải tạo sườn tầng, phá mô chân tầng.

Thiết bị bốc xúc chủ yếu sử dụng máy xúc thủy lực gầu ngược di chuyển bằng xích, dung tích gầu xúc từ 0,5 m3 đến 1,25 m3. Thực hiện xúc tại chân núi nơi tiếp nhận đá từ tầng khai thác.

Thiết bị vận tải sử dụng các loại xe ô tô tự đổ tải trọng từ 5 đến 15 tấn. Thiết bị phụ trợ như máy gạt, ủi thường sử dụng loại D85A, D185, D6D,

T75. [20]


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

1.2.3. Tình hình khai thác, chế biến đá vôi tại tỉnh Lạng Sơn.

Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến đá vôi đến môi trường tại mỏ đá vôi Tà Lài, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn - 4

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có tổng số 60 tổ chức hoạt động khoáng sản. Các hoạt động khai thác tập trung vào khai thác hoáng sản làm vật liệu xây dựng (37 tổ chức). Trong đó, các dự án khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng (đá, cát sỏi, sét) có công nghệ khai thác từ bán cơ giới kết hợp thủ công ở các mỏ nhỏ đến cơ giới hóa cao, đầu tư lớn, khai thác quy mô công nghiệp.

Công tác cấp phép hoạt động khoáng sản; thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản được thực hiện đúng trình tự, quy định của pháp luật, việc trình thẩm định cấp giấy phép hoạt động khoáng sản đều theo quy hoạch khoáng sản đã được phê duyệt. Trong quá trình thẩm định dự án khai thác khoảng sản các cơ quan chuyên môn đã phối hợp chặt chẽ để kiểm tra thực địa đối với các vấn đề liên quan đến khu vực đề nghị cấp Giấy phép khai thác, do đó các dự án đều đảm bảo không ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hoá và an ninh quốc phòng, diện tích đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và phạm vi bảo vệ an toàn các công trình kết cấu hạ tầng giao thông, thuỷ lợi.

Đối với công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đã có những chuyển biến tích cực, việc ngăn chặn khai thác khoáng sản trái phép đến nay cơ bản đã chấm dứt.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng Kế hoạch và tổ chức 6 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Địa chính - Môi trường cho 452 cán bộ, công chức cấp xã; tổ chức tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường 10 lớp trên 900 người tham gia. Cùng với đó, công tác tuyên tuyền, phổ biến Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành được thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức phong phú.

Nhìn chung, tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản tại địa phương, tạo điều kiện để hoạt động khoáng sản từng bước


phát triển. Các tổ chức, cá nhân cơ bản chấp hành đúng quy định của pháp luật trong lĩnh vực khai thác, sử dụng khoáng sản. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, còn có một số đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành về hoạt động khai thác và sử dụng khoáng sản như không thực hiện đúng các nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường đã phê duyệt; không có thiết kế mỏ hoặc khai thác không đúng thiết kế mỏ, không có giám đốc điều hành mỏ hoặc bổ nhiệm giám đốc điều hành mỏ không đủ tiêu chuẩn theo quy định, không báo cáo định k ; chưa thực hiện thuê đất trong hoạt động khoáng sản [20 .

1.3. Tác động môi trường của hoạt động khai thác và chế biến đá vôi

Trong 2 năm gần đây, Việt Nam đã và đang hoàn tất các hiệp định thương mại lớn như: EU FT, Cộng đồng Kinh tế chung ASEAN (AEC) ... Điều này được k vọng sẽ khuyến khích một làn sóng vốn lớn FDI nước ngoài và dịch chuyển các chuỗi sản xuất trên thế giới về Việt Nam. Do đó, phát triển hạ tầng cơ bản là điều cần thiết nhằm chuẩn bị đón dòng vốn này, đặc biệt là hạ tầng kết nối giao thông giữa các vùng và các khu công nghiệp, đẩy mạnh hợp tác xây dựng các tuyến đường cao tốc song song với việc mở rộng đường quốc lộ - góp phần thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu đá xây dựng.

Song song với những lợi ích kinh tế mà các hoat động khai thác và chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường mang lại thì trong quá trình khai thác và chế biến không tránh khỏi các tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí, sức khỏe và cuộc sống của những người dân sinh sống gần khu vực có hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản.

1.3.1. Tác động do bụi, khí độc, tiếng ồn và độ rung

a) Tác động do bụi:

Bụi chủ yếu là bụi silic phát tán vào trong môi trường không khí với nồng độ và tải lượng khá lớn, nhất là trong khu vực khai thác. Bụi sẽ ảnh hưởng đến


sức khỏe con người cũng như động, thực vật trong vùng.

Bụi phát sinh nhiều ở các khâu khoan lỗ mìn, nổ mìn, dây chuyền chế biến đá và vận chuyển đá ra khu vực chế biến. Nếu không có biện pháp giảm thiểu bụi nhất là công tác khoan, nổ mìn và chế biến đá (nghiền sàng) khi điều kiện thời tiết bất lợi xảy ra (Trời khô hanh, vận tốc gió lớn) bụi sẽ phát tán vào môi trường vượt tiêu chuẩn cho phép trên diện rộng, có thể ảnh hưởng tới vị trí cách xa khu mỏ. Khi đó người, động vật và cây cối sống trong vùng ảnh hưởng này sẽ bị tác động do bụi.

b) Tác động của bụi đối với con người:

- Bụi vào phổi gây nên những bệnh về hô hấp, có thể gây dị ứng cho những người mẫn cảm với bụi, bịt kín lỗ chân lông gây cản quá trình bài tiết. Đặc biệt với các cơ sở có công nghệ liên quan đến đến bụi đá, xi măng thì khả năng gây bệnh phổi cao, bệnh đường hô hấp tiến triển nhanh gây khó thở rò rệt, suy phổi điển hình, tràn khí phế mạc,… Ngoài ra, bụi cũng có khả năng gây bẩn nguồn nước, làm ảnh hưởng đến con người, động vật sử dụng trực tiếp hay gián tiếp nguồn nước bị ô nhiễm bụi nói trên.

- Ô nhiễm bụi còn có tác động xấu đến hệ thực vật trong khu vực, biểu hiện thường thấy là cây cối trong khu vực lân cận thường bị phủ lớp bụi trên lá, từ đó gây cản trở quá trình quang hợp của cây cối, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng. Bụi bám vào các công trình kiến trúc sẽ là nguyên nhân gây bào mòn hóa học các công trình, làm mất mỹ quan và hư hại công trình.

c) Tác động do khí độc hại:

Các khí độc hại sinh ra chủ yếu từ các phương tiện vận chuyển và bốc xúc, các khí bao gồm CO, SO2, NOx, VOC,… Khí độc hại sinh ra do các phương tiện tham quá trình khai thác, chế biến đá hầu hết chưa vượt quy chuẩn cho phép. Tuy nhiên khi số lượng máy tham gia tăng lên và thời gian tiếp xúc


với các khí này tăng sẽ tác động đáng kể tới sức khỏe con người cũng như sự phát triển của cây cối trong khu vực dự án.

d) Tác động do tiếng ồn:

Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động nổ mìn, đập đá, chế biến đá, bốc xúc và phương tiện vận chuyển đá… sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh, môi trường lao động của công nhân. Khi tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn ở mức cao, người tiếp xúc trực tiếp có thể mắc các bệnh về tai (thủng màng nhỉ, ù tai, điếc…)

đ) Tác động do độ rung:

Quá trình nổ mìn gây chấn động và rung lớn nhất nhưng không liên tục và thời gian tác động ngắn, mức lan tỏa rộng.

Độ rung do các phương tiện vận chuyển, máy đập đá và khoan đá có thời gian tác động lâu dài hơn và liên tục hơn, ảnh hưởng mạnh hơn và trực tiếp nhất tới người lao động. Rung động và chấn động tác động lên con người có thể làm chấn thương các cơ quan trên cơ thể nhất là cơ và xương. Đối với các công trình kiến trúc có thể bị biến dạng, hư hỏng, nứt gãy… khi bị tác động.

1.3.2. Tác động do nước mưa chảy tràn và nước thải sinh hoạt

a) Tác động do nước mưa chảy tràn:

Tác động dễ nhận thấy của nước mưa chảy tràn trong giai đoạn này là sự ngập úng cục bộ tạo ra các ổ vi khuẩn tập trung có thể truyền nhiễm bệnh cho con người và động vật. Nước mưa chảy tràn cuốn theo một lượng lớn đất, cát, bột đá nguyên vật liệu thừa và các chất hữu cơ rơi vãi, gây nên hiện tượng bồi lắng, tăng độ đục của nước và giảm lượng ôxy hòa tan trong nước. Sự ô nhiễm này sẽ góp phần làm suy giảm động vật, thực vật dưới nước.

Lưu lượng nước mưa chảy tràn ở giai đoạn này thường có xu hướng lớn hơn ở giai đoạn trước do diện tích che phủ và lớp đất tơi xốp giúp giữ nước bị bóc phủ không còn khả năng giữ nước.


Ngoài ra, nước mưa chảy tràn ở khu vực bãi thải cũng gây tác động đáng kể tới môi trường nếu như không có biện pháp giảm thiểu tác động ở bãi thải, nước mưa chảy tràn cuốn trôi đất hữu cơ ở bề mặt xuống mương dẫn nước và làm bồi lấp các suối nhỏ.

b) Tác động của nước thải sinh hoạt:

Nước thải sinh hoạt ở giai đoạn này nếu không được thu gom và xử lý sẽ gây tác động không nhỏ tới môi trường nước, làm ảnh hưởng đến nguồn nước mặt trong khu vực.

1.3.3. Tác động đến môi trường đất

Khu vực mỏ có cấu tạo địa chất là đá vôi lộ thiên, tầng đất phong hóa mỏng, quá trình khai thác sẽ bóc tách lớp đất tầng phủ và thảm thực vật, từ đó sẽ làm biến dạng bề mặt địa hình, làm tăng mức độ rửa trôi của đất đá bở rời.

Các chất thải, nước thải chứa dầu mỡ… khi thải vào vùng đất lân cận sẽ làm thay đổi tính chất đất, làm đất mất dần độ phì nhiêu, đất trở nên trơ và khó canh tác.

1.3.4. Tác động của chất thải rắn và chất thải nguy hại

a) Tác động do đất đá thải:

Quá trình khai thác đá sẽ thải ra các loại đất đá thải hàng ngày, nếu không có biện pháp xử lý thích hợp sẽ gây ra các tác động tiêu cực như: Chiếm dụng mặt bằng, làm mất đất sản xuất, làm mất mỹ quan khu vực, có thể gây nên hiện tượng trượt lở khu vực đổ thải… Quá trình vận chuyển chất thải làm làm rơi vãi trên đường gây tai nạn, giao thông, làm phát tán bụi vào môi trường…

b) Tác động của rác thải sinh hoạt:

Rác thải sinh hoạt thành phần chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Nếu không có biện pháp thu gom và xử lý, rác sẽ phân hủy tạo mùi hôi, là môi trường cho nhiều loại côn trùng và vi khuẩn phát triển làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Nước rỉ rác từ các khu vực chứa rác cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.


c) Tác động của chất thải nguy hại:

Chất thải nguy hại chủ yếu là chất chứa dầu mỡ, chất thải này khi đi vào môi trường sẽ tác động tiêu cực lâu dài và nguy hiểm. Dầu mỡ thải khi đi vào môi trường đất sẽ làm thay đổi tính chất cơ lý của đất theo chiều hướng xấu, đất bị trơ và mất độ tơi xốp. Khi đi vào nước sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, gây chết động thực vật thủy sinh…

Riêng chất thải dầu nhớt từ việc thay dầu định k cho máy móc thiết bị, nếu không có biện pháp thu gom và xử lý tốt sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

1.3.5. Tác động đến hệ sinh thái

- Hoạt động khai thác mỏ sẽ xuất hiện nhiều bụi chủ yếu là bụi vô cơ, che phủ thân cây, lá cây… làm giảm khả năng quang hợp, cản trở sự phát triển của cây xanh. Quá trình khai thác sẽ phá hủy hoàn toàn thảm thực vật trên diện tích khai thác.

- Trong khu vực chỉ có các loài động vật nhỏ. Hoạt động khai thác và chế biến đá sẽ làm mất nơi cư trú của chúng. Tuy nhiên, trên phạm vi nhỏ và chúng sẽ tự di chuyển tạo lập môi trường sống mới tại các khu vực lân cận.

- Hoạt động khai thác đá sẽ gây biến dạng bề mặt, gò đồi bị san bằng, do vậy khu vực khai thác sẽ mất đi cảnh quan ban đầu, không thể tái tạo.

1.3.6. Tác động do các rủi ro và sự cố môi trường

a) Sự cố cháy nổ

Đối với dự án khai thác đá, sự cố về cháy nổ thường rất nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người công nhân và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho chủ đầu tư. Ngoài ra, sự cố cháy nổ còn gây ra nguồn ô nhiễm không khí do cháy các vật liệu độc hại như: cao su, nilon, xăng dầu…

b) Sự cố đối với kho chứa mìn

- Sự cố do lún nền móng kho chứa, sự cố này sẽ ảnh hưởng đến điều kiện


làm việc an toàn của kho chứa dẫn đến tình trạng thấm dột nước vào kho chứa, nếu nghiêm trọng có thể nứt tường, sập mái;

- Sự cố do chảy nổ gây nguy hiểm đến khu vực xung quanh;

- Sự cố do sét đánh vào kho mìn gây nổ;

c) Sự cố sạt lở bờ moong khai thác

Nguyên nhân do chấn động khi mổ mìn gây ra các khe nứt, đồng thời các hoạt động chặt cây, bóc dỡ lớp đất phủ sẽ làm gia tăng hiện tượng xói mòn tại khu vực khi gặp mưa lớn làm sạt lở theo dòng chảy nước mưa gây tai nạn bất ngờ cho công nhân trong quá trình khai thác, vận chuyển đá. Vách bờ sạt lở sẽ gây thiệt hại cho máy móc, thiết bị và nguy hiểm đến tính mạng con người.

d) Tai nạn lao động

- Các yếu tố ô nhiễm môi trường, cường độ lao động, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người công nhân gây mệt mỏi, choáng váng. Công việc lao động nặng nhọc, quá trình vận chuyển với mật độ xe cao có thể gây tai nạn lao động, tai nạn giao thông trong khu vực.

- Ngoài ra sự cố tai nạn cho công nhân trong quá trình nổ mìn, bốc xúc, vận chuyển nguyên liệu và chế biến đá ...

- Trong công đoạn chế biến có thể xảy ra tai nạn lao động khi sử dụng máy móc thiết bị máy đập nghiền sàng và các động cơ, mô tơ… không tuân thủ theo quy trình an toàn lao động.

đ) Rủi ro, sự cố do các yếu tố kỹ thuật và thiên nhiên

- Sự cố về công tác khoan: Như kẹp choòng khoan, khoan sai vị trí, tầng có hiện tượng trượt lở.

- Khâu xúc bốc: Đá treo trên gương tầng, dụng cụ bốc xúc bị hư hỏng.

- Sự cố trượt lở sườn tầng khai thác: Nguyên nhân có thể dẫn đến sạt lở là do hoạt động khoan nổ mìn gây chấn động, phá huỷ kết cấu bền vững của đất đá, do mưa lớn hoặc do đất đá khu vực khai thác không ổn định.

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí