Những Kết Luận Tổng Quát Về Tình Hình Nghiên Cứu Và Vấn Đề Đặt Ra Luận Án Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu


Nguyễn Minh Tuệ, Phạm Lê Thảo với đề tài “Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên cho phát triển du lịch bền vững”. Trong nghiên cứu này, các tác giả phân tích các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững. Tập trung phân tích ý nghĩa và yêu cầu của nguyên tắc khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên trong phát triển du lịch. Kết quả nghiên cứu tác giả cho rằng trong kế hoạch phát triển du lịch theo hướng phát triển bền vững cần có sự tính toán một cách phù hợp khi sử dụng các nguôn tài nguyên trước mắt với việc để dành lại một phần cho bảo tồn và tái tạo tài nguyên cho thế hệ mai sau, ngăn cản sự xói mòn, xuống cấp của tài nguyên môi trường [149].

Nguyễn Văn Mạnh với đề tài “Phát triển bền vững du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”. Bài viết này đã trình bày quan điểm chung của tác giả về phát triển bền vững, phát triển du lịch bền vững. Bên cạnh đó bài viết tập trung phân tích ba trụ cột của phát triển du lịch bền vững bao gồm: kinh tế, xã hội, môi trường. Qua đó đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển bền vững của du lịch sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm PTBV DL Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế [76].

Trần Thị Hồng Lan với đề tài nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở thành phố Đà Nẵng”. Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển DL ở thành phố Đà Nẵng trên quan điểm phát triển DL bền vững, đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu phát triển DL bền vững ở Đà Nẵng. Bên cạnh đó bài viết đề cập đến nhóm giải pháp cho cơ quan quản lý nhà nước; doanh nghiệp hoạt động trong ngành DL, cộng đồng dân cư và du khách đối với phát triển DL bền vững bao gồm: giải pháp về phía cơ quan quản lý nhà nước đối với phát triển DL bền vững; giải pháp đối với doanh nghiệp DL trong phát triển DL bền vững; giải pháp đối với cộng đồng dân cư địa phương; giải pháp đối với du khách [69].

Lê Chí Công với đề tài “Luận bàn về quan điểm phát triển du lịch bền vững và không bền vững”. Tác giả đã đưa ra 5 mục tiêu mà phát triển DL bền vững cần hướng tới bao gồm: Đóng góp vào sự thõa màn các nhu cầu của du khách và cộng đồng tại một điểm đến nhât định; Đóng góp và việc giảm sự bất bình đẳng và nghèo đói của cộng đồng; Hỗ trợ cộng đồng cảm thấy tự do, được tiếp cận với các dịch vụ DL tốt hơn, giảm các tệ nạn xã hội, duy trì và phát huy được tính da dạng và bản sắc văn hóa


dân tộc, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường; Không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế của quốc gia, khu vực và địa phương mà sự phát triển còn góp phần nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong xâ hội; Không chỉ chú ý đạt được các mục tiêu trên trong một thời kỳ nhất định mà còn không ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ tương lai [11].

Vũ Văn Đông với đề tài “Phát triển du lịch bền vững Bà Rịa - Vũng Tàu”. Nghiên cứu cơ sở lý luận phát triển DL bền vững, đánh giá thực trạng, khảo sát phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển DL bền vững Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ đó tìm ra mô hình phát triển DL bền vững Bà Rịa - Vũng Tàu, làm cơ sở để đề xuất những định hướng và các giải pháp phát triển DL bền vững Bà Rịa

- Vũng Tàu. Từ việc phân tích thực trạng, nhân tố ảnh hưởng, kinh nghiệm quốc tế, luận án đã đưa 5 nhóm giải pháp nhằm phát triển DL bền vững Bà Rịa - Vũng Tàu cả số lượng, chất lượng, hình thức hoạt động, đó là: Các yếu tố về kinh tế; các yếu tố về xã hội; các yếu tố về môi trường; các yếu tố về chất lượng sản phẩm du lịch; và nhóm giải pháp khác PTDLBV Bà Rịa - Vũng Tàu [49].

Nguyễn Đức Tuy với luận án tiến sĩ “Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên”. Nghiên cứu xây dựng các định nghĩa về phát triển DL bền vững trên 4 trụ cột là: kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường. Trên cơ sở đó tác giả xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển DL bền vững; Xây dựng khung lý thuyết về liên kết phát triển DL bền vững vùng; Phân tích kết quả phát triển DL Tây Nguyên (2002-2012); Tiến hành đánh giá mức độ bền vững qua phỏng vấn khách DL, và bộ tiêu chí DL bền vững, nhận định mức độ phát triển DL bền vững của vùng Tây Nguyên; đề xuất các giải pháp nhằm phát triển vùng DL Tây Nguyên theo hướng bền vững, đề xuất các cơ chế chính sách đặc thù để DL bền vững Tây Nguyên phát triển mạnh [150].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Võ Quế nghiên cứu vấn đề “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản phục vụ chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã phân tích hiện trạng công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Từ đó đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá di sản phục vụ phát triển DL bao gồm: Hoàn chỉnh hệ thống chính sách về di sản, nhất là những chính sách về xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích; giải quyết thỏa đáng mối


Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế - 4

quan hệ giữa bảo tồn và phát triển; thực hiện nghiêm chỉnh 6 nguyên tắc của Công ước quốc tế về DL văn hóa đã được ICOMOS thông qua tại kỳ họp Đại Hội Đồng lần thứ 12 ở Mexico năm 1999 [81].

Nguyễn Mạnh Cường với đề tài “Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững Tỉnh Ninh Bình. Luận án đã đánh giá thực trạng vai trò của chính quyền tỉnh trong phát triển DL bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2005 - 2013. Chứng minh vai trò của Chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển DL bền vững trên địa bàn lãnh thổ địa phương trên các phương diện giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của các công ty địa phương, tạo ra các cơ hội đầu tư kinh doanh mới, xoá bỏ các rào cản hoạt động không hiệu quả, tạo ra lợi thế cho vùng và các công ty trong vùng trong phát triển DL. Từ đó luận án đề ra một số giải pháp bao gồm: Nhóm các giải pháp về xây dựng chiến lược phát triển DL bền vững tỉnh Ninh Bình; Giải pháp về xây dựng, ban hành các văn bản pháp quy phát triển DL bền vững tỉnh Ninh Bình; Giải pháp về xây dựng tổ chức bộ máy và tổ chức quản lý; Giải pháp về thanh tra, kiểm tra và các giải pháp điều kiện để phát triển DL bền vững tỉnh Ninh Bình [31].

Nguyễn Thế Đồng với bài viết “Bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững”. Bài viết đã phân tích, làm rõ vai trò của môi trường; vai trò và ý nghĩa của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động DL. Từ những phân tích trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường gắn với phát triển DL bền vững bao gồm: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường; Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu DL; Tăng cường năng lực quản lý môi trường trong các khu DL, khu bảo tồn; Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường; Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn; Phát triển sinh kế cho người dân góp phần bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và môi trường; Tăng cường hợp tác quốc tế, đa dạng hóa phương thức hợp tác trong phát triển DL bền vững [50].

Nguyễn Đăng Tiến với đề tài “Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng”. Luận án đã đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên DL (tài nguyên DL tự


nhiên, tài nguyên DL nhân văn) và điều kiện sinh khí hậu; xác định mức độ thuận lợi của chúng cho phát triển KTDL tại Quảng Ninh – Hải Phòng; đề xuất được những định hướng các giải pháp khai thác hợp lý nguồn tài nguyên DL trên quan điểm phát triển KTDL bền vững khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng [126].

1.2. NHỮNG KẾT LUẬN TỔNG QUÁT VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.2.1. Những kết luận tổng quát

Các nghiên cứu nêu trên đã phản ánh khá đầy đủ và rõ nét về khái niệm, vị trí, vai trò, nội dung của KTDL và phát triển KTDL bền vững. Bên cạnh đó các nghiên cứu cũng đã chỉ ra vai trò vô cùng quan trọng của KTDL đối với KT-XH của địa phương, quốc gia. Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã tập trung nghiên cứu vào những nội dung chủ yếu như sau:

Một là, các nghiên cứu của các tác giả đi trước đã xây dựng một cách chi tiết các nội hàm có liên quan đến DL, KTDL như: khái niệm về DL, hoạt động DL, vai trò của DL; khái niệm, nội dung và vai trò của KTDL, DL sinh thái, khách DL, nguồn nhân lực DL, quản lý nhà nước về KTDL…

Hai là, nghiên cứu thực trạng và xu hướng phát triển KTDL ở các nước trên thế giới, ở Việt Nam nói chung và một số tỉnh, địa phương trong nước nói riêng. Chỉ ra những kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của KTDL địa phương, xây dựng các sản phẩm dịch vụ DL để thu hút khách DL cho phát triển KTDL của các địa phương.

Ba là, phân tích, làm rõ sản phẩm DL, cơ cấu sản phẩm DL, vai trò của những yếu tố cấu thành sản phẩm DL, vai trò của KTDL đối với sự phát triển KT-XH trên các khía cạnh; các yếu tố cấu thành cung và cầu DL; sự hình thành, vận hành và phát triển của thị trường DL.

Bốn là, các nghiên cứu đã đánh giá thực trạng KTDL và sản phẩm DL của một số địa phương trong nước như Đà Nẵng, Ninh Bình…

Năm là, nghiên cứu các giải pháp nhằm đa dạng hóa và nâng cao năng lực cạnh tranh của KTDL ở một số địa phương bao gồm: các cơ chế chính sách thu hút, nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng nguồn vốn đầu tư để phát triển KTDL; cách


thức vận hành các nguồn lực DL, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực DL của các địa phương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Những nghiên cứu đi trước đã đề xuất những phương hướng, mục tiêu và các giải pháp nhằm phát triển KTDL, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ KTDL qua đó thu hút du khách trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, về mặt lý luận các nghiên cứu trước chưa làm rõ quan niệm và đặc điểm của KTDL theo hướng PTBV. Bên cạnh đó chưa phân tích một cách hệ thống nội dung của KTDL theo hướng PTBV, vai trò của KTDL theo hướng PTBV đối với sự phát triển KT-XH và các nhân tố ảnh hưởng đến KTDL theo hướng PTBV tại các địa phương.

Về mặt thực tiễn, đối với KTDL theo hướng PTBV tại Việt Nam mà cụ thể là đối với quy mô cấp tỉnh chưa được đề cập một cách đầy đủ, toàn diện về các mặt như: thành tựu và hạn chế, thuận lợi và khó khăn; nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những hạn chế đó và những vấn đề đặt ra đối với KTDL theo hướng PTBV. Các tác giả chưa phân tích đầy đủ về bối cảnh, xu hướng phát triển KTDL ở phạm vi thế giới và trong nước đang diễn ra giai đoạn hiện nay. Đồng thời, các nghiên cứu chưa có sự thống nhất về xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá tính bền vững đối với KTDL quy mô cấp tỉnh, địa phương từ đó hệ thống giải pháp nhằm phát triển KTDL theo hướng PTBV được đưa ra trong các nghiên cứu còn trùng lặp, chung chung mà thiếu đi tính đột phá, thích ứng với điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Phát triển bền vững tuy không còn là vấn đề mới nhưng có thể thấy những bài học thành công và không thành công do nó đem lại luôn là vấn đề nóng, có ý nghĩa rất lớn đối với các quốc gia, vùng lãnh thổ và các địa phương đang có ngành KTDL phát triển. Đối với tỉnh TT-Huế, thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu, đánh giá về DL, KTDL tuy nhiên cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá tính bền vững trong phát triển KTDL trên phạm vi toàn tỉnh dựa trên cơ sở hệ thống các nhóm chỉ tiêu phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, từ đó đưa ra phương hướng và giải pháp đồng bộ, thiết thực thúc đẩy KTDL theo hướng PTBV hơn trong thời gian tới.

Để góp phần vào giải quyết vấn đề này, đề tài: “Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế” mà nghiên cứu sinh lựa chọn là mới,


có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. Những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu của đề tài này là:

- Về lý luận:

+ Làm rõ hơn những vấn đề lý luận chung về KTDL, KTDL theo hướng PTBV. Đặc biệt làm rõ khái niệm, đặc điểm, nội dung và các tiêu chí đánh giá KTDL theo hướng PTBV ở địa bàn cấp tỉnh.

+ Nghiên cứu những kinh nghiệm của các nước trên thế giới cũng như một số địa phương trong cả nước về phát triển KTDL theo hướng bền vững, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh TT-Huế.

- Về thực tiễn:

Đánh giá thực trạng KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế, chỉ ra những thành công, hạn chế, nguyên nhân và vấn đề đặt ra. Đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế.


Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ KINH TẾ DU LỊCH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG


2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA KINH TẾ DU LỊCH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

2.1.1. Khái niệm kinh tế du lịch, kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững

2.1.1.1. Khái niệm kinh tế du lịch

Du lịch là một hiện tượng xã hội, đã có mầm mống xuất hiện từ cuối xã hội nguyên thuỷ; gắn liền với quá trình phân công lao động xã hội lần thứ ba và đi kèm với sự ra đời, phát triển của thương nghiệp, thông qua quá trình đi lại, buôn bán giữa các nước trên thế giới. Mặc dù hoạt động DL xuất hiện rất sớm trong lịch sử và đã có rất nhiều khái niệm DL đã được đưa ra, song cho đến nay vẫn còn những nhận thức rất khác nhau về DL và KTDL. Theo quan điểm của tác giả, DL và KTDL là hai khái niệm tuy không tách rời nhưng cũng không thể đồng nhất là một mà cần có sự phân biệt rõ ràng.

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), DL được hiểu là:

Bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. DL cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư [209].

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “DL là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [84, tr.32].

Những quan điểm trên cho thấy nội hàm khái niệm DL hướng đến chủ yếu là các hoạt động của khách DL (thăm quan, nghỉ ngơi, giải trí…) mà không bàn đến hoạt động kinh doanh DL, lợi ích kinh tế hay các quan hệ trao đổi về kinh tế.


Nếu như trước đây, DL chỉ đơn thuần là việc con người di chuyển khỏi nơi mình sinh sống đến một nơi khác để thưởng ngoạn, khai hoang, tìm kiếm chỗ ở mới… thì ngày nay, trong thế giới hiện đại, khi lực lượng sản xuất phát triển, nhu cầu thăm quan, DL ngày càng phổ biến, đã kéo theo sự xuất hiện các hoạt động kinh doanh, dịch vụ và các quan hệ kinh tế liên quan đến DL ra đời và đã trở thành một hoạt động kinh tế phổ biến với tốc độ phát triển ngày càng nhanh. Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (WTTC) đã khẳng định KTDL là ngành kinh tế lớn nhất trên thế giới hiện nay. Có thể thấy sự ra đời và phát triển của ngành KTDL là kết quả tất yếu từ quá trình vận động, phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội đạt đến trình độ nhất định, thể hiện quá trình sản xuất và tiêu dùng của con người ở một trình độ cao hơn, sản xuất hàng hóa và dịch vụ đa dạng, phong phú hơn.

Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002) cho rằng:

Kinh tế du lịch là một loại hình kinh tế có tính đặc thù mang tính dịch vụ và thường được xem như ngành công nghiệp không khói, gồm DL quốc tế và DL trong nước, có chức năng nhiệm vụ tổ chức việc khai thác các tài nguyên và cảnh quan của đất nước (tài nguyên thiên nhiên, phong cảnh, kinh tế, văn hóa, lịch sử…) nhằm thu hút khách DL trong nước và ngoài nước tổ chức buôn bán xuất nhập khẩu tại chỗ hàng hóa dịch vụ cho khách DL [150, tr.586].

Theo Điều 38, Luật Du Lịch Việt Nam (2005) cũng chỉ ra rằng “Kinh doanh DL là kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành, nghề sau đây: Kinh doanh lữ hành; Kinh doanh lưu trú DL; Kinh doanh vận chuyển khách DL; Kinh doanh phát triển khu DL, điểm DL; Kinh doanh dịch vụ DL khác” [84, tr.53]

Tác giả Nguyễn Thị Hồng Lâm (2013) đưa ra định nghĩa về KTDL dưới góc độ kinh tế chính trị như sau:

Kinh tế du lịch là một quan hệ kinh tế trong lĩnh vực cung ứng sản phẩm DL, bao gồm các quan hệ ngành, nghề là: kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú DL, kinh doanh vận chuyển khách DL, kinh doanh phát triển khu DL, điểm DL và kinh doanh dịch vụ DL khác, nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần của du khách, đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm DL và bản thân doanh nghiệp DL [70, tr.36].

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 08/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí