Những Nghiên Cứu Về Kinh Tế Du Lịch Theo Hướng Phát Triển Bền Vững


1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước

Đến nay, ở Việt Nam cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về DL và KTDL. Liên quan đến nội dung này, dưới dạng các công trình là đề tài khoa học, luận án tiến sĩ đã có các công trình chủ yếu sau:

Lê Văn Minh với đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch”. Trong nghiên cứu này, tác giả làm rõ các khái niệm về DL, khu DL; vai trò của đầu tư phát triển các khu DL và kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia về đầu tư phát triển các khu DL. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng tiến hành đánh giá thực trạng các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư phát triển KTDL. Thông qua đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đầu tư phát triển khu DL như: Giải pháp về công tác tổ chức, quản lý các khu DL; giải pháp về xây dựng, quản lý và thực hiện quy hoạch các khu DL; giải pháp về quyền sử dụng đất đai ở các khu DL; giải pháp về đầu tư phát triển các khu DL; giải pháp về huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển khu DL; giải pháp về cơ chế, chính sách tài chính, thuế trong đầu tư phát triển các khu DL; giải pháp về phối hợp và hợp tác liên ngành, liên vùng trong khai thác tài nguyên ở các khu DL; giải pháp về cải cách thủ tục hành chính; giải pháp hỗ trợ, khuyến khích cộng đồng tham gia phát triển các khu DL; giải pháp về đầu tư, bảo tồn, tôn tạo các giá trị tài nguyên DL và bảo vệ môi trường [77].

Nguyễn Thị Tú với luận án “Những giải pháp phát triển Du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập”. Nghiên cứu đã tiến hành phân tích làm rõ khái niệm về DL, DL sinh thái, yêu cầu và nội dung phát triển DL sinh thái xu thế hội nhập. Đánh giá thực trạng phát triển DL sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập. Từ đó, tác giả đưa ra những giải pháp phát triển DL sinh thái Việt Nam bao gồm: Quy hoạch DL sinh thái bền vững theo hướng cộng đồng; Tổ chức quản lý và cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ phát triển DL sinh thái; Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật; Đa dạng hóa và tạo tính đặc thù sản phẩm DL sinh thái; Nâng cao chất lượng sản phẩm DL sinh thái; Chú trọng công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực DL sinh thái; Tăng cường nghiên cứu thị trường, quảng bá và xúc tiến DL sinh thái; Tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế trong phát triển DL sinh thái; Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về DL sinh thái [145].


Đỗ Cẩm Thơ “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm Du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực và quốc tế”. Trong nghiên cứu, tác giả trình bày những vấn đề cơ bản về sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó tác giả phân tích cấu thành sản phẩm chung của điểm đến và sản phẩm theo các loại hình du lịch, định vị được sản phẩm du lịch Việt Nam trên thị trường khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản đề giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch, nhất là sản phẩm của lữ hành du lịch bao gồm: Tính hấp dẫn và độc đáo của tài nguyên DL; Tính đa dạng của dịch vụ DL; Chất lượng sản phẩm DL; Tổ chức xây dựng sản phẩm DL; Đầu tư xúc tiến sản phẩm DL; Giá sản phẩm DL; Khả năng tiếp cận sản phẩm; Thương hiệu sản phẩm DL; Chu kỳ sống của sản phẩm DL; và Yếu tố đặc biệt của sản phẩm DL [118].

Nguyễn Đình Sơn “Phát triển Kinh tế du lịch ở vùng Du lịch Bắc Bộ và tác động của nó tới quốc phòng - an ninh”. Luận án khái quát lý luận chung về phát triển KTDL và tác động của nó đến tới quốc phòng - an ninh. Bên cạnh đó tác giả phân tích những đặc điểm cơ bản của KTDL. Phân tích thực trạng KTDL ở vùng Bắc Bộ và tác động của nó đến tới quốc phòng - an ninh. Bên cạnh đó tác giả đã đề xuất phương hướng, mục tiêu và những giải pháp cơ bản để phát triển KTDL ở vùng Bắc Bộ kết hợp với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh trong thời gian tới [114].

Phạm Trung Lương với đề tài “Cơ sở khoa học phát triển Du lịch đảo ven bờ vùng DL Bắc Trung Bộ” do Viện NC & PT DL chủ trì. Nghiên cứu nhằm mục tiêu phát triển DL đảo ven bờ vùng DL Bắc Trung Bộ nhằm phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp đảm bảo sự phát triển DL đảo bền vững: Nâng cao nhận thức và hiểu biết của DL đảo; Chính sách, Quy hoạch, Đầu tư; Phát triển sản phẩm - thị trường DL biển đảo; Xúc tiến quảng bá DL biển đảo; Phát triển nguồn nhân lực; Bảo vệ tài nguyên, môi trường DL biển - đảo; Phát triển DL biển gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh [74]. Nguyễn Anh Tuấn với luận án “Năng lực cạnh tranh điểm đến của Du lịch

Việt Nam”. Trong nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh điểm đến của DL như: cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, điểm đến và năng lực cạnh tranh điểm đến. Nghiên cứu tiến hành đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành DL Việt Nam, từ đó chỉ ra điểm mạnh, điểm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.


yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành DL Việt Nam. Từ đó tác giả đề xuất 7 nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành DL Việt Nam [147].

Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế - 3

Nguyễn Thu Hạnh nghiên cứu đề tài “Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng Du lịch Bắc Trung Bộ”. Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về DL biển và phát triển khu DL biển quốc gia. Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm phát triển của một số khu DL biển quốc gia nước ngoài, tác giả đề xuất một số giải pháp sau: Tổ chức phát triển và quản lý khu DL phải nằm trong chiến lược phát triển DL bền vững của đất nước; Xác định một cách rõ ràng về thị trường, đối tượng và nhu cầu DL của hệ thống các khu DL; Lựa chọn vị trí phù hợp để thu hút khách DL; Tổ chức hình thành khu DL phải gắn với mạng lưới giao thông đường bộ, đường sông, đường biển, đường sắt, đường không và gắn với các thị trường lớn về DL; Hệ thống các khu DL có chung thị trường lưu trú, từ đó đề nghị phải ứng dụng những công nghệ, thành tựu khoa học trong việc tổ chức, quản lý khách sạn trong khu DL; Các khu DL có quy luật vòng đời của sự hấp dẫn, muốn kéo dài vòng đời hấp dẫn của khu DL phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau, phải có kế hoạch khai thác đúng mức, liên tục ứng dụng KH - CN, liên tục hoàn thiện, đổi mới sản phẩm DL, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của thị trường...; Hình thành và phát triển các khu DL không mùa để khai thác quanh năm: Phải tổ chức nghiên cứu thị trường riêng cho hệ thống các khu DL; Phải biết gắn kết hợp giữa khu DL với các điểm, khu tham quan, khu vui chơi giải trí công cộng; Hình thành và phát triển các khu DL đều có tính hai mặt, nên cần phải quan tâm giải quyết yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường xã hội [58].

Nguyễn Quang Vinh, “Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch lữ hành quốc tế Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)”. Tác giả hệ thống hóa những lý luận và thực tiễn về khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp DL lữ hành quốc tế, các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh, đề xuất các chỉ số đo lường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp DL lữ hành quốc tế. Bên cạnh đó phân tích kinh nghiệm cạnh tranh của doanh nghiệp DL lữ hành quốc tế Việt Nam, những bài học thành công và chưa thành công trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh hiện tại và triển vọng nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp DL sau khi nước ta vào WTO. Từ đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp


nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp DL lữ hành Việt Nam trong thời gian tới [172].

Nguyễn Trùng Khánh nghiên cứu vấn đề “Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm của một số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam”. Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ lữ hành DL trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế từ kinh nghiêm của một số nước Đông Á như Trung Quốc, Malaixia và Thái Lan. Từ đó luận án đề xuất một số giải pháp cơ bản và kiến nghị về chính sách phát triển dịch vụ lữ hành DL cho Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay [67].

Nguyễn Thị Hồng Lâm nghiên cứu về “Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế”. Luận án hệ thống hóa lý luận về KTDL trong hội nhập kinh tế quốc tế của một vùng DL ở Việt Nam dưới góc độ kinh tế chính trị. Trong đó, luận án đã khái quát các yếu tố cấu thành KTDL, phân tích làm rõ mối quan hệ giữa KTDL với sự phát triển KT-XH và các nhân tố ảnh hưởng đến KTDL trong hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó luận án tiến hành đánh giá thực trạng về KTDL, phân tích những thành tựu, hạn chế của KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó, phân tích những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan dẫn đến những thành tựu, hạn chế đó. Qua đó đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới [70].

Đoàn Thị Trang với đề tài luận án “Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong hội nhập quốc tế”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về KTDL ở vùng kinh tế trọng điểm trong hội nhập quốc tế. Trong đó, luận án phân tích rõ mối quan hệ tác động qua lại giữa KTDL ở vùng kinh tế trọng điểm và hội nhập quốc tế; xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả KTDL ở vùng kinh tế trọng điểm trong hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó tác giả tiến hành đánh giá thực trạng và chỉ rõ những vấn đề đặt ra đối với KTDL ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong hội nhập quốc tế. Xây dựng quan điểm và đề xuất những giải pháp chủ yếu để phát triển KTDL ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong hội nhập quốc tế bao gồm: Đổi mới tư duy, nhận thức của các cấp quản lý và nhân dân trong vùng về vai trò, tầm quan trọng của phát triển KTDL; Đẩy mạnh liên kết vùng để phát triển KTDL thành ngành


kinh tế mũi nhọn, đặc biệt là liên kết trong xây dựng sản phẩm, dịch vụ DL, liên kết trong xúc tiến quảng bá DL và bảo vệ tài nguyên, môi trường, tham gia vào chuỗi sản phẩm DL trong nước, khu vực và trên thế giới; Đảm bảo về số lượng, nâng cao về chất lượng nguồn nhân lực; ứng dụng khoa học - công nghệ phục vụ KTDL; Tổ chức xây dựng, thực hiện, quản lý và giám sát quy hoạch DL một cách hiệu quả giữa các địa phương và các ngành; Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật DL, trong đó liên kết và huy động nguồn vốn là hai hoạt động quan trọng; Đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế để phát triển KTDL vùng [141].

1.1.2. Những nghiên cứu về kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững

1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

William Theobald nghiên cứu về “Global Tourism - The next decade” - “Du lịch toàn cầu - Thập kỷ tới”. Nghiên cứu này chỉ ra khái niệm và phân loại các loại hình DL; xác định những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của hoạt đông DL đến môi trường taị các địa phương; xây dựng các kế hoạch nhằm phát triển DL. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng DL là một trong những nguồn lực lớn thúc đẩy nền hòa bình, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau, đặc biệt chỉ ra vai trò DL đối với hòa bình thế giới [207].

Richards,G., & Hall, D. (Eds.) nghiên cứu “Tourism and sustainable community development” - “Du lịch và phát triển cộng đồng bền vững”. Trong nghiên cứu này, các tác giả thực hiện khảo sát tại một số quốc gia nhằm tìm câu trả lời cho mối tương quan giữa du lich và phát triển cộng đồng bền vững. Các tác giả đánh giá những tác động của DL đến cộng đồng địa phương trên các khía cạnh kinh tế, văn hóa và môi trường. Bên cạnh đó, các tác giả đã nhấn mạnh mối quan hệ tương tác cũng như vai trò giữa du lịch và cộng đồng trong phát triển bền vững. Từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch có tính hài hòa, bền vững hơn [192].

World Tourism Organization với cuốn sách “Indicators of sustainable development for tourism destinations: a guidebook” - “Bộ chỉ số phát triển bền vững cho các điểm đến du lịch”. Trong cuốn sách này, UNWTO phân tích vai trò và sự cần thiết của việc xây dựng và ứng dụng các chỉ số PTBV cho các điểm đến DL. Từ đó


đề xuất 13 nhóm với 40 chỉ số về PTBV tại các điểm đến DL như các chỉ số về an sinh, duy trì và PTBV các bản sắc văn hóa, sự tham gia của cộng đồng trong DL, yếu tố an toàn và sức khỏe, khả năng nắm bắt lợi ích kinh tế từ du lịch, công tác giám sát sử dụng tài nguyên và quản lý năng lượng, hạn chế tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch, trình độ kiểm soát và quản lý, việc thiết kế sản phẩm và dịch vụ, tính bền vững của các hoạt động du lịch. Nghiên cứu này có ý nghĩa tham khảo về lý thuyết cũng như thực hành phát triển bền vững du lịch của các địa phương [208].

Ioan Franc, V., & Istoc, E. M nghiên cứu “Cultural tourism and sustainable development” - “Du lịch văn hóa và phát triển bền vững”. Nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của du lịch văn hóa đối với sự phát triển của một vùng, một địa phương. Đánh giá những ảnh hưởng trên theo hướng tích cực hay hạn chế và mức độ tác động đối với sự phát triển bền vững của một vùng, một địa phương [182].

Butowski, L. nghiên cứu “Sustainable Tourism - A Model Approach”. Trong nghiên cứu này tác giả đã nghiên cứu các khái niệm về DL bền vững, PTBV thông qua DL, nguyên tắc bền vững phát triển DL và phát triển DL về DL bền vững. Bên cạnh đó tác giả đã xây dựng mô hình lý thuyết về sự PTBV trong DL, đặc biệt là trong các khía cạnh lý thuyết của họ [176].

Ruoss, E., & Alfarè, L. nghiên cứu “Sustainable Tourism as Driving Force for Cultural Heritage Sites Development” - “Du lịch bền vững là động lực phát triển di sản văn hóa”. Nghiên cứu đã hệ thống một số lý thuyết về di sản văn hóa, du lịch bền vững, quy định của một số tổ chức và quốc gia về bảo vệ di sản; đánh giá mối quan hệ hai chiều giữa du lịch và di sản văn hóa. Từ đó chỉ ra những thuận lợi và thách thức từ sự phát triển của hoạt động du lịch đối với việc bảo vệ di sản văn hóa ở các địa phương. Bên cạnh đó phân tích các trường hợp điển hình thành công trong việc duy trì cân bằng trong quan hệ tương tác giữa du lịch - di sản văn hóa ở Venice (Ý) và Dubrovnik (Croatia). Thông qua đó tác giả đền xuất một số giải pháp chính sách nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực để hướng đến sự phát triển bền vững của du lịch và phát huy giá trị các di sản văn hóa [193].

David L Edgell Sr. với cuốn sách “Managing sustainable tourism: A legacy for the future” - “Quản lý du lịch bền vững: Một di sản cho tương lai”. Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành phân tích và đánh giá các chính sách phát triển DL và


những thực tiễn. Từ đó rút ra những tác động có thể có của du lich đối với môi trường, văn hóa địa phương, cấu trúc xã hội của cộng đồng địa phương. Bên cạnh đó tác giả cũng cập nhật những xu hướng tác động, những cơ hội và thách thức đến hoạt động DL. Đặc biệt nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của việc tạo lập và cũng cố mối quan hệ một cách hài hòa giữa chính quyền địa phương, các khu vực kinh tế và công đồng cư dân địa phương [178].

1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước

- Nhóm các nghiên cứu có liên quan đến PTBV và PTBV các ngành trong nền

kinh tế

Ngô Doãn Vịnh với tác phẩm “Bàn về phát triển kinh tế (Nghiên cứu con

đường dẫn tới giàu sang)”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tập trung luận giải những vấn đề liên quan đến PTBV và đã đưa ra khái niệm “phát triển đến ngưỡng cho phép”. Bên cạnh đó tác giả chỉ ra những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cũng như mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và PTBV [173].

Nguyễn Hữu Sở với luận án “Phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam”. Luận án đã luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế bền vững. Bên cạnh đó luận án đã tiến hành đánh giá thực trạng phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam. Từ đó đề xuất quan điểm và định hướng giải pháp cơ bản để kinh tế Việt Nam tiếp tục PTBV [100].

Nguyễn Văn Nam, Ngô Thắng Lợi với đề tài “Chính sách Phát triển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam”. Nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về vùng kinh tế trọng điểm, các tiêu chí đánh giá PTBV của vùng kinh tế. Nghiên cứu một số mô hình và kinh nghiệm quốc tế về sử dụng các cơ chế chính sách có liên quan đến vấn đề PTBV các vùng kinh tế; Bên cạnh đó các tác giả phân tích định tính và định lượng tác động của một số chính sách vĩ mô đến các chỉ tiêu PTBV của một số vùng kinh tế trọng điểm thời gian qua. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu các cơ hội, thách thức trong quá trình phát triển tương lai của các vùng kinh tế trọng điểm theo yêu cầu PTBV. Trên cơ sở đó đưa ra những quan điểm, mục tiêu, phương hướng và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện cơ chế chính sách cho PTBV các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam [78].


Bạch Thị Lan Anh nghiên cứu luận án “Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng Kinh Tế trọng điểm Bắc Bộ”. Luận án đã xây dựng các tiêu chí PTBV trên các mặt: tăng trưởng kinh tế ổn định, tiến bộ và công bằng xã hội, khai thác tối đa các nguồn lực, sử dụng hợp lý tiết kiệm tài nguyên, hạn chế bệnh nghề nghiệp bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống. Trên cơ sở đó luận án đề xuất các giải pháp nhằm PTBV làng nghề truyền thống vùng Kinh Tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm: Giải quyết mâu thuẫn giữa sản xuất, hiệu quả xã hội và môi trường trong các làng nghề truyền thống, đảm bảo sự PTBV; Đào tạo nguồn nhân lực; Xây dựng định hướng về chiến lược cạnh tranh các sản phẩm làng nghề truyền thống tập trung khâu thiết kế; Tăng cường mối quan hệ các trường đào tạo chuyên ngành mỹ thuật với các làng nghề truyền thống [1].

Bùi Minh Đạo với đề tài “Thực trạng phát triển Tây Nguyên và một số vấn đề phát triển bền vững”. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu lý thuyết PTBV vùng hay khoa học phát triển vùng. Trên cơ sở đó, tác giả cũng phân tích thực trạng PTBV tại vùng lãnh thổ Tây Nguyên với những đặc thù về tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng và đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện PTBV vùng trong giai đoạn tới [44].

- Nhóm các nghiên cứu về KTDL theo hướng PTBV

Nguyễn Đình Hòa, Vũ Văn Hiến với cuốn sách “Du lịch bền vững”. Trong cuốn sách này, tác giả đã chứng minh nhu cầu và vai trò của KTDL bền vũng đối với nền kinh tế các quốc gia. Bên cạnh đó đưa ra các dự báo cũng như định hướng nhằm thúc đẩy sự phát triển KTDL bền vững trong tương lai [61].

Đề tài nghiên cứu khoa học của Phạm Trung Lương và các tác giả với đề tài “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”. Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển DL Việt Nam và những vấn đề đặt ra đối với phát triển DL bền vững; tài nguyên và môi trường DL và những vấn đề đặt ra đối với phát triển DL bền vững; văn hoá - xã hội và những vấn đề đặt ra đối với phát triển DL bền vững. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo sự phát triển DL bền vững ở Việt Nam bao gồm: Nhóm các giải pháp đảm bảo phát triển DL bền vững từ góc độ kinh tế; Nhóm các giải pháp đảm bảo phát triển DL bền vững từ góc độ tài nguyên, môi trường; Nhóm các giải pháp đảm bảo phát triển DL bền vững từ góc độ văn hoá - xã hội [73].

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/03/2023