Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế - 2


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của luận án

Ngày nay, du lịch (DL) là một nhu cầu không thể thiếu và đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội (KT-XH) phổ biến trên thế giới. Kinh tế du lịch (KTDL) đã và đang trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, bởi nó không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế; tạo thêm nhiều việc làm; phát triển các ngành dịch vụ và hệ thống cơ sở hạ tầng mà còn góp phần thúc đẩy hoà bình và giao lưu văn hoá. Ở những quốc gia, nơi có nguồn tài nguyên DL dồi dào, đã và đang nổ lực phát huy lợi thế, triển khai đồng bộ những giải pháp, đặc biệt là định hướng phát triển bền vững (PTBV) để biến KTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Việt Nam nằm trong khu vực có tốc độ tăng trưởng KTDL nhanh trong những năm vừa qua và được dự báo là một trong những trọng điểm phát triển DL của thế giới trong thế kỷ XXI. Từ những tiềm năng, thế mạnh về DL và lợi ích to lớn do ngành KTDL đem lại, nên trong xu hướng phát triển KT-XH của quốc gia hiện nay, KTDL được xem là đầu tàu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, chặng đường phát triển của ngành KTDL nước ta vẫn đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua. Trước tình hình đó, ngày 16/01/2017, Bộ Chính Trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về “Phát triển DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” theo đó quan điểm “Phát triển DL bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên;…” cũng được đưa ra [4]. Đây được xem là trách nhiệm của toàn xã hội mà vai trò, sứ mệnh trước hết thuộc về những “cánh chim đầu đàn”, đó là những địa phương đi đầu trong phát triển DL, là trung tâm văn hoá - DL của cả nước.

Tỉnh Thừa Thiên Huế (TT-Huế) là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, là địa phương nằm trong ba vùng phát triển DL trọng điểm của quốc gia, trong đó thành phố Huế đã được Chính phủ xác định là một trong 5 thành phố DL và là thành phố Festival đặc trưng của cả nước. Đặc biệt, Tỉnh TT-Huế được kế thừa Di sản Thế giới Kinh đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế cùng với vịnh Lăng Cô đã được đưa vào danh sách các vịnh biển đẹp nhất thế giới hiện nay… Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU của Tỉnh uỷ về “Xây dựng TT-Huế xứng tầm là trung


tâm văn hoá, DL đặc sắc của cả nước”, đến nay ngành KTDL địa phương đã đạt được những kết quả khả quan. Lượng khách DL đến Huế ngày càng tăng; tốc độ tăng trưởng khá; DL - dịch vụ chiếm 55% trong GDRP của tỉnh; doanh thu KTDL tăng bình quân gần 16%/năm. Huế đã trở thành điểm đến không thể thiếu trong hành trình DL Việt Nam.

Tuy đã đạt được nhiều thành quả to lớn nhưng ngành KTDL tỉnh TT-Huế vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: tài nguyên DL chưa được đầu tư khai thác hết lợi thế; ý thức và mức độ tham gia của công đồng đối với hoạt động KTDL còn hạn chế; những thách thức do xu hướng cạnh tranh giữa các điểm đến DL trong nước ngày càng gay gắt; đối mặt với nguy cơ biến đổi khí hậu, tình hình chính trị - xã hội bất ổn... Đặc biệt có thể thấy trong 15 năm gần đây, ngành KTDL tỉnh TT-Huế tăng trưởng chưa vững chắc, thậm chí là phát triển thụt lùi so với những địa phương đi sau và mới nổi như Đà Nẵng, Nha Trang - Khánh Hoà. Qua đó phải thẳng thắn thừa nhận rằng ngay trong quá trình phát triển ngành KTDL của địa phương đã tồn tại nguy cơ thiếu bền vững. Bên cạnh đó hoạt động kinh doanh DL đã gây không ít tác động tiêu cực tới tài nguyên DL; tới môi trường tự nhiên, xã hội; tới việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể; và gây ra nhiều ngoại ứng tiêu cực tới cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Về cơ bản các biểu hiện nêu trên đã phản ánh tính chất thiếu bền vững trong quá trình phát triển của ngành KTDL xét trên quy mô toàn tỉnh TT-Huế. Vấn đề đó đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển KTDL trước mắt cũng như lâu dài ở địa phương. Do vậy, để đảm bảo định hướng phát triển KTDL với tư cách là ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy KTDL theo hướng ngày càng bền vững hơn, góp phần thúc đẩy KT-XH tỉnh TT-Huế phát triển là một yêu cầu và nhiệm vụ chiến lược vừa cấp thiết vừa lâu dài. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế Chính trị.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế - 2

2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ lý luận về KTDL theo hướng PTBV ở địa bàn cấp tỉnh để đánh giá thành tựu và hạn chế của KTDL theo hướng PTBV, từ đó đề xuất những


phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế trong thời gian tới.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn KTDL theo hướng PTBV bao gồm khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến KTDL theo hướng PTBV.

- Nghiên cứu kinh nghiệm thành công về KTDL theo hướng PTBV ở một số quốc gia và địa phương trong nước để rút ra bài học cho KTDL theo hướng PTBV ở địa bàn cấp tỉnh.

- Phân tích và đánh giá những thành tựu và hạn chế của KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế từ năm 2006 đến 2016 dựa trên các nhóm tiêu chí đánh giá đã được xây dựng.

- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu về KTDL theo hướng PTBV dưới góc độ độ khoa học kinh tế chính trị. Trong đó, luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến KTDL theo hướng PTBV trên 3 mặt: kinh tế, văn hoá - xã hội, tài nguyên - môi trường trên địa bàn tỉnh TT-Huế.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận án đi sâu nghiên cứu quan niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến KTDL theo hướng PTBV. Việc nghiên cứu chủ thể được tập trung vào việc phân tích, đánh giá thành tựu và hạn chế của KTDL theo hướng PTBV trên 3 nhóm nội dung để từ đó tìm ra giải pháp thúc đẩy KTDL theo hướng PTBV đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

- Về không gian: Địa bàn tỉnh TT-Huế của Việt Nam

- Về thời gian: Luận án nghiên cứu KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016.

4. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của KTDL theo hướng PTBV tiếp cận theo góc độ nghiên cứu của chuyên ngành kinh tế chính trị?


Câu hỏi 2: Nội dung và những tiêu chí đánh giá KTDL theo hướng PTBV ở địa bàn cấp tỉnh?

Câu hỏi 3: Những thành tựu và hạn chế của KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế trong giai đoạn 2006 - 2016?

Câu hỏi 4: Những vấn đề đặt ra cho KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế trong thời gian tới?

Câu hỏi 5: Những giải pháp cơ bản để thúc đẩy KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế trong tương lai?

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; cũng như những quan điểm, đường lối và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tỉnh TT-Huế về KTDL nói chung và KTDL theo hướng PTBV nói riêng.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Đây là phương pháp đặc thù của kinh tế chính trị học. Trong luận án, phương pháp này được sử dụng để khái quát những đặc điểm, vai trò của KTDL theo hướng PTBV, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế của KTDL theo hướng PTVB ở tỉnh TT-Huế.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng hợp, so sánh: Luận án đã nghiên cứu một số công trình trong nước và nước ngoài có liên quan đến KTDL theo hướng PTBV từ đó xây dựng khung lý thuyết, đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm về KTDL theo hướng PTBV từ đó rút ra bài học cho tỉnh TT-Huế.

- Phương pháp thu thập, thống kê số liệu và mô hình hoá: Luận án đã sử dụng những nguồn số liệu thứ cấp đáng tin cậy được thu thập từ các Sở Ban Ngành có liên quan; Tổng cục Thống kê; các báo cáo tổng kết hội nghị, hội thảo; kết quả điều tra của các tổ chức có uy tín… từ đó mô hình hoá dưới các dạng bảng, biểu đồ để đánh giá thành tựu, hạn chế của KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế.

- Phương pháp điều tra, phỏng vấn:

Được sử dụng để khảo sát thực tế về KTDL theo hướng PTBV trên địa bàn tỉnh.

Đối tượng điều tra khảo sát được chia thành 2 nhóm: khách du lịch và người dân.


Nghiên cứu chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện, với yêu cầu mức độ tin cậy là 95%, sai số chọn mẫu (e) không vượt quá 10% kích cỡ mẫu. Kích cỡ mẫu cho nghiên cứu được xác định theo công thức (Mark Saunders, Philip Lewis, Adiean Thornhill, 2010):


n là kích cỡ mẫu dự tính Z là giá trị ướng ứng của miền thống kê 1


(n là kích cỡ mẫu dự tính, Z là giá trị ướng ứng của miền thống kê)


+ Đối với khách du lịch, với mức ý nghĩa α = 5%, Z = 1,96; p = 0,5 (cho kích cỡ mẫu lớn nhất); e: sai số cho phép (6%) đối với nghiên cứu mới. Kết quả số quan sát trong mẫu theo công thức là 267. Để đảm bảo số bảng hỏi thu về đầy đủ và chất lượng, phòng trừ trường hợp khách không đánh hoặc không trả lời hết các mục hỏi, nghiên cứu tiến hành khảo sát 334 khách du lịch, thu về 290 bảng hỏi hợp lệ (183 khách nội địa và 117 khách quốc tế). Do số lượng khách DL nội địa tương đương 2/3 tổng số khách đến tỉnh TT-Huế hằng năm, 1/3 lượng khách còn lại thuộc khách DL quốc tế. Nên cơ cấu mẫu điều tra của luận án cũng sẽ được điều chỉnh theo tỷ lệ 2/3 khách nội địa và 1/3 khách quốc tế, để đảm bảo tính đại diện của mẫu đối với tổng thể.

+ Đối với người dân, với mức ý nghĩa α = 5%, Z = 1,96; p = 0,5 (cho kích cỡ mẫu lớn nhất); e: sai số cho phép (8%) đối với nghiên cứu mới. Kết quả số quan sát trong mẫu theo công thức là 150. Để đảm bảo số bảng hỏi thu về đầy đủ và chất lượng, nghiên cứu tiến hành khảo sát 188 người dân, thu về 150 bảng hỏi hợp lệ. Phiếu được phát ra theo cách chọn mẫu có phân loại đó là tại các khu, điểm DL nổi bật của tỉnh TT-Huế.

Ngoài ra luận án còn sử dụng phương pháp Delphi để phỏng vấn, hỏi đáp với các chuyên gia nghiên cứu.

6. Những đóng góp mới của luận án

- Tiếp cận vấn đề nghiên cứu dưới góc độ kinh tế chính trị, luận án góp phần làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung và xây dựng tiêu chí đánh giá KTDL theo hướng PTBV trên địa bàn cấp tỉnh. Từ thực tiễn kinh nghiệm về KTDL theo hướng PTBV của một số số quốc gia và một số địa phương trong cả nước, luận án đã rút ra những bài học quý báu cho KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế.


- Luận án đi vào phân tích, đánh giá thực trạng KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế từ năm 2006 đến 2016 dựa trên các nội dung và nhóm tiêu chí đã được xây dựng để chỉ ra những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, đặc biệt là nêu một số vấn đề đặt ra đối với KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế.

- Luận án luận giải bối cảnh và dự báo xu hướng phát triển KTDL trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đồng thời, luận án đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương, 11 tiết:


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN KINH TẾ DU LỊCH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG


1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.1.1. Những nghiên cứu về ngành kinh tế du lịch

Ngày nay, ở nhiều nước trên thế giới, KTDL đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có vị trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần quan trọng trong tăng thu nhập bình quân đầu người, giải quyết việc làm cho người lao động, bảo tồn giá trị văn hoá, nâng cao ý thức nhân dân… Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của ngành KTDL, nhiều tổ chức và các nhà khoa học đã có những nghiên cứu chuyên sâu về ngành kinh tế này và đem lại những đóng góp nhất định cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn cho sự phát triển ngành KTDL nói riêng và nền kinh tế nói chung.

1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Những nghiên cứu về KTDL của các nước trên thế giới đã đưa ra một số khái niệm về DL và KTDL, hướng vào giải thích phạm trù phản ánh hiện tượng về hoạt động kinh doanh, dịch vụ DL; các bộ phận cấu thành, các hình thức dịch vụ DL; quan hệ cung - cầu và cơ chế vận hành hoạt động kinh doanh DL, trong đó tiêu biểu là các công trình:

Hollier, R., & Lanquar, R. nghiên cứu “Le Marketing Touristique” - “Marketing Du lịch”. Trong nghiên cứu này tác giả phân tích và đưa ra khái niệm về marketing DL, trình bày lịch sử của marketing DL qua các thời kỳ, đánh giá cung - cầu của hoạt động DL. Bên cạnh đó tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm mục tiêu phát triển marketing DL ở các quốc gia như: Xây dựng hệ thống vận chuyển khách DL có hiệu quả; hoàn thiện cơ sở vật chất công cộng tại các điểm đến DL; tăng cường các hoạt động hỗ trợ tại các điểm đến DL trong điều kiện thời tiết xấu; xây dựng chính sách giá cả phù hợp đối với các mùa cao điểm và thấp điểm; cung của hoạt động DL phải hướng vào các nhóm khách hàng cụ thể [181].

Martin Oppermann và Kye Sung Chon nghiên cứu “Tourism in Developing Countries” - “Du lịch ở các nước đang phát triển”. Các tác giả phân tích sự phát


triển DL ở các quốc gia và tập trung ở các nước đang phát triển. Đặc biệt nghiên cứu sâu về quá trình phát triển ngành DL tại các đất nước đang phát triển qua các giai đoạn: từ năm 1930 đến 1960, từ năm 1970 đến 1985 và giai đoạn từ năm 1985 đến 1993. Bên cạnh đó nghiên cứu này còn đánh giá mối liên hệ giữa chính phủ và ngành DL tại các quốc gia [190].

Dwyer, L., Forsyth, P., & Papatheodorou, A với đề tài “Economics of tourism” - “Kinh tế du lịch”. Trong cuốn sách này các tác giả đã sử dụng các mô hình kinh tế để đo lường và phân tích cung - cầu DL, từ đó đưa ra những dự báo về xu hướng phát triển KTDL trong tương lai. Đánh giá những tác động của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đến ngành KTDL. Bên cạnh đó, dưới góc độ kinh tế học vĩ mô, kinh tế học vi mô, các tác giả đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu theo mùa đến sự phát triển ngành KTDL [179].

Chheang, V. nghiên cứu “Tourism and regional integration in Southeast Asia” - “Du lịch và hội nhập khu vực ở Đông Nam Á”. Trong nghiên cứu này tác giả đã tiến hành phân tích khái niệm chung, vai trò của phát triển KTDL tại các quốc gia trong giai đoạn hội nhập Asian. Bên cạnh đó phân tích chính sách phát triển đối với ngành KTDL của các quốc gia thành viên Asian. Nhìn chung các quốc gia trong khối Asian đều xem trọng việc liên kết, hợp tác phát triển KTDL giữa các quốc gia trong khu vực. Chính vì thế các quốc gia này cần có những chính sách hợp lý nhằm mục tiêu phát triển KTDL phù hợp với xu thế chung của quá trình hộp nhập khu vực [177].

Tisdell, C.A. với đề tài “Handbook of tourism economics: analysis, new applications and case studies” - “Cẩm nang Kinh tế Du lịch: Phân tích, ứng dụng mới và các nghiên cứu tình huống”. Trong cuốn sách này, tác giả nghiên cứu những khía cạnh quan trọng trong ngành KTDL như: các nhu cầu trong DL, tiến trình cung cấp các dịch vụ DL, nghiên cứu chuyên sâu về các cơ hội và tính ứng dụng trong ngành DL. Bên cạnh đó nghiên cứu quá trình phát triển và sự đóng góp của KTDL đối với nền kinh tế của một số quốc gia như: Ấn Độ, Nhật, Úc, Bồ Đào Nha và Trung Quốc [196].

Nhìn chung, những nghiên cứu trên đã quan tâm đến những tri thức lý luận và thực tiễn về mặt kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động KTDL, đến kinh doanh DL, thị trường DL và nêu kinh nghiệm phát triển KTDL của một số nước.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/03/2023