Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Về Kinh Nghiệm Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Ở Các Nước Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Trong Hội Nhập Quốc Tế


- Bài viết “Các vùng kinh tế trọng điểm: Thực trạng và các giải pháp phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2012-2020” của tác giả Nguyễn Văn Cường [15]. Bài viết khẳng định các vùng KTTĐ là những khu vực có vị trí kinh tế, địa lý đặc biệt, có khả năng phát triển nhanh hơn so với các vùng khác, sự phát triển của các vùng KTTĐ có sức lan tỏa tới sự phát triển của các khu vực khác và của cả nước. Để phát triển nhanh và bền vững các khu vực này, tác giả bài viết đã đề xuất các giải pháp như: (i) Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đổi mới bộ máy tổ chức và điều phối hoạt động điều hành của Ban Điều phối các vùng KTTĐ; (i) Nâng cao chất lượng xây dựng, điều chỉnh, bổ sung và phê duyệt quy hoạch các vùng KTTĐ; (iii) Tăng cường đầu tư, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; (iv) Tập trung đầu tư, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đổi mới cơ chế thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước cho phát triển; (v) Đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển; (vi) Chú trọng phát triển kinh tế cùng với các vấn đề an sinh xã hội, nâng cao đời sống của người dân.

- Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch [2]. Báo cáo tập trung vào những nội dung chủ yếu: Thứ nhất, đánh giá các yếu tố nguồn lực và hiện trạng phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc giai đoạn 2000 - 2011 về: đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và các nguồn lực khác. Trên cơ sở phân tích hiện trạng và kết quả thực hiện quy hoạch phát triển du lịch của vùng giai đoạn 2000 - 2011, báo cáo đã chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch của vùng. Thứ hai, quy hoạch phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Từ việc đưa ra những quan điểm,


mục tiêu, dự báo chỉ tiêu chủ yếu để phát triển du lịch, báo cáo đã chỉ rõ định hướng phát triển sản phẩm du lịch, tổ chức không gian phát triển du lịch, đầu tư du lịch và định hướng bảo vệ môi trường du lịch. Thứ ba, báo cáo đề xuất một số giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch, cụ thể: (i) Giải pháp về đầu tư, (ii) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, (iii) Giải pháp về xúc tiến, quảng bá, (iv) Giải pháp phát triển thị trường và sản phẩm, (v) Giải pháp về tổ chức quản lý quy hoạch, (vi) Giải pháp về ứng dụng khoa học và công nghệ,

(vii) Giải pháp về liên kết phát triển du lịch, (viii) Giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, (ix) Giải pháp đảm bản an ninh, quốc phòng.

- Báo cáo: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch [3]. Nội dung báo cáo đã tập trung vào một số vấn đề chủ yếu như: đánh giá các yếu tố nguồn lực và hiện trạng phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ; xác định cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch của vùng; quy hoạch phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trên cơ sở đưa ra quan điểm, mục tiêu và dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch, báo cáo đã đưa ra một số định hướng phát triển du lịch, các giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch.

- Luận án tiến sĩ Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Lâm [40]. Nội dung chính của luận án hướng vào hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến phát triển KTDL trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như: KTDL - đặc điểm và các bộ phận cấu thành; mối quan hệ giữa KTDL với sự phát triển kinh tế - xã hội; những yếu tố tác động đến KTDL trong hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án đã nêu và phân tích kinh nghiệm phát triển KTDL ở một số quốc gia như: Trung Quốc, Thái Lan, Singapore và rút ra sáu bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Ngoài ra, tác giả luận án cũng phân tích, đánh giá thực trạng về KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế,


từ đó đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển KTDL tại khu vực này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Tóm lại, với việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau, cách tiếp cận phong phú, các công trình nghiên cứu trên đã khảo sát thực tế, đánh giá tiềm năng, thế mạnh để phát triển KTDL ở một số vùng của Việt Nam, đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng về KTDL ở các vùng, chỉ ra những bất cập, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế; từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp trước mắt và lâu dài để phát triển KTDL ở vùng theo mục tiêu, định hướng đã đặt ra.

Đây là nguồn tư liệu phong phú để tác giả luận án tham khảo, tìm thêm hướng đi mới trong nghiên cứu.

Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong hội nhập quốc tế - 4

1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở CÁC NƯỚC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1.2.1. Những nghiên cứu liên quan về kinh nghiệm phát triển kinh

tế du lịch ở một số nước

- Cuốn sách Japanese Tourism: Spaces, Places and Structures” “Du lịch Nhật Bản: Không gian, Địa điểm và Cấu trúc” của các tác giả Carolin Funck, Malcolm Cooper [72]. Cuốn sách đưa ra các góc nhìn đa chiều về sự phát triển của Du lịch Nhật Bản, đem đến cho người đọc những đặc điểm chính trong phong cách du lịch của người Nhật. Từ một nước chịu thiệt hại vì thua trận sau Chiến tranh thế giới thứ 2, nước Nhật chuyển mình vực dậy nền kinh tế trong đó Du lịch được coi là hướng đi mới và đầy tiềm năng. Điều đầu tiên người Nhật làm chính là khuyến khích người dân đi du lịch trong nước, đây là cách quảng bá hết sức hiệu quả vì không chỉ tác động tới người Nhật mà cả những người nước ngoài đang làm việc hoặc theo học tại Nhật. Bên cạnh đó, chính phủ Nhật Bản coi việc đào tạo con người là một yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng dịch vụ, nổi bật trong tinh thần phục vụ của người Nhật chính là "omotenashi" (sự tiếp đón nồng hậu) và "omoiyari" (luôn


đặt mình trong địa vị đối phương để cư xử). Người Nhật yêu thiên nhiên và ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, vì thế các cửa hàng đều sử dụng túi giấy để gói đồ cho khách. Đối với người Nhật, mọi thứ luôn ở ngưỡng "đủ". Ngoài ra, dịch vụ Du lịch của Nhật Bản không dừng lại ở việc khách du lịch ngắm nhìn cảnh đẹp, mà còn là trải nghiệm văn hóa Nhật Bản một cách đa dạng: từ việc tham gia các lễ hội truyền thống tới việc theo học các lớp trà đạo, dạy mặc kimono; từ việc ăn sushi tại các cửa hàng đến việc tận tay bắt cá để chế biến sushi,...tất cả đã cho du khách những cái nhìn mới về cuộc sống và con người Nhật.

- Cuốn sách “Travel and Tourism Management” “Lữ hành và Quản trị du lịch” của tác giả Barkat Ali Md. Abu [78]. Cuốn sách này đem đến cái nhìn tổng quát về toàn bộ ngành công nghiệp du lịch và dịch vụ ở Ấn Độ, đồng thời so sánh các mô hình phát triển KTDL của Ấn Độ với các nước láng giềng. Mặc dù là quốc gia có nhiều tiềm năng về du lịch như lịch sử, tôn giáo, văn hóa… nhưng ngành du lịch của Ấn Độ đang đứng trước rất nhiều thách thức, đặc biệt là vấn đề về an ninh ở các thành phố lớn. Mặt khác, các hiện tượng trộm cắp, cưỡng hiếp… ngày càng gia tăng khiến cho Ấn Độ mang một hình ảnh không đẹp trong mắt của khách du lịch khắp nơi trên thế giới. Ngoài ra, tình trạng yếu kém về cơ sở hạ tầng, dịch vụ và sự lơi lỏng trong công tác quản lý các khu di tích ở một số tỉnh thành đang đặt ra vấn đề lớn cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý địa phương. Từ đó, yêu cầu Nhà nước Ấn Độ cần cải thiện môi trường chính trị và hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho du lịch phát triển.

- Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành “Nghiên cứu và vận dụng kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước có ngành du lịch phát triển vào du lịch Việt Nam” của tác giả Phạm Quang Hưng [33]. Nhóm tác giả của đề tài đã khái quát tình hình phát triển của du lịch Việt Nam, du lịch khu vực Châu Á và du lịch toàn cầu; tập hợp các kinh nghiệm phát triển


du lịch ở một số nước có ngành du lịch phát triển, từ đó đề xuất hướng áp dụng để phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2005-2015 trên các khía cạnh:

(i) Cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch; (ii) Phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; (iii) Tuyên truyền, quảng bá du lịch; (iv) Đầu tư du lịch; (v) Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch; (vi) Hội nhập và khai thác lợi ích từ việc tham gia các tổ chức quốc tế.

- Luận án tiến sĩ “Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm của một số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam” của tác giả Nguyễn Trùng Khánh [38]. Luận án đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; xác định phạm vi của dịch vụ lữ hành du lịc, đồng thời khẳng định tính chất dịch vụ thương mại của hoạt động lữ hành du lịch và chỉ ra các điều kiện phát triển dịch vụ lữ hành du lịch, bao gồm các điều kiện về cung và cầu. Tác giả luận án cũng chỉ ra một số kinh nghiệm về phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế của một số nước Đông Á mà Việt Nam có thể tham khả, cụ thể: kinh nghiệm về chiến lược phát triển, marketing, cung cấp dịch vụ, kinh nghiệm về xây dựng kết cấu hạ tầng, đảm bảo an ninh, kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường.

- Công trình “Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ”, đề tài nghiên cứu khoa học của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Nguyễn Thu Hạnh chủ nhiệm [30]. Đề tài đã khẳng định tài nguyên du lịch biển là một trong những thế mạnh cạnh tranh của du lịch Việt Nam so với các nước khác trong khu vực. Tuy nhiên, thực tế khai thác tài nguyên và phát triển du lịch tại các khu du lịch biển Việt Nam nói chung và tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ nói riêng chưa thực sự hiệu quả và còn nhiều hạn chế. Để giải quyết vấn đề này, đề tài đã xây dựng cơ sở lý luận về phát triển khu du lịch biển; trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm phát triển


của một số khu du lịch quốc gia nước ngoài, đề tài đã đưa ra được 10 bài học kinh nghiệm: (i) Tổ chức phát triển và quản lý khu du lịch phải đặt trong chiến lược phát triển du lịch bền vững của đất nước; (ii) Xác định rõ thị trường, đối tượng và nhu cầu du lịch của hệ thống các khu du lịch; (iii) Lựa chọn vị trí phù hợp để thu hút khách du lịch; (iv) Tổ chức hình thành khu du lịch phải gắn với mạng lưới giao thông và gắn với các thị trường về du lịch;

(v) Ứng dụng công nghệ, thành tựu khoa học trong việc tổ chức, quản lý khách sạn trong khu du lịch; (vi) Thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp để kéo dài vòng đời hấp dẫn của khu du lịch như: có kế hoạch khai thác đúng mức, ứng dụng KHCN, hoàn thiện, đổi mới sản phẩm du lịch, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của thị trường; (vii) Hình thành và phát triển các khu du lịch không mùa để khai thác quanh năm; (viii) Tổ chức nghiên cứu thị trường cho hệ thống các khu du lịch; (ix) Gắn kết hợp giữa khu du lịch với các điểm, khu tham quan, khu vui chơi giải trí công cộng; (x) Quan tâm giải quyết yếu tố tiêu cực ảnh hưởng tới môi trường, xã hội.

Kết quả nghiên cứu của các công trình trên đã cung cấp cách nhìn tổng thể về quá trình phát triển KTDL ở một số vùng và quốc gia có điều kiện tương đồng và khác biệt so với vùng KTTĐ phía Bắc. Đồng thời, những công trình này đã rút ra những bài học kinh nghiệm về phát triển KTDL một cách toàn diện cả mặt thành công cũng như chưa thành công. Đây thực sự là nguồn tư liệu quý giá để luận án kế thừa.

1.2.2. Những nghiên cứu về giải pháp phát triển du lịch trong hội nhập quốc tế

- Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành “Thực trạng và giải pháp chủ yếu phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” của Nguyễn Thế Thắng do Văn phòng Tổng cục Du lịch chủ trì [52]. Báo cáo đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch, ngành du lịch và hệ thống ngành du lịch; lý luận về ngành kinh tế mũi


nhọn và đưa ra các tiêu chí để du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Báo cáo cũng làm rõ tổng quan sự hình thành và phát triển của du lịch Việt Nam; đánh giá thực trạng phát triển của du lịch Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005 theo các yếu tố cấu thành của hệ thống ngành du lịch và theo các giải pháp chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2005; phân tích những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức của du lịch Việt Nam trong lộ trình phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Từ đó, Báo cáo đã đề ra một số giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cụ thể là: (i) Nhóm giải pháp về thị trường, khách du lịch;

(ii) Nhóm các giải pháp về nâng cao năng lực cung ứng; (iii) Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch; (iv) Nhóm giải pháp về khai thác, phát triển nguồn tài nguyên du lịch; (v) Nhóm giải pháp về môi trường du lịch.

- Báo cáo “The Role of Tourism Sector in Expanding Economic Opportunity” “Vai trò của du lịch trong mở rộng cơ hội phát triển kinh tế” của các tác giả Caroline Ashley, Peter De Bride, Amy Lehr và Hannah Wilde [71]. Công trình này tập trung nghiên cứu cách thức để các công ty du lịch có thể tăng cường sự đóng góp của mình vào sự phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển thông qua liên kết phát triển du lịch với các vùng kinh tế đặc thù của các nước. Công trình cũng chỉ ra các tác động tích cực từ sự phát triển của ngành du lịch, đặc biệt là sự đóng góp trong việc xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, công trình này cũng phân tích những giải pháp để phát triển trong kinh doanh du lịch như: (i) Nâng chất lượng phục vụ, cung cấp các loại hình dịch vụ đa dạng, độc đáo, cải thiện thái độ giao tiếp và tương tác giữa người dân địa phương với khách du lịch; (ii) Xây dựng thượng hiệu và tăng cường quảng bá; (iii) Giảm thiểu chi phí vận hành; (iv) Tăng nguồn tài chính;

(v) Hợp tác tích cực và hiệu quả hơn với chính phủ, (vi) Phát triển nguồn nhân lực.


- Luận án tiến sĩ “Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam” của tác giả Nguyễn Anh Tuấn [60]. Tác giả luận án đã tập trung nghiên cứu khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh điểm đến trong phát triển du lịch như: cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, điểm đến và năng lực cạnh tranh điểm đến; luận án đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam, đồng thời chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và áp lực đối với ngành du lịch Việt Nam cũng như nguyên nhân của hạn chế về năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam; từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam, cụ thể: (i) Xác định đúng vị trí, vai trò của du lịch, đổi mới hoàn hiện hệ thống luật pháp và chính sách liên quan đến du lịch và tổ chức quản lý điểm đến hiệu quả; (ii) Coi trọng nghiên cứu thị trường, tiếp thị Việt Nam thành điểm đến du lịch quốc tế; (iii) Đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch mới, đa dạng hóa khác biệt; (iv) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động du lịch; (v) Coi trọng bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững; (vi) Đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch theo hướng chuyên nghiệp; (vii) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập vào ngành Du lịch toàn cầu và khu vực.

- Luận án tiến sĩ Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Trần Xuân Ảnh [1]. Tác giả luận án đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; phân tích thực trạng về thị trường du lịch của tỉnh Quảng Ninh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trên những thành tựu cũng như những vấn đề cần khắc phục để mở rộng thị trường du lịch Quảng Ninh đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020; luận án đã nêu rõ xu hướng phát triển của thị trường du lịch quốc tế và quốc gia, đồng thời đề xuất 4 nhóm giải pháp phát triển thị trường du lịch Quảng Ninh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là: (i) Nhóm giải pháp tạo lập nguồn cung hàng hóa, dịch vụ; (ii) Nhóm giải pháp kích cầu; (iii)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/03/2023