Những Nghiên Cứu Về Các Yếu Tố Cấu Thành Của Kinh Tế Du Lịch Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Hiện Đại Và Hội Nhập Quốc Tế


nghiệp có ý nghĩa kinh tế to lớn, nó được xem như một công cụ chủ yếu để phát triển vì nó kích thích các hoạt động kinh tế và thương mại khác. Du lịch có tác động tích cực về kinh tế đối với cán cân thanh toán, việc làm, tổng thu nhập và sản xuất, nhưng nó cũng có những tác động tiêu cực, đặc biệt đối với vấn đề môi trường và xã hội. Câu hỏi đặt ra là liệu có thể tiếp tục phát triển một khu vực nhất định mà không ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và xã hội hay không? Các tác giả cung cấp một khuôn khổ lý thuyết cho vấn đề này. Cuốn sách bao gồm hai phần. Phần đầu trình bày những quan điểm chung về du lịch và phát triển kinh tế bền vững, lấy ví dụ điển hình ở một số vùng và liên vùng cụ thể để chứng minh. Một số nội dung về mối quan hệ giữa du lịch và môi trường và những vấn đề tiềm ẩn trong phát triển bền vững được xem xét trong mối quan hệ với phát triển vùng, đô thị và nông thôn. Phần hai tập trung vào các chiến lược và các công cụ chính sách nhằm giúp cho việc phát triển du lịch và môi trường được hài hòa.

- Công trình “Tourism and regional integration in Southeast Asia” Du lịch và hội nhập khu vực ở Đông Nam Á” của tác giả Vannarith Chheang [81]. Trong công trình này, tác giả đã phân tích khái niệm về KTDL, chủ nghĩa khu vực trong KTDL, tầm quan trọng của phát triển du lịch trong giai đoạn hội nhập khu vực Đông Nam Á. Mối quan hệ gắn kết giữa du lịch và hội nhập khu vực cũng được làm rõ: Phát triển du lịch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho các quốc gia mà còn thúc đẩy cho quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN trở nên nhanh chóng và bền vững hơn. Ngược lại, chủ nghĩa khu vực cũng thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành du lịch ở mỗi nước thông qua việc xóa bỏ các rào cản về thủ tục xuất nhập cảnh, giúp cho công dân của các nước thành viên ASEAN có thể đi lại dễ dàng ở các quốc gia này, từ đó gia tăng số lượng lớn khách du lịch cho mỗi quốc gia thành viên, thúc đẩy giao lưu văn hóa, kết nối cộng đồng, hỗ trợ giảm đói nghèo. Ngoài ra, tác giả cũng phân tích chính sách phát triển du lịch của 10 quốc gia thành viên ASEAN và cho


thấy rằng, tất cả các chính sách phát triển du lịch của các nước này đều coi trọng việc hợp tác trong phát triển du lịch ở khu vực và do đó, ngành du lịch của mỗi nước cần điều chỉnh sao cho phù hợp với xu thế chung của hội nhập.

- Cuốn sách “Handbook of Tourism Economics: Analysis, New Applications and Case Studies” Cẩm nang Kinh tế Du lịch: Phân tích, ứng dụng mới và các nghiên cứu tình huống” của tác giả Clement A. Tisdell [74]. Cuốn sách cung cấp những nội dung mới nhất về những chủ đề quan trọng trong KTDL như: nhu cầu trong du lịch, sự cung cấp các dịch vụ trong du lịch, các phân khúc cụ thể trong ngành công nghiệp du lịch, chi phí cơ hội trong KTDL. Ngoài ra, một số nghiên cứu chuyên sâu về sự đóng góp của du lịch vào phát triển kinh tế ở một số nước gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Australia và Bồ Đào Nha cũng được giới thiệu trong nội dung cuốn sách.

Tóm lại, ngoài những nội dung chuyên sâu đã được trình bày, ở các công trình có điểm chung là đều khẳng định vai trò, tầm quan trọng của KTDL đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; KTDL là một trong những ngành xuất khẩu lớn nhất và có mức tăng trưởng nhanh nhất. KTDL không chỉ mang lại lợi ích cho các quốc gia mà còn thúc đẩy quá trình hội nhập nhanh chóng và bền vững.

1.1.2. Những nghiên cứu về các yếu tố cấu thành của kinh tế du lịch trong nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế

- Nghiên cứu “Economics of Tourism” “Kinh tế du lịch” của các tác giả Larry Dwyer, Peter Forsyth và Andreas Papatheodorou [77]. Công trình nghiên cứu về các lý thuyết áp dụng cho việc phân tích nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến KTDL. Bằng việc sử dụng các phương pháp đo lường kinh tế để phân tích các mô hình cung - cầu du lịch, công trình đưa ra những dự báo về xu hướng phát triển KTDL đến năm 2020 và những tác động của toàn cầu hóa, khu vực hóa đối với KTDL thế giới; đồng thời, công trình cũng nghiên cứu dưới góc độ kinh tế học vĩ mô, kinh tế học vi mô về ảnh hưởng của thay đổi khí hậu theo mùa đến phát triển KTDL.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

- Bài viết “Hoàn thiện mối quan hệ giữa các bên liên quan nhằm phát triển hoạt động du lịch tại Việt Nam” của tác giả Trần Thị Minh Hòa [32]. Bài báo đề cập đến bốn bên liên quan và mối quan hệ giữa các bên trong hoạt động du lịch bao gồm: các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các nhà cung ứng dịch vụ du lịch, khách du lịch và cộng đồng dân cư; tác giả cũng làm rõ thực trạng của các mối quan hệ này tại Việt Nam, phân tích một số bài học kinh nghiệm quốc tế trong việc tạo ra các mối quan hệ tốt giữa các bên liên quan trong hoạt động du lịch, từ đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện các mối quan hệ này nhằm phát triển bền vững hoạt động du lịch tại Việt Nam.

- Luận án tiến sĩ “Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình” của tác giả Nguyễn Mạnh Cường [16]. Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến phát triển du lịch bền vững, trong đó vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh được đánh giá hết sức quan trọng, cụ thể: (i) Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch của tỉnh theo tiêu chí phát triển bền vững; (ii) Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong việc tạo dựng hành lang pháp lý cho phát triển du lịch của tỉnh theo tiêu chí phát triển bền vững; (iii) Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong việc xây dựng tổ chức bộ máy quản lý và phát triển du lịch của tỉnh theo tiêu chí phát triển bền vững; (iv) Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức, quản lý và kinh doanh du lịch của tỉnh theo tiêu chí phát triển bền vững. Từ việc khẳng định chính quyền địa phương cấp tỉnh với tư cách là một chủ thể có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển KTDL bền vững, trên cơ sở phân tích thực trạng về vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững của tỉnh Ninh Bình, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch của tỉnh này.

Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong hội nhập quốc tế - 3


- Luận án tiến sĩ “Đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc” của tác giả Lương Chi Lan [39]. Tác giả luận án đã khẳng định điều kiện địa lý và tài nguyên có vai trò đặc biệt quan trọng, là yếu tố đầu vào có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch. Để du lịch phát triển bền vững thì việc đánh giá các điều kiện địa lý và tự nhiên là hoạt động cần thiết. Theo đó, tác giả đã trình bày tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam về điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch, các phương pháp đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên, tổ chức lãnh thổ du lịch; phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc; đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch theo các tiểu vùng đã được phân chia; phân tích thực tiễn phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc để đề xuất định hướng phát triển du lịch theo từng tiểu vùng và định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc.

Như vậy, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến các yếu tố cấu thành của KTDL trong nền kinh tế thị trường hiện đại và HNQT bao gồm: các bên tham gia hoạt động của KTDL (khách du lịch, các cơ quan quản lý về du lịch, các nhà cung ứng dịch vụ du lịch và cộng đồng địa phương) cùng các điều kiện như: tài nguyên du lịch cùng các yếu tố thuộc cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Việc nghiên cứu các công trình này có ý nghĩa lớn trong quá trình xây dựng khung lý thuyết của luận án.

1.1.3. Những nghiên cứu về các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của kinh tế du lịch trong hội nhập quốc tế

- Đề tài nghiên cứu khoa học khoa học cấp ngành “Đánh giá hiệu quả xã hội của hoạt động du lịch - lấy ví dụ tại trung tâm du lịch thành phố Hạ Long” của Phạm Trung Lương [41]. Đề tài đã chỉ rõ cùng với sự phát triển chung của các ngành kinh tế thì du lịch đã đạt được những bước tiến đáng kể và ngày càng có tác động tích cực hơn tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội của


đất nước. Song song với hiệu quả kinh tế thì hiệu quả xã hội cũng là một tiêu chí hết sức quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động du lịch. Luận án đã đánh giá một số tác động tích cực về mặt xã hội của hoạt động du lịch như: (i) Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo hiệu quả kinh tế cao cho xã hội; (ii) Tạo việc làm, thúc đẩy sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống của dân cư; (iii) Nâng cao trình độ nhận thức, trình độ văn hóa, hiểu biết xã hội; (iv) Bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc; (v) Góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ địa phương. Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra các tác động tiêu cực về mặt xã hội như: (i) Làm biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; (ii) Tác động đối với các tài nguyên du lịch; (iii) Tác động đến đời sống của cộng đồng dân cư địa phương; (iv) Các hiện tượng quá tải sức chứa (giao thông, nước sạch, thực phẩm…); (v) Các tệ nạn xã hội. Từ đó, luận án đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả xã hội của hoạt động du lịch ở Hạ Long bao gồm: (i) Giải pháp về tổ chức quản lý; (ii) Giải pháp về cơ chế chính sách; (iii) Giải pháp về đào tạo và nâng cao nhận thức.

- Công trình“Đề xuất tiêu chí đánh giá thương hiệu kinh doanh du lịch Việt Nam” do Nguyễn Quốc Hưng chủ nhiệm [35]. Đề tài tập trung vào việc sử dụng các lý thuyết về giá trị thương hiệu để đánh giá, bình xét thương hiệu du lịch Việt Nam trong bối cảnh HNQT và khu vực, từ đó hướng dẫn, định hướng các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp hướng đến các giá trị tốt đẹp mang tính bền vững, tiêu chuẩn hóa hình ảnh thương hiệu của du lịch Việt Nam. Đề tài đã đề xuất 5 nhóm tiêu chí để đánh giá thương hiệu kinh doanh du lịch của Việt Nam gồm: (i) Nhóm tiêu chí về định vị nhận diện trong tâm trí khách du lịch, (ii) Nhóm tiêu chí về năng lực quản trị thương hiệu, (iii) Nhóm tiêu chí về quản trị và phát triển nguồn nhân lực, (iv) Nhóm tiêu chí về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, (v) Nhóm tiêu chí về kết quả hoạt động kinh doanh.


- Luận án tiến sĩ “Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam” của tác giả Hoàng Thị Lan Hương [37]. Nội dung của luận án hướng vào việc làm rõ cơ sở lý luận về kinh doanh lưu trú du lịch, phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch, đặc biệt, luận án đã xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển kinh doanh lưu trú du lịch bền vững mang tính đặc thù theo 3 nhóm cơ bản: (i) Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững về kinh tế (chỉ tiêu về cơ sở vật chất kỹ thuật, chỉ tiêu về khách du lịch sử dụng dịch vụ lưu trú, chỉ tiêu từ doanh thu kinh doanh lưu trú, chỉ tiêu về lao động làm việc trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú); (ii) Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững về môi trường (mức độ tiết kiệm và khả năng quản lý tiêu thụ năng lượng điện, nước hiệu quả, mức độ tái sử dụng và xử lý rác thải); (iii) Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững về xã hội (mức độ đầu tư, mức độ đóng góp và chia sẻ lợi ích về kinh tế và xã hội với cộng đồng địa phương của cơ sở lưu trú). Tác giả cũng đánh giá một cách khái quát sự phát triển của các doanh nghiệp du lịch kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam và thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch, kinh doanh lưu trú du lịch. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp có tính đột phá, khả thi cao đối với các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch và các chủ thể quản lý nhà nước tại vùng du lịch Bắc Bộ.

Tóm lại, KTDL là ngành kinh tế dịch vụ, tổng hợp mang tính chất liên ngành, đa lĩnh vực khó đo lường định lượng, nhưng ở mỗi khía cạnh cụ thể thuộc về nội dung của KTDL có thể đánh giá hiệu quả của KTDL dựa trên một số tiêu chí cụ thể như: mức độ tăng trưởng GDP; lượng khách du lịch qua các năm; công suất sử dụng số phòng khách sạn theo mùa vụ; sự góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; nâng cao trình độ nhận thức, trình độ văn hóa cho người dân; bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc… Những tiêu chí này là nguồn tài liệu quý để tác giả luận án tham khảo đánh giá thực trạng về KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc ở chương 3.


1.1.4. Những nghiên cứu về vùng kinh tế trọng điểm, kinh tế du lịch theo khu vực và vùng kinh tế của Việt Nam

- Bài viết “Xây dựng mô hình hợp tác và liên kết vùng trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” của tác giả Lê Thế Giới [28]. Bài viết đề cập đến sứ mệnh của vùng KTTĐ miền Trung là: xây dựng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trở thành vùng kinh tế năng động với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững; phát triển một cơ cấu kinh tế vùng hợp lý, đa dạng với thế mạnh của công nghiệp lọc dầu, hoá chất và dịch vụ chất lượng cao; đẩy mạnh vai trò trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn để đảm nhận chức năng dịch vụ thương mại và trung tâm du lịch của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Mặc dù vùng KTTĐ miền Trung đã đạt được những thành quả phát triển nhưng vẫn còn rất nhiều rào cản phải vượt qua để sự hợp tác, liên kết vùng thực sự đi vào chiều sâu và phát huy hiệu quả. Bài viết tập trung làm rõ những hạn chế trong quá trình hợp tác, liên kết nội bộ vùng. Dựa trên khuôn khổ phân tích, bài viết đã luận giải các căn cứ khoa học và thực tiễn để thiết kế Mô hình phát triển sự hợp tác và liên kết vùng, bao gồm: (i) Phát triển tầm nhìn và mục tiêu của sự hợp tác và liên kết vùng, (ii) Làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn của liên kết vùng (nội bộ vùng và liên vùng), (iii) Quy hoạch phát triển vùng dựa trên sự hợp tác và liên kết,

(iv) Xác lập cơ chế đảm bảo sự phối hợp và liên kết vùng bền vững, (v) Xây dựng các chính sách và giải pháp để thực hiện liên kết vùng, (vi) Tổ chức thực hiện, hiệu chỉnh và kiểm tra quá trình liên kết vùng.

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ "Cơ sở khoa học phát triển du lịch đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ" của tác giả Phạm Trung Lương [42]. Đề tài trình bày cơ sở lý luận cho phát triển du lịch đảo vùng ven bờ; đánh giá vị trí và vai trò của du lịch đảo ven bờ trong chiến lược phát triển du lịch, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ trong phát triển du lịch Hành lang kinh tế Đông Tây; đánh giá thực trạng phát triển


du lịch trên các đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ; xác định những nội dung định hướng phát triển du lịch gắn với hoạt động bảo tồn cảnh quan và đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo; từ đó, đề tài đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch đảo ven bờ, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển du lịch miền Trung - Tây Nguyên nói riêng, du lịch Việt Nam nói chung.

- Luận án tiến sĩ “Phát triển kinh tế du lịch ở vùng du lịch Bắc Bộ và tác động của nó tới quốc phòng - an ninh” của tác giả Nguyễn Đình Sơn [49]. Tác giả luận án đã khái quát lý luận chung về phát triển kinh tế du lịch kết hợp với củng cố quốc phòng - an ninh; phân tích những đặc điểm cơ bản của KTDL, thực trạng KTDL ở vùng Bắc Bộ trong mối quan hệ với củng cố quốc phòng - an ninh. Sau khi chỉ rõ những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế của KTDL vùng Bắc Bộ, tác giả đã đề xuất phương hướng, mục tiêu và những giải pháp cơ bản để phát triển KTDL ở vùng Bắc Bộ kết hợp với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh.

- Bài viết “Phát triển du lịch nông thôn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Đường đến cơ cấu kinh tế dịch vụ - nông - công nghiệp” của các tác giả viết Đoàn Thị Mỹ Hạnh, Bùi Thị Quỳnh Ngọc [29]. Bài viết tiếp cận theo hướng sử dụng hiệu quả nguồn lực của vùng bằng cách chuyển từ việc cung ứng các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sang tổ chức cung cấp các sản phẩm dịch vụ du lịch. Vùng đồng bằng sông Cửu Long với những nguồn tài nguyên hiện có hoàn toàn có thể đi theo con đường ưu tiên phát triển ngành dịch vụ trên cơ sở phát triển du lịch xanh, du lịch nông thôn. Khi du lịch phát triển sẽ kéo theo các ngành dịch vụ khác phát triển như vận tải, viễn thông... Ngoài lợi ích trực tiếp là làm thay đổi bộ mặt nông thôn, cải thiện đời sống cho người nông dân, du lịch còn mang lại những lợi ích khác như giảm di dân về thành thị, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn.

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 08/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí