Hệ thống lưới điện ở khu vực tương đối đồng bộ, tính đến thời điểm này, 90% số dân được dùng điện lưới quốc gia, nguồn điện đảm bảo cung cấp về cơ bản đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng nguồn năng lượng điện của các khu du lịch, điểm du lịch và nhu cầu của du khách. Nguồn cung cấp: Nhà máy Điện Uông Bí, 2 trạm trung gian Cầu Sến, trạm Lán Tháp và trên 100 trạm hạ áp. Tỷ lệ hộ dân nội thị dùng điện: 100%. Hệ thống chiếu sáng đô thị: 168,2km. Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng: 79/79 = 100%. Tổng lượng điện tiêu thụ năm 2012: 271,54 triệu KWh, đạt 949Kwh/người/năm.
Hệ thống thông tin bưu điện được đầu tư đáp ứng tốt nhu cầu thông tin, liên lạc của thành phố và khu vực lân cận, hệ thống Internet, điện thoại di động phát triển mạnh. Đến năm 2012, số thuê bao khu vực nội thị đạt 31,8 máy/100 dân (không tính thuê bao trả trước).
Công tác vệ sinh môi trường cũng được đặc biệt quan tâm: Có 2 đơn vị và gần 300 công nhân làm công tác vệ sinh môi trường. Tỷ lệ chất thải rắn thu gom được xử lý: đạt 100%. Thành phố đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn công suất 100 tấn/ngày đã đưa vào vận hành xử lý rác.
Công tác y tá là một phần quan trọng trong việc xử lý các tình huống bất thường của các du khách. Hiện nay thành phố có hệ thống y tế đảm bảo cho việc chăm sóc sức khỏe dân địa phương cũng như du khách đến với thành phố: Có 1 Bệnh viện Việt Nam- Thụy Điển với 800 giường, 1 bệnh viện ngành than 300 giường. Có 1 trung tâm y tế dự phòng, 11 trạm y tế xã, phường, 10 trạm y tế của doanh nghiệp với trên 800 y, bác sỹ. Đến năm 2012: 11/11 phường xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế.
Hệ thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm phát triển nhanh về số lượng mạng lưới, đa dạng hoá về loại hình và tiện ích, các sản phẩm dịch vụ ngày càng được mở rộng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các thành phần kinh tế và nhân dân, tăng cường nguồn lực tài chính xã hội. Năm 2010, trên địa bàn thành phố có 07 chi nhánh Ngân hàng thương mại đến năm 2013, đã có 24 chi nhánh
và điểm giao dịch của các Ngân hàng thương mại, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư, phát triển kinh tế. Ngành ngân hàng và các tổ chức tài chính trên địa bàn thành phố đã thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Chính phủ, góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Ngoài ra với hệ thống tài chính ngân hàng thuận tiện sẽ giúp các du khách được tiếp cận với các hình thức thanh khoản dễ dàng, nhanh chóng và hữu ích nhất.
Bảng 2.1: Cơ sở vật chất phục vụ du lịch
Địa phương | Đơn vị tính | Số lượng | Nhà hàng ăn uống | Cơ sở lưu trú | Khu du lịch | |
1 | Phường Vàng Danh | Cơ sở | 8 | 5 | 1 | 2 |
2 | Phường Quang Trung | Cơ sở | 35 | 10 | 20 | 5 |
3 | Phường Nam Khê | Cơ sở | 23 | 9 | 14 | 0 |
4 | Phường Trưng Vương | Cơ sở | 30 | 3 | 25 | 2 |
5 | Phường Thanh Sơn | Cơ sở | 26 | 3 | 22 | 1 |
6 | Phường Yên Thanh | Cơ sở | 31 | 15 | 14 | 2 |
7 | Phường Bắc Sơn | Cơ sở | 3 | 2 | 0 | 1 |
8 | Phường Phương Nam | Cơ sở | 14 | 5 | 6 | 3 |
9 | Phường Phương Đông | Cơ sở | 33 | 3 | 25 | 5 |
10 | Xã Điền Công | Cơ sở | 4 | 1 | 0 | 3 |
11 | Xã Thượng Yên Công | Cơ sở | 26 | 5 | 18 | 3 |
Tổng | 11 | 233 | 61 | 145 | 27 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh tế Du lịch ở thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh 1986 - 2013 - 4
- Đơn Vị Hành Chính, Diện Tích, Dân Số Uông Bí Năm 2013
- Chủ Trương Đường Lối Của Đảng, Các Cấp Chính Quyền
- Kinh tế Du lịch ở thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh 1986 - 2013 - 8
- Góp Phần Tăng Ngân Sách Của Thành Phố
- Doanh Thu Du Lịch Uông Bí Từ Năm 2002 Đến Năm 2012
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng VH$TT thành phố Uông Bí năm 2013)
Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm các cơ sở lưu trú, cơ sở phục vụ ăn uống, các cơ sở thể thao và vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển và các cơ sở phục vụ du lịch khác. Đây là các yếu quan trọng có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của du lịch, quy định nên sản phẩm du lịch và hiệu quả kinh tế của du lịch. Đó cũng là một trong những tiêu chí cho sự lựa chọn của du khách đến hay không đến các điểm du lịch. Như vậy với 233 cơ sở phục vụ du lịch năm
2013. Ngành dịch vụ du lịch có 145 cơ sở lưu trú với hơn 1.000 phòng phục vụ tốt nhu cầu của khách địa phương cũng như khách du lịch. Cơ sở phục vụ ăn uống ở khu vực khá phong phú, đa dạng gồm hệ thống nhà hàng, quán cà phê, quán giải khát các nhà hàng đủ năng lực phục vụ nhu cầu ăn uống của khách. Tại các làng văn hóa, các khu di tích và khu du lịch sinh thái các điểm lưu trú tại đây đã được đầu tư để phục vụ nhu cầu du lịch cộng đồng của du khách… Ngoài ra, các cơ sở dịch vụ phục vụ du lịch của các thành phần kinh tế tư nhân ở khu vực rất đa dạng, phòng nghỉ, nhà hàng… Tại các khách sạn các loại hình giải trí được đầu tư hiện đại và đủ năng lực thỏa mãn nhu cầu tại chỗ của du khách. Ngoài ra tại các xã, phường còn có các quán nhỏ phục vụ các món ăn bình dân.
Các khu vui chơi giải trí trong khu vực để phục vụ mục đích du lịch được đầu tư phát triển đồng bộ: Thành phố có 1 khu liên hợp văn hóa thể thao, diện tích 11ha, 1 trung tâm văn hoá, 1 khu vui chơi thanh thiếu niên, 2 sân vận động, 4 nhà thi đấu đa năng đạt tiêu chuẩn cấp Quốc gia, 1 rạp chiếu phim, 5 nhà thư viện và phòng đọc, 3 trạm thu phát chuyển tiếp truyền hình VTV1, VTV2, VTV3 và Đài truyền hình Quảng Ninh, 1 Nhà hát khu vực miền Tây tỉnh Quảng Ninh và đang đầu tư xây dựng trung tâm triển lãm văn hóa thể dục thể thao. Nhờ đó công tác thông tin, tuyên truyền được phát huy, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao được khai thác và sử dụng có hiệu quả.
2.1.3. Nguồn nhân lực
Tỉnh Quảng Ninh cùng với sự ra đời và hoạt động của ngành du lịch, việc đào tạo nhân lực cho ngành du lịch được chú ý từng bước. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề trên địa bàn từng bước được nâng cấp. Phân hiệu Trường Đại học Ngoại thương được thành lập, đi vào hoạt động, ngày càng phát triển quy mô trường lớp và số lượng sinh viên. Ngày 20/12/2014, Trường Đại học Hạ Long chính thức được công bố thành lập và đi vào hoạt động. Khoa Du lịch của trường gồm 11 cán bộ giáo viên (100% thạc
sĩ), 200 sinh viên, chia thành 2 hệ đào tạo là Đại học và Cao đẳng. Trong đó, Hệ Đại học chính quy đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Sinh viên tốt nghiệp và đạt chuẩn đầu ra của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của Trường Đại học Hạ Long có thể làm việc tại các bộ phận: hoạch định chiến lược, chính sách và kế hoạch kinh doanh, quản trị nhân lực doanh nghiệp du lịch, quản trị điều hành tour du lịch, quản trị khách hàng và marketing du lịch.. Bên cạnh đó, sinh viên cũng có khả năng và cơ hội làm việc phù hợp ở các loại hình và tổ chức doanh nghiệp khác: Các loại hình doanh nghiệp thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ, các bộ phận có liên quan đến quản lý thị trường và thương mại ở các cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
Hệ cao đẳng chính quy đào tạo 4 ngành, gồm: Việt Nam học, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị kinh doanh khách sạn nhà hàng và Quản trị chế biến món ăn. Sinh viên sau tốt nghiệp làm việc tại tất cả các bộ phận của khách sạn như: Lễ tân, đặt phòng, buồng, phòng kinh doanh, marketing hoặc làm tại các bộ phận lễ tân đón tiếp, bàn, bar của nhà hàng và các bộ phận của bếp nhà hàng, bếp khách sạn như: bánh Âu- Á, chế biến món ăn Việt, Á, Âu, buffe.
Có thể thấy, với các ngành kể trên, khoa Du lịch của trường Đại học Hạ Long đào tạo một nguồn nhân lực toàn diện, chuyên nghiệp, có năng lực, đáp ứng các nhu cầu của ngành công nghiệp du lịch, bao gồm: hướng dẫn viên, nhân viên thiết kế và điều hành chương trình Du lịch tại các công ty du lịch, quản lý, tham gia tư vấn du lịch cho các cơ sở kinh doanh du lịch, nhân viên tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí (khu du lịch, công viên giải trí), vận chuyển, hàng không (điều hành, bán vé máy bay, phục vụ) hay phục vụ ở bộ phận lễ tân trong các doanh nghiệp, thuyết minh viên tại các khu du lịch, bảo tàng, di tích. Thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực có nhiệt huyết, trách nhiệm, chuyên nghiệp, làm hài lòng du khách, trường Đại học Hạ Long góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, đưa Quảng Ninh nói chung trở thành một trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia.
Trên cơ sở đó, ban lãnh đạo thành phố Uông Bí đã đưa ra kế hoạch "Xây dựng đội ngũ Hướng dẫn viên Du lịch đáp ứng đủ số lượng và chất lượng phục vụ du khách" được nêu ra trong " Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội thành phố Uông Bí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" [72]. Những năm gần đây thành phố chú trọng hơn đến đội ngũ thuyết minh viên tại khu di tích và danh thắng Yên Tử, tổ chức thành công các khóa đào tạo, du khách đến Yên Tử được hướng dẫn và qua các thuyết minh viên họ đã thực sự hiểu và cảm nhận sâu sắc về nơi họ đến thăm quan.
Bảng 2.2: Lao động trong các ngành kinh tế địa bàn Uông Bí năm 2010 - 2013
Đơn vị tính: Người
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | |
Lao động có việc làm | 53.400 | 54.400 | 55.280 | 58.186 |
Lao động nông - lâm - thủy sản | 15.750 | 14.960 | 14.400 | 15.156 |
Lao động công nghiệp - xây dựng | 25.330 | 26.350 | 26.650 | 27.956 |
Lao động thương mại - dịch vụ | 12.230 | 13.090 | 14.230 | 15.074 |
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội thành phố Uông Bí 2010-2013)
Qua bảng thống kê cho thấy lao động trong các ngành kinh tế đã có sự thay đổi rõ rệt. Uông Bí có xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp theo hướng phù hợp với yêu cầu của quá trình đô thị hóa và phát triển công nghiệp. Tập trung thực hiện có hiệu quả chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu lao động, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng tỷ trọng các ngành chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần nông nghiệp thuần nông, tăng lao động công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Năm 2013, thành phố có 58.186 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, riêng lao động trong ngành thương mại - dịch vụ là 15.074 người.
2.1.4. Lượng khách du lịch
Ngày 20-7-1980 Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định lấy năm 1990 là năm du lịch Việt Nam. Năm du lịch của chúng ta có những nét chung giống năm du lịch các nước khác. Đồng thời có những nét riêng biệt không giống với nước nào. Chúng ta xuất phát từ một nền móng non yếu và thấp hơn rất nhiều so với các nước khác. Ở thời điểm này, trong khi các nước khác tính số khách du lịch quốc tế bằng con số hàng triệu, thì Việt Nam mới chỉ tính bằng con số hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn. Về mở mang thị trường, cánh tay họ đã vươn xa ra toàn thế giới trong khi đó còn không ít người nghĩ rằng Việt Nam là một xứ sở chưa thể đến bằng con đường du lịch. Năm du lịch Việt Nam thực chất là một năm tập dượt trên tất cả các mặt, các hướng của ngành du lịch, nhằm tạo dựng những gì cần thiết mà ta chưa có, thúc đẩy những gì chúng ta còn chậm chạp, củng cố và chấn chỉnh lại những gì chúng ta còn lỏng lẻo, chắp vá... Đến thời điểm đó, dấu hiệu của triển vọng đã in hình. "Năm du lịch Việt Nam 1990”, với những bước đi của ngành du lịch Quảng Ninh chắc chắn góp đường nét đẹp cho diện mạo của toàn ngành du lịch Việt Nam. Nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân Uông Bí nói riêng vui mừng được đón tiếp những vị khách mang bất kỳ quốc tịch nào và sẽ cố gắng thoả mãn những yêu cầu của khách du lịch theo khả năng cho phép và làm cho thời gian lưu trú của họ được thoải mái và bổ ích.
Từ năm 2000 trở về trước, số lượng khách đến với Uông Bí còn khá thấp, hàng năm chỉ khoảng vài trăm nghìn người. Tính trung bình từ năm 2000- 2005, tổng lượt khách du lịch là 349.126 người. Trong giai đoạn từ 2006 - 2013 khách du lịch quốc tế đến nước ta tăng và kinh tế du lịch nước ta cũng phát triển nhanh chóng, du lịch Uông Bí cùng du lịch Quảng Ninh đón
tiếp số lượng khách lớn. Từ năm 2010, công tác tổ chức Hội xuân Yên Tử và các lễ hội khác trên địa bàn thành phố Uông Bí được tiến hành chu đáo, tổng lượng khách tăng rõ rệt: 1750.000 người. Năm 2011, tổng lượt khách cũng gia tăng đáng kể: 1820.000 người (trong đó khách tham quan về Yên Tử là 1638.000 người). Năm 2012, thành phố đón được 1915.000 lượt khách (khách tham quan về Yên Tử: 1723.500 người). Năm 2013, thành phố đã tập trung triển khai các văn bản chỉ đạo của Tỉnh, triển khai các giải pháp phát triển du lịch phục vụ nhiệm vụ đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế chuyển từ tăng trưởng "nâu" sang tăng trưởng "xanh" theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch, tập trung phối hợp triển khai các dự án thành phần thuộc Đề án mở rộng, phát triển khu di tích- danh thắng Yên Tử. Chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương làm tốt công tác chuẩn bị và triển khai tổ chức các lễ hội gắn với việc đón khách du lịch đến với thành phố, đảm bảo tối đa các điều kiện phục vụ nhu cầu vãn cảnh du xuân, hành hương lễ Phật của du khách thập phương. Trong năm 2013, toàn thành phố đón khoảng 2152.000 lượt khách, khách tham quan về Yên Tử: 1936.800 lượt khách (trong đó khách nước ngoài khoảng 30.000 lượt khách).
Những năm qua, Yên Tử luôn được coi là một trong bốn "Phúc địa" (Mảnh đất linh thiêng) của Việt Nam và được coi là Danh sơn, lưu truyền trong sách cổ. Ngày 18 tháng 2 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 334/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án mở rộng và phát triển Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh. Khu di tích Yên Tử sẽ được quy hoạch và đầu tư phát triển với quy mô lớn và dự kiến sẽ trở thành trung tâm du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh. Lượng khách về Yên Tử ngày càng đông và chiếm phần lớn trong tổng số lượng khách toàn thành phố.
Biểu đồ 2.1. Lượng khách du lịch đến Uông Bí từ năm 2009 đến năm 2013
(Nguồn: Phòng VH&TT thành phố Uông Bí)
2.2. Các sản phẩm du lịch đặc trưng của Thành phố
Ngay từ khi ngành du lịch Việt Nam được hình thành năm 1960 thì đã xuất hiện các loại hình du lịch. Tuy nhiên các loại hình du lịch hình thành trước 1986 chỉ mang tính chất tổng hợp, chưa có gì nổi trội, và khái niệm du lịch chỉ mang nghĩa đơn thuần. Đó là các chuyến đi nghỉ do các tổ chức, các ban ngành đứng ra tổ chức cho nhân viên đi. Việc đi du lịch lúc này mang tính nghỉ ngơi thuần nhất mà chưa thực sự xuất phát tù nhu cầu của con người. Từ 1986 đến nay, các loại hình du lịch ở Việt Nam phong phú hơn rất nhiều giai đoạn trước. Điều này có thể thấy rằng, tiềm năng du lịch của chúng ta đã và đang được khai thác một cách có hiệu quả phù hợp với từng nhu cầu du lịch của khách du lịch.
Với đặc điểm về tự nhiên, dân cư, xã hội của thành phố Uông Bí và theo quy hoạch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh nói chung và thành phố nói riêng, hiện nay loại hình du lịch tâm linh là loại hình chủ đạo khi du khách được đến với Yên Tử, Ba Vàng…. Ngoài ra còn có du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch thể thao...