Chủ Trương Đường Lối Của Đảng, Các Cấp Chính Quyền 80933

Tiểu kết chương 1


Thành phố Uông Bí nằm trong vùng kinh tế năng động của tỉnh Quảng Ninh, đã và đang được quan tâm đầu tư phát triển để trở thành điểm nối giao lưu của tỉnh Quảng Ninh với các tỉnh lân cận và khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Trong quá trình phát triển, song song việc phát huy thế mạnh của thành phố, Đảng bộ và nhân dân thành phố luôn cố gắng nỗ lực đa dạng hóa các hoạt động kinh tế, tìm kiếm vốn đầu tư, khai thác tiềm lực, phát huy nội lực để nâng cao đời sống. Bên cạnh sự ổn định của hoạt động kinh tế nông nghiệp, sự chuyển mình nhanh chóng của công- thương nghiệp làm cơ sở hạ tầng không ngừng được cải thiện, mở ra cơ hội cho hoạt động du lịch dịch vụ có điều kiện phát triển.

Nơi đây với nhiều tiềm năng du lịch, phong phú cả về tài nguyên du lịch tự nhiên lẫn tài nguyên du lịch nhân văn. Tự nhiên và lịch sử đã mang đến cho mảnh đất này nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như khu di tích lịch sử văn hóa Yên Tử, đền- chùa Hang Son, chùa Phổ Am, đài kỷ niệm Bác Hồ, khu sinh thái hồ Yên Trung, khu sinh thái Lựng Xanh...

Đến với thành phố Uông Bí, du khách không chỉ được về vùng đất Phật giáo linh thiêng của cả nước, mà còn được đắm mình trong không gian của các lễ hội cổ với những phong tục, tập quán riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Thắng cảnh của thành phố Uông Bí còn giữ được nhiều vẻ hoang sơ, không gian thiên nhiên trong lành, khoáng đạt, không ô nhiễm, hấp dẫn khách du lịch. Cùng với cảnh sắc thiên nhiên, con người Uông Bí thân thiện, hòa đồng là yếu tố ghi dấu hình ảnh Quảng Ninh đối với những người từng đặt chân đến vùng đất này. Đây chính là tiền đề quan trọng để phát triển du lịch, tạo điều kiện tổ chức được nhiều loại hình du lịch như: du lịch tâm linh, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái...

Chương 2

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 1986-2013

2.1. Cơ sở phát triển du lịch ở thành phố Uông Bí

2.1.1. Chủ trương đường lối của Đảng, các cấp chính quyền

Trong tiến trình đổi mới đất nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) là bước đột phá đầu tiên về đổi mới tư duy của Đảng trong phát triển kinh tế. Đó là việc xác lập, xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp với sự vận động của quy luật khách quan và trình độ của nền kinh tế. Đại hội có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, tạo ra sự ổn định về chính trị, xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng. Về kinh tế, vấn đề đổi mới cơ cấu kinh tế (cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế) được đặt trong tổng thể đường lối đổi mới toàn diện và đồng bộ về kinh tế - xã hội, với những hình thức, biện pháp, bước đi tuần tự phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội đất nước trong chặng đường đầu thời kỳ quá độ. Đây là cơ sở thực tiễn, lý luận quan trọng cho Đại hội VII đề ra chủ trương hoàn thiện cơ cấu kinh tế và Đại hội VIII, IX đề ra chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Đến nay, chúng ta đã có cơ cấu kinh tế tương đối hợp lý và đang chuyển dịch theo hướng CNH- HĐH, với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế trong xã hội, giá trị sản xuất của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong GDP, công nghiệp đã tăng từ 21,6% (1988) lên 41% (2005), dịch vụ từ 33,1% lên 38,5%, nông nghiệp đã giảm từ 46,3% xuống còn 20,5%, các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm đã hình thành, phát triển trên cả nước.

Cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, Đảng bộ và nhân dân Uông Bí quán triệt đầy đủ sâu sắc và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách, mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Đầu năm 1987 Ban chấp hành Đảng bộ thị xã đã ra Nghị quyết về 3 chương trình kinh tế

Kinh tế Du lịch ở thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh 1986 - 2013 - 6

lớn của thị xã nhằm cụ thể hóa và thực hiện cơ cấu kinh tế công - nông - lâm nghiệp của Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XII đề ra. Tập trung sức sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội VI của Đảng đề ra, từ ngày 16 đến ngày 18/1/1989, Đảng bộ thị xã Uông Bí tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ XIII. Kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ 2 năm 1987-1988, đề ra phương hướng nhiệm vụ 2 năm 1989-1990: “Ra sức phấn đấu, góp phần từng bước ổn định tình hình kinh tế - xã hội, cơ cấu kinh tế của thị xã là công - nông - lâm nghiệp”.

Đảng bộ thị xã đã tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ XIV (từ ngày 23 đến 25/9/1991): Với tinh thần “Trí tuệ, đổi mới, dân chủ, kỷ cương và đoàn kết”. Đại hội đề ra phương hướng nhiệm vụ chủ yếu của nhiệm kỳ XIV (1991-1995) là: “Phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế, giải phóng sức sản xuất, tập trung khai thác những tiềm năng. Phát triển mạnh mẽ nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá”. Thực chất là tiếp tục thực hiện chương trình lương thực, thực phẩm mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra.

Từ ngày 6 đến ngày 7/2/1996, Đảng bộ thị xã Uông Bí đã tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ XV. Đại hội đề ra phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu nhiệm kỳ XV là: “Khuyến khích phát triển mạnh các thành phần kinh tế, giải phóng sức sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng hoạt động thương mại, dịch vụ du lịch, mở ra các điều kiện thuận lợi cho người lao động, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, kinh tế và cơ sở hạ tầng đô thị, thực hiện tốt các chính sách xã hội, tiếp tục giảm nhịp độ tăng dân số hàng năm phát triển sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục đào tạo; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa; tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng bộ, hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp, hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; phấn đấu xây dựng thị xã phát triển mạnh về mọi mặt theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu dân giàu nước

mạnh, xã hội công bằng văn minh”. Tổng thu ngân sách Nhà nước hàng năm tăng 15,8% so với chỉ tiêu Đại hội đề ra, đáp ứng nhiệm vụ chính trị và yêu cầu thiết yếu phát triển kinh tế- xã hội và địa phương. Trên cơ sở kinh tế phát triển, công tác quy hoạch, quản lý đô thị bắt đầu hoạt động theo chiều sâu như: di tích danh thắng Yên Tử, khu du lịch hồ Yên Trung, Lựng Xanh, Hang Son, khu công nghiệp (khai thác than, nhà máy điện, xi măng, cảng…) khu hành chính - thương mại - văn hóa được Trung ương phê duyệt. Với tinh thần phát huy nội lực, huy động vốn đóng góp của nhân dân, cùng với các tổ chức kinh tế - xã hội, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương và tỉnh, thị xã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đã làm cho cảnh quan thị xã thay đổi, phục vụ đắc lực cho sản xuất kinh doanh, nâng cao mức hưởng thụ của nhân dân. Từ ngày 7- 9 tháng 11 năm 2000, Đảng bộ thị xã Uông Bí đã tiến hành Đại hội lần thứ

XVI. Đại hội được đánh giá là Đại hội trí tuệ, dân chủ, đoàn kết, thể hiện ý chí của Đảng bộ và nhân dân thị xã bước vào thiên niên kỷ mới. Đây thực sự là một đại hội đánh dấu bước chuyển mình của kinh tế thành phố Uông Bí.

Căn cứ vào những quan điểm, định hướng của Trung ương, của tỉnh, phát huy những thành tích và kinh nghiệm giành được trong 15 năm đổi mới, từ khả năng thực tế, những yêu cầu trước mắt và triển vọng của thị xã, phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản giai đoạn 2001 - 2005 của Đảng bộ thị xã là: “Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, khuyến khích phát triển mạnh các thành phần kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung khai thác những tiềm năng, thế mạnh của thị xã theo cơ cấu kinh tế: Công nghiệp- TTCN, du lịch dịch vụ, thương mại và nông, lâm, ngư nghiệp. Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững với vấn đề xã hội. Tăng nguồn thu ngân sách, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và cơ sở hạ tầng đô thị. Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng của sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, thực hiện tốt các chính sách xã hội...”. Nhiệm vụ chung: Tiếp tục phát huy nguồn lực tại chỗ, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ và đề nghị Trung ương, tỉnh, đẩy

nhanh thực hiện dự án tôn tạo di tích Yên Tử, khu du lịch Hồ Yên Trung, mở rộng nhà máy Nhiệt điện Uông Bí, xi măng Lam Thạch, dây chuyền may, cầu Đá Bạc, các tuyến đường quốc lộ 10, quốc lộ 18A, quốc lộ 18B, đường sắt Hà Nội - Bãi Cháy và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Tập trung khai thác tiềm năng, những lĩnh vực lợi thế để xây dựng thị xã với tốc độ nhanh, ổn định và bền vững hơn. Xây dựng và phát triển cơ cấu kinh tế: Công nghiệp, TTCN - Du lịch, dịch vụ - thương mại và nông lâm ngư nghiệp. Trong đó: Du lịch, dịch vụ là mũi nhọn.

Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Đảng bộ đã ra các nghị quyết chuyên đề, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội như: Nghị quyết về “Tăng cường đầu tư và phát triển công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp địa phương giai đoạn 2001- 2005”; Chương trình hành động thực hiện nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) “Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”, chương trình hành động thực hiện nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về một số chủ trương, biện pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và khu công nghiệp giai đoạn 2001 - 2005”, “Về tăng cường đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội miền núi, hải đảo giai đoạn 2001 - 2005”, Chương trình hành động “Về đổi mới và phát triển du lịch Quảng Ninh” tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

Đảng bộ thị xã tổ chức đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã lần thứ XVII (từ ngày 27 - 29/9/2005), nhiệm kỳ 2005 - 2010. Đại hội xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản trong nhiệm kỳ lần thứ XVII (2005 - 2010) là: “Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, tập trung xây dựng Thị xã phát triển nhanh theo hướng bến vững với cơ cấu kinh tế: “Công nghiệp, TTCN - Dịch vụ thương mại, Du lịch và nông, lâm, ngư nghiệp”. Thu hút các nhà đầu tư các dự án phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn, khuyến khích phát triển mạnh các thành phần kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ thương mại, du lịch. Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Uông Bí lần thứ XVII với tinh thần “Đổi mới, trí tuệ, dân chủ và đoàn kết” thể hiện ý chí thống nhất, tập trung dân chủ của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thị xã. Phát huy những thành tựu

đạt được, trong những năm đầu của thiên niên kỷ mới, tiếp tục vững bước tiến lên đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn góp phần xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Đại hội Đảng bộ thị xã Uông Bí (nay là thành phố Uông Bí) lần thứ XVIII đã xác định mục tiêu tổng quát giai đoạn 2010-2015 là: “Tiếp tục đổi mới toàn diện, huy động mọi nguồn lực, tập trung cao độ các giải pháp nhằm phát triển kinh tế đạt tốc độ cao, ổn định; gắn với đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực văn hoá-xã hội; tăng cường củng cố an ninh, quốc phòng, giữ vững sự ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội... phát triển theo cơ cấu kinh tế: công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; du lịch - dịch vụ - thương mại; nông - lâm nghiệp”. Hội nghị giữa nhiệm kỳ 2010-2015, Ban chấp hành Đảng bộ thành phố bổ sung mục tiêu nhiệm vụ: Tiếp tục đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế chuyển từ tăng trưởng “nâu” sang tăng trưởng “xanh” theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch. Tập trung cụ thể hóa một cách thiết thực, khoa học nhằm thực hiện có hiệu quả 3 khâu đột phá: “cải cách hành chính; đào tạo nguồn nhân lực; nâng cấp đô thị”.

Tiếp tục kế thừa những thành quả của công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đã quyết tâm đồng lòng, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo ra bước phát triển mạnh mẽ để hoàn thành nhiệm vụ chiến lược thành lập thành phố vào năm 2011, nâng cấp thành phố lên đô thị II vào cuối năm 2013, tạo tiền đề vững chắc để trở thành thành phố động lực phát triển trong chuỗi đô thị, công nghiệp xanh phía Tây của tỉnh.

Ngày 25/2/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP thành lập thành phố Uông Bí thuộc tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Uông Bí. Thành phố Uông Bí được thành lập ban đầu có 11 đơn vị hành chính (7 phường và 4 xã) với diện tích tự nhiên 25.630,77ha và 157,779 nhân khẩu (dân số quy đổi).

Thành phố Uông Bí được thành lập là sự kiện chính trị trọng đại, bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của vùng đất Uông Bí và của tỉnh Quảng Ninh, là niềm tự hào, động viên khích lệ cán bộ, đảng viên, nhân dân thành phố tập trung nguồn lực xây dựng thành phố Uông Bí giàu đẹp, văn minh, xứng tầm là đô thị trung tâm miền Tây của tỉnh Quảng Ninh, góp phần đưa tỉnh Quảng Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.

2.1.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Để phát triển du lịch thì các điều kiện cơ sở hạ tầng chính là những đòn bẩy quan trọng cho khả năng khai thác các tài nguyên du lịch, phát triển du lịch thành một ngành kinh tế bền vững.

Uông Bí có vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi, là đầu mối giao thông quan trọng vùng Đông Bắc và tâm điểm của tam giác vùng động lực, phát triển năng động trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Có hệ thống đường bộ với 2 tuyến quốc lộ lớn giao cắt nhau (Quốc 18A và Quốc lộ 10), có đường sắt quốc gia, có hệ thống đường sông; cảng thuỷ nội địa quan trọng, vùng cửa sông Bạch đằng.

Tổng chiều dài đường bộ là 310km, đường chính đô thị (kể cả quốc lộ qua đô thị) là 176,1 km, đường nhánh đô thị là 100,4 km. Diện tích đất giao thông đường bộ là 511,6ha = 21,2 % diện tích đất xây dựng đô thị. Mật độ giao thông chính: 7,3 km/km2. Tỷ lệ phục vụ hành khách công cộng đạt 10,4 %. Tổng chiều dài đường sắt là 33,5km, 1 ga tuyến Quốc gia và 2 ga chuyên dùng. Đường thủy nội địa 27,8km và 5 cảng thủy nội địa.

Giao thông vận tải ngày càng có sự bước phát triển vượt bậc. Thành phố đã hoàn thành việc nâng cấp mở rộng quốc lộ 18, tuyến đường liên huyện Uông Bí - Quảng Yên. Các tuyến đường trong khu vực nội thành, khu dân cư của thành phố đã được mở rộng, xây dựng mới, bê tông hoá và thảm nhựa atsphan. Tuyến đường Yên Tử - Ngoạ Vân (Đông Triều) đang gấp rút hoàn thành, tuyến đường Uông Bí - Hoành Bồ hiện tại đã hoàn thành. Tạo điều kiện thuận lợi để

phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng, đa dạng hoá các loại hình vận tải hàng hoá và hành khách. Doanh thu dịch vụ vận tải địa phương năm 2010 đạt 170 tỉ đồng, đến năm 2013 đạt khoảng hơn 400 tỉ đồng. Tốc độ tăng bình quân đạt 19,8%/năm.

Các phương tiện vận chuyển của những hãng taxi danh tiếng như Mai Linh, Phúc Xuyên, Phú Bình.... được đẩy mạnh đầu tư. Chất lượng xe được cải thiện, tiện nghi hơn, đặc biệt khâu phục vụ, đưa đón khách đảm bảo nhu cầu đi lại, tham quan vừa tạo sự thoải mái, an toàn, hài lòng đối với khách du lịch.

Đặc biệt tại khu di tích Yên Tử các cơ sở dịch vụ được đầu tư, xây mới tập trung chủ yếu tại khu vực bến xe Giải Oan, khu vực nhà ga cáp treo, chùa Hoa Yên, An Kỳ Sinh và điểm trên tuyến hành hương do tư nhân đầu tư. Dịch vụ cáp treo Yên Tử được phát huy tốt, dịch vụ xe điện được đưa vào sử dụng góp phần tích cực trong việc vận chuyển khách du lịch.

Trong cơ sở hạ tầng còn phải đề cập đến hệ thống công trình điện nước.

Các sản phẩm của nó phục vụ trực tiếp cho việc nghỉ ngơi, giải trí của du khách.

Về hệ thống cấp nước, hiện nay hành phố Uông Bí có 2 nhà máy nước, 3 giếng khoan xử lý, cấp nước cục bộ với tổng công suất 13.000 m3/ngày đêm (nhà máy Lán Tháp: 5000m3/ngày đêm, nhà máy Đồng Mây: 6000m3/ngày đêm, 3 giếng khoan nước ngầm: 2000m3/ngày đêm. Dân số nội thị được sử dụng nước sạch: 100% (dùng nước máy đạt 86%).

Như vậy, công trình cấp nước đã đảm bảo phục vụ sản xuất, sinh hoạt của dân cư, và hệ thống thoát nước, xử lý nước thải đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu vệ sinh môi trường: Hệ thống dùng chung (thoát nước thải đô thị và thoát nước mưa), tổng chiều dài là 142.600m (cống hộp có tiết diện 600x800mn). Có 3 sông chính phục vụ thoát nước, mật độ hệ thống thoát nước chính đạt 5,9km/km2. Hệ thống xử lí nước thải của dân xử lý được 54% trước khi thải ra hệ thống công cộng. Đối với các doanh nghiệp đều có trạm xử lý nước thải trước khi xã thải ra môi trường.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 27/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí